sinh tiếp cận hình thành giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong luận án.
Tác giả Phạm Thanh Giang (2019) trong cuốn sách: Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội hiện nay [50], đã đề cập đến vai trò quan trọng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có quan hệ chặt chẽ với việc tạo động lực và tự phát huy của chính đội ngũ này. Công trình chỉ rõ: “Tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng để ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận và kỹ năng đấu tranh là nhân tố quyết định suy đến cùng hiệu quả phát huy” [50, tr. 51]. Trên cơ sở đánh giá vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, tác giả cho rằng muốn phát triển nguồn nhân lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao đòi hỏi phải phát triển nhân tố chủ quan của họ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh luận giải các nhân tố quy định phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2019) trong bài viết: Vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam [52], cho rằng: “Giảng viên lý luận chính trị là lực lượng chủ yếu, trực tiếp truyền bá bản chất khoa học, cách mạng, vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [52, tr. 131]. Biểu hiện cụ thể của các vai trò là: “một là, định hướng nhận thức cho người học; hai là, kiểm nghiệm và phát hiện mức độ đúng sai trong thực tiễn; từ đó chắt lọc, truyền thụ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại đã mang lại hiệu quả cao góp phần phát huy tốt vai trò của giảng viên lý luận trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đây cũng là cơ sở, tiền đề để tiếp tục khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay.
1.1.3. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tác giả Lương Thương Quyến (2012) trong cuốn sách: Nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [116], cho rằng: “Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự có điều kiện và khả năng tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận thông qua nghiên cứu, giảng dạy” [57, tr. 54]. Để tham gia đấu tranh có chất lượng, hiệu quả đòi hỏi mỗi giảng viên phải “hiểu rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tư duy khoa học, sắc bén về lý luận, có dũng khí đấu tranh” [57, tr. 55]. Vì vậy, cần phải kết hợp chặt chẽ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học với thực tiễn đấu tranh; đảm bảo thông tin đầy đủ, nhiều chiều, kịp thời về những quan điểm, tư tưởng sai trái cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn biết để họ đấu tranh, phản bác.
Tác giả Nguyễn Đình Bắc (2013) trong công trình: Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [15], đã chỉ rõ nguyên nhân hạn chế trong phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay đó là: “Do nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; do năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên chưa đáp ứng; do các chủ thể chưa xây dựng được môi trường và điều kiện thực sự thuận lợi để phát huy vai trò của đội ngũ này tích cực tham gia đấu tranh” [15, tr. 45-56]. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra hệ thống giải pháp phát đó là: Đổi mới tư duy, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể; tạo lập môi trường cho đấu tranh và giải pháp tích cực hóa vai trò tự phát huy của chính giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Những luận giải trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp cận cách thức đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong luận án.
Tác giả Lê Thành Long (2015) trong cuốn sách: Vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” hiện nay [76], đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản phát huy vai trò của giảng viên lý luận chính trị, trong đó tập trung: “Nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các chủ thể; xây dựng môi trường thuận lợi, đổi mới chế độ, chính sách; bồi dưỡng lý luận đối với giảng viên ở các nhà trường quân đội” [76, tr. 147]. Điều đó cho thấy, để phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, yếu tố tiên quyết là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể lạnh đạo, chỉ huy nhà trường, các khoa giáo viên; chú trọng đổi mới tư duy về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là rất cần thiết; cần phải tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy giảng viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 1
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 2
- Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
- Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 6
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Tác giả Nguyễn Văn Bạo (2016) trong cuốn sách: Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị với đấu tranh phòng, chống “tự diện biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội [12], đánh giá quá trình đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn bộc lộ một số hạn chế chưa thực sự tương xứng với vị trí và tiềm năng của họ. Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tác giả cho rằng: “Xuất phát từ sự tác động của các cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng; giảng viên thiếu thông tin phản diện, thiếu cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để đấu tranh; chất lượng giáo dục, đào tạo còn có mặt hạn chế, một số giảng viên thiếu nỗ lực trong học tập, rèn luyện…” [12, tr. 80 - 81]. Để phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần phải tìm ra được nguyên nhân đang chi phối hoạt động của họ; đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chủ động cung cấp thông tin; trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và tạo động lực thúc đẩy giảng viên tham gia vào hoạt động này.
Các tác giả: Lê Anh Thơ, Nguyễn Sỹ Họa (2017) trong cuốn sách: Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [123], cho rằng: Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong đấu tranh tư tưởng, lý luận “là tổng hợp cách thức, biện pháp tác động hợp quy luật của các chủ thể nhằm làm cho những thế mạnh của giảng viên ngày càng được nâng lên thành nhận thức, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm, đấu tranh phản bác, vạch trần những quan điểm, tư tưởng sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội” [123, tr. 31]. Như vậy, phát huy vai trò của giảng viên trong đấu tranh tư tưởng, lý luận thực chất là sự tác động của các tổ chức, các lực lượng làm chuyển hóa các yếu tố thuộc chủ thể người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, lan tỏa thông tin, định hướng chính trị đến người học, qua đó giúp họ chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách hiệu quả.
Tác giả Cao Văn Trọng (2017) trong công trình: Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay [130], đã đánh giá tổng quát về chủ thể, nội dung, phương thức đấu tranh tư tưởng, lý luận của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Tham gia đấu tranh tư tưởng là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trực tiếp là cơ quan chức năng và đội ngũ những người làm công tác tư tưởng của Đảng, trong đó có giảng viên lý luận chính trị. Công trình đã chỉ ra đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên “phụ thuộc vào chất lượng đào tạo tại trường và chất lượng bồi dưỡng trong quá trình công tác; phụ thuộc vào môi trường bảo đảm đấu tranh ở các nhà trường quân đội và phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu tự học tập, tự rèn luyện của chính họ” [130, tr. 38-56]. Những nội dung trên là những gợi mở khoa học, là cơ sở lý luận, thực tiễn để nghiên cứu sinh tiếp cận, hình thành những nhân tố quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tác giả Hoàng Anh (2017) trong bài viết: Phát huy vai trò của giảng viên lý luận chính trị trong cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay [1], cho rằng: “Giảng viên lý luận chính trị giữ vai trò nòng cốt trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho người học” [1, tr. 44-45]. Như vậy, phát huy vai trò của đội ngũ này trong đấu tranh tư tưởng một mặt là truyền bá thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, giá trị lịch sử và ý nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong thực tiễn; mặt khác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận, chia cắt các các bộ phận, các thành tố cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tác giả Nguyễn Văn Phương (2020) trong công trình: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn quân sự ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị [113], khẳng định giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có vai trò quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vai trò đó được biểu hiện thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận. Tác giả cho rằng: “Thực chất phát huy vai trò của cán bộ khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là phải làm phát triển, lan tỏa được bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch”, [113, tr. 36-37]. Những nội dung luận giải trên đây là cơ sở để nghiên cứu sinh vận dụng xây dựng quan niệm trung tâm của luận án, đồng thời là cơ sở để khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Các tác giả: Đào Văn Mạc, Đỗ Quang Minh (2020) trong bài viết: Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong
đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng [77], đã khẳng định vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự; họ là lực lượng chủ yếu, trực tiếp truyền thụ, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lực lượng chủ công, xung kích trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: “Một là, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng. Hai là, đa dạng hóa các phương thức đấu tranh tư tưởng, lý luận và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần và động lực cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Ba là, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của các chủ thể về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” [77, tr. 56-58]. Những giải pháp trên đây là cơ sở quan trọng giúp nghiên cứu sinh tiếp cận hình thành hệ thống giải pháp trong đề tài luận án.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, xác định rõ sự cấu thành, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án đã chỉ ra bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các lát cắt, các khía cạnh khác nhau; song cơ bản các công trình đều thống nhất cho rằng: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là học tập nghiên cứu, truyền bá, phổ biến sâu rộng những giá trị khoa học, cách mạng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội ở nước ta.
Các công trình đều khẳng định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên những vấn đề cơ bản sau: Một là, giáo dục, truyền bá, khẳng định bản chất
khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, nghiên cứu, vận dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong tình hình mới. Ba là, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn chặt với việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đời sống tinh thần ở nước ta. Như vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là khẳng định bản chất khoa học, cách mạng và sự cần thiết phải nghiên cứu vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành bại của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
Thứ hai, nhấn mạnh vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Các công trình khoa học đã luận giải và khẳng định vị trí vai trò quan trọng, của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đối với việc hình thành, hoàn thiện và phát triển thế giới quan, nhân sinh quan phương pháp luận khoa học, rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý thức chính trị và năng lực cho người học. Là lực lượng chủ yếu trong phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngay trong phạm vi nhà trường và toàn xã hội.
Tiếp cận từ góc độ vai trò giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ; các công trình khoa học đều cho rằng giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho người học; đồng thời, họ là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng. Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là làm khơi dậy, phát triển nhân tố con người thông qua quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của giảng viên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho quân đội và quốc gia.
Thứ ba, chỉ ra phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Các công trình khoa học đều khẳng định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; đó là quá trình tác động của các chủ thể, làm cho vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng này càng tốt hơn, được nhân lên, lan tỏa trong thực tiễn. Thể hiện chức năng, nhiệm vụ của họ thông qua giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động, hình thành ở người học thế giới quan khoa học, nhân sinh quan của người cộng sản. Các công trình khoa học đều thống nhất đánh giá: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng còn bộc lộ một số mặt hạn chế. Trong đó, đáng chú ý là nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận giảng viên khoa học xã hội và nhân văn và điều kiện đảm bảo cho họ đấu tranh còn nhiều bất cập; một số giảng viên chưa giám đấu tranh hoặc đấu tranh mang tính chất hình thức, chiếu lệ. Đặc biệt, một bộ phận giảng viên, nhận thức chưa thật đầy đủ về vai trò, trách nhiệm, chưa tâm huyết nhiệt tình với nhiệm vụ đấu tranh. Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy vai trò của giảng viên trong đấu tranh tư tưởng, lý luận; các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án dưới góc độ tiếp cận chuyên biệt của từng ngành khoa học đã đề ra những giải pháp khác nhau nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các giải pháp cơ bản đều tập trung: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; gắn đào tạo với sử dụng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của giảng