Đào Tạo Giáo Viên Tiểu Học Trình Độ Trên Chuẩn:


Hệ 9+1: đào tạo từ năm học 1983-1984 đến năm học 1985-1986. Hệ 12+2: đào tạo từ năm học 1988-1989 (từ khoa 15).

Hệ 12+3: đào tạo từ năm học 1995-1996 (từ khoa 22). Hệ Cao đẳng tiểu học: đào tạo từ năm học 2001-2002.

2.1.4.2. Đào tạo cấp tốc

Do nhu cầu về giáo viên của tỉnh Đồng nai (trước đây), nguồn cung cấp từ đào tạo tập trung không đáp ứng đủ nhu cầu nên nhà trường đã tiến hành đào tạo cấp tốc (dưới chuẩn) cấp chứng nhận để kịp thời đáp ứng nhu cầu giáo viên , nhất là ở các huyện khó khăn. Hình thức đào tạo này chủ yếu tập trung tại các huyện với sự phân công trách nhiệm là các địa phương (Phòng giáo dục huyện) đảm bảo về cơ sở vật chất (chủ yếu là phòng học và chỗ ở của giáo sinh, kinh phí; trường THSP đảm bảo về nội dung chương trình và tổ chức đào tạo. Các chương trình thực hiện chủ yếu ở hình thức đào tạo này là 9+ 3 tháng và 12+3 tháng.

Hệ 9+ 3 tháng: đào tạo cấp tốc cho các huyện từ năm học 1980-1981 đến năm học 1982-1983 .

Hệ 12+3 tháng: đào tạo 1 khoa (ÓT) năm học 1987-1988 cho các huyện vùng khó khăn thiếu giáo viên trầm trọng, cấp bằng tốt nghiệp tại chức khi hoàn thành chương trình chuẩn hoa.

2.1.4.3. Đào tạo tại chức

Việc đào tạo cấp tốc và tuyển dụng giáo viên chưa qua đào tạo (tốt nghiệp PTTH) cho các vùng khó khăn để lại nhiệm vụ nặng nề cho nhà trường trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, nhất là khi có quy định về trình độ chuẩn giáo viên tiểu học .

- Từ năm học 1986-1987 , nhà trường đã bồi dưỡng chuẩn hoa cho giáo viên chưa đạt chuẩn và giáo viên cấp tốc các hệ 9+1, 9+2, 9+3 tháng theo chương trình trung học sư phạm hoàn chỉnh hệ 9+3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Từ năm học 1988-1989 cho đến năm học 1999-2000, nhà trường tập trung và bồi dưỡng chuẩn hoa theo chương trình trung học sư phạm 12+2 có điều chỉnh, bổ sung cho đối tượng đã tốt nghiệp hệ 12+1 và giáo viên tuyển thẳng.


Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trung học sư phạm trước đây và trường Cao đẳng sư phạm hiện nay. Bắt đầu từ năm học 1979-1980, do đào tạo tập trung chính quy bằng nhiều chương trình khác nhau và đa số là các chương trình chưa chuẩn, nên công tác đào tạo lại, đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoa đội ngũ giáo viên tiểu học của nhà trường là rất nặng nề và cũng phải thực hiện nhiều chương trình, hình thức đào tạo khác nhau :

• Đối với giáo viên đã được đào tạo chính quy nhưng chưa đạt chuẩn:

Hệ 9+ 3 tháng: được bồi dưỡng chuẩn hoa trong 4 hè theo chương trình trung học hoàn chỉnh 9+3.

Hệ 9+1: được bồi dưỡng chuẩn hoa trong 3 hè theo chương trình trung học hoàn chỉnh 9+3.

Hệ 9+2: được bồi dưỡng chuẩn hoa trong 2 hè theo chương trình trung học hoàn chỉnh 9+3.

Hệ 9+1 đào tạo tại huyện: được bồi dưỡng chuẩn hoa trong 3 hè theo chương trình trung học sư phạm hoàn chỉnh 9+3 (phần PPDH học chung với hệ 12+1 đào tạo tại huyện).

Hệ 12 + 1: được bồi dưỡng chuẩn hoá trong 2 hè theo chương trình trung học sư phạm 12+2.

• Đối với giáo viên tuyển thẳng:

- Hệ 12+0 (tuyển giáo viên tốt nghiệp THPT dạy tiểu học tại các xã vùng sâu, vùng xa): được đào tạo tại chức trong 3 hè theo chương trình trung học sư phạm 12+2.

- Hệ 12+3 tháng : được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoa trong 2 hè theo chương trình trung học sư phạm 12+2.

Ngoài đào tạo tập trung chính quy, nhà trường áp dụng chương trình này (12+2) để đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên tiểu học trình độ 12+1 trước đây và hoàn thành công tác chuẩn hoa vào năm 2000.

2.2. Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ trên chuẩn:

2.2.1.Về giải pháp đào tạo tập trung.

2.2.1.1. Đào tạo giáo viên tiểu học dạy đủ 9 môn.


Đến năm học 1996-1997, giáo viên tiểu học toàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng được đầy đủ, ở các địa phương thuộc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ giáo viên trên lớp đã được nâng lên đạt hoặc vượt chuẩn quy định; ở vùng thành thị, vùng có điều kiện phát triển giáo dục thuận lợi , nhu cầu giáo viên đã bão hoa, chỉ thiếu giáo viên dạy các môn Nhạc, Hát, Mĩ thuật, Kĩ thuật. Đứng trước yêu cầu của ngành giáo dục về việc cung cấp đội ngũ giáo viên dạy các môn nêu trên nói riêng và đủ 9 môn nói chung, nhà trường đã tổ chức đào tạo theo chương trình 12+3 (cao đẳng tiểu học);

Đối tượng: Giáo sinh tốt nghiệp hệ 12+2, chưa được bố trí công tác.

Chương trình: Theo khung chương trình quy định của Bộ GD-ĐT tại quyết định số 3049GD-ĐT ngày 1/9/1995, có tự điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu như tăng thời lượng các môn Nhạc, Hoa.

Cụ thể: + Năm học 1996-1997, đào tạo 95 giáo viên tiểu học chuyên dạy Nhạc hoặc Mĩ Thuật (bổ sung 115 tiết Âm nhạc hoặc Hoa so với chương trình 12+2).

+ Năm học 1997-1998 và 1998-1999, đào tạo 118 giáo viên tiểu học theo chương trình môn ghép: Toán-Hoạ , Văn-Nhạc.

- Sau khi học xong phần kiến thức bổ sung, nhà trường xác nhận và hầu hết số giáo sinh này ra trường đã được bố trí giảng dạy tại các trường tiểu học trong tỉnh, tập trung ở các vùng đô thị, vùng thuận lợi cho việc phát triển giáo dục.

Tuy nhiên, trên thực tế, số giáo viên này (tổng số 213 người) vẫn hưởng các chế độ b1nh thường như giáo viên tiểu học 12+2 khác khi nhận công tác, từ văn bằng, đến thang bậc lương và các chế độ khác.

2.2. 1 .2. Đào tạo cử nhân cao đẳng tiểu học.

Năm 2001, Bộ GD-ĐT cho phép nhà trường mở mã ngành đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng sư phạm. Nhà trường không đào tạo giáo viên tiểu học trình độ chuẩn nữa (hệ 12+2 và 9+3) mà chỉ đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học (trình độ cao đẳng).

Năm 2001: Tuyển sinh và đào tạo 39 sinh viên. Dự kiến tốt ngiệp tháng 8 năm 2004.

Năm 2003: Tuyển và đào tạo 26 sinh viên. Dự kiến tốt nghiệp tháng 8 năm 2006.


Đây là hệ đào tạo mới của nhà trường, chất lượng tuyển sinh đầu vào cao. Chất lượng học tập cao hơn so với các khoa đào tạo giáo viên hệ chuẩn.

2.2.2.Về giải pháp đào tạo tại chức.

Từ năm 2001, nhà trường được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng tại chức. Đối tượng được đào tạo nâng cao trong những năm qua gồm số giáo viên tiểu học đã theo học chương trình bổ sung (12+2+1) nói trên và 12+2, Ưu tiên số giáo viên là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi và cán bộ quản lý.

Lớp thứ 1: Chuẩn hoa cao đẳng tiểu học:

- Đối tượng: Giáo viên tiểu học trình độ (12+2) học thêm 1 năm về chuyên môn Nhạc, Hoa như đã nêu phần trên.

- Chương trình đào tạo : đào tạo theo chương trình 900 tiết quy định của Bộ có cắt giảm, điều chỉnh còn 30 đvht, bằng 450 tiết (đối với lớp Toán-Hoạ) và 29 đvht, bằng 435 tiết (đối với lớp Văn-Nhạc).

+ Các lớp Toán-Hoạ (30 đvht, 450 tiết): ϴ Kinh tế chính trị (15 tiết),

ϴ CNXH khoa học (15 tiết), ϴ TưtưởngHCM(15tiết).

ϴ Anh văn (60 tiết),

ϴ Tâm lý- Giáo dục học (30 tiêt), ϴ Tin học (45 tiết)

ϴ Phương pháp NCKH (15 tiết) ϴ Cấu trúc đại số (30 tiết)

ϴ Xác suất và thống kê (15 tiết)

ϴ Phương pháp dạy toán ở tiểu học (45 tiết) ϴ Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí (60 tiết)

ϴ Kí hoa, bố cục, vẽ theo đề (30 tiết) ϴ Điêu khắc (15 tiết)

ϴ Giới thiệu Mĩ thuật (15 tiết)

ϴ Phương pháp dạy học Mĩ thuật (15 tiết).


+ Các lớp Văn- Nhạc (29 đvht, 435 tiết): ϴ Kinh tế chính trị (15 tiết),

ϴ CNXH khoa học (15 tiết), ϴ Tư tưởng HCM (15 tiết). ϴ Anh văn (60 tiết),

ϴ Tâm lý- Giáo dục học (30 tiêt), ϴ Tin học (45 tiết)

ϴ Phương pháp NCKH (15 tiết) ϴ Tiếng Việt B (15 tiết)

ϴ Văn học B (45 tiết)

ϴ Phương pháp dạy học Tiếng Việt (30 tiết) ϴ Nhạc lý (30 tiết)

ϴ Xướng âm và ghi âm (15 tiết)

ϴ Trích giảng âm nhạc và âm nhạc thường thức (15 tiết) ϴ Kĩ thuật hát và chỉ huy dàn dựng (15 tiết)

ϴ Nhạc cụ (60 tiết).

- Số lượng : 117 học viên.

ϴ Khoa 2E gồm hai lớp Toán-Hoạ (2E1) và Văn-Nhạc (2E2); tuyển sinh năm 2002.

Dự kiến tốt nghiệp năm 2004 với 54 học viên.

ϴ Khoa 3E gồm hai lớp Toán-Hoạ (3E1) và Văn-Nhạc (3E2); tuyển sinh năm 2003.

Dự kiến tốt nghiệp năm 2005 với 63 học viên.

- Hình thức đào tạo : Học 2 ngày/ tháng + hè trong thời gian 3 năm. Thường học vào ngày thứ 6 và thứ 7 tuần đàu tháng; hè học tập trung trong 6 tuần.

Lớp thứ 2 : Đào tạo trên chuẩn (trình độ cao đẳng sư phạm) :

- Đối tượng : Giáo viên tiểu học trình độ (12+2) , ưu tiên cán bộ quản lý giáo dục, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi đào tạo trước.

- Chương trình đào tạo : đào tạo theo chương trình 900 tiết quy định của Bộ GD- ĐT cho hai môn Văn-Toán.


Cụ thể:


Số lượng 391 học viên ϴ Khoa 1E gồm hai lớp 1E1 1E2 tuyển sinh năm 2001 Dự kiến 1

Số lượng: 391 học viên.

ϴ Khoa 1E gồm hai lớp (1E1), (1E2); tuyển sinh năm 2001. Dự kiến tốt nghiệp năm 2003 với 84 học viên.

ϴ Khóa 2E gồm hai lớp (2E3) và (2E4); tuyển sinh năm 2002. Dự kiến tốt nghiệp năm 2004 với 103 học viên.

ϴ Khoa 3E gồm 4 lớp (3E3, 3E4, 3E5, 3E6) ; tuyển sinh tháng 8/2003. Dự kiến tốt nghiệp năm 2005 với 204 học viên.

- Hình thức đào tạo : Học 2 ngày/ tuần + hè trong thời gian 3 năm. Thường học vào ngày thứ 6 và thứ 7 hàng tuần ; hè học tập trung trong 6 tuần.

2.3. Các nguồn lực cho đào tạo giáo viên tiểu học

2.3.1. Về giải pháp đội ngũ

Đội ngũ giáo viên nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên các hệ, ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, các giáo viên ít thực tế ở trường tiểu học, giảng dạy lý thuyết hàn lâm, chưa quan tâm đến việc gắn với thực tế nhà trường phổ thông, nhất là giảng dạy phần PPDH. Một số bộ môn không có hoặc thiếu giáo viên giảng dạy, phải dạy trái môn, hợp


đồng giảng dạy bên ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng, nhất là các môn Am Nhạc, Hội Hoa, Thể dục. Trước năm 2000, giáo viên các bộ môn này chỉ có trình độ CĐSP hoặc THSP, đến nay, hầu hết có trình độ đại học. Trước năm 1997, học phần về ngoại ngữ, tin học không được giảng dạy v1 một mặt không đủ giáo viên, mặt khác không có máy mọc , thiết bị (máy tính, phòng LAB).

Hiện nay, đội ngũ giáo viên nhà trường đã đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có thể đáp ứng được việc đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trình độ chuẩn và trên chuẩn.

2.3.2. Về giải pháp cơ sở vật chất

Trước năm 1991, khi còn là trường THSP Đồng nai, cơ sở vật chất nhà trường nghèo nàn- là cơ sở tiếp quản của các trường học từ trước năm 1975 không được sửa chữa, nâng cấp, không đủ phòng học và điều kiện tối thiểu cho việc quản lý, giảng dạy và học tập. Nhiều lớp học phải đặt tại các huyện; thiết bị dạy học không đầy đủ, t1nh trạng dạy suông phổ biến. V1 vậy việc đảm bảo chất lượng đào tạo là sự cố gắng cực k1 lớn của nhà trường. Tuy nhiên, giai đoạn này nhà trường đào tạo giáo viên dưới chuẩn là chủ yếu, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các địa phương trong tỉnh (Đồng Nai).

Được đầu tư và nâng cấp một bước căn bản cơ sở vật chất, giai đoạn 1991 đến 1997 đáp ứng được tương đối điều kiện để nhà trường mở rộng quy mô đào tạo, nâng dần chất lượng đào tạo. Giai đoạn này, nhà trường chủ yếu đào tạo giáo viên hệ 9+3 và 12+1, 12+2 (hệ chuẩn). Chất lượng đào tạo được đánh giá khá tốt, giáo viên được đào tạo trong giai đoạn này nhanh chóng chiếm ưu thế trong giảng dạy ở trường tiểu học, nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi, là giáo viên nòng cốt cho các trường. Ngoài ra, giai đoàn này nhà trường còn đào tạo, bồi dưỡng tại chức để chuẩn hoa giáo viên tiểu học cho cả hai tỉnh (Đồng nai và BR-VT) và cơ bản cung cấp đủ giáo viên và chuẩn hoa giáo viên.

Từ năm 1997, cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư mạnh mẽ bằng nguồn TW và địa phương. Hàng chục tỷ đồng được đầu tư để xây dựng, mở rộng trường, mua sắm trang thiết bị. Nhà trường "thay da, đổi thịt". Cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đồng bộ ngày càng được bổ sung, tăng cường và là một trong những điều kiện để nhà trường được nâng cấp từ THSP thành trường CĐSP. Giai đoạn này nhà trường chỉ đào tạo giáo viên


hệ 12+2 (nói riêng về đào tạo giáo viên tiểu học), không đào tạo các hệ 9+3 hoặc các hệ khác. Ngoài ra do yêu cầu của ngành, nhà trường đã tổ chức đào tạo hệ 12+2 +1 cho 213 giáo viên.

Hiện nay, cơ sở vật chất nhà trường được đánh giá là đầy đủ, tốt để không những đáp ứng cho việc đào tạo giáo viên tiêu học mà còn đáp ứng cho việc đào tạo giáo viên các cấp học, ngành học và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Đối với giáo viên tiểu học, nhà trường tập trung đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm (12+3) và đào tạo nâng chuẩn giáo viên từ hệ 12+2 lên CĐSP, tức là đào tạo trên chuẩn , không đào tạo các hệ khác.

2.3.3. về giải pháp tài chính, ngân sách

Do khó khăn chung, ngân sách cho đào tạo trong nhiều năm rất thấp, cờ bản chỉ để chi cho con người (lương, phụ cấp, học bổng, BHXH,...), các khoản chi phí chuyên môn nghiệp vụ rất ít; kinh phí cho mua sắm lại càng khó khăn . Kinh phí được duyệt cấp theo dự toán, các nguồn thu khác không có, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhà trường, đến chất lượng đào tạo . Đó là điều tất yếu.

Từ năm 1998, Bộ Tài Chính quy định về định mức chi theo đầu sinh viên, ngoài việc kinh phí được cấp theo đầu sinh viên và định mức được tăng dần hàng năm, nhà trường còn được phép thu thêm một số khoản thu sự nghiệp. Nhờ vậy kinh phí đảm bảo được cho các hoạt động của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Định mức theo đầu học sinh (THSP) hàng năm được tăng từ 2,7 triệu đến 3,2 triệu đồng và vài năm gần đây được cấp đủ 4,0 triệu đồng/học sinh/năm (bằng mức tối đa của Bộ Tài chính cho phép).

Kinh phí cho công tác bồi dưỡng chuẩn hoa giáo viên, đào tạo nâng chuẩn cũng được tính theo đầu học viên, tăng dần từ 1,3 triệu/học viên (năm 1998-1999) đến 1,7 triệu đồng/ học viên và nay là 2.17 triệu đồng/học viên /năm,

Kinh phí hàng năm được cấp phát theo định mức này, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc hoàn thành nhiệm vụ nâng chuẩn giáo viên tiểu học đạt chỉ tiêu vào năm 2005.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023