Tuy nhiên số ý kiến này thiên về ý kiến chủ quan của các giảng viên trực tiếp giảng dạy các nhóm học phần (phần chung, Toán, Văn) nên kết quả chỉ để tham khảo.
Từ sự phân tích nêu trên, chương trình đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và đào tạo tại chức trên chuẩn cần có nhữn? đổi mới.
2. 1. Các giải pháp về chương trình đào tạo chính quy tập trung.
+ Khung chương trình đào tạo - phần bắt buộc của chương trình đào tạo:
Theo khung chương trình hiện hành 195 ĐVHT hoặc chương trình thử nghiệm 180 ĐVHT. Theo khung chương trình đào tạo hiện hành, các môn năng khiếu đặc thù như Nhạc, Hoa, Thể dục chiếm 29/195 ĐVHT, tỷ lệ 14,9%; trong khi chương [r1nh tiểu học mới thời lượng các môn học này là 455/3955 tiết. tỷ lệ 11,5%. Mặc dù xét về mặt tỷ lệ thời lượng chương trình học tiểu học và tỷ lệ chương trình đào tạo tại trường CĐSP ta thấy có sự tương ứng nhất định, nhưng thực tế với 10 ĐVHT, tươn2 đươniỉ với 150 tiết học Am nhạc trong chương trình đào tạo rất khó cho giáo viên ra trường có thể dạy được môn Nhạc. Tương tự như vậy cho các môn đặc thù khác.
Về các môn chuyên sâu trong đào tạo, theo quy định các cơ sở giáo dục có thể chọn hai phương án, chọn 2 trong 5 môn hoặc 1 trong 5 môn (Văn, Toán, Thể dục, Am nhạc, Mỹ thuật). Phân tích các sự lựa chọn này ta thấy:
Có thể bạn quan tâm!
- Đào Tạo Giáo Viên Tiểu Học Trình Độ Trên Chuẩn:
- Đề Xuất Một Sô Giải Pháp Của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nhằm Đào Tạo Trình Độ Trên Chuẩn Giáo Viên Tiểu Học Tại Tỉnh Bà Rịa
- Các Giải Pháp Về Chương Trình Đào Tạo.
- Các Giải Pháp Về Mối Quan Hệ Trách Nhiệm Giữa Các Đơn Vị, Tổ Chức Liên Quan Là Điều Kiện Cho Các Giải Pháp Nêu Trên Khả Thi.
- Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 13
- Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Chọn 2 môn Toán-Văn (như nhà trường đang đào tạo hiện nay) : Văn có 34 ĐVHT, Toán có 27 ĐVHT và các môn đặc thù nêu trên chỉ có 29 ĐVHT. sản phẩm ra trường rất khó khăn , thậm chí không dạy được đủ 9 môn ở tiểu học.
- Chọn 2 môn Toán- Mỹ thuật (như một số lớp 12+2+1 nêu ở phần trên) : Văn (20ĐVHT), Toán (27 ĐVHT), Mỹ thuật (24 ĐVHT), Nhạc (10 ĐVHT). Sinh
viên tốt nghiệp có thể dạy chuyên trách môn Mỹ ứiuật, tuy nhiên các môn đặc thù còn lại có khó khăn như tr1nh bày trên.
- Tương tự như vậy, nếu chọn 2 mồn Văn- Nhạc (như một số lớp 12+2+1 nêu ở phần trên) thì giáo viên chỉ có thể dạy chuyên trách môn Nhạc, môn Toán chỉ dược đào tạo 13 ĐVHT, chưa đủ kiến thức để giáo viên có thể dạy được tất cả các lớp.
- Chọn 2 môn Nhạc-Mỹ thuật, ta sẽ có chương trình Toán 13 ĐVHT, Văn 20 ĐVHT, Nhạc và Mỹ thuật 24 ĐVHT.
- Chọn 1 trong 5 môn, chỉ có thể đào tạo giáo viên dạy chuyên trách các môn riêng lẻ, không thể dạy đồng loạt các môn ở tiểu học được.
Như vậy, về tương lai có thể phát triển năng lực chuyên sâu một hoặc hai môn nào đó (trong 5 môn) mà theo dự thảo chương tành mới là chuyên sâu một môn (trong 9 môn học tương ứng ở bậc tiểu học) chúng ta có thể đào tạo theo khung chương trình tr1nh bày trên. Tuy nhiên, mục tiêu các năm trước mắt, đào tạo giáo viên tiểu học dạy đủ các môn, dạy được tất cả các lớp ở tiểu học, khung chương trình đào tạo nên cấu trúc theo phương án chuyên sâu hai môn Nhạc- Mỹ thuật, điều chỉnh khối lượng kiến thức đào tạo các môn, theo hướng tăng thêm số ĐVHT môn Toán, giảm số ĐVHT môn Văn.
+ Chương trình chi tiết - phần trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
Căn cứ vào khung chương trình, các cơ sở đào tạo biên soạn chương trình chi tiết môn học, các học phần để vừa đảm bảo khối lượng kiến thức, kĩ năng và đảm bảo phù
hợp với thực tế giảng dạy tại các trường tiểu học theo chương trình tiểu học mới và phù hợp với yêu cầu mới khác.
Thực tế chương trình hiện tại còn một số bất cập, một mặt do có sự thay đổi về quy định, chính sách cho bậc học, ngành học; mặt khác do có sự đổi mới chương trình giáo dục tiểu học (mà đúng ra phải đổi mới đào tạo Sư phạm trước) và sự phát triển chung đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức mới.
Chương trình đào tạo mới với xu hướng giảm còn từ 175 đến 180 ĐVHT, trong khi một số học phần đòi hỏi tăng thời lượng, v1 vậy cần cơ cấu, điều chỉnh lại một nội dung chi tiết trong các học phần theo khung chương trình, cụ thể là :
- Giảm nội dung phần phổ cập giáo dục tiểu học thuộc môn giáo dục học v1 phổ cập giáo dục đã chuyển sang giai đoạn mới- phổ cập THCS, THPT.
- Tăng thêm phần lớp linh hoạt, thuộc học phần các hình thức tể chức dạy học (môn giáo dục học) , đây là mô h1nh lớp học theo phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học hiện đại.
- Các học phần về Văn- Tiếng Việt cần điều chỉnh theo hướng giảm bớt phần Văn để tăng phần Tiếng Việt, nhất là PPDH Tiếng Việt.
- Tăng thời lượng học phần thực hành giải toán tiểu học
- Giảm mạnh thời lượng các học phần Anh văn, đồng thời tăng thêm thời lượng học phần tin học với mục tiêu giáo viên có thể sử dụng máy tính để dạy học, hỗ trợ dạy học và sử dụng được một số phần mềm cơ bản phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
- Bổ sung học phần Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành theo quy định hiện hành để giáo viên không phải qua k1 thi tuyển công chức.
- Bổ sung học phần về giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, giáo dục dân số và giáo dục gia đ1nh là các vấn đề mang tính thời đại.
Ngoài ra, có thể đào tạo theo chương trình CĐSP Thể dục-Công tác Đội để đào tạo giáo viên dạy chuyên trách thể dục và làm công tác Tổng phụ trách cho cả trường tiểu học và trường THCS.
2.2. Các giải pháp về chương trình đào tạo không chính quy (chuyên tu, tại chức) Song song với chương trình đào tạo chính quy tập trung là chương trình đào tạo nâng cao trình độ từ THSP 12+2 lên CĐSP.
+ Khung chương trình đào tạo - phần bắt buộc của chương trình đào tạo:
Phần hoàn thiện, cập nhật hoa kiến thức cần tăng thời lượng học phần tin học và phần sư phạm tiểu học , nhất là những vấn đề về phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học tiểu học, đồng thời giảm căn bản thời lượng môn Anh văn, v1 thực tế chương trình chính quy mới đang dạy thí điểm của tất cả các ngành đào tạo trình độ CĐSP nói chung đã giảm xuống còn lo ĐVHT.
Phần chuyên sâu, nâng cao gồm 30 ĐVHT được lựa chọn theo hai phương án, hoặc chọn 2 trong 5 môn, hoặc chọn 1 trong 5 môn như nêu ở phần trên.
- Lớp hoàn chỉnh CĐSP cho số giáo viên hệ (12+2+1) theo khung chương trình 24 ĐVHT, gồm 7 ĐVHT phần cập nhật kiến thức và 17 ĐVHT kiến thức chuyên sâu, trong đó 10 ĐVHT Am Nhạc (cho lớp Văn-Nhạc trước đây) và Mỹ thuật (cho lớp Toán-Hoạ trước đây).
- Lớp chọn 2 trong 5 môn, hạn chế đào tạo theo chương trình 2 môn Văn-Toán, mà tập trung đào tạo theo chương trình 2 môn Nhạc- Hoa có điều chỉnh một số học phần như nêu trong phần đào tạo chính quy.
- Có thể đào tạo một số ít lớp theo chương trình chọn 1 trong 5 môn, dành cho giáo viên hiện đang dạy chuyên trách các môn ở tiểu học.
+ Chương trình chi tiết - phần trách nhiệm của các cơ sỡ đào tạo.
Với khung chương trình trên, tương ứng với các lớp đào tạo, đề xuất có sự điều chỉnh về chương trình chi tiết sau đây:
- Lớp hoàn chỉnh trình độ CĐSP với 24 ĐVHT được phân bổ :
Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 ĐVHT ; Tin học 3 ĐVHT
Giáo dục học 2 ĐVHT (phần phương pháp dạy học tích cực)
PPDH Tiếng Việt 3ĐVHT ; PPDH Toán 4 ĐVHT
Âm Nhạc và PPDH 10 ĐVHT ; (cho lớp Văn - Nhạc trước đây) Mĩ Thuật và PPDH 10 ĐVHT ; (cho lớp Toán-Hoạ trước đây)
- Lớp đào tạo theo môn lựa chọn 2 môn Văn-Toán :
Phần PPDH Tiếng Việt (4 ĐVHT) thay nội dung "Dạy Tiếng Việt cho dân tộc" bằng phương pháp tổ chức, giảng dạy các lớp linh hoạt; giảm bớt nội dung "hoạt động giao tiếp và việc dạy học Tiếng Việt" để thêm vào nội dung "Sử dụng các phương tiện dạy học môn Tiếng Việt", v1 thực chất phần giao tiếp được thực hiện trong phần chung (các học phần về tâm lý học).
Phần PPDH Toán cần tăng thời lượng cho nội dung thực hành giải toán tiểu học và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học.
Phần hoàn thiện cập nhật kiến thức, ngoài việc tăng phần Tin học, giảm phần Anh văn như nêu trong phần khung chương trình, chương trình chi tiết cần đưa nội dung "Pháp luật đại cương và Giáo dục pháp luật tại trường tiểu học", v1 đây là các kiến thức cần cập nhật cho giáo viên và phần nội dung này chưa được thực hiện ở trong chương trình đào tạo 12+2; giữ nguyên 2 ĐVHT môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng giảm phần Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học tương ứng số tiết tăng thêm phần Pháp luật.
Đối với giáo viên hệ chuẩn 9+3 trước đây (hiện nay là chưa chuẩn), mặc dù chưa có khung chương trình đào tạo trình độ CĐSP cho hệ này, nhưng căn cứ vào khung chương trình đào tạo hệ 12+2 (điều chỉnh năm 1995) và chương trình 9+3 (năm 1994) ở bảng so sánh khung chương trình các học phần thuộc bộ môn Văn các hệ đào tạo.
Ta thấy chương trình 1 (CT1) và chương trình 2 (CT2) giống nhau cơ bản ở các phần. CT1 có học thêm một số nội dung kiến thức thuộc chương trình THPT.
Đối với khung chương trình các học phần thuộc bộ môn Toán các hệ đào tạo.
CT1 và CT2 giống nhau cơ bản ở phần 1, 2, 3, 4, 5, li và 12, tuy nhiên có khác nhau về mức độ kiến thức. CT1 học thêm phần 8, 9 là chương trình Toán THPT, CT2 học thêm phần 7.
Nhìn chung, cơ bản hai chương trình này tương đương về phần chuyên môn nghiệp vụ chung (v1 cùng tiếp cận hoặc chuyển hẳn theo khung chương trình đào tạo CĐSP), phần PPDH các môn Toán, Tiếng Việt, Nhạc, Hoa và một số môn khác nhìn chung hai chương trình tương đương. Chương trình 9+3 có 2 phần chuyên môn có sự chênh lệch thấp hơn đáng kể so với chương trình 12+2 là Tâm lí- Giáo dục học (180 tiết ở chương trình 12+2 so với 165 tiết ở chương trình 9+3) ; môn Tự nhiên-Xã hội (105 tiết so với 75 tiết) và một phần chuyên sâu là Đại số (đại số cao cấp) 21 tiết có trong chương trình 12+2, không có trong chương trình 9+3.
Như vậy, đối với hệ này có thể áp đụng chương trình 900 tiết để đào tạo trình độ CĐSP với điều kiện, giáo viên phải tốt nghiệp PTTH hoặc BTTH, được chuẩn hoa chương trình 12+2, chủ yếu là một số học phần còn có sự chênh lệch thiếu so với chương trình 12+2, cụ thể là môn TN-XH, giáo dục học mà chủ yếu là phần lí luận dạy học, phương pháp dạy học mới và môn đại số (phần đại số cao cấp). Ưu tiên các phương án chọn phần chuyên sâu gồm 2 trong 3 môn Thể dục, Am nhạc & PPDH Am nhạc, Mỹ thuật & PPDH Mỹ thuật hoặc chọn 1 trong 3 môn nêu trên để hạn chế bớt sự cách biệt kiến thức CT1 và CT2 nhất là các học phần thuộc các bộ môn Toán và Văn.
Ngoài ra có thể áp dụng chương trình CĐSP chính quy để đào tạo chuyên tu hoặc tại chức có điều chỉnh cắt giảm các phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, thực tập sư phạm, Anh văn, một số ĐVHT các môn chung khác. Đối với chương trình này, phần chuyên sâu có thể chọn 2 trong 5 môn theo quy định của khung chương trình.
3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ ĐỘI NGŨ.
Đội ngũ trường CĐSP có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học nói riêng. Với yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo, đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra, đội ngũ nhà trường (CĐSP) không ngừng phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ nhà trường phải đủ về số lượng và cơ cấu môn học , ngành học tương ứng với các ngành đào tạo; trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ phải không ngừng được nâng cao.
Về nhận thức tổng quan, để đào tạo được giáo viên trình độ CĐSP- cử nhân cao đẳng, đội ngũ làm công tác đào tạo phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực và kinh nghiệm giáo dục , giảng dạy tương ứng, để thực sự là "thầy của thầy". Theo cách tiếp cận về nội dung, chương trình đào tạo, các học phần đào tạo nâng chuẩn chủ yếu là phần cập nhật kiến thức và nâng cao chuyên sâu về kiến thức, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đi đầu đón trước về kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức về giáo dục chuyên nghiệp, giảng viên phải là người đầu tiên tiếp cận và vận dụng phương pháp dạy học mới, tri thức mới. V1 vậy, giải pháp về đội ngũ có vai trò là bước đột phá quan trọng trong công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.
Để có được đội ngũ "tinh nhuệ" đáp ứng được yêu cầu công tác đào tạo, trước hết sử dụng phương pháp tự đào tạo, huấn luyện tại chỗ (on-the-job-training). Theo đó, giảng viên, cán bộ phải tự nghiên cứu, học tập nâng cao nhận thức, tích lũy tri thức, rèn luện kỹ năng nhằm cập nhật kiến thức, đúc rút kinh nghiệm bằng nhiều hình thức học tập khác nhau như học trên mạng, học ở đồng nghiệp, trong tài liệu, trong quá tr1nh giảng dạy, công tác. Đây là phương pháp đào tạo phổ biến. Tuy nhiên, đội ngũ cần phải được đào tạo qua các chương trình phát triển, huấn luyện ngoài công việc (off-the job- training). Theo đó, đội ngũ được tham gia các khoa đào tạo , huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn , nghiệp vụ, tập huấn nâng cao năng lực hành động, năng lực sư phạm và các khả năng khác.
Để có đủ giảng viên giảng dạy các bộ môn tương ứng trong chương trình đào tạo, tuyển dụng được chú ý đầu tiên. Các bộ môn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn tuyển dụng giảng viên trình độ trên đại học bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó ưu tiên tuyển chọn giảng viên trẻ để đảm trách giảng dạy các phần nâng cao, chuyên sâu; các giảng viên đã có quá tr1nh giảng dạy ở trường phổ thông để giảng dạy phần PPDH. Các bộ môn năng khiếu đặc thù, phải tuyển được giảng viên trình độ tối thiểu tốt nghiệp ĐH chuyên ngành, ưu tiên những người có năng lực sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy.
Trong những năm trước mắt, với kế hoạch đào tạo gần 400 GVTH trên chuẩn cả chính quy và không chính quy, quy mô sinh viên bình quân hàng năm khoảng 800, tương đương với 20 lớp (hiện tại là 14 lớp). Mỗi khoa học có 14 ĐVHT (200 tiết) cho mỗi môn