- Mức độ khá: 1/ Quản lý môi trường dạy học (71.5%); 2/ Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng (65.0%); 3/Bồi dưỡng Hướng dẫn sinh viên làm đồ án, khóa luận (61.5%).
- Mức độ trung bình: 1/ Sử dụng ngoại ngữ, tin học để giảng dạy (31.0%); 2/ Lập kế hoạch dạy học (thiết kế bài học) (14.0%) và 3/ Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng (13.0%).
Từ những phân tích trên có thể nói trong việc giảng dạy của đội ngũ giảng viên CTXH đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành CTXH hiện nay yếu tố được đánh giá cao là Tổ chức quá trình dạy học; Hướng dẫn sinh viên làm đồ án, khóa luận; Kiểm tra, đánh giá học viên, sinh viên.
Bên cạnh đó, yếu tố chưa được đánh giá cao là việc: Sử dụng ngoại ngữ, tin học để giảng dạy của các giảng viên CTXH đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành CTXH hiện nay. Đánh giá chung về việc giảng dạy của ĐNGV ngành CTXH đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành này hiện nay đa phần khá chiếm (64.0%); trung bình (13.5%) và tốt (22.5%).
3.3.4.2. Đánh giá về thực hiện chương trình giảng dạy của đội ngũ giảng viên CTXH
Nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến của người học về việc thực hiện kế hoạch chương trình môn học sau khi học xong các môn học (Xin xem Phụ lục TT2), kết quả ở các mức độ tỷ lệ đánh giá giữa các nhận định có một số điểm khác nhau:
Mức độ hoàn toàn đồng ý: tỷ lệ cao nhất (45.2%) trong số những người được hỏi hoàn toàn đồng ý nhận định trước khi bắt đầu môn học, người học có được giảng viên thông báo về kế hoạch, mục tiêu, tài liệu, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trong khi đó, nhận định về người học có đủ thời gian trên lớp để hiểu kỹ những vấn đề được giảng viên chuyển tải, cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới nhất chỉ có (13.9%) ý kiến hoàn toàn đồng ý.
Có (60.0%) ý kiến đồng ý với nhận định Môn học này đã góp phần trang bị kiến thức/ kỹ năng về CTXH cho người học và mang tính ứng dụng thực tiễn cao, cao hơn so với các nhận định khác.
Nhận định về người học có đủ thời gian trên lớp để hiểu kỹ những vấn đề được giảng viên chuyển tải, cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới nhất, nhiều người còn
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Trong Các Trường Đại Học Giai Đoạn Hiện Nay
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Trong Các Trường Đại Học Giai Đoạn Hiện Nay
- Quy Trình Thực Hiện & Xử Lý Kết Quả Khảo Sát
- Thực Trạng Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Ở Các Cơ Sở Gd Đh
- Định Mức Giờ Chuẩn Giảng Dạy Của Giảng Viên Trường Đại Học Khxhnv - Đhqg Hà Nội Theo Từng Chức Danh
- Các Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cho Giảng Viên Của Đại Học Đhkhxhnv-Đhqg Hà Nội; Đại Học Lđxh (Hà Nội) Và Đại Học Huế
Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.
phân vân chiếm tỷ lệ cao nhất (24.3%). Hơn nữa, ở nhận định này cũng có tới (11.3%) ý kiến không đồng ý
Và (16.5%) trong số những người được hỏi cũng phân vân khi được hỏi ý kiến đánh giá nhận định Môn học này đã góp phần trang bị kiến thức/ kỹ năng về CTXH cho người học và mang tính ứng dụng thực tiễn cao.
Như vậy, đánh giá về việc thực hiện kế hoạch chương trình môn học sau khi học xong các môn học, nhiều ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nhận định Trước khi bắt đầu môn học, người học có được giảng viên thông báo về kế hoạch, mục tiêu, tài liệu, phương pháp kiểm tra, đánh giá.
3.3.4.3. Đánh giá về tổ chức quá trình giảng dạy của giảng viên
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của người học về tổ chức quá trình giảng dạy của giảng viên ngành CTXH (Xin xem phụ lục TT3) kết quả sắp xếp theo thứ tự Top 3 nhận định được nhiều người lựa chọn ở các mức độ ta có;
- Hoàn toàn đồng ý: 1/ giảng viên động viên khích lệ người học đặt câu hỏi và thảo luận các quan điểm, các phương pháp tiếp cận để hiểu sâu nội dung bài học (34.8%); 2/ giảng viên tạo cho người học các cơ hội để chủ động tham gia vào quá trình học trong và ngoài lớp học (thực tiễn về CTXH) (8.7%); 3/ giảng viên kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác nhau để giúp người học học tập/ chia sẻ thông tin có hiệu quả (27.8%).
- Đồng ý: 1/Giảng viên chuyển tải nội dung (theo kịch bản) rõ ràng, dễ hiểu (72.2%); 2/ Kỹ năng giảng dạy của giảng viên rèn luyện cho người học phương pháp suy nghĩ liên hệ giữa các vấn đề trong môn học với thực tiễn CTXH (61.7%); 3/ Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp người học gợi mở/ chủ động nắm vững kiến thức, phát triển tư duy phê phán hoặc sáng tạo hơn trong suy nghĩ (60.0%).
- Một số ý kiến phân vân chiếm tỷ lệ cao ở các nhận định: 1/ Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp người học gợi mở/ chủ động nắm vững kiến thức, phát triển tư duy phê phán hoặc sáng tạo hơn trong suy nghĩ (25.2%); 2/ Kỹ năng giảng dạy của giảng viên rèn luyện cho sinh viên phương pháp suy nghĩ liên hệ giữa các vấn đề trong môn học với thực tiễn CTXH (20.0%); giảng viên kết hợp nhiều
phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác nhau để giúp sinh viên học tập/ chia sẻ thông tin có hiệu quả (19.1%).
Chỉ có tỷ lệ nhỏ trong số những người được hỏi không đồng ý với một số nhận định về tổ chức quá trình giảng dạy của giảng viên ngành CTXH nghiên cứu đưa ra khảo sát.
3.3.4.4. Thực trạng quản lý môi trường giảng dạy của ĐNGV
Kết quả khảo sát được tổng hợp (Xin xem Phụ lục TT4). Mức độ đánh giá của những người được hỏi các nhận định về quản lý môi trường giảng dạy ở các mức độ đồng ý khác nhau:
- Mức độ hoàn toàn đồng ý: tỷ lệ cao nhất có (41.7%) ý kiến hoàn toàn đồng ý với nhận định giảng viên tạo dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, giao tiếp lịch sự với sinh viên; thứ hai, người học rất muốn được tham gia vào các môn học khác do giảng viên của Trường/Khoa này giảng dạy (30.4%); thấp nhất giảng viên là nguồn tư vấn cho sinh viên trong lĩnh vực học thuật CTXH khuyến khích sáng tạo, hướng nghiệp việc làm cho sinh viên (11.3%).
- Mức độ đồng ý: Có (67.0%) ý kiến đồng ý với nhận định giảng viên là nguồn tư vấn cho sinh viên trong lĩnh vực học thuật CTXH khuyến khích sáng tạo, hướng nghiệp việc làm cho sinh viên; Thấp nhất (43.5%) ý kiến đồng ý với nhận định người học rất muốn được tham gia vào các môn học khác do giảng viên của Trường/Khoa này giảng dạy.
Bên cạnh đó, có (23.5%) ý kiến còn phân vân về nhận định người học rất muốn được tham gia vào các môn học khác do giảng viên của Trường/Khoa này giảng dạy, cao hơn so với các nhận định khác. Trong khi đó, nhận định giảng viên tạo dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, giao tiếp lịch sự với sinh viên chỉ có (5.2%) ý kiến phân vân.
3.3.4.5. Thực trạng năng lực của giảng viên trong kiểm tra, đánh giá k t quả người học
Kết quả khảo sát xin xem phụ lục TT5. Từ bảng số liệu cho thấy yếu tố về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giảng viên được nhiều sinh viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý ở mức độ cao hơn so với các nhận định khác là: Đề thi (kiểm tra) hết môn
đã đánh giá tổng hợp các kiến thức và kỹ năng cần thiết mà sinh viên phải đạt khi hoàn thành môn học, có (20.9%) hoàn toàn đồng ý và (54.8%) đồng ý.
Tuy nhiên, cả 4 nhận định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giảng viên còn tỷ lệ khá cao sinh viên phân vân trên (20.0%). Đặc biệt, Thiết kế được công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên phù hợp với tính chất và đặc điểm của môn học mức độ phân vân chiếm tỷ lệ cao nhất (26.1%); Quá trình kiểm tra, đánh giá sinh viên được giảng viên nhận xét rõ ràng nên rất có ích cho sinh viên, đặc biệt là phát triển năng lực tự đánh giá kết quả học tập (24.3%).
3.3.4.6. Thực trạng năng lực của giảng viên về hướng dẫn sinh viên làm đề tài nghiên cứu
Kết quả khảo sát (xin xem phụ lục TT6). Đánh giá về hướng dẫn làm đồ án, khóa luận của những giảng viên CTXH cho sinh viên, qua khảo sát cả 2 nhận định các sinh viên đều đồng ý với tỷ lệ cao giảng viên đưa ra các hoạt động và các yêu cầu về bài tập/ nghiên cứu để giúp bạn đạt được mục tiêu của môn học/ chuyên đề vào thực tiễn CTXH (60.9%) và giảng viên nhiệt tình trao đổi giúp sinh viên lựa chọn nhiều tình huống trong CTXH làm đề tài nghiên cứu (56.5%). Thậm chí trên (30.0%) trong số những người được hỏi hoàn toàn đống ý với cả 2 nhận định trên. Chỉ có tỷ lệ rất nhỏ dưới (2.0%) ý kiến không đồng ý với 2 nhận định đánh giá về hướng dẫn làm đồ án, khóa luận của giảng viên CTXH cho sinh viên.
3.3.4.7. Thực trạng năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học của giảng viên
Kết quả khảo sát xin xem phụ lục 7. Về sử dụng ngoại ngữ, tin học để giảng dạy của các giảng viên ngành CTXH, một bộ phận học viên, sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý với những nhận định nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên cần bộ phận ý kiến còn phân vân và chưa đồng ý với các nhận định trên, cụ thể:
Sử dụng khá tốt ngoại ngữ để giải thích thuật ngữ chuyên môn trong giảng dạy trên lớp, hội thảo khoa học tổ bộ môn/khoa/trường, seminar…cao nhất có (51.3%) ý kiến đồng ý và Việc sử dụng thành thạo, hợp lý các phương tiện thiết bị CNTT để giảng dạy là (50.4%). Thấp nhất phương án sử dụng CNTT và ngoại ngữ để giúp người học hiểu rõ hơn hoặc mở rộng hiểu biết về nội dung môn học/chuyên đề khoa học CTXH ở nước ngoài (46.1%).
Mức độ hoàn toàn đồng ý: tỷ lệ cao nhất (30.4%) ý kiến hoàn toàn đồng ý với nhận định Sử dụng thành thạo, hợp lý các phương tiện thiết bị CNTT để giảng dạy, 3 nhận định còn lại chỉ dưới (16.5%).
Đặc biệt, trên (27.0%) trong số những người được hỏi còn phân vân về các nhận định Sử dụng khá tốt ngoại ngữ để giải thích thuật ngữ chuyên môn trong giảng dạy trên lớp, hội thảo khoa học tổ bộ môn/khoa/trường, seminar; giảng viên kết hợp sử dụng CNTT và ngoại ngữ hướng dẫn học sinh, sinh viên tìm đọc tài liệu tham khảo nước ngoài có liên quan và riêng giảng viên sử dụng CNTT và ngoại ngữ để giúp bạn hiểu rõ hơn hoặc mở rộng hiểu biết về nội dung môn học/chuyên đề khoa học CTXH ở nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất (30.4%).
3.3.4.8. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành CTXH
Kết quả khảo sát xin xem phụ lục TT 8. Đa số ý kiến đánh giá về chuyên môn của đội ngũ giảng viên CTXH đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành CTXH hiện nay ở mức độ khá, tỷ lệ cao nhất có (74.0%) ý kiến đánh giá việc vận dụng kiến thức vào chuyên môn của các giảng viên CTXH ở mức độ khá; (66.0%) ý kiến chọn phương án Xây dựng, tổ chức thực hiện nội dung thực hành CTXH và Nắm vững định hướng đổi mới giáo dục đại học.
Có (22.0%) ý kiến đánh giá các giảng viên CTXH nắm vững kiến thức chuyên ngành CTXH ở mức độ tốt, chiếm tỷ lệ cao nhất. Thấp nhất (14.0%) ý kiến lựa chọn phương án Vận dụng kiến thức hội nhập quốc tế vào chuyên môn ở mức độ tốt.
Đặc biệt, có (19.5%) trong số những người được hỏi cho rằng các giảng viên CTXH nắm vững định hướng đổi mới giáo dục đại học chỉ ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn so với các phương án khác. Thứ hai, có (16.5%) ý kiến đánh giá việc Xây dựng, tổ chức thực hiện nội dung thực hành CTXH của các giảng viên ngành CTXH ở mức độ trung bình.
Từ những phân tích trên vấn đề cần chú ý về chuyên môn của các giảng viên ngành CTXH hiện nay là Xây dựng, tổ chức thực hiện nội dung thực hành CTXH.
3.3.4.9. Thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của ĐNGV ngành CTXH
Nghiên cứu khoa học là vấn đề quan trọng của các giảng viên nói chung và các giảng viên CTXH nói riêng để bồi dưỡng và trau dồi kiến thức nâng cao trình độ
chuyên môn để phục vụ công tác giảng dạy. Kết quả khảo sát về nghiên cứu khoa học của các giảng viên ngành CTXH chủ yếu ở mức độ khá ở các yếu tố trên (xin xem phụ lục TT9), tuy nhiên, có một số nội dung nhiều người đánh giá chỉ ở mức độ trung bình như:
Chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu của các giảng viên ngành CTXH hiện nay có tới (36.0%) trong số những người được hỏi đánh giá ở mức độ trung bình, cao nhất so với các phương án khác. Thứ hai, công bố kết quả nghiên cứu (27.5%); Thứ ba, Tổ chức hợp tác nghiên cứu (25.0%). Đây là 3 yếu tố của vấn đề nghiên cứu khoa học còn chưa nhận được sự đánh giá cao của các giảng viên ngành CTXH hiện nay. Hầu như không có ai đánh giá nghiên cứu khoa học của các giảng viên ngành CTXH ở mức độ yếu, riêng chỉ có tỷ lệ rất thấp (2.0%) ý kiến ở 2 phương án công bố kết quả nghiên cứu và Tổ chức hợp tác nghiên cứu.
3.3.3.10. Thực trạng năng lực cá nhân của ĐNGV ngành CTXH
Kết quả khảo sát xin xem phụ lục TT10. Nhìn chung các ý kiến đánh giá về năng lực cá nhân của đội ngũ giảng viên CTXH đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành CTXH hiện nay được đánh giá cao, trên (30.0%) trong số những người được hỏi đánh giá mức độ tốt ở tất cả các phương án trên.
Ở mức độ khá: có trên (60.0%) ý kiến chọn các yếu tố Tự học, tự bồi dưỡng và học tập suốt đời; Hợp tác làm việc (đồng nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước). Còn lại các phương án khác đều chiếm tỷ lệ trên (50.0%). Riêng chỉ có trên (10.0%) ở 2 yếu tố của năng lực cá nhân của đội ngũ giảng viên ngành CTXH đánh giá mức độ trung bình cao hơn các yếu tố khác là Định hướng mục tiêu phát triển nghề nghiệp và Phong cách giao tiếp trong môi trường đa văn hóa và hội nhập quốc tế.
3.3.4.11. Thực trạng hoạt động xã hội của đội ngũ giảng viên ngành CTXH
Kết quả khảo sát xin xem phụ lục TT11. So với các yếu tố đánh giá về chuyên môn, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên ngành CTXH hiện nay, ý kiến của những người được hỏi đánh giá các hoạt động xã hội và cộng đồng của giảng viên ngành CTXH không cao, tỷ lệ khá cao trong số những người được hỏi đánh giá ở mức độ trung bình, tiêu biểu có tới (44.0%) đánh giá việc giới
thiệu việc làm cho sinh viên của các giảng viên trung bình; Truyền thông vai trò CTXH với xã hội cộng đồng (30.0%) và Tư vấn hỗ trợ nghiệp vụ CTXH cho nhân viên CTXH (27.5%). Chỉ có dưới (12.5%) trong số những người được hỏi đánh giá hoạt động xã hội và cộng đồng của đội ngũ giảng viên ngành CTXH là tốt.
3.3.5. Mức độ đáp ứng về năng lực của đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong giai đoạn hiện nay
- Mức độ đáp ứng về năng lực giảng dạy của ĐNGV ngành CTXH
Nghiên cứu khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng về năng lực của người giảng viên ngành CTXH ở các mức độ (xin xem mục lục TT12), kết quả sắp xếp một cách tương đối Top 4 yếu tố chiếm tỷ lệ cao ở mức độ rất đáp ứng: 1/Kinh nghiệm thực tiễn CTXH trong quá trình giảng dạy (70.4%); 2/Hướng dẫn người học làm đồ án, khóa luận (47.0%); 3/Kiểm tra, đánh giá người học (44.3%); 4/ Sử dụng ngoại ngữ, tin học để giảng dạy (40.0%). Ở mức độ đáp ứng, các yếu tố quan trọng của người giảng viên ngành CTXH chiếm tỷ lệ cao, có tới 5/7 yếu tố chiếm tỷ lệ trên (50.0%).
Một số yếu tố có một vài ý kiến cho rằng không đáp ứng như: lập kế hoạch dạy học, Hướng dẫn người học làm đồ án, khóa luận…
Tỷ lệ
0.8
32.2
Tốt
Trung bình
Yếu
67
Hình 3.1. Biểu đồ đánh giá về mức độ đáp ứng về năng lực của giảng viên CTXH trong quá trình giảng dạy
Tỷ lệ cao nhất có (67%) trong số những người được hỏi đánh giá kinh nghiệm thực tiễn CTXH của giảng viên trong quá trình giảng dạy ở mức độ trung bình. Chỉ có (0.8%) ý kiến đánh giá mức độ yếu. Bên cạnh đó, có (32.2%) trong số những người được hỏi đánh giá kinh nghiệm thực tiễn CTXH của giảng viên trong quá trình giảng dạy chưa nhận được đánh giá cao của các học viên, sinh viên, do đó đây là vấn đề cần chú ý để đội ngũ giảng viên trau dồi kinh nghiệm thực tiến CTXH gắn với giảng dạy, và những nhà quản lý cần chú trọng để có kế hoạch, giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay
-Mức độ đáp ứng về chuyên môn của ĐNGV ngành CTXH:
Kết quả bảng số liệu (xin xem phụ lục TT 13) cho thấy nhìn chung đa số ý kiến cho rằng tất cả 5 nội dung chuyên môn của đội ngũ giảng viên CTXH là đáp ứng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt (56.5%) ý kiến chọn nội dung 1 là Nắm vững định hướng đổi mới giáo dục đại học; nội dung 5 là vận dụng kiến thức hội nhập quốc tế vào chuyên môn (49.0%). Đặc biệt, nội dung 2, nắm vững kiến thức chuyên ngành CTXH là rất cần thiết, chiếm tỷ lệ cao nhất (54.5%); Hợp tác, liên kết thực tiễn CTXH (51.5%) và Am hiểu, cập nhật kiến thức liên ngành CTXH (50.5%).
Tỷ lệ rất thấp các ý kiến cho rằng các nội dung về chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành CTXH ít đáp ứng, không có ai có ý kiến trả lời không đáp ứng ở cả 5 nội dung trên.
-Mức độ đáp ứng về năng lực NCKH của ĐNGV
Kết quả khảo sát xin xem phụ lục TT14. Có (56.0%) trong số những người được hỏi chọn nội dung 3. Tổ chức hợp tác nghiên cứu và nội dung 7. Hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học là rất cần thiết, cao hơn so với các tiêu chí khác. Thấp nhất (47.5%) trong số những người được hỏi chọn nội dung 1. Lựa chọn vấn đề (tham gia) nghiên cứu là rất đáp ứng.
Các nội dung về nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên ngành CTXH trên (40.0%) đánh giá ở mức độ đáp ứng, Tỷ lệ đánh giá ít đáp ứng ở mức thấp chỉ dưới (5.5%). Không có ai lựa chọn mức độ không đáp ứng ở cả 8 tiêu chí nghiên cứu khoa học của giảng viên ngành CTXH.