Công Tác Xã Hội Của Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh Viên‌

xây dựng chương trình kế hoạch hành động. "Báo cáo kết quả thực hiện chương trĩnh phối hợp hoạt động giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-1997" đã đưa ra những bài học kinh nghiệm trong công tác phối hợp để thực hiện công tác đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trên cơ sở đó chương tình phối hợp tiếp theo giữa hai đơn vị đã đề cập đến các nội dung tóm lược sau:

- Tăng cường phối hợp trong công tác giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

- Tiếp tục tổ chức tốt phong trào "Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường học tập, môi trường văn hóa tiên tiến, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS.

- Duy trì và mở rộng chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho thanh thiếu niên và nhân dân.

- Tăng cường hỗ trợ và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội thiếu niên Tiền phong trong trường học vững mạnh, xứng đáng là lực lượng dự bị tin cậy, chỗ dựa vững chắc của Đảng ủy và nhà trường.

- Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong trường học, coi Đoàn trong nhà trường là một bộ phận của công tác giáo dục đào tạo. Đẩy mạnh công tác đào giáo viên Đoàn - Đội trong các trường Sư phạm. Ngoài chương trình đào tạo chuyên phải có chương trình đào tạo chung để toàn bộ sinh viên Sư phạm đều được học về công tác Đoàn-Đội.

- Tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho công tác Đoàn, Hội, Đội.


1.3.3. Công tác xã hội của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


a) Khái quát

Phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 4


Công tác xã hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên VN được hiểu như một loại hình, một phương thức hoạt động hay một chương trình hành động của thanh niên, sinh viên trong tổ chức. Nó cũng là một dạng hoạt động xã hội thực tiễn nhằm giúp đỡ

25

các cá nhân, nhóm người hay cộng đồng giải quyết các vấn đề thuộc đời sống xã hội của họ, qua đó thực hiện mục tiêu vì phúc lợi và hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội theo định nghĩa của tác giả Bùi Thế Cường, nhưng có những đặc trưng riêng do tính chất, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn - Hội quy định.

Từ góc độ lý luận giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam, công tác xã hội chính là một nội dung của giáo dục nhân cách xã hội chủ nghĩa: giáo dục lao động (theo nghĩa hẹp), cụ thể là lao động có ích cho xã hội. Loại hình lao động này, khác với lao động sản xuất, không tạo ra giá trị vật chất cụ thể nhưng mang lại ý nghĩa xã hội to lớn vì đây là những việc phục vụ xã hội, phục vụ con người. Trong "Thư gửi thầy giáo, học sinh, cán bộ, nhi đồng" ngày 31/10/1955 Hồ Chủ tịch có viết "Nhà trường phải gắn liền với thực tế nước nhà, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học sinh tùy hoan cảnh, khả năng, cần tham gia những công tác xã hội ích nước lợi dân"[24- 129].

Công tác xã hội của Đoàn - Hội thể hiện những nguyên tắc chung của công tác xã hội về quyền con người và sự công bằng xã hội, tác động đến những đối tượng có nhiều thiệt thòi, khó khăn trong xã hội.

Đặc điểm công tác xã hội của Đoàn - Hội là hoạt động mang tính phong trào, vận động thanh niên sinh viên tham gia với tinh thần tình nguyện, phát huy tính tự giác, tự lập và tự quản của sinh viên trong tập thể; khác với công tác xã hội như một dịch vụ xã hội, có nhân viên chuyên nghiệp làm công tác xã hội để hưởng lương, không thuộc phạm vi của vấn đề nghiên cứu. Hiện nay do nhu cầu của xã hội ở nước ta một vài năm gần đây đã xuất hiện dịch vụ này như các trung tâm tư vấn tâm lý, trung tâm cai nghiện...

Văn kiện Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố lần thứ V (1992) và lần thứ VI(1996) Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã đưa công tác xã hội thành một chương trình hành động cách mạng của Đoàn. Xác định mục tiêu giáo dục sinh viên, rèn đức, luyện tài để phục vụ cộng đồng vì lợi ích xã hội trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bốn cuộc vận động lớn trong lực lượng sinh viên, trong đó hai cuộc vận động "Sống đẹp" và "Tình nguyện vì cộng đồng" mang đậm tính chất của công tác xã hội.

26

Công tác xã hội của thanh niên đã có sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và thường xuyên ở khắp các cơ sở Đoàn, Hội với tinh thần tự nguyện của đông đảo thanh niên; nội dung hoạt động đa dạng, có những hoạt động mang tính đột phá. Chính vì thế, công tác xã hội của thanh niên đã tạo được sự quan tâm của dư luận xã hội và sự hưởng ứng, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

b) Mục tiêu:


Mục tiêu tổ chức các hoạt động công tác xã hội của Đoàn là tập hợp đông đảo đoàn viên, sinh viên vào việc tham gia công tác từ thiện, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển cộng đồng vì sự tiến bộ xã hội và qua đó thực hiện chức năng của tổ chức là tạo môi trường cho công tác giáo dục, tự giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách thế hệ trẻ.

Với phương châm hoạt động là phải "được người, được việc, được tổ chức", mục tiêu công tác xã hội nêu trên của Đoàn - Hội phải đạt được trên những mặt cụ thể sau:

Hiệu quả về giáo dục (được người):

Các chương trình, phong trào, hoạt động công tác xã hội khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần tình nguyện tình tích cực xã hội của thanh niên, tạo môi trường hành động cách mạng cho những người trẻ. Đây là môi trường giáo dục thanh niên và hình thành quá trình tự giáo dục có hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện nhân cách, đẩy lùi những lệch lạc trong nhận thức và hành vi, hình thành một lớp thanh niên biết sống và làm việc vì sự phát triển của cộng đồng, vì hạnh phúc của toàn xã hội. Thông qua những hoạt động xã hội thực tiễn này, tổ chức Đoàn - Hội thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục lao động và giáo dục tinh thần tập thể cho sinh viên.

Hiệu quả trong tham gia phát triển cộng đồng (được việc):

Công tác xã hội của Đoàn - Hội khai thác các nhuồn lực xã hội và sức trẻ của thanh niên tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội quốc gia, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa mới, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nhiều vấn đề xã hội được giải quyết ngay tại cộng đồng mà công tác xã hội của thanh niên là chất xúc tác để tạo ra những thay đổi về nhiều mặt; trong đó giá trị con người được nâng cao, quyền bình đẳng của con người được tôn trọng, nhu cầu và phát tirển tiềm năng của con người

được đáp ứng. Các hoạt động công tác xã hội thực tiễn của Đoàn - Hội còn góp phần định hướng giá trị của nó trong đời sống xã hội nói chung.

Hiệu quả trong củng cố xây dựng tổ chức Đoàn - Hội (được tổ chức)

Công tác xã hội thu hút đông đảo thanh niên tham gia các đội hình tình nguyện, đội công tác xã hội, nhóm công tác, câu lạc bộ với nhiều tên gọi và nội dung hoạt động khác nhau trực thuộc sự quản lý của tổ chức Đoàn - Hội. Các đội hình này góp phần xây dựng tổ chức, phát triển lực lượng của Đoàn - Hội. Đồng thời thông qua hoạt động, uy tín của tổ chức được khẳng định và nâng cao.

c) Các loại hình công tác xã hội của Đoàn - Hội tổ chức:


Các vấn đề xã hội muôn màu muôn vẻ, việc xác định có bao nhiêu loại hình công tác xã hội là rất khó vì nó rất phong phú, đa dạng và còn tùy thuộc vào sự linh hoạt trong công tác tổ chức. Có nhiều cách phân loại căn cứ theo thời gian, quy mô, cấp độ tổ chức...Phân loại theo nội dung, công tác xã hội có thể nhóm các hoạt động theo ba nhóm loại hình sau:

Công tác xã hội tham gia phát triển kinh tế, xã hội, phát triển cộng đồng:

- Thanh niên tham gia thực hiện các công trình thanh niên, nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc khó khăn tại các địa phương: công trình thanh niên xây dựng 1000 phòng học, công tác khuyến nông, đắp đường giao thông nông thôn...

- Tham gia thực hiện các chương trình dự án là công trình trọng điểm quốc gia: Kiên cố hóa 2001 cầu bê tông để xóa cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long, dự án đường Hồ Chí Minh... - Xây dựng các đội hình thanh niên tình nguyện: Trí thức trẻ tình nguyện tham gia phá triển nông thôn; y bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi; thanh niên tình nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khắc phục thiên tai; thanh niên tình nguyện xóa mù chữ, tiêu biểu là hoạt động của chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè, Mùa Hè Xanh.

- Tuyên tuyền Sức khỏe - Dân số - Môi trường góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về Sức khỏe - Dân số - Môi trường: chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; vận động kế hoạch hóa giảm tỷ lệ sinh; các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường, công trình sạch đẹp, tổ chức những ngày Chủ nhật xanh, trồng cây xanh...

Phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an toàn trật tự xã hội

- Các hoạt động tham gia thực hiện đề án ba giảm của ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ đối tượng mắc tệ nạn xã hội tái hòa nhập công đồng.

- Các hoạt động giữ gìn an toàn trật tự xã hội: Giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia phát hiện và truy quét tội phạm; tháo dỡ, bóc xé những bảng, biển quảng cáo trái phép.

- Thực hiện phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", chăm sóc Mẹ Việt Nam Anh hùng, mẹ liệt sĩ, gia đình chiến sĩ neo đơn...

Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn

- Tổ chức các hoạt động quyên góp cứu trợ đồng bào gặp khó khăn, thiên tai, hỏa hoạn; các hoạt động giúp đỡ lẫn nhau trong sinh viên...

- Vận động thanh niên "Hiến máu nhân đạo" thực hiện nghĩa cử cao đẹp để cứu người.

- Các chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp đỡ người già neo đơn: Trung thu cho trẻ em nghèo, đón giao thừa với trẻ em đường phố, trại "Hoa Hồng nhỏ", bữa cơm nhân ái cho người già...

1.4.Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên‌


1.4.1. Khái niệm về phương pháp:‌


Bất kỳ hoạt động nào cũng phải có cách tiến hành nó. "Cách tiến hành" đó chính là phương pháp.

"Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, bản in lần thứ năm của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1997 định nghĩa phương pháp là hệ thống các cách sử dụng đề tiến hành một hoạt động nào đó.

"Từ điển tiếng Việt thông dụng" của Nhà xuất bản Giáo dục do Nguyễn Như Ý chủ biên, bản in lần thứ hai năm 2002 định nghĩa phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao.

Tác giả Phạm Đình Nghiệp cho rằng phương pháp là khái niệm để chỉ các cách thức để đạt đến một mục tiêu nhất định[21-109].

1.4.2. Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên‌


Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên được hiểu là cách thức hoạt động của những người làm công tác thanh niên trong nhà trường và sinh viên thực hiện trong sự thống nhất với nhau, nhằm hoàn thành những nội dung công tác đề ra, phù hợp với mục tiêu đã định là phát huy năng lực của sinh viên và các nguồn lực xã hội để giúp đỡ những trường hợp khó khăn, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển cộng đồng, và hoàn thiện nhân cách cho sinh viên.

Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên tồn tại như một nhân tố hữu cơ trong công tác tổ chức các hoạt động cho sinh viên và quá trình giáo dục của Đoàn - Hội. Nó có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác như mục đích và nhiệm vụ công tác xã hội, nội dung công tác xã hội, vai trò, vị trí của cán bộ Đoàn - Hội trong hoạt động công tác xã hội, kết quả hoạt động...

Do vậy phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên phải là sự kết hợp linh hoạt phương pháp công tác xã hội, phương pháp giáo dục và phương pháp tổ chức hoạt động thanh niên. Một sự tổng hợp các phương pháp trên sẽ giúp cho cán bộ Đoàn - Hội và sinh viên hiểu được cách thức tiến hành công việc với những đối tượng cụ thể hay mục tiêu hướng tới của nội dung công tác đang thực hiện; đảm bảo chức năng giáo dục, tạo môi trường hoạt động cho thanh niên của Đoàn - Hội và phù hợp với những nguyên tắc phải tuân thủ trong việc tổ chức hoạt động thanh niên. Để tổ chức hiệu quả các hoạt động công tác xã hội, một số phương pháp trong tiến trình tổ chức hoạt động cán bộ Đoàn - Hội cần thực hiện như sau:

a) Xây dựng kế hoạch:


Là công việc rất quan trọng đối với bất kì hoạt động nào, việc xây dựng kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu hoạt động và vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Nội dung cơ bản gồm:

- Xác định mục tiêu

- Xem xét nhu cầu, khả năng thực hiện

- Lập các phương án, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và lựa chọn phương án phù hợp.

- Xây dựng chương trình hành động cụ thể

- Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo của kế hoạch


b) Tổ chức lực lượng:


- Tạo dư luận xã hội, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền để huy động lực lượng thu hút sinh viên vào hoạt động.

- Phân công phân nhiệm hợp lý, sắp xếp cơ cấu tổ chức theo trách nhiệm quản lý, phân bố các đội hình hoạt động tùy theo loại hình công tác xã hội và nêu yêu cầu công việc và giao nhiệm vụ cho từng đội, nhóm, từng thành viên.

- Cá thể hóa, cụ thể hóa: mỗi hoạt động đều hướng tới đối tượng cụ thể, địa chỉ cụ thể và bằng cách tiếp cận riêng

c) Chỉ đạo thực hiện:


- Xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động, các nội dung hoạt động được bàn bạc dân chủ, công khai, tham khảo ý kiến rộng rãi, phát huy sức mạnh của tập thể, của cộng đồng trong việc tổ chức hoạt động.

- Quy trình hóa: mỗi công việc hay hoạt động phải được phân chia logic theo các bước, trình tự nhất định.

- Phối hợp công tác với các đơn vị và cá nhân

- Vận dụng, triển khai các phương pháp công tác xã hội; tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng tham gia công tác.

d) Kiểm tra đánh giá:


- Theo dõi, đôn đốc tiến trình thực hiện kế hoạch.

- Kịp thời đưa ra những biện pháp chấn chỉnh nhằm đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra.

- Đánh giá khách quan, khen thưởng tuyên dương xứng đáng để động viên khuyến khích người tham gia.

1.5. Sơ nét về Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh‌


1.5.1. Vị trí- Vai trò - Nhiệm vụ của Trường[58-1]:‌


a) Vị trí:

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh là trường Sư phạm lớn nhất khu vực phía Nam và một trong hai trường Đại học Sư phạm được Nhà nước đầu tư xây dựng thành trường Đại học Sư phạm trọng điểm theo Quyết định số 201/1999/QĐ-TTg ngày 28/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất nước, trung tâm lớn về kinh tế và là một trong hai trung tâm khoa học, văn hóa của cả nước; nơi tập trung các trường đại học, các viện nghiên cứu với số lượng trí thức cấp cao đông đảo, nơi có quan hệ giao lưu rộng và sâu về khoa học, văn hóa với thế giới.

b) Vai trò


Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành giáo dục phổ thông của hơn 20 tỉnh, thành phía Nam trong việc đào tạo giáo viên, bồi dưỡng và đào tạo lại giáo viên đương nhiệm, hợp tác nghiên cứu các vấn đề của khoa học giáo dục.

Đối với hệ thống hơn 30 trường Sư phạm và các cơ sở đào tạo giáo viên ở phía Nam, Trường giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt thông qua các hoạt động: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hợp tác đào tạo, chi viện chuyên môn (thỉnh giảng, hội thảo khoa học, cung cấp tư liệu nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cấp học vị, bồi dưỡng thường xuyên...)

Trường cũng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các trường đại học, các viện nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như trong cả nước trong việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và các tỉnh thành phía Nam.

c) Nhiệm vụ:


Nhiệm vụ của Trường là "... đào tạo giáo viên trình độ đại học, sau đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học" và "nghiên cứu giáo dục, khoa học cơ bản và các lĩnh vực liên quan" (Quyết định 201/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ)[58-5].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023