Qua bảng thống kê này có thể thấy có năm thành phần cơ bản của VXH được nghiên cứu phổ biến trong MQH với phát triển du lịch và đây cũng là những thành phần được luận án lựa chọn nghiên cứu, bao gồm: lòng tin (trust), sự trao đổi và chia sẻ (reciprocity and sharing), chuẩn mực (norms), sự hợp tác (cooperation) và mạng lưới xã hội (social networks). Để làm rõ hơn vai trò, ý nghĩa cũng như bản chất của các yếu tố nói trên, phần trình bày dưới đây sẽ phân tích rõ hơn về khái niệm của các thành phần thuộc VXH được sử dụng trong phạm vi nghiên cứu.
- Lòng tin (trust):
Theo Barbalet (1996), lòng tin là cơ sở tạo cảm giác chắc chắn cho MQH hợp tác giữa một người nào đó với người khác. Nó có thể là một sự kỳ vọng chính đáng cho một mục đích tốt đẹp trong MQH giữa người này với người khác khi giữa họ có những hành động tốt lành tương xứng với nhau (Dunn and John, 1990). Nguyễn Văn Thắng (2013) trong nghiên cứu về “Lòng tin và vai trò của lòng tin tại các doanh nghiệp liên doanh quốc tế ở Việt Nam” đã tổng hợp các khái niệm về lòng tin; sau đó đề cập đến khái niệm tương đối đầy đủ về lòng tin do Rousseau and et al. (1998) đưa ra: lòng tin là một trạng thái tâm lý bao gồm ý định chấp nhận tình trạng có thể bị tổn thương dựa trên kỳ vọng tích cực về dự định hoặc hành vi của đối tác. Lòng tin xuất hiện khi có sự rủi ro và lệ thuộc giữa các đối tác và lòng tin không có ý nghĩa khi các đối tác không có sự liên quan. Dưới góc nhìn về vai trò của lòng tin giữa các doanh nghiệp, nghiên cứu cũng đã đề cập đến ba khía cạnh của lòng tin bao gồm: lòng tin dựa trên sự tính toán (có xem xét, kiểm soát về lợi ích và chi phí trong MQH), lòng tin dựa trên sự hiểu biết (có từ kinh nghiệm/sự uy tín của bên này với bên kia) và lòng tin dựa trên sự đồng cảm (có chung nhu cầu, giá trị dẫn đến đồng cảm về suy nghĩ, cảm xúc và hành động).
Lòng tin là một phạm trù nghiên cứu khá rộng được đề cập trong nhiều lĩnh vực triết học, xã hội học, tâm lý học, kinh tế học… Trong tâm lý học, lòng tin là sự tin tưởng của một đối tượng nào đó vào đối tượng khác sẽ thỏa mãn được mong đợi của họ, nó được nghiên cứu phổ biến trong các trường hợp về hôn nhân, gia đình, trẻ em… và các vấn đề xã hội khác. Cảm giác mất an toàn, tin tưởng và thiếu lạc quan trong các MQH có thể dẫn đến những rối loạn nhất định/sự thất bại trong các MQH (Fonagy, 2010). Trong xã hội học, lòng tin là một phần trong cấu trúc xã hội và là thực tế của xã hội gắn với các yếu tố về sự kiểm soát, độ tin cậy, các rủi ro, giá trị và quyền lực giữa các nhân trong xã hội hay giữa cá nhân với các nhóm/tổ chức xã hội (Searle, 1995). Dưới góc nhìn của triết học, lòng tin không chỉ là MQH phụ thuộc dựa trên sự kỳ vọng vào một điều gì đó mà nó còn biểu hiện trong MQH với sự nghi ngờ (tức chưa tin
tưởng theo McLeod, 2017) và chấp nhận sự rủi ro khi lòng tin bị phá vỡ. Trên quan điểm của kinh tế học, lòng tin có thể được xem như một chất “xúc tác” giúp làm giảm chi phí giao dịch giữa các bên, mở ra các MQH hợp tác mới, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, tạo cơ hội việc làm và mang lại sự thịnh vượng cho các tổ chức (Morgan et al., 1994; Zheng et al., 2008). Quan điểm này cho thấy VXH có thể xuất phát dựa trên lòng tin và lòng tin được xem xét như một “hình thức biểu hiện” của VXH, khi VXH càng cao thì kinh tế ngày càng phát triển và ngược lại. Lòng tin là yếu tố có thể mang lại lợi ích kinh tế (Fukuyama, 1996).
Là một thành phần của VXH, lòng tin trong bối cảnh nghiên cứu về VXH trong các cộng đồng qua các nghiên cứu của Bain and Hicks (1998), Krishna and Shrader (1999), Putnam (2000), Foucat (2002), Sawatsky (2003), Jones (2005), Rutten (2004), Nguyen (2007), Park et al. (2012), Baksh et al. (2013), Thammajinda (2013), Liu et al. (2014), … được biểu hiện ở các khía cạnh: sự tin tưởng giữa các cá nhân trong cộng đồng với nhau, sự tin tưởng của cộng đồng vào các giá trị dựa trên trên cơ sở của đạo đức xã hội và lòng tin vào chính quyền các cấp (địa phương và trung ương).
- Sự trao đổi và chia sẻ (reciprocity and sharing):
Sự trao đổi/có đi có lại là hành động mang lại lợi ích cho người khác và đổi lại cũng sẽ nhận được lợi ích cho mình. Sự trao đổi này có thể là trực tiếp khi sự trao đổi là ngang bằng giữa người này và người kia hoặc gián tiếp khi sự trao đổi diễn ra trong một mạng lưới xã hội và người trao đi lợi ích không trực tiếp nhận lại mà lợi ích có thể dành cho những thành viên khác trong mạng lưới (Molm, 2001). Một số nghiên cứu chỉ ra sự trao đổi/có đi có lại thông qua các giá trị hàng hoá hoặc dịch vụ với giá trị nhận được ít nhất là tương đương với giá trị đã cho đi (Homans 1974), đa phần các học giả đều cho rằng giá trị của sự trao đổi chủ yếu dựa vào các lợi ích được trao đổi (Molm, 2007). Đáng chú ý, nghiên cứu của Molm (2007) đã phát hiện và làm sáng tỏ MQH giữa sự trao đổi và lòng tin trong việc tạo nên nguồn VXH. Tác giả cho rằng, liên kết giữa các cá nhân trong mạng lưới xã hội chưa đủ cơ sở tạo nên lòng tin bởi không phải sự trao đổi nào cũng đều có thể phát triển thành lòng tin. Nghiên cứu cho thấy, các thành viên trong mạng lưới có thể trao đổi/hợp tác với nhau nhiều lần nhưng nếu không dựa trên sự tự nguyện, tin cậy và sẵn lòng gắn bó, đầu tư vào MQH thì cũng không hình thành lòng tin và thiếu đi đặc điểm “bản chất” của VXH. Yếu tố tương trợ lẫn nhau bổ sung cho sự phát triển này và đây là lý do giúp cho các MQH tạo nên VXH phải được xây dựng dựa trên niềm tin, sự cam kết và tình nguyện trao đổi lẫn nhau. Đóng góp này bổ sung cho các nghiên cứu trước về nguyên nhân và hệ quả phát triển VXH của Bourdieu (1986), Putnam (1993), Portes (1998), Lin (2002),
Cook and Karen (2005).
Sự trao đổi thường gắn liền với sự chia sẻ bởi việc cho đi và nhận lại trong MQH tạo nên VXH chỉ tồn tại khi có sự chia sẻ lẫn nhau. Ngoài ra, sự chia sẻ còn có điểm khác biệt ở mức độ “cho đi” nhưng không nhất thiết phải “nhận lại”. Theo Poquérusse and Jessie (2012): Chia sẻ là một thành phần cơ bản trong sự tương tác của con người, giúp tăng cường các quan hệ xã hội và đảm bảo sự tiến bộ của mỗi cá nhân. VXH được hình thành không chỉ dựa trên niềm tin, sự trao đổi lẫn nhau mà sự chia sẻ các nguồn lực giữa các các nhân tập thể sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết trong xã hội, cho phép các cá nhân và tập thể, giúp đỡ lẫn nhau và cùng hợp tác phát triển.
Khi nghiên cứu về sự trao đổi và chia sẻ lẫn nhau trong bối cảnh cộng đồng, các tác giả Sawatsky (2003), Jones (2005), Liu et al. (2014), Nguyen (2007), Zhao et al. (2011), Musavengane (2017) đã khám phá/đo lường qua các thành tố: mong muốn sở hữu chung về nguồn lực/tài sản nào đó, quan tâm đến lợi ích chung; có sự giúp đỡ, cung cấp, trao đổi (hàng hóa, dịch vụ…) giữa các thành viên trong cộng đồng.
- Chuẩn mực (norms):
Theo Marshall (1998), chuẩn mực là những quy tắc chính thức/không chính thức hay những tiêu chuẩn được quy định chi phối các hành vi của các thành viên trong một xã hội. Các quy tắc chính thức được quy định bởi luật pháp, tôn giáo, chính quyền các cấp mà theo đó nó quy định các hành vi thích hợp (đúng hay sai) của một cá nhân/tập thể. Các quy định không chính thức có thể xét đến các giá trị văn hóa, phong tục, truyền thống, tập quán… (Sherif, 1936) trong một cộng đồng/xã hội cụ thể; trong đó các tiêu chuẩn được hình thành dựa trên những quan điểm riêng hoặc sự kỳ vọng về các giá trị VH - XH mà tập thể đó cho rằng đó là những hành vi chấp nhận hay không chấp nhận được. Cialdini (2003) cho rằng: yếu tố chuẩn mực biểu hiện qua sự hiểu biết cơ bản của cá nhân về những gì người khác làm và nghĩ rằng họ nên/phải làm.
Trong nghiên cứu về VXH, Coleman (1988) cũng đã chỉ ra những hành động đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực xã hội; đồng thời ông cũng cho biết những lợi ích đối với việc tuân thủ các chuẩn mực và những hình phạt tương thích khi không tuân thủ các nguyên tắc/quy định này làm căn cứ để các cá nhân/tập thể cân nhắc lựa chọn thực hiện các hành vi liên quan đến các chuẩn mực trong xã hội. Trong bối cảnh nghiên cứu liên quan đến du lịch, các tác giả Bain and Hicks (1998), Krishna and Shrader (1999), Sawatsky (2003), Jones (2005), Park et al. (2012), Pongponrat and Chantradoan (2012), Baksh et al. (2013), Thammajinda (2013), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017)… đã khám
phá/đo lường các chuẩn mực qua các khía cạnh sau: tôn trọng các quy tắc và các quy định trong cộng đồng, tôn trọng các nguyên tắc bồi thường và bảo tồn, tôn trọng và tuân theo pháp luật, cố gắng giải quyết vấn đề xung đột trong cộng đồng (nếu có), MQH hài hòa giữa những người dân…
- Sự hợp tác (cooperation):
Hợp tác (cooperation hay trong một số nghiên cứu gần đây được đề cấp với nghĩa mở rộng hơn bằng từ collaboration) được hiểu là sự tương tác/hoạt động/làm việc/chung sức cùng nhau trong một mục đích để có được sự thành công/đạt được lợi ích giữa các cá nhân hoặc các tập thể (Martinez-Moyano, 2006). Hợp tác vì sự phát triển chung đòi hỏi có sự tổ chức, lãnh đạo dựa trên sự tương trợ lẫn nhau để có thể giúp các bên tham gia cùng hưởng lợi; đặc biệt khi đối mặt với sự cạnh tranh và nguồn lực ngày càng hữu hạn (Wagner, 2006 ), thậm chí giữa họ có sự xung đột/đối kháng với nhau (Axelrod, 1984) thì xu hướng hợp tác sẽ có tác dụng tăng thêm nguồn lực từ sức mạnh chung, trong MQH gắn kết vì sự PTBV cho hiện tại và tương lai.
Qua các nghiên cứu của Grootaert and Bastelaer (2001), Harpham et al. (2002) Foucat (2002), Jones (2005), Nguyen (2007), Claiborne (2010), Zhao et al. (2011) Park et al. (2012), Thammajinda (2013), Pongponrat and Chantradoan (2012), Liu et al. (2014), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017)… sự hợp tác trong phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng được khám phá/đo lường bằng các thành tố như: đóng góp cho cộng đồng thông qua tham gia các sự kiện/cuộc họp hoặc đưa ra sáng kiến phát triển DLST; hợp tác để giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng; hợp tác cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch, trao đổi lao động/ngày công làm việc cho nhau…
- Mạng lưới xã hội (social networks):
Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội được hình thành bởi những cá nhân/tập thể có sự gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau trong các MQH được xác định liên quan đến những điểm chung về sở thích, quan hệ họ hàng, bằng hữu, láng giềng, công việc, niềm tin… Trọng tâm của mạng lưới là MQH xã hội và diễn giải hành vi giữa các đơn vị xã hội hoặc các tác nhân (các cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia trong và giữa các mạng lưới). Đánh giá MQH trong mạng lưới một cách hệ thống có thể giúp mô tả và giải thích những cơ hội, khó khăn và thách thức mà các cá nhân/tập thể có thể gặp phải (Marsden, 1990). Vì thế, mạng lưới xã hội là một yếu tố tạo nên VXH và có thể dùng để để kiểm tra VXH - những giá trị mà cá nhân có được từ mạng lưới xã hội.
Woolcock (2001, dẫn theo Scott, 2007) đã phân biệt các hình thức mạng lưới
của VXH thành 03 dạng sau: i) Mạng lưới liên kết (bonding networks): kết nối tương tác giữa những thành viên trong một nhóm người/đơn vị xã hội chẳng hạn như gia đình, bạn bè và hàng xóm… sự tương đồng trong MQH giúp họ liên kết với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau; ii) Mạng lưới bắc cầu (bridging networks): gắn kết những người có MQH khác xa nhau nhưng có những điểm tương đồng về đặc điểm giúp cho việc tiếp cận các thông tin, ý tưởng, kiến thức và cơ hội phát triển mới; iii) Mạng lưới kết nối (linking networks): liên hợp “nối dài” các MQH theo chiều dọc đến những đối tượng có thể không tương đồng về đặc điểm, đặc trưng, hoàn cảnh, thể chế hay vị trí quyền lực. Điểm chung là họ có thể tận dụng các nguồn lực được xây dựng trong một mạng lưới mà có bên trung gian thứ ba môi giới hình thành và lợi ích mang lại cho tất cả các đối tượng tham gia trong mạng lưới này tùy vào nguồn lực mà họ khai thác.
Sự hợp tác trong các nghiên cứu về VXH được biểu hiện cho MQH tương tác cùng có lợi trong nội bộ tập thể (tổ chức/cộng đồng/xã hội); bởi vậy để phân biệt sự hợp tác này với sự hợp tác trong mạng lưới xã hội thì các nghiên cứu về mạng lưới xã hội tập trung nhấn mạnh nhiều hơn đến các MQH giữa các cá nhân/tập thể với các cá nhân/tập thể bên ngoài cộng đồng/tổ chức/xã hội đó nhưng cũng đều nhằm mang lại lợi ích chung. Trong các nghiên cứu về MQH giữa VXH và phát triển du lịch, DLST cũng đã thể hiện rõ điều này khi các tác giả Sawatsky (2003), Jones (2005), Liu et al. (2014), Nguyen (2007), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012), Pongponrat and Chantradoan (2012), Thammajinda (2013), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017)… đã khám phá/đo lường mạng lưới xã hội qua các khía cạnh về: MQH bạn bè/đối tác ở các địa phương/cộng đồng khác; thường xuyên gặp gỡ họ để giao lưu, trao đổi thông tin, hợp tác làm ăn; sự liên kết với cộng đồng xung quanh để làm du lịch; tham gia làm việc nhóm/tương tác với các nhóm/tổ chức khác bên ngoài cộng đồng…
2.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của
người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái
2.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Khái niệm DLST xuất hiện gắn liền với xu hướng phát triển mới của du lịch có trách nhiệm và bắt đầu nhận được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, tiếp cận ở các góc độ khác nhau từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Dựa trên những quan điểm riêng, cá nhân các nhà nghiên cứu/các tổ chức liên quan đã đưa ra khái niệm về DLST. Bảng 2.2 dưới đây tổng hợp và bình luận một số khái niệm tiêu biểu về DLST.
Bảng 2.2: Tổng hợp và bình luận một số khái niệm tiêu biểu về DLST
Nguồn | Khái niệm | Bình luận | |
1 | Lascurain (1983) | DLST là loại hình du lịch đến những khu vực tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn hoặc ít bị can thiệp gây tác hại đến môi trường với mục tiêu cụ thể là: nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn phong cảnh và hệ sinh vật hoang dã, cũng như những giá trị văn hóa đã và đang được khám phá trong khu vực này. | Đây là một trong những khái niệm đầu tiên cho rằng DLST không đơn thuần dựa vào tự nhiên mà phải gắn với các giá trị văn hóa địa phương. |
2 | Fennel and Eagles (1990) | DLST là một loại hình du lịch được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản, bao gồm: sự tham gia của NDĐP, dựa trên nguồn tài nguyên và việc khai thác các tour du lịch cần được quản lý chặt chẽ. | Nhấn mạnh MQH giữa bảo tồn và phát triển du lịch. Cùng với các nghiên cứu của Lascurain, đây là những “nỗ lực” tiếp theo của các nhà nghiên cứu trong việc thúc đẩy “ý tưởng” của xu hướng phát triển du lịch phải đi đôi với trách nhiệm bảo tồn và gắn với triết lý DLBV. “Quy mô nhỏ”, “không tiêu dùng”, “tác động tối thiểu”, “có đạo đức” là đặc trưng trong kinh doanh DLST và sáng kiến “tạo quỹ” thể hiện trách nhiệm của DLST trong BVMT, ủng hộ công tác bảo tồn và mang lại sự phồn thịnh cho cộng đồng. |
3 | Boo (1991) | DLST đồng nghĩa với du lịch tự nhiên ở quy mô nhỏ và ảnh hưởng thấp hoặc không tiêu dùng giải trí (thay vào đó là các hoạt động như ngắm chim, xem cá voi, chụp ảnh sinh vật hoang dã). | |
4 | Honey (1999) | DLST là loại hình du lịch tới những khu vực tự nhiên nhạy cảm và thường được bảo vệ nguyên trạng đảm bảo tối thiểu các tác động có hại tới môi trường với quy mô kinh doanh nhỏ; giúp giáo dục du khách, ủng hộ BVMT; trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho NDĐP; khuyến kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người. | |
5 | Fennell (2001) | DLST thực chất là một trải nghiệm, một sự học hỏi dựa trên việc tham gia trực tiếp để khám phá các giá trị lịch sử, tự nhiên của một khu vực gắn với tìm hiểu các mối liên quan khác giữa thiên nhiên và con người nhằm mục đích PTBV (bảo tồn và mang lại sự phồn thịnh cho cộng đồng) thông qua các hành vi, chương trình và mô hình phát triển du lịch có đạo đức, không gây tổn hại đến môi trường. | |
6 | Lascurain (1987) | Phát triển thêm khái niệm năm 1983 ở khía cạnh “chú trọng tăng cường bảo tồn môi trường, giảm thiểu các ảnh hưởng của du khách, tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực về các mặt KT - XH của NDĐP theo một cách có lợi nhất” | Các khái niệm tiếp tục khẳng định đặc trưng cơ bản trong phát triển DLST là không chỉ dựa vào các giá trị tự nhiên |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 2
- Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 3
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Vốn Xã Hội Đến Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Các Nghiên Cứu Về Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Du Lịch Sinh Thái
- Các Nghiên Cứu Về Vai Trò Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Một Số Kết Quả Nghiên Cứu Về Những Ảnh Hưởng Của Vxh Đến Lợi Ích Của Ndđp Trong Phát Triển Du Lịch Và Dlst
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Nguồn | Khái niệm | Bình luận | |
7 | TIES, 1991 (dẫn theo Wood, 2002) | DLST là du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và sự phát triển thịnh vượng của NDĐP được bảo đảm bền vững. | mà phải có các giá trị văn hóa địa phương và gắn liền với bảo tồn, BVMT, giảm thiểu các tác động của du khách nhằm mục đích phát triển DLBV. Đặc biệt, DLST phải đảm bảo sự phồn thịnh cho cộng đồng thông qua đóng góp nhiều nhất lợi ích cho NDĐP trên các mặt tài chính, KT - XH. |
8 | Rahemtulla and Wellstead (2001) | DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của HST, đồng thời có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho NDĐP. | |
9 | IUCN (dẫn theo Wood, 2002) | DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết về thiên nhiên (kèm theo các đặc trưng văn hoá - từ quá khứ đến hiện tại) thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách và đóng góp những lợi ích tích cực cho sự phát triển KT - XH của NDĐP. | |
10 | Buckley (1994) | Chỉ có du lịch dựa vào tự nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST. | Nhấn mạnh khía cạnh phải được quản lý bền vững và có giáo dục môi trường trong DLST. Theo đó, DLST phải gắn với các hoạt động diễn giảng, thuyết minh để cung cấp và giải thích thông tin về giá trị tài nguyên, trách nhiệm ủng hộ bảo tồn. |
11 | Allcock et al. (1994) | DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên liên quan đến giáo dục và giải thích về môi trường tự nhiên (bao gồm cả thành phần văn hóa) và được quản lý để đảm bảo bền vững môi trường với sự tham gia trực tiếp của NDĐP. | |
12 | TIES (2015a) | Bổ sung thêm nội dung so với năm 1991: …có các hoạt động liên quan đến giáo dục và có nhiệm vụ diễn giải; làm sáng tỏ những giá trị của môi trường, nền văn hóa bản địa. | |
13 | Lê Huy Bá (2000) | DLST là một loại hình du lịch lấy các HST đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. | Các khái niệm về DLST ở Việt Nam cũng chỉ ra các yếu tố đặc trưng của DLST là “dựa vào tài nguyên thiên nhiên”, hỗ trợ bảo tồn, gắn với giáo dục môi trường, có hỗ trợ cộng đồng và được |
Nguồn | Khái niệm | Bình luận | |
Phạm | DLST là du lịch thiên nhiên, có giáo dục môi | quản lý bền vững. | |
14 | Trung Lương | trường, có hỗ trợ bảo tồn, phát triển cộng đồng và được quản lý bền vững. | Tuy nhiên, các khái niệm chưa nhấn |
(2002) | mạnh và nêu rõ các | ||
Luật du | DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên | lợi ích mang lại cho | |
15 | lịch Việt Nam | nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm PTBV. | NDĐP khi họ tham gia phát triển DLST. |
(2005) |
Nguồn: Kế thừa tổng hợp của Phùng Thị Hằng và cộng sự (2017), bình luận của tác giả
Các khái niệm trên đây được trình bày theo nhóm các vấn đề tiếp cận dưới góc nhìn của các nhóm tác giả khác nhau và một vài khái niệm có sự thay đổi, bổ sung các khía cạnh mới qua các nghiên cứu về sau. Trong đó, các khái niệm được quan tâm và trích dẫn nhiều nhất là khái niệm của Lascurain (1983, 1987), các khái niệm của Hiệp hội DLST thế giới (TIES, 1991, 2015). Dưới góc độ nghiên cứu cá nhân, các khái niệm do tác giả Lascurain đưa ra dựa trên những kinh nghiệm tổng kết từ nghiên cứu về DLST của hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới và ông nhấn mạnh đặc trưng của DLST là diễn ra ở những địa bàn có cảnh quan thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn, du khách được nâng cao hiểu biết và trải nghiệm qua những khám phá về thế giới tự nhiên hoang dã cũng như các giá trị văn hóa bản địa với sự tham gia của NDĐP nhưng phải đảm bảo tác động tối thiểu đến môi trường và tăng cường bảo tồn; đồng thời phải mang lại nhiều nhất những lợi ích thiết thực cho NDĐP. Dưới góc độ nghiên cứu của một tổ chức, các khái niệm của TIES đưa ra tiếp tục khẳng định “tính trách nhiệm” của DLST với các giá trị tài nguyên (thiên nhiên và văn hóa bản địa) thông qua các hoạt động bảo tồn và đảm bảo các lợi ích mang lại sự phát triển thịnh vượng cho cộng đồng. Ngoài ra, TIES (1995) đã bổ sung và làm sáng tỏ hơn đặc điểm “ưu việt” của loại hình DLST trong nỗ lực ủng hộ bảo tồn và BVMT các thông qua các hoạt động diễn giảng và giáo dục môi trường.
Kế thừa từ các nghiên cứu trước và trên quan điểm nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra khái niệm DLST làm căn cứ định hướng tiếp cận nghiên cứu về DLST như sau: DLST là loại hình du lịch dựa vào các giá trị hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa; gắn với sự tham gia chủ yếu của NDĐP và bên liên quan khác; có các hoạt động diễn giải, giáo dục môi trường và hỗ trợ bảo tồn; thúc đẩy các hoạt động kinh doanh du lịch có quy mô nhỏ và tiêu thụ thấp (nguồn tài nguyên) nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm và nâng cao hiểu biết cho khách du lịch; đồng thời mang lại lợi ích kinh tế, VH - XH, môi trường, góp phần nâng cao vị thế cho NDĐP và các bên liên quan.