Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 13


nguyên liệu chế biến. Để đáp ứng được các đơn hàng đó ký từ trước, nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản còn phải đối mặt với những yếu kém trong khâu marketing, sử dụng internet để tiếp thị cũng như đội ngũ quản lý, lao động đáp ứng trình độ...

Trên cơ sở xác định những khó khăn mà ngành thủy sản phải đối mặt, một số giải pháp cơ bản đã được đưa ra, trong đó nhấn mạnh đến việc duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ. Ngoài ra, việc nuôi trồng thủy sản cũng cần được đẩy mạnh. Đặc biệt cần tập trung vào những mặt hàng thủy sản chiếm được kim ngạch xuất khẩu cao như cá basa, tôm đông lạnh…

Đối với mặt hàng thủy hải sản, khi xuất khẩu sang Australia, phải đối mặt với chế độ kiểm dịch chặt chẽ. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cần phải được đảm bảo trong từng doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng - nguyên liệu tới thành phẩm đề giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu, nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao.

Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này cần sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà Nước. Chính phủ cần hỗ trợ kinh phí cho trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và xuất khẩu) cho doanh nghiệp; xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản trên cơ sở tham khảo các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, ASEAN; đơn giản hoá các thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xúc tiến việc nhập khẩu nguyên


liệu, góp phần giảm giá thành sản xuất thuỷ sản xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với người dân và doanh nghiệp cũng là một trong các giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam thâm nhập hơn nữa vào thị trường Australia.

3.2 Hàng thủ công mỹ nghệ

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Đây cũng chính là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Australia cần được đẩy mạnh.

Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang Australia, các doanh nghiệp phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, cập nhật mặt hàng, kiểu dáng mới phù hợp với thói quen tiêu dùng của người Australia. Sản phẩm cũng cần đảm bảo được tính đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm cao, có công dụng rõ nét, bao bì hấp dẫn. Các doanh nghiệp cần tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình. Đặc biệt, cần tạo dựng nét đặc trưng cho những mặt hàng được sản xuất, tạo sự khác biệt, hấp dẫn người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định


Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 13

việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin của người mua hàng.

Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng

Các Hiệp Hội cũng nên phát huy vai trò bằng cách phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cũng như các nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đa dạng hoá và phong phú thêm.

Về phía Nhà nước, cần có chính sách ưu đãi tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục, khuyến khích phát triển và tổ chức các làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các nơi có điều kiện phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ: cụ thể là ở nông thôn và vùng ven đô thị để tận dụng nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Nhà nước cũng nên có chủ trương tài trợ cho vay ưu đãi các dự án phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện cho các đơn vị thủ công mỹ nghệ mở rộng và phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; có vay tín chấp với các đơn vị đã có hợp đồng xuất khẩu, tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu thực hiện hợp đồng (có thể thông qua sự giới thiệu của hội).


Nguyên liệu đầu vào của ngành thủ công mỹ nghệ cần có chế độ thuế riêng, chú ý đến tính đặc thù của từng loại nguyên liệu, đặc biệt không bắt buộc phải có hoá đơn tài chính đối với các nguyên liệu thuộc phế liệu, thứ liệu, chất thải từ nông sản sau thu hoạch hoặc chế biến được thu mua hoạch thu gom từ nông dân. Nếu sợ thất thu thuế thì nên có chế độ cho phép đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán, để doanh nghiệp yên tâm thu mua nguyên liệu tập trung sản xuất tránh để doanh nghiệp vừa làm vừa sợ bị xuất toán chi phí giá thành nguyên liệu, ảnh hưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho ngành thủ công mỹ nghệ cần được tổ chức thường xuyên trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ để mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối, nâng cao hiệu quả sản xuất; cung cấp thông tin dự báo thường xuyên về diễn biến thị trường, giá cả và các thay đổi qui định về pháp luật nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các nước, để tránh rủi ro cho doanh nghiệp hoặc định hướng mở rộng thị trường.

3.3 Hàng dệt may

Hàng dệt may cũng là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cần được xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Australia hơn nữa.

Trước hết, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Australia, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được đặc điểm, thị hiếu của thị trường này. Thị trường hàng may mặc Australia khó có thể được xem như một sự mở rộng của thị trường Mĩ. Nó là thị trường nhỏ hơn nhưng cạnh tranh hơn. Kiểu dáng màu sắc được yêu cầu nói chung không phải là sáng màu hay pha màu như ở thị trường Mĩ. Mùa đông ở Australia tương đối ấm áp và ngắn nên nhu cầu về quần áo ấm, màu tối thường chỉ có ở Châu Âu, nơi có mùa đông dài và lạnh. Để cạnh tranh với Trung Quốc – nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may vào thị


trường Australia lớn nhất, hàng dệt may Việt Nam cần có chất lượng cao hơn, và có khả năng đáp ứng thời trang cao hơn cùng với giá cả hợp lý.

Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến tập quán thương mại của Australia. Australia thường có thói quen thường mua hàng theo giá FOB, tức là mua thẳng hàng thành phẩm và như vậy doanh nghiệp phải đảm nhiệm từ công đoạn tổ chức nguồn nguyên liệu, sản xuất cho đến khâu bao bì, đóng gói giao cho khách hàng. Trong thực tế, ngành may mặc Việt Nam lại chủ yếu kinh doanh theo phương thức gia công xuất khẩu vì một mặt, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tự đáp ứng được nguyên liệu chất lượng cao, thiết kế mẫu hàng phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu, mặt khác, kinh doanh theo phương thức gia công xuất khẩu ít rủi ro hơn. Vì vậy, muốn tăng cường xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Australia, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục các trở ngại và xuất khẩu hàng may mặc sang Australia. Muốn vậy, ngành dệt may Việt Nam trước hết phải tăng tốc đầu tư để tạo nguyên liệu mới, phụ liệu may mặc đủ chất lượng làm hàng xuất khẩu. Đồng thời, một số lượng lớn vốn cần được đầu tư vào trang thiết bị, máy móc sản xuất và hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập khẩu vải thành phẩm để gia công, sợi để dệt vải, bông để kéo sợi.

Australia là một thị trường tương đối nhỏ nên các nhà nhập khẩu may mặc Australia thường có yêu cầu số lượng hàng đặt ở mức độ tối thiếu thấp hơn so với các nhà nhập khẩu Mỹ và Australia. Khi xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh tính linh hoạt, có thể đáp ứng những mặt hàng có số lượng bé, đảm bảo tính đúng hạn và đều đặn

Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần tăng cường hoạt động hơn nữa, từng bước góp phần khắc phục những điểm yếu hiện nay của ngành dệt may. Mặt khác, là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến lĩnh


vực dệt may như Hiệp hội Dệt May ASEAN, Diễn đàn ngành Dệt May vùng Châu Á - Thái Bình Dương… để trao đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị của ngành dệt may trong nước đối với khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Australia nói riêng.

Chính phủ cũng cần hỗ trợ tích cực vào việc xuất khẩu mặt hàng này bằng cách hỗ trợ một phần chi phí để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu xúc tiến thương mại. Chính phủ cũng cần hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Không chỉ thế, Chính phủ cũng nên mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu.

3.4 Hàng giày dép

Nhóm hàng giày dép đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh vào thị trường Australia.

Thị trường Australia là một thị trường khó tính với những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Nên triển vọng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam là phân đoạn thị trường dành cho sản phẩm giá rẻ. Nhưng ở phân đoạn thị trường này, Trung Quốc đang có lợi thế giá rẻ nhất định. Để chiếm lĩnh được thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ và chất lượng để tăng tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp


thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Nhà sản xuất phải thể hiện được phong cách riêng với khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phương thức kinh doanh

Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được. Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù.

Các chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giày nên được hình thành nhiều hơn để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của ngành này. Đồng thời, Nhà nước cũng cần xem xét kỹ việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày.

Ngoài ra, triển vọng cung cấp phụ kiện giày dép cho các nhà sản xuất giày dép ở Australia cũng khá lớn. Thuế nhập khẩu các loại phụ kiện này tương đối thấp và các nhà sản xuất Australia ngày càng quan tâm hơn đến việc tìm nguồn cung cấp mũi giày từ các nhà cung cấp có khả năng cạnh tranh của nước ngoài. Nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đánh vào phân đoạn thị trường này để giảm áp lực từ các nhà nhập khẩu khác.


KẾT LUẬN


Trong những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt nam – Australia luôn duy trì được mức tăng trưởng đều và khá, khẳng định được sự chuyển biến về cả lượng và chất trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Cơ cấu xuất nhập khẩu các mặt hàng cũng có những chuyển biến tích cực, phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi bên. Hơn thế nữa, Hiệp định thương mại Việt Nam – Australia cùng Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand cũng mở ra một cơ hội mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước đồng thời tạo nên một sân chơi mang tính cạnh tranh cao. Để tận dụng những lợi thế mà các hiệp định mang lại nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần lớn thị trường này, Việt Nam cần đổi mới công tác tổ chức quản lí, tăng cường khuyến khích đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tiến hành công tác thị trường sâu rộng và có hiệu quả hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị những hiểu biết sâu sắc về thị trường, khách hàng và các quy định về hàng hoá trên thị trường này để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, tối đa hóa lợi ích thương mại điện tử, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Với những thành quả đạt được cùng sự nỗ lực không ngừng từ hai phía, quan hệ thương mại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022