Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH CTXH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.1. Khái niệm và đặc trưng giảng viên ngành CTXH
2.1.1. Khái niệm đội ngũ giảng viên ngành CTXH
2.1.1.1. Đội ngũ giảng viên
+Giảng viên: là các nhà giáo làm công tác giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học. Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học. Giảng viên là một ngạch viên chức hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường đại học.
Nhiệm vụ chính của giảng viên là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ giảng dạy là thực hiện các nội dung công việc: Nắm chắc mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học. Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế. Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp đại học. Hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ). Thực hiện đánh giá kết quả học tập của người học. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác. Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học. Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tham gia xây dựng nội dung thực hành các môn học và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác đào tạo theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay - 4
- Kinh Nghiệm Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Ở Một Số Nước Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
- Những Điểm Cần Kế Thừa Và Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Trong Các Trường Đại Học Giai Đoạn Hiện Nay
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Trong Các Trường Đại Học Giai Đoạn Hiện Nay
- Quy Trình Thực Hiện & Xử Lý Kết Quả Khảo Sát
Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.
Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học. Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ. Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống xã hội.
Những điều cơ bản trên đây về giảng viên đều có sự thống nhất chung: Giảng viên là những người đảm nhiệm việc giảng dạ và nghiên cứu khoa học thuộc một chu ên ngành nào đó ở các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học
+Đội ngũ giảng viên: Tập hợp những giảng viên, được tổ chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động dạy học để thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những giảng viên này quyết định toàn bộ chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường bằng việc cống hiến tài năng và công sức của họ. Ở mỗi cơ sở đào tạo sẽ có nhiều tập hợp như vậy để thực hiện công tác đào tạo ở các ngành học khác nhau, họ là một đội ngũ. Như vậy nói đội ngũ giảng viên sẽ là bao gồm đội ngũ giảng viên của Tổ/Bộ môn, đội ngũ giảng viên của Khoa/Ngành, của cơ sở đào tạo.
Xét trên phương diện nguồn nhân lực thì ĐNGV là nguồn nhân lực chất lượng cao vì đã được tuyển chọn tương ứng với các tiêu chí về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và năng lực nghề nghiệp; Họ liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng đối với hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, mang sắc thái văn hóa sư phạm trong các mỗi quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa nhà trường với xã hội.
Như vậy khái niệm đội ngũ giảng viên có thể khái quát: Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người đảm nhận nhiệm vụ giảng dạ và nghiên cứu khoa học thuộc một chu ên ngành nào đó trong cơ sở giáo dục đại học
2.1.1.2. Đội ngũ giảng viên ngành CTXH
Ngành CTXH là ngành học về hoạt động chuyên môn dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm giúp đỡ các đối tượng (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải
quyết những vấn đề xã hội mà họ gặp phải khiến cho họ cảm thấy khó khăn trong quá trình thực hiện những chức năng xã hội của mình, góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Nghề CTXH đã góp phần xây dựng và thực hiện các chính sách về an sinh xã hội ngày càng toàn diện hơn, ngày càng mang tính hội nhập, phát huy truyền thống văn hóa nhân văn và mang tính xã hội hóa. CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở khoa học nhằm phát huy tiềm năng của cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng để họ tự giải quyết vấn đề, quan hệ bình đẳng và tôn trọng, phát triển bền vững. Trước yêu cầu phát triển của nghề CTXH ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã cho phép đào tạo ở bậc đại học, sau đại học.
Giảng viên ngành CTXH ngoài việc thực hiện những chức trách nhiệm vụ tùy thuộc vào vị trí và đặc điểm môi trường hoạt động khác nhau, chịu sự quản lý về thể chế, tổ chức, chuyên môn theo qui định về chức năng nhiệm vụ của giảng viên còn có chức năng thực hiện nhiệm vụ khác theo đặc trưng của ngành: hướng dẫn hoạt động thực hành môn học, thực hiện trách nhiệm hỗ trợ sinh viên trong việc xác định mục tiêu cần đạt được từ đợt thực hành;
Giảng viên ngành CTXH nắm vững kiến thức chuyên môn và cần hơn nữa kỹ năng thực hành nghề CTXH . Có kỹ năng tổ chức, liên kết trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề xã hội; Có các kỹ năng thích ứng để làm việc tốt trong các môi trường/lĩnh vực khác nhau như: trường học, bệnh viện, các tổ chức chính quyền đoàn thể; Có những kỹ năng cơ bản để tham mưu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học ngành CTXH tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở thực hành CTXH.
Đội ngũ giảng viên ngành CTXH là các giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo CTXH, cùng chung nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho ngành CTXH. Trong đội ngũ giảng viên ngành CTXH có giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, họ giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học ở các chuyên ngành đào tạo: CTXH gia đình và bảo vệ trẻ em; Phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo; Phòng ngừa tội phạm và giải quyết các tệ nạn xã hội; CTXH trong học đường, bệnh viện; CTXH với người khuyết tật; CTXH với người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, người có HIV/AID; CTXH với người già neo đơn, …
Vì vậy có thể định nghĩa như sau: Đội ngũ giảng viên ngành CTXH là tập hợp những giảng viên thuộc các Khoa, Bộ môn CTXH và những cán bộ quản lý Khoa/Phòng/Ban là giảng viên kiêm nhiệm tại các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành CTXH .
2.1.1.3. Hoạt động giảng dạ của giảng viên ngành CTXH
CTXH có bốn chức năng cơ bản:
- Trị liệu: Sửa chữa, điều chỉnh, giải quyết các vấn đề cụ thể đã xảy ra hay đang nảy sinh.
- Phục hồi: Đưa người được giúp đỡ trở về với cuộc sống bình thường, hội nhập với cộng đồng.
- Phòng ngừa: Thực hiện các hoạt động nhằm ngăn ngừa các hậu quả tiêu cực có thể có hoặc giảm nhẹ tác hại của chúng.
- Biến đổi (phát triển): Thay cho việc giải quyết vấn đề CTXH , thực hiện các chương trình và hoạt động nhằm biến đổi và phát triển môi trường và nâng cao chất lượng của nguồn lực con người.
Do đó đội ngũ giảng viên ngành CTXH mang màu sắc riêng biệt, khác với các loại hình giảng viên khác: ngoài kiến thức chuyên môn, họ cần có kiến thức về tâm lý học, kiến thức về y tế cộng đồng, về xã hội học, v.v…đây là đặc điểm khác biệt của đội ngũ giảng viên ngành CTXH so với giảng viên đại học nói chung ở các khối ngành khác mà ta thấy rõ ở các hoạt động giảng dạy.
- Môi trường lao động của đội ngũ giảng viên ngành CTXH
Đặc trưng cho môi trường lao động ngoài giảng dạy lý thuyết của đội ngũ giảngviên ngành CTXH là làm việc với các nội dung gắn với thực tế trong cuộc sống. Môi trường làm việc của CTXH, thường không phải là những nơi yên ả, mà còn là những chốn phức tạp, rắc rối.Thứ nhất, môi trường CTXH với cá nhân, gia đình vàcộng đồng, mục tiêu của CTXH là hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của mình. Do đó, hoạt động giảng dạy phải tác động đến cá nhân, giúp cho cá nhân ấy hiểu rõ về mình, nhìn nhận lại những người xung quanh gần gũi, có khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội với cá nhân. Đối tượng tác động là bản thân người cần giúp đỡ, công cụ tác động là mối quan hệ giữa cán bộ CTXH với đối tượng. Vì vậy hoạt động giảng dạy
của giảng viên ngành CTXH thành thục kỹ năng này như một nghề mới có thể hướng dẫn sinh viên trong môi trường thực hành thực tế.
Trong CTXH nhóm, đối tượng tác động là toàn bộ nhóm, thông qua tương tác nhóm mà làm thay đổi suy nghĩ và hành động của từng thành viên cũng như cả nhóm. Gia đình có thể được xem như một nhóm, song do tính chất đặc thù của nó, nên đôi khi người ta xếp riêng thành một phương pháp của CTXH .
Cá nhân không chỉ tập hợp trong các nhóm (đặc biệt trong nhóm nhỏ, đối tượng chính yếu của CTXH nhóm), mà còn được tập hợp trong các cộng đồng, trên một địa bàn dân cư nhất định. Cộng đồng là môi trường xã hội trực tiếp hàng ngày của cá nhân và nhóm, do đó theo logic phát triển, CTXH phải hướng tới một phương pháp tác động riêng biệt liên quan đến cấp độ cộng đồng…vì vậy hoạt động giảng dạy cần đổi mới nội dung chương trình theo hướng đào tạo chuyên sâu trong trợ giúp các nhóm đối tượng.
Thứ hai, môi trường phỏng vấn, thảo luận, tư vấn: môi trường này giảng viên ngành CTXH thể hiện các kỹ thuật liên quan đến các động tác qua lại giữa người làm CTXH và đối tượng nhằm tìm hiểu đối tượng, cũng như làm cho đối tượng tự hiểu mình, phát hiện và nhận diện vấn đề, phát triển các ý tưởng, tìm kiếm các khả năng và con đường giải quyết vấn đề, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng hay những người có liên quan. Vì vậy hoạt động giảng dạy tăng cường phương pháp giảng dạy tích cực có sự tham gia của người học.
Thứ ba, vận dụng các nguồn lực cho CTXH: Các vấn đề của con người gặp phải mà CTXH có nguyện vọng giúp đỡ họ giải quyết, thực ra bao giờ cũng đầy khó khăn, thường là vượt khỏi khả năng của đối tượng cũng như của cả người làm CTXH. Do đó điều quan trọng là giảng viên ngành CTXH phải có phương pháp để phát hiện và vận dụng các nguồn lực trong xã hội nhằm cùng đối tượng giải quyết vấn đề. Các nguồn lực trong CTXH ở nước ta có thể là tài chính, là các chế độ chính sách xã hội, các chương trình phát triển, các phong tục tập quán.
Thứ tư, thiết kế và thực hiện một CTXH: Một CTXH nào đó là một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định để đạt một mục tiêu đề ra. Nó cần được thể hiện dưới dạng một kế hoạch, dự án hay chương trình. Do đó người giảng
viên giảng dạy CTXH tăng cường thực hành tay nghề trong chương trình đào tạo để nắm được phương pháp thiết kế và thực hiện một kế hoạch, dự án hay chương trình CTTXH.
Từ phân tích trên đây cho thấy hoạt động giảng dạy của giảng viên CTXH nếu chỉ giảng dạy và NCKH trên lý thuyết thì không thể thực hiện được CTXH mà cần phải có môi trường thực hành.
- Đặc trưng về chu ên môn ngành đào tạo:
Đào tạo CTXH là trang bị cho người học phương pháp nghiệp vụ để có thể can thiệp vào đời sống của cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội và cộng đồng để nắm bắt được nhu cầu, những khó khăn về vật chất, tinh thần trong cuộc sống từ đó tìm phương cách giúp đỡ họ nâng cao kỹ năng và khả năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống. Những lĩnh vực cơ bản đã và đang đào tạo trong các trường đại học có ngành CTXH gồm:
Phát triển cộng đồng: CTXH giúp khu phố, cụm dân cư nhận diện các vấn đề trong cộng đồng và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề của khu phố, cụm dân cư của mình. CTXH cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và truyền tải những vấn đề này đến các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách có liên quan.
Với các gia đình có bạo lực, mâu thuẫn, khủng hoảng: CTXH giúp đỡ các gia đình đánh giá các mối quan hệ không phù hợp và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình. Trong tình huống phải can thiệp về bạo lực gia đình, CTXH xác định mục tiêu để từng thành viên của gia đình, và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn, hòa thuận, giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề của gia đình.
Trong các nhà trường: Có nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh, sinh viên như mâu thuẫn gia đình, bạo lực học đường v.v... CTXH sẽ tiến hành giáo dục và tham vấn cho học sinh, sinh viên giúp họ vượt qua những khó khăn trong học tập. CTXH có thể phối hợp với giáo viên để tham vấn cho giáo viên xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho những học sinh, sinh viên có vấn đề, giải quyết các bất hòa giữa các nhóm học sinh, sinh viên.
Trong lĩnh vực sức khỏe: Tại các bệnh viện và phòng khám, CTXH hỗ trợ về mặt tâm lý - xã hội cho các bệnh nhân và gia đình trong việc đối mặt với các tác động của bệnh tật, bao gồm việc đánh giá các khía cạnh xã hội, đóng góp cho bác sĩ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh; cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho quá trình hồi phục của bệnh nhân và thu xếp những dịch vụ hỗ trợ điều trị bệnh cho bệnh nhân (nếu có sẵn dịch vụ).
Bảo trợ xã hội cho người già cô đơn: CTXH đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người già cô đơn để mang lại cho họ những hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc. CTXH cũng làm vai trò là cán bộ quản lý, chăm sóc, điều phối dịch vụ cho người già cô đơn, giám sát những thay đổi trong nhu cầu của họ để tìm kiếm dịch vụ thích hợp.
Bảo trợ xã hội cho người tàn tật: CTXH đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người tàn tật, hỗ trợ người tàn tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, CTXH cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho người tàn tật và gia đình của họ.
Nghiên cứu và hoạch định chính sách xã hội: CTXH tiến hành nghiên cứu các vấn đề xã hội có tác động đến xã hội. Hỗ trợ chính quyền xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an sinh xã hội, đóng vai trò là tham mưu chính sách và cán bộ quản lý chương trình tại các cơ quan nhà nước.
Góp phần giải qu t tệ nạn xã hội: Các dịch vụ CTXH hỗ trợ các trung tâm cai nghiện, trung tâm phục hồi nhân phẩm cho gái mại dâm và những người vi phạm pháp luật cũng như các trung tâm chăm sóc và hỗ trợ cho những người bị nhiễm HIV/AIDS, những phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về hòa nhập cộng đồng.
2.1.2. Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên ngành CTXH
- Về phẩm chất
CTXH là một nghề nghiệp cao quý, nó mang tính nhân đạo sâu sắc, có ý nghĩa lớn đối với xã hội. Nói tới nghề CTXH người ta nói nhiều tới sự quên mình, đức tính hy sinh vì người khác và vì công đồng. Đội ngũ giảng viên CTXH đề cao trách nhiệm và khả năng hợp tác làm việc trong các nhóm liên ngành, khả năng tham vấn ý kiến
đồng nghiệp và đối tượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH. Thể hiện yêu nghề và bảo vệ uy tín nghề nghiệp. Các hoạt động CTXH bao giờ cũng hướng tới mục tiêu vì con người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Do vậy GV ngành CTXH phải là người có tấm lòng nhân ái, biết hy sinh bản thân mình vì người khác. Nguyên tắc đạo đức đầu tiên mà họ cần có, cần nắm vững chính là sự vô tư, không vụ lợi trong công việc. Từ nguyên tắc vô tư, không vụ lợi, CTXH cũng buộc những người làm nghề này phải có một nguyên tắc đạo lý nghề nghiệp thứ hai, đó là phải có tinh thần tình nguyện, tự giác trong công việc. Tinh thần tự nguyện, tự giác sẽ khiến cho ĐNGV ngành CTXH luôn trở thành những người chủ động, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì có lợi cho các cá nhân và cộng đồng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn và trở ngại. Họ không chỉ tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc làm việc, mà còn chịu đựng được mọi nỗi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc.
Nguyên tắc làm việc tình nguyện và tự giác cũng đòi hỏi ĐNGV ngành CTXH phải luôn có ý thức rèn luyện phấn đấu, nghiên cứu, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn để có thể làm công việc ngày một tốt hơn. CTXH thường liên quan tới đời sống, tâm lý, tình cảm. tập tục, thói quen của các cá nhân và cộng đồng. Điều đó khiến cho ĐNGV ngành CTXH phải có được một sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vận hành liên tục trong đó sự kiên trì và nhẫn nại là một đức tính không thể thiếu.
-Về năng lực chuyên môn: Đội ngũ giảng viên ngành CTXH cần nắm vững các lý thuyết và các quan điểm ứng dụng trong thực hành CTXH cũng như bối cảnh lịch sử của sự hình thành và phát triển các quan điểm và các lý thuyết đó; Các phương pháp đánh giá định tính và định lượng ứng dụng trong lĩnh vực CTXH ; Các mô hình thực hành CTXH ở các bậc can thiệp khác nhau (CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm, CTXH với cộng đồng, Quản trị CTXH, Chính sách); Các kiến thức trong một số lĩnh vực thực hành cụ thể mà cơ sở của mình giảng dạy.
-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đội ngũ giảng viên ngành CTXH cần có năng lực làm chủ và có khả năng chịu trách nhiệm về công tác can thiệp của mình cũng như mối quan hệ giữa nhân viên CTXH và thân chủ, người liên đới với thân chủ, cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội nơi thân chủ thụ