Đề Xuất Một Sô Giải Pháp Của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nhằm Đào Tạo Trình Độ Trên Chuẩn Giáo Viên Tiểu Học Tại Tỉnh Bà Rịa


2.3.4. về giải pháp chính sách, chế độ hỗ trợ.

Nhà trường đã tham mưu với ngành, với tỉnh để có được các chế độ khác ngoài chế độ chung của nhà nước, nhằm thu hút học sinh giỏi vào trường, động viên cán bộ, giáo viên an tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ và tăng nguồn lực cho nhà trường.

Năm 1997- 2000, tỉnh cấp học bổng cho 100% học sinh trường sư phạm với mức bình quân 100.000 đồng/người/tháng có tác dụng tích cực đến việc thu hút học sinh. Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển so với thí sinh dự thi qua k1 thi tuyển sinh năm sau thấp hơn năm trước (tỷ lệ chọi cao) và như vậy chọn được nhiều học sinh giỏi vào trường.

Sinh viên ra trường được bố trí công tác. Tỉnh có chính sách hỗ trợ (200.000đồng/người) cho giáo viên về nhận nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng cao (KY 1-ve).

Giáo viên đi học (tại chức để chuẩn hoa, nâng chuẩn) được tạo điều kiện thuận lợi, được hỗ trự tiền ăn, tiền xe đi lại,

Tỉnh cấp đất ở cho giáo viên trường sư phạm để đội ngũ làm nhiệm vụ đào tạo này an cư, ổn định, an tâm công tác tạo lực cho đội ngũ tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nói chung và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nhà trường nói riêng.


Kết luận chương


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có lợi thế so sánh với các địa phương khác. Trong nhiều năm qua, nhờ sự hỗ trợ bên ngoài, sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ nhà trường, công tác đào tạo giáo viên nói chung và đào tạo giáo viên tiểu học nói riêng tại trường CĐSP đạt được kết quả nhất định. Đội ngũ giáo viên tiểu học đã đủ về số lượng, ngày càng được nâng cao về chất lượng, tuy nhiên còn nhiều khó khăn, bất cập. Với thực trạng này, sự cần thiết phải có các giải pháp mới, đồng bộ, khả thi. Có như vậy, nhiệm vụ đào tạo giáo viên trên chuẩn, vượt chuẩn mới đạt kết quả cao.


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SÔ GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHẰM ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRÊN CHUẨN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU.‌

Các giải pháp hiện hữu đã có tác dụng nhất định trong việc đào tạo giáo viên tiểu học trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên để đẩy nhanh tốc độ đào tạo trên chuẩn đạt mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo, thực hiện sứ mạng của nhà trường trong thời k1 mới, chúng ta cần nghiên cứu và đề ra các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ, phù hợp với điều kiện các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) hiện nay để các giải pháp khả thi.

1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO‌

1.1. Các giải pháp về quy họach, kế hoạch đào tạo‌


Theo thống kê tại bảng 1 (chương II), số giáo viên trình độ trên chuẩn mới chỉ có 229 người (chiếm gần 6%), để đạt được tỷ lệ giáo viên trên chuẩn vào năm 2010 là trên 50%, cần phải có giải pháp về kế hoạch đào tạo phù hợp với các nguồn lực của tỉnh, của trường và đảm bảo chất lượng đào tạo.

Tổng số GVTH hiện nay là 4107 người, với tỷ lệ bình quân trên lớp là 1.19 (GV/ lớp). Dự kiến đến năm 2010, khi thực hiện chương trình tiểu học hai buổi/ngày và giảm sĩ số bình quân trên lớp (hiện tại là 32 học sinh/lớp) để thực hiện giảng dạy theo chương trình mới, phương pháp dạy học mới th1 số giáo viên sẽ tăng lên.

Nếu tăng tỷ lệ GVTH trên lớp lên 1.25 thì số giáo viên cần tăng thêm là 207 người (4107*1.25/1.19); nếu giảm sĩ số học sinh xuống còn 30 em /lớp, thì số giáo viên cần tăng thêm 257 người. Như vậy, số giáo viên cần bổ sung là 464 người.

Số giáo viên đến tuổi nghỉ hưu đến năm 2010 là 425 người (số liệu bảng 3, chương

II).


Tổng số giáo viên cần bổ sung cho GV nghỉ hưu và cho nhu cầu tăng thêm là khoảng 900 đến 1000 người. Tổng số giáo viên tiểu học đến năm 2010 khoảng 4600- 4800 người. Với mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn, nghĩa là số GVTH trên chuẩn khoảng 2300-2400 người. So với hiện tại, cần được đào tạo mới và đào tạo nâng chuẩn khoảng hơn 2000 người, do đó, mỗi năm phải có 300 GVTH đạt trình độ trên chuẩn.

Đào tạo tập trung chính quy trình độ CĐSP (trên chuẩn), từ 100 đến 150 người/ năm. Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt, số giáo viên được đào tạo ra chủ yếu thay thế số giáo viên nghỉ hưu và giáo viên dạy các môn đặc thù, cho nên trong các năm trước mắt, đào tạo tập trung chính quy với số lượng hàng năm từ 40 đến 80 GVTH là phù hợp.

Đào tạo tại chức trình độ CĐSP (trên chuẩn), từ 250 đến 300 người/ năm. Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt, số giáo viên trình độ (12+2) +1 hiện chưa được cấp bằng, chưa được hưởng chế độ chính sách g1 khác so với giáo viên khác, v1 vậy số GVTH này cần được chuẩn hoa CĐSP, ngoài ra số giáo viên cần được nâng cao kiến thức để đáp ứng đổi mới chương trình tiểu học rất lơn, nên trong vài năm trước mắt, đào tạo nâng chuẩn bình quân 300 giáo viên/năm là thích hợp.

Thăm dò ý kiến của 28 CBQL các trường tiểu học đại diện cho các trường tiểu học trong tính về nhu cầu đào tạo trình độ trên chuẩn GVTH, ta thu được các số liệu ở bảng 1: Nhu cầu đào tạo trình độ tiên chuẩn giáo viên tiểu học.

Kết quả trên cho thấy số giáo viên rất cần ưu tiên đào tạo trên chuẩn theo 1

Kết quả trên cho thấy số giáo viên rất cần ưu tiên đào tạo trên chuẩn theo thứ tự là hệ 12+2 (hơn 57% ý kiến cho rằng rất cần; 21,43% ý kiến cho rằng cần), hệ 9+3 (có 50% người cho ý kiến rất cần) và các hệ đào tạo khác. Đại đa số (gần 80%) cho rằng sự cần thiết và rất thuận lợi cho việc đào tạo trên chuẩn số giáo viên trình độ 12+2.


Tuy nhiên, số giáo viên trình độ 9+3 trong toàn tỉnh là 677 người, trong đó đa số là chưa đạt chuẩn cũng cần được đào tạo nâng cao trình độ (vượt chuẩn) lên CĐSP.

1.2. Các giải phấp về phương thức đào tạo‌


Để nhanh chóng thực hiện được kế hoạch đề ra, các giải pháp về hình thức đào tạo được chú ý nhiều đến điều kiện học tập của các học viên, nhất là điều kiện về thời gian, việc sắp xếp, bố trí chuyên môn ở các trường. Bởi v1, số GV tham gia học tập nâng chuẩn theo kế hoạch với lưu lượng hàng năm khoảng hơn 10% sô" giáo viên toàn tỉnh (từ năm thứ nhất đến năm cuối). Đây là khó khăn không nhỏ cho các trường tiểu học khi sắp xếp bố trí chuyên môn.

Kết quả thăm dò ý kiến của 28 CBQL đại biểu của các trường tiểu học trong tỉnh về các hình thức đào tạo cơ bản:

(1) Đào tạo tại chức với thời gian học tập từ 2-3 ngày/tuần/tháng và thời gian hè,toàn khoa đào tạo trong 3 năm (đang thực hiện tại trường hiện nay);

(2) Đào tạo chuyên tu trong thời gian 1 năm;

(3) Đào tạo tại chức với thời gian học tập từ 1-2 tuần/tháng và thời gian hè, toàn khoa đào tạo trong 2 năm;

(4) Đào tạo tại chức với thời gian học tập chỉ trong hè, toàn khoa đào tạo 4 năm. Bảng 2: Kết quả thăm dò CBQL trường tiểu học xếp theo thứ bậc (28 phiếu trả lời).

Kết quả bảng 2 ta thấy đa số CBQL đồng ý hình thức đào tạo trong hè v1 cho 2

Kết quả bảng 2, ta thấy đa số CBQL đồng ý hình thức đào tạo trong hè, v1 cho rằng thuận lợi trong việc bố trí chuyên môn, không ảnh hưởng đến kế hoạch chuyên môn


(75%), kế đến là 39.3% ý kiến đồng ý chỉ học 2-3 ngày/tuần và kéo dài thời gian trong 3 năm như hiện nay nhà trường đang đào tạo và chủ yếu tập ừung vào các nsàv thứ 6. 7, CN tronơ tuần để ít bị xáo trộn chuyên môn ở các trường (tiểu học). Riêng hệ chuyên tu, tập trung theo kiểu luân phiên, số giáo viên đi học được thoát ly hoàn toàn giảng dạy trong thời gian 1 năm, sau khi tốt nghiệp về trường công tác, thế chỗ cho giáo viên khác tập trung học tập khoa mới, như vậy nhà trường luôn đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy, không bị động trong sắp xếp chuyên môn; về chất lượng đào tạo có thể tốt hơn do thời gian học tập không ngắt quãng, bản thân người học yên tâm, tập trung học tập và có nhiều thuận lợi khác. Có đến 89,3% ý kiến không đồng ý phương thức đào tạo này và chỉ có 10, 7% đồng ý. Kết quả cho thấy, CBQL các trường còn có băn khoăn v1 chỉ tiêu biên chế "cứng", nếu mỗi trường có một vài giáo viên học chuyên tu trong thời gian 1 năm sẽ xẩy ra tình trạng thiếu giáo viên.

Trung tâm của vấn đề là người học, đội ngũ GVTH đang phải vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của m1nh, vừa tham gia học tập để nâng cao trình độ kiến thức, đáp ứng yêu cầu của cá nhân và xã hội. Khi chưa có chính sách rõ ràng về việc đào tạo (trên chuẩn), họ phải chọn cho m1nh một hình thức học tập thích hợp, chủ yếu là đáp ứng được yêu cầu về thời gian giảng dạy tại trường tiểu học của bản thân, một bộ phận không nhỏ có tư tưởng giữ chỗ (giảng dạy, công tác) mà chưa quan tâm nhiều về chất lượng đào tạo.

Bảng 3 : Kết quả thăm dò học viên CĐSP Tiểu học tại chức năm thứ 3 (76 phiếu trả

lời).


Như vậy qua việc thăm dò ý kiến của 76 84 học viên năm thứ ba khoa đầu tiên 3


Như vậy, qua việc thăm dò ý kiến của 76/84 học viên năm thứ ba (khoa đầu tiên đang được đào tạo tại trường) đa số là giáo viên giỏi, tể trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý và có thâm niên giảng dạy, công tác tại các trường tiểu học , kết quả tương đối phân tán, các hình thức học tập không tập trung được chú ý nhiều hơn, hình thức chuyên tu một năm ít người đồng ý hơn các hình thức khác.

Đối với học viên năm thứ nhất, số liệu thăm dò được tách thành hai loại. Loại thứ nhất là các học viên đã tốt nghiệp hệ (12+2) +1, thực chất đã được đào tạo theo chương trình CĐSP tiểu học ghép hai môn Văn-Nhạc, Toán-Hoạ nhưng chưa có pháp nhân đào tạo và việc tổ chức thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp chưa đúng quy định.

Bảng 4 : Kết quả thăm dò ý kiến học viên năm thứ nhất, khoa 3EU 3E2 (đã tốt nghiệp 12+2+1) - có 58 phiếu trả lời.

Số liệu bảng 4 cho thấy trong 58 63 học viên đang học tại trường trả lời 4

Số liệu bảng 4 cho thấy trong 58/63 học viên đang học tại trường trả lời về sự lựa chọn hình thức đào tạo có 23 ý kiến (39.66%) chọn hình thức học tập thứ íẫ) là phù hợp với suy nghĩ và điều kiện của họ. Bởi v1 theo học hình thức này, học viên rút ngắn được thời gian học tập và không thoát li giảng dạy; kế tiếp là hình thức học tập chuyên tu; rất ít ý kiến chọn hình thức học tập CD như hiện nay.

Bảng 5: Kết quả thăm dò ý kiến học viên năm thứ nhất, khoá 3E3, 4, 5, 6 (tốt nghiệp 12 + 2) – có 193 phiếu trả lời.

Đây là kết quả thăm dò ý kiến của loại thứ hai là các học viên tuyển 5


Đây là kết quả thăm dò ý kiến của loại thứ hai là các học viên tuyển đại ưầ có sự ưu tiên theo giới thiệu của các Phòng GD-ĐT trong tỉnh tốt nghiệp THSP hệ 12+2 với đa số chọn hình thức học tập ® ( có 117/193 phiếu chọn, chiếm tỷ lệ 60.62%), kế đến là hình thức học tập như hiện nay (23.32%), trong khi hình thức học tập ạ ít được chọn nhất (chỉ có hơn 3%).

Bảng 6 : Kết quả thăm đò ý kiến giảng viên CĐSP về hình thức đào tạo (43 phiếu trả lời)

Đối với giảng viên trường CĐSP những người đã và đang đảm nhận nhiệm 6

Đối với giảng viên trường CĐSP, những người đã và đang đảm nhận nhiệm vụ đào tạo nâng chuẩn, người quyết định chất lượng đào tạo, ta thấy kết quả đa số chọn hình thức đào tạo thứ tư (chỉ học trong hè) và hình thức đào tạo như hiện nay (hình thức thứ nhất). Cho thấy áp lực công tác của giảng viên trong năm học tương đối lớn. Có đến 29/43 giảng viên chọn hình thức thứ tư (chiếm 67,44%) và 22/43 ý kiến (chiếm 51,16%) chọn phương thức thứ nhất.

Có sự khác biệt về ý kiến lựa chọn giữa các đối tượng điều tra là điều đương nhiên. Giảng viên trường CĐSP và CBQL các trường tiểu học chọn hình thức thứ tư v1 do áp lực công việc trong năm học hoặc không muốn xáo trộn kế hoạch chuyên môn ở các trường tiểu học. số học viên năm 3 lựa chọn hình thức đầu tiên mà họ đang thực hiện v1 đa số họ là cán bộ chuyên môn chủ chốt của các trường, một mặt do nhu cầu cần học tập nâng cao, mặt khác cần có thời gian nhất định hàng tuần để chỉ đạo chuyên môn. Còn số học viên năm 1 thì lại chọn hình thức thứ ba để rút ngắn thời gian học tập và đảm bảo được công tác chuyên môn hàng tháng, hàng kỳ. Tuy nhiên đây chỉ là các số liệu tham khảo, cần phân tích để đề xuất các hình thức học tập thích hợp cho mỗi loại đối tượng học tập nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và thuận lợi cho người học, người dạy.


Về thứ tự ưu tiên hình thức học tập , qua thăm dò ý kiến của học viên năm thứ 3 và giảng viên nhà trường ta thấy :

Bảng 7 : Kết quả thăm dò học viên CĐSP Tiểu học tại chức năm thứ 3 về thứ tự ưu tiên các hình thức đào tạo (76 phiếu trả lời).

Ưu tiên 1 hình thức đào tạo 4 được 27 63 số ý kiến lựa chọn kế tiếp là 7

Ưu tiên 1, hình thức đào tạo (4) được 27.63% số ý kiến lựa chọn, kế tiếp là hình thức đào tạo (1) (26.32%); đứng hàng thứ ba là hình thức đào tạo (2) (21.05%) và sự lựa chọn cuối cùng là hình thức đào tạo (3) (là 13.16%). Đối với ưu tiên 2, hình thức học tập

(1) và (2) được nhiều ý kiến lựa chọn nhất. Trong khi ưu tiên 3 thì hình thức đào tạo thứ

(3) được lựa chọn nhiều hơn. Như vậy, nhìn chung giữa các nhóm ưu tiên có sự phân tán về ý kiến lựa chọn. Tuy nhiên có sự tập trung về hình thức học tập (1) và lưu ý về hình thức lựa chọn (2).

Bảng 8 : Kết quả thăm dò ý kiến giảng viên CĐSP về thứ tự ưu tiên về hình thức đào tạo (43 phiếu trả lời).

Đối với giảng viên kết quả thăm dò cho thấy với ưu tiên 1 hình thức đào 8


Đối với giảng viên kết quả thăm dò cho thấy với ưu tiên 1, hình thức đào tạo chuyên tu có nhiều ý kiến lựa chọn nhất (32.56%), kế đến là hình thức ® và sau cùng là hình thức đào tạo trong hai năm. Điều đó cho thấy, mặc dù do áp lực công việc, có nhiều ý kiến của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023