Nhóm Giải Pháp Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Và Ứng Dụng Khoa Học - Công Nghệ Phục Vụ Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc


Những sản phẩm du lịch nổi bật của vùng là: du lịch tham quan, thắng cảnh biển, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị của nền Văn minh Lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống, du lịch đô thị, du lịch MICE… Trong những năm tới, vùng cần đầu tư, phát triển những dòng sản phẩm này, phối hợp tổ chức các chương trình du lịch thể hiện những nét đặc thù của vùng KTTĐ phía Bắc về tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, sinh thái theo hướng:

- Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa: Cần tập trung nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa gắn với các giá trị của nền văn minh Sông Hồng, trong đó chú trọng khai thác các giá trị văn hóa đã được quốc tế công nhận là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại như: Hoàng thành Thăng Long, bia Tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hội Gióng, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù; các di tích lịch sử văn hóa nổi trội cấp quốc gia như: khu di tích Cổ Loa, phủ Chủ tịch, phố Hiến, Côn Sơn - Kiếp Bạc; các lễ hội truyền thống như: hội Chùa Hương, hooij chùa Yên Tử, hội Lim, hội Gióng cùng các làng nghề và làng Việt Cổ: Đường Lâm, Vạn Phúc, Bát Tràng, Đông Hồ…

- Nhóm sản phẩm du lịch biển, đảo: Sản phẩm du lịch gắn với các giá trị cảnh quan, sinh thái biển đảo ở vùng KTTĐ phía Bắc gồm có: di sản và kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, các bãi tắm Trà Cổ, Vân Đồn, Cô Tô, Quan Lạn, Bạch Long Vĩ… với các loại hình: nghỉ dưỡng biển, tham quan hệ sinh thái biển, đảo, vui chơi giải trí, thể thao khám phá. Du lịch biển, đảo là thế mạnh của vùng, phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển, đảo có khả năng cạnh tranh tốt trong khu vực và trên thế giới.

- Bên cạnh việc ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm đặc thù trên cơ sở các tài nguyên du lịch có lợi thế cao, vùng KTTĐ phía Bắc cần chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm phục vụ du khách với những nhu cầu đa dạng như: du lịch MICE ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; du lịch đô thị gắn với các đô thị như: Quảng Ninh, Hải Phòng; du lịch giáo dục gắn với các di tích, bảo tàng, nhà trưng bày; du lịch thể thao gắn với


khu vực núi cao và biển; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh gắn với các suối nước nóng và các khu vực có khí hậu tốt như Ba Vì, Tam Đảo; du lịch du thuyền gắn với biển, đảo ở Quảng Ninh, Hải Phòng; du lịch làm đẹp gắn với khu nghỉ dưỡng biển, suối khoáng nóng; du lịch thương mại, mua sắm gắn với các đô thị lớn, cửa khẩu.

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm đi kèm với bảo vệ môi trường văn hóa, xã hội tại các địa phương. Phát huy các hình thái nông nghiệp, các hoạt động du lịch cộng đồng hấp dẫn đối với các thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

* Để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Chủ động ban hành kế hoạch, dự án, đề án xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch MICE, làng nghề, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ẩm thực, chữa bệnh...; đảm bảo các sản phẩm độc đáo, riêng biệt, có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế theo hướng phát triển bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và du lịch xanh. Trong đó Vĩnh Phúc hướng vào sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm phục vụ cho du lịch chữa bệnh như: thuốc bắc, thuốc nam; Bắc Ninh tập trung vào các sản phẩm dân gian: tranh Đông Hồ, mây tre đan, mỹ nghệ; Quảng Ninh, Hải Phòng phát triển các sản phẩm du lịch biển, đảo; Thủ đô Hà Nội khai thác các sản phẩm đa dạng, phong phú như: lụa Hà Đông, các làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ, trạm khắc vàng bạc, các đồ tinh xảo sử dụng tay nghề của các nghệ nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Liên kết tạo dựng các sản phẩm hoàn chỉnh của vùng để phục vụ khách du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú như: khu du lịch Hạ Long - Cát Bà, khu du lịch Vân Đồn, khu du lịch trung tâm Hà Nội, tuyến du lịch văn hóa, tâm linh Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tuyến du lịch sinh thái Ba Vì


Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế - 18

- Suối Hai, du lịch cộng đồng, du lịch kết nối giữa phố nghề và làng nghề truyền thống.

- Khuyến khích các tỉnh/thành phố đầu tư phát triển tại mỗi điểm du lịch có từ 1 đến 2 sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở các ưu thế nổi trội của địa phương để thu hút khách du lịch.

- Nghiên cứu, xây dựng tuyến du lịch mang tính quốc tế, kết nối vùng KTTĐ phía Bắc trong đó chủ đạo là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh với các nước trong khu vực và thế giới. Phối hợp giữa các tỉnh trong vùng tổ chức các hoạt động, sự kiện quảng bá du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

- Nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển thương hiệu sản phẩm du lịch vùng theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, có tính cạnh tranh để nâng cao thương hiệu du lịch của vùng.

Hai là, liên kết trong xúc tiến, quảng bá du lịch của vùng.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc, trong thời gian tới vùng cần tổ chức thực hiện công tác này đồng thời cả ở trong nước và nước ngoài.

- Tổ chức các hoạt đông xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước.

+ Tuyên truyền, quảng bá về du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình ở các địa phương.

+ Mở chuyên mục về du lịch trên một số tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Du lịch Việt Nam, Báo Du lịch với các chủ đề Văn minh Lúa nước Sông Hồng, Lễ hội Văn hoá - Du lịch về Miền Quan họ, Kỳ quan thế giới của Việt Nam, Nơi hội tụ các di sản thế giới của Việt Nam…

+ Phối hợp với hệ thống các cảng hàng không tại các sân bay có số lượng chuyến bay lớn như Nội Bài, Cát Bi, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc… và các nhà ga xe lửa, các cửa khẩu quốc tế đường bộ, tuỳ theo điều kiện cụ thể bố trí các khu vực để ấn phẩm quảng bá du lịch nhằm cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết về du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc.


+ Xây dựng chương trình truyền thông và giáo dục văn hoá ứng xử của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch và môi trường, tài nguyên du lịch. Thông qua các chương trình này nhằm thông tin tới người dân những lợi ích trước mắt và lâu dài của hoạt động KTDL, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch tại các điểm đến trên địa bàn vùng.

+ Xây dựng, thuê các biển quảng cáo lớn, biển điện tử tại các khu, điểm du lịch quốc gia, các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường không, đường biển, các nút giao thông trong các thành phố, các khách sạn… để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch các tỉnh/thành phố trong vùng đến với du khách thập phương.

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về xúc tiến du lịch vùng nhằm tăng cường tính liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương, giữa khối nhà nước và tư nhân trong phát triển KTDL của vùng.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ngoài.

+ Tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch ở nước ngoài để giới thiệu các sản phẩm, các điểm đến du lịch ở mỗi địa phương trong vùng; khám phá các Di sản thế giới, các giá trị của nền Văn minh Lúa nước Sông Hồng… thông qua các hình thức như: tuần Văn hoá - Du lịch Văn minh Lúa nước Sông Hồng, Lễ hội Văn hoá - Du lịch về Miền Quan họ; Kết nối các di sản thế giới; Festival ẩm thực Thăng Long - Hà Nội… nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến vùng KTTĐ phía Bắc.

+ Tổ chức và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài. Mỗi địa phương trong vùng (hoặc liên kết giữa các tỉnh/thành phố) chủ động lựa chọn và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế. Tại các hội chợ này các tỉnh/thành phố có thể xây dựng và giới thiệu gian hàng riêng theo chủ đề của mỗi địa phương hoặc liên kết giới thiệu du lịch chung cho toàn vùng KTTĐ phía Bắc.


+ Lồng ghép với các hình ảnh du lịch của vùng theo các chuyên đề cụ thể gắn với nền Văn minh Lúa nước Sông Hồng, dân ca Quan họ, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long, các di sản thế giới… vào chương trình quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua các kênh truyền hình quốc tế, mạng Internet và trên một số tạp chí chuyên đề về du lịch.

+ Chủ động tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch vùng (trong nước hoặc nước ngoài); tham gia hội thảo, hội nghị, triển lãm quốc tế về xúc tiến du lịch trong khu vực và trên thế giới; tranh thủ những diễn đàn du lịch, kinh tế quốc tế để giới thiệu nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc.

Thông qua hoạt động liên kết vùng trong xúc tiến, quảng bá về du lịch sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như tạo ra hiệu quả mạnh mẽ trong việc xây dựng hình ảnh cho toàn vùng.

Ba là, liên kết trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo KTDL phát triển bền vững.

Bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của KTDL, đảm bảo cho hoạt động của KTDL phát triển một cách bền vững. Do vậy, các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Bắc cần phối hợp để thực hiện một số giải pháp về bảo vệ môi trường như sau:

+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với nhiệm vụ phát triển KTDL.

+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết, hình thành ý thức, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường cho nhân dân.

+ Thực hiện những cam kết trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý, hiệu quả, tránh gây những hậu quả về vấn đề môi trường cho toàn vùng cũng như trong cả nước.

Như vậy, việc hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong toàn vùng để phát triển KTDL có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, các


tỉnh/thành phố trong vùng cần khuyến khích liên kết trong phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch cũng như vấn đề bảo vệ môi trường để thực hiện chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, các địa phương cần triển khai tốt các chính sách liên ngành, liên vùng để đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở một số khu du lịch trọng điểm trong vùng.

Vấn đề liên kết ở vùng KTTĐ phía Bắc cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của 3 tỉnh/thành phố trong tam giác tăng trưởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sự phát triển về KTDL của tam giác tăng trưởng kinh tế này sẽ tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển KTDL cho toàn vùng. Thành phố Hà Nội, với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, có vai trò điều phối hoạt động phát triển KTDL chung của toàn vùng.

Thành phố Hải Phòng là thành phố cảng, có đủ các điều kiện và tiềm năng phát triển KTDL biển, đảo, du lịch sinh thái. Đặc biệt, người dân Hải Phòng có tư duy kinh tế, năng động, sáng tạo… Do vậy, sự liên kết, phối hợp tốt của Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc sẽ tạo điểm nhấn trong phát triển KTDL của tỉnh và của cả vùng.

Tỉnh Quảng Ninh có lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo và kinh đô phật giáo Yên Tử, có đường biên giới sát Trung Quốc - thị trường khách du lịch tiềm năng rất lớn của Việt Nam, cửa ngõ đón khách du lịch đường bộ, phân phối khách du lịch Trung Quốc về Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh trong vùng.

Sự phát triển du lịch của 3 tỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác dụng giới thiệu, quảng bá những sản phẩm du lịch có giá trị đặc sắc riêng của các tỉnh còn lại, tạo nên bức tranh du lịch đa sắc màu trong vùng. Mặt khác, chính các tỉnh trong tam giác tăng trưởng có vai trò điều phối, hướng dẫn, định hướng hoạt động du lịch của


toàn vùng thông qua việc tổ chức các chương trình du lịch liên kết giữa các tỉnh/thành phố ở vùng KTTĐ phía Bắc.

4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

4.2.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở vùng kinh tế trong điểm phía Bắc thông qua phối hợp đào tạo

Con người là nguồn lực quyết định đến sự phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh vực. Du lịch với tư cách là một ngành kinh tế dịch vụ thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng. Để có được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh HNQT, vùng KTTĐ phía Bắc cần tiến hành một số giải pháp sau:

- Tăng cường liên kết phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về nhân lực du lịch cấp vùng. Trong đó, cần quan tâm đầu tư cho các trường đào tạo về du lịch tại các trung tâm du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Thủ đô Hà Nội có lợi thế về hệ thống các trường đại học, cao đẳng có kinh nghiệm đào tạo nhân lực ngành du lịch (hướng dẫn viên, quản trị du lịch…) có thể trực tiếp đào tạo cho các địa phương hoặc liên kết hỗ trợ đào tạo. Đồng thời, phải hình thành bộ phận đào tạo về du lịch ở các trường nghề tại các địa phương còn lại.

- Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài hợp pháp, đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch trong toàn vùng để hình thành mạng lưới đào tạo ở nhiều cấp. Tăng cường quy mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động trực tiếp trong ngành du lịch, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho lao động gián tiếp và cư dân trong vùng có tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.


- Phối hợp xây dựng chiến lược tổng thể, kế hoạch cụ thể về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch của vùng và địa phương; thường xuyên đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại; thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các tỉnh/thành phố trong vùng.

- Thống nhất tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao; đảm bảo chất lượng toàn diện từ đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất và thi tuyển.

- Thực hiện chính sách Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để từng bước thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng lao động du lịch trong vùng. Trong hoạt động này cần đặc biệt phát huy vai trò của các doanh nghiệp du lịch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, các doanh nghiệp du lịch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hợp tác đào tạo theo hợp đồng hoặc tạo lập cơ sở để người học đến kiến tập, thực tập, đồng thời tiếp nhận những người đã tốt nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp cần kết hợp để tạo cho người học được tiếp cận kiến thức lý thuyết và vận dụng trong thực tế công việc.

- Thu hút những chuyên gia trong nước và nước ngoài đến làm việc tại vùng. Từ đó, những người làm du lịch có điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động du lịch; cần loại bỏ tư tưởng “giấu nghề”, tính cục bộ, địa phương.

- Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn minh, thân thiện của cộng đồng dân cư tại điểm du lịch. Bên cạnh đó, cần trang bị những kiến thức lịch sử, văn hóa của từng địa phương để người dân có thể truyền tải những nét độc đáo mang bản sắc quê hương đến với du khách.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí