* Sản phẩm du lịch đặc thù của vùng
Đề án Điều tra khách du lịch về sản phẩm du lịch đặc thù (năm 2014) được Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch thực hiện đối với 600 khách du lịch (trong đó có 54 khách quốc tế) tại bốn tỉnh, thành phố của vùng KTTĐ phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Vĩnh Phúc). Khi đánh giá về sản phẩm du lịch đặc thù tại bốn địa phương, kết quả thu được như sau:
- Tại Hà Nội: sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử, các bảo tàng, phố cổ chiếm 40,8%; sản phẩm du lịch mua sắm, ẩm thực chiếm 32,8%; du lịch MICE chiếm 28,0%; du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa gắn với các di sản thế giới chiếm 24,8%; du lịch tâm linh chiếm 20,8%; du lịch lễ hội, làng nghề chiếm 20%.
- Tại Hải Dương: du lịch tâm linh chiếm 71,4%; sản phẩm du lịch mua sắm, ẩm thực chiếm 65,7%; du lịch sinh thái chiếm 47,1%; du lịch lễ hội, làng nghề chiếm 37,1%; sản phẩm du lịch văn hóa gắn với nền văn minh lúa nước chiếm 32,9%.
- Tại Hải Phòng: du lịch biển, đảo chiếm 19%.
- Tại Vĩnh Phúc: du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi chiếm 96,1%; du lịch tâm linh chiếm 82,3% [Phụ lục 11].
Qua nghiên cứu cho thấy sản phẩm du lịch của vùng KTTĐ phía Bắc hết sức phong phú và đa dạng. Đây cũng là những lợi thế to lớn, góp phần quan trọng vào phát triển KTDL của vùng.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.3.1. Những kết quả đạt được của kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, giai đoạn 2011 - 2015, KTDL ở vùng
KTTĐ phía Bắc đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt được những thành quả nhất định:
- Tổng thu từ khách du lịch tăng nhanh: Theo số liệu thống kê của các tỉnh/thành phố trong vùng KTTĐ phía Bắc, tổng thu từ khách du lịch tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Các con số thống kê tại Bảng 3.10 cho thấy điều này.
Bảng 3.10: Tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2011 - 2015)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Hà Nội | 27.000 | 32.000 | 38.500 | 49.800 | 60.000 |
Bắc Ninh | 162 | 206 | 265 | 320 | 350 |
Hải Dương | 849 | 972 | 1.130 | 1.300 | 1.500 |
Hưng Yên | 67 | 78 | 90 | 92 | 95 |
Vĩnh Phúc | 740 | 761 | 776 | 1.017 | 1.400 |
Hải Phòng | 1.704 | 1.829 | 2.053 | 2.184 | 2.500 |
Quảng Ninh | 3.545 | 4.300 | 5.000 | 5.500 | 6.500 |
Tổng toàn vùng | 34.067 | 40.146 | 47.814 | 60.213 | 72.345 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Trong Hội Nhập Quốc Tế Giai Đoạn 2011-2015
- Số Khách Sạn Được Xếp Hạng Từ 1 Đến 5 Sao Tại Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Năm 2015
- Lượng Khách Nội Địa Đến Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc (2011 - 2015)
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Mục Tiêu Và Phương Hướng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Nhóm Giải Pháp Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Và Ứng Dụng Khoa Học - Công Nghệ Phục Vụ Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nguồn: [6]
Năm 2011, thu nhập từ khách du lịch của vùng KTTĐ phía Bắc đạt
34.067 tỷ đồng, đến năm 2015 con số này đã tăng lên gấp đôi là 72.345 tỷ đồng. Tổng thu từ khách du lịch của tất cả các tỉnh trong vùng đều tăng theo từng năm, trong đó rõ nhất là thành phố Hà Nội. Nếu năm 2011, tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội là 27.000 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã tăng lên là
60.000 tỷ đồng. Có thể nói, đây là một sự phát triển mạnh mẽ. So với các tỉnh/thành khác, Hà Nội luôn giữ một khoảng cách rất xa trong phát triển của ngành du lịch. Đứng ở vị trí thứ hai là Quảng Ninh và vị trí thứ ba là Hải Phòng, các tỉnh/thành khác có sự tăng trưởng nhưng chưa thực sự rõ nét. Nhìn
chung, trong giai đoạn này, thị phần tổng thu từ khách du lịch của vùng so với cả nước tăng đều từ 25,6% đến 28,2%. Con số này cho thấy, KTDL của vùng KTTĐ phía Bắc trong những năm qua có sự tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, so sánh tương quan với 7 vùng kinh tế của cả nước, vùng KTTĐ phía Bắc có tổng thu nhập từ khách du lịch vẫn đứng ở vị trí 2 (sau vùng Đông Nam Bộ) mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Như vậy, KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc chưa phát triển tương xứng với các điều kiện và tiềm năng hiện có. Điều này được thể hiện rõ tại Biểu đồ 3.3 dưới đây.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.3: So sánh tổng thu từ khách du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các vùng khác trong nước (2011-2015)
Nguồn: [6]
Quan sát biểu đồ trên cho thấy vùng Đông Nam Bộ có tổng thu từ khách du lịch là cao nhất, đứng vị trí thứ hai là vùng KTTĐ phía Bắc. Tuy đứng ở vị trí thứ hai so với cả nước nhưng vùng KTTĐ phía Bắc có tổng thu cao hơn rất nhiều, khác biệt so với các vùng còn lại. Nguồn thu này đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của vùng nói riêng và quốc gia nói chung.
- Giá trị gia tăng (GDP) du lịch: Trong 5 năm, giá trị gia tăng du lịch của vùng tăng gấp đôi từ 20.440 tỷ đồng năm 2011 lên 43.407 tỷ đồng năm 2015. Điều đó chứng tỏ, trong thời gian qua, KTDL của vùng có bước phát triển nhanh, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế chung của cả nước.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.4: Giá trị gia tăng GDP du lịch của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2011 - 2015)
Nguồn: [6]
- Hệ thống hạ tầng du lịch của vùng như: mạng lưới giao thông, điện, nước được quan tâm nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận các khu, điểm du lịch.
- Các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch như: cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, từng bước đáp ứng yêu cầu của phát triển KTDL trong vùng.
- Hệ thống sản phẩm du lịch của vùng cơ bản được hình thành và phát triển, phong phú về chủng loại: du lịch tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa thế giới và các danh thắng tự nhiên; du lịch tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa phi vật thể; du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ, nghỉ cuối tuần; du lịch nghiên cứu sinh thái; du lịch tham quan, nghiên cứu các làng nghề, lễ hội...
- KTDL góp phần tạo việc làm cho người lao động trong vùng. Nếu năm 2011 toàn vùng có 101.631 lao động thì năm 2015 con số này tăng lên là 149.950 lao động. Như vậy, trong 5 năm, KTDL của vùng đã giải quyết được
48.319 lao động, góp phần giảm sức ép về việc làm cho toàn xã hội.
Đơn vị: Người
Biểu đồ 3.5: Số lao động du lịch được giải quyết việc làm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2011 - 2015)
Nguồn: [6]
Tóm lại, những kết quả đạt được của kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc sau 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015) là rất rõ; hệ thống hạ tầng như giao thông, điện, nước được nâng cấp và hoàn thiện; các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch được đầu tư nâng cấp và xây mới; hệ thống sản phẩm du lịch được hình thành và phát triển, phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng; kinh tế du lịch tạo việc làm cho người lao động.
3.3.2. Những hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã được xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng ở các địa phương
trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh/thành phố trong vùng.
Thứ hai, công tác quản lý về hoạt động KTDL trong vùng còn hạn chế, nhiều khu, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, thiếu định hướng. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Thứ ba, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu và uy tín trên thị trường; giá cả một số dịch vụ cao dẫn tới sức cạnh tranh quốc tế kém.
Thứ tư, KTDL của vùng còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Phát triển KTDL ở các địa phương trong vùng KTTĐ phía Bắc chưa khắc phục được những hạn chế về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử và các di sản thiên nhiên.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc thời gian qua do một số nguyên nhân cơ bản sau:
* Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về việc xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội chưa sâu sắc, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để phát triển KTDL của vùng cũng như ở mỗi địa phương.
- Hoạt động hợp tác, liên kết giữa các địa phương của vùng trong công tác chỉ đạo, quy hoạch phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch… còn hạn chế, chưa tạo ra được hình ảnh và sức hấp dẫn chung cho du lịch toàn vùng.
- Hoạt động đầu tư cho việc nâng cấp hạ tầng du lịch, xúc tiến, quảng bá, bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa chưa được hiệu quả, đầu tư thiếu tập trung.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành du lịch còn bất hợp lý giữa các trình độ và các nhóm nghề, bố trí nhân lực chưa phù hợp.
* Nguyên nhân khách quan
- Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như: KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc phải chịu nhiều hậu quả nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Những bất ổn do thiên nhiên gây ra như bão, lụt, hạn hán... gây ra những khó khăn, trở ngại cho những chuyến du lịch, gây tổn hại đến nguồn tài nguyên du lịch sinh thái, để lại những tổn thất nhất định cho vùng.
- Thách thức cạnh tranh từ các doanh nghiệp du lịch quốc tế tạo sức ép lớn cho hoạt động KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc. Cùng với quá trình HNQT đang diễn ra sâu rộng ở Việt Nam cũng như toàn thế giới thì tính cạnh tranh khắc nghiệt trong KTDL cũng ngày càng gia tăng.
* Bên cạnh đánh giá theo thành tựu - hạn chế, luận án sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá tổng thể về KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong HNQT.
- Điểm mạnh
+ Về vị trí của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội: vùng KTTĐ phía Bắc có vị trí gắn liền với Chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai Vịnh Bắc Bộ. Vùng có thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của cả nước, có Hải Phòng là một trong năm trung tâm quốc gia, tạo tiền đề thuận lợi hơn các vùng khác cho phát triển KTDL.
+ Về tài nguyên du lịch: Với hàng trăm ki - lô - mét bờ biển, hàng ngàn hòn đảo ven bờ và nhiều bãi tắm đẹp, với bề dày truyền thống văn hóa hàng nghìn năm lịch sử của nền văn minh lúa nước Sông Hồng, các đặc điểm về địa hình, khí hậu, văn hóa đã tạo nên diện mạo các hệ sinh thái, văn hóa đa dạng và phong phú. Đây là những ưu thế nổi trội để phát triển KTDL của vùng.
+ Về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực du lịch: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn vùng tương đối đồng bộ. Nguồn nhân lực du lịch dồi dào, được đào tạo cơ bản, đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển du lịch của vùng.
+ Về các chính sách phát triển du lịch: Trong phạm vi cả nước, phát triển du lịch đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong suốt nhiều năm qua. Sự ổn định về chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới” và “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước” là yếu tố rất thuận lợi cho KTDL phát triển.
- Điểm yếu
+ Về quản lý khai thác tài nguyên du lịch: Mặc dù vùng KTTĐ Bắc Bộ có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng nhưng chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng sẵn có. Tài nguyên du lịch của vùng chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng, gây xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể quản lý và khai thác tài nguyên dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh.
+ Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Khả năng tiếp cận đến một số điểm du lịch quan trọng trên địa bàn còn khó khăn (kể cả bằng đường hàng không và đường biển). Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển, các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp chưa đồng bộ; còn thiếu các cơ sở lưu trú cao cấp, nhưng thừa các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, chất lượng kém.
+ Về chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Thiếu đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp du lịch và hướng dẫn viên du lịch giỏi, chuyên nghiệp trong xu thế cạnh tranh và hội nhập.