Chính Sách Về Môi Trường Làm Việc Và Cơ Hội Phát Triển


nhắc nhiều khi tới một Bệnh viện làm việc với những câu hỏi: Làm gì? Công việc có phù hợp trình độ, năng lực của mình không? Điều kiện làm việc có tốt không? Tương lai có phát triển không? Có chế độ thu hút cán bộ? Lộ trình thăng tiến như thế nào? Điều kiện sống, sinh hoạt của bản thân và gia đình như thế nào? Văn hóa tổ chức ở nơi ấy ra sao? Phải trả lời được hầu hết các câu hỏi đó họ mới đưa ra quyết định vì vậy việc tạo môi trường tuyển dụng, hấp dẫn là rất quan trọng trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao.

Tại các Bệnh viện công lập hiện nay hầu hết cơ sở vật chất đều được xây dựng từ rất lâu đã xuống cấp, chế độ tiền lương khó cạnh tranh được với Bệnh viện tư nhân tuy nhiên họ xây dựng được văn hóa làm việc tốt có sự gắn bó của rất nhiều nhân viên tạo ra một bầu không khí thân thiết, gắn kết tập thể cùng niềm tin và phấn đấu vì mục tiêu chung của Bệnh viện. Hoặc có nhiều đơn vị linh động hỗ trợ chế độ thu hút cán bộ bằng hiện vật, hỗ trợ nhà ở và cơ hội thăng tiến cho cán bộ, lãnh đạo quan tâm chia sẻ cùng nhân viên, khiến họ toàn tâm toàn ý làm việc phát huy tốt vai trò của bản thân. Hầu hết các y bác sỹ có trình độ cao luôn có khuynh hướng chọn và gắn bó với các bệnh viện có quy mô lớn, môi trường làm việc thân thiện, có cơ hội phát triển lớn đây là yêu cầu mà các bệnh viện cần quan tâm để thúc đẩy sự hấp dẫn trong cơ chế chính sách khi tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng về công tác tại Bệnh viện.

Một trong số các chính sách đãi ngộ có liên quan đến tinh thần trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đội ngũ y bác sỹ là những ngưười có chuyên môn chuyên sâu là người được xã hội hiện nay đánh giá rất cao và rất tôn trọng. Do đó, trong mỗi bệnh viện các y bác sỹ có như cầu được lãnh đạo, người bệnh và người nhà người bệnh đánh giá, ca ngợi và tôn trọng họ thấy được sự công hiến của mình được ghi nhận được cấp trên khen trước tập thể về thành tích công việc của mình. Các bệnh viện thông qua các hoạt động


chuyên môn để ghi nhận những nỗ lực và kết quả làm việc độ ngũ nhân lực có trình độ, đó là động lực để người lao động cống hiến nhiều hơn và họ sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu suất làm việc sẽ cao hơn khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và tạo ra hứng thú nơi làm việc.

1.2.3. Chính sách đào tạo

Đối với lĩnh vực y tế ngoài yếu tổ tiền lương và các chế độ đãi ngộ tốt để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hàng ngày của người lao động thì các chính sách đào tạo nâng cao trình độ là một trong những yếu tố thúc đẩy người lao động phát triển và ổn định chuyên môn công tác. Do hầu hết các y bác sỹ khi đào tạo ở các trường đại học được đào tạo đa khoa mang tính chất chung nhất về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực y tế, chỉ các năm cuối thì mới đi vào các chuyên khoa sâu nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn khi làm việc. Như vậy, khi đội ngũ cán bộ này được tuyển dụng về các bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa sẽ được phân công vào từng lĩnh vực công tác cụ thể từ đó đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn theo nhiệm vụ được giao. Ban đầu khi mới vào làm việc chủ yếu xem xét và học tập các cán bộ đi trước về công việc và chuyên môn thực tế điều trị cho bệnh nhân tại khoa, sau một thời gian họ sẽ được đi đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng khoa phòng bộ phận. Ngành y tế là ngành đặc thù do khoa học công nghệ ngày càng phát triển, lượng kiến thức y khoa thường xuyên cập nhật liên tục để theo kịp với sự phát triển của thế giới vì vậy nếu không được đào tạo thì trình độ chuyên môn của y bác sỹ chỉ dẫm chân tại chỗ, lạc hậu so với trong tỉnh và tuyến trung ương, uy tín của bác sỹ cũng từ đó mà suy giảm. Như vậy, trong ngành y tế nếu không được đào tạo thì Bệnh viện không thể giữ chân cán bộ, không thể phát triển chuyên môn chuyên sâu. Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đó chính là quá


trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình và là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Do đặc thù về mặt chuyên môn, ngành y tế có rất nhiều các hình thức đào tạo cho đội ngũ y bác sỹ.

Đào tạo ngắn hạn: 3, 6, 9 tháng thường được áp dụng ở các lớp học về chuyên ngành cụ thể: VD: đối với hệ cận lâm sàng thường học các lớp như: Vận hành máy chụp Spect; kỹ năng siêu âm trên máy siêu âm màu 3D, 4D; hay đối với hệ ngoại khoa là các lớp như: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thẩm mỹ …

Chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 5

Đào tạo dài hạn: từ 2 năm trở lên thường được áp dụng đối với các y bác sỹ có nhu cầu phát triển chuyên môn chuyên sâu ở lĩnh vực công tác như: đào tạo bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2; đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, … Đối với cán bộ cấp quản lý thì có các lớp học về quản lý nhà nước về y

tế; trung cấp lý luận chính trị, …

Ngoài ra tại các bệnh viện còn có các chương trình đào tạo nội bộ trong đó kết hợp với các hãng thuốc, hãng cung ứng thiết bị đạo tạo về các vấn đề trong sử dụng thuốc, thiết bị công nghệ cao trong điều trị bệnh nhân.

Đối với ngành y tế việc đào tạo là công tác thường xuyên liên tục giúp y bác sỹ nâng cao năng lực tay nghề chuyên môn, cập nhật được khoa học công nghệ và các kiến thức mới từ đó Bệnh viện mới có thể phát triển chuyên môn chuyên sâu và tạo được uy tín trong nhân dân. Việc tuyển dụng được đội ngũ nhân lực có trình độ cao thì công tác đào tạo sẽ phát huy hiệu quả nguồn vốn con người, chất xám của người lao động có trình độ cao được tôn trọng và phát triển, công tác đào tạo và chi phí Bệnh viện bỏ ra để đào tạo nhân lực sẽ tiết kiệm hơn so với nguồn nhân lực thông thường hơn nữa ngành y đòi hỏi y bác sỹ phải có năng lực trình độ chuyên môn cao mới đáp ứng được tối ưu


nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh công tác đào tạo từ nhân lực hiện có tại các bệnh viện thì việc thu hút tuyền dụng từ các bệnh viện khác về công tác tại bệnh viện sẽ giúp các đơn vị có được nguồn lao động có chất lượng cao luôn mà phải trả một khoản tiền thu hút cán bộ mà không phải mất thời gian dài để đào tạo. Do đó, hiện nay một số bệnh viện có chính sách chi trả tiền thu hút đối với y bác sỹ có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2 về làm việc với các mức chi phí khác nhau tùy theo như cầu thiết yếu của Bệnh viện, việc thu hút này giúp các bệnh viện có ngay nhân lực có trình độ, tăng cường uy tin mà không mất thời gian đào tạo.

Như vậy, chính sách đào tạo là chính sách tất yếu phải được chú trọng tại các Bệnh viện, giúp các y bác sỹ có trình độ chuyên môn, học vấn tăng cao, nâng cao năng lực bản thân và sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Đồng thời giúp các Bệnh viện phát triển chuyên môn, nâng cao uy tín và thương hiệu trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

1.2.4. Chính sách về môi trường làm việc và cơ hội phát triển

Môi trường làm việc ngành y tế là môi trường đặc thù, các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc của nhân viên y tế bao gồm từ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, môi trường làm việc giữa cán bộ nhân viên y tế và với bệnh nhân, người nhà người bệnh là những yếu tố cần thiết để từng đơn vị xây dựng môi trường làm việc theo phong cách và phù hợp với điều kiện của từng đơn vị.

Mỗi Bệnh viện đều có những nét văn hóa riêng, việc tạo nên nét văn hóa này phụ thuộc vào mỗi y, bác sỹ của Bệnh viện, và yếu tố văn hóa này không thể không nhắc đến trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ. Một đơn vị có sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau, chắc chắn đây sẽ là cơ sở cho sự nâng cao tay nghề, kinh nghiệm, họ có thể tự trau dồi kiến thức tại đơn vị.


Khi yếu tố văn hóa được đề cao, mỗi cá nhân làm việc sẽ luôn đặt lợi ích của Bệnh viện lên trên hết, sẵn sàng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị. Một Bệnh viện có nét văn hóa tốt sẽ có nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị, điều này vừa tạo cho đội ngũ y, bác sỹ có thêm cơ hội làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn, vừa tạo ra thu nhập cho bệnh viện nên sẽ có thêm các khoản thưởng, lương tăng thêm, … tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ.

Thăng tiến chính là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có tiền lương cao hơn, uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và cơ hội phát triển hơn. Khi thực hiện tốt hoạt động thăng tiến trong tổ chức sẽ khuyến khích được người lao động cống hiến tốt hơn với khả năng của họ và tích cực phấn đấu nâng cao trình độ, giúp họ có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình bên cạnh đó nó còn giúp cho tổ chức không chỉ sử dụng được tài năng của người lao động, tăng lòng trung thành của nhân viên với tổ chức thêm vững chắc giúp cho giữ chân những người lao động giỏi mà còn tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao đến với mình. Việc tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, coi trọng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện tiên quyết để tổ chức có thể tồn tại cạnh tranh trong hoạt động của mình với các đối thủ khác.

Đánh giá, ca ngợi và tôn trọng là những yếu tố trọng yếu của sự thoả mãn trong công việc cũng như tinh thần lạc quan đối với với nhân viên. Trong tổ chức nào cũng vậy, nhân viên luôn mong muốn được cấp trên khen trước tập thể về thành tích công việc của mình. Tổ chức cần tận dụng mọi cơ hội để ghi nhận nỗ lực và kết quả làm việc xuất sắc của người lao đông. Khi những cố gắng của nhân viên được đền đáp đúng mức những lời động viên, phần thưởng sẽ khiến nhân viên có động lực hơn, từ đó cống hiến nhiều hơn và họ sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu suất làm việc sẽ cao hơn khuyến khích cạnh


tranh lành mạnh và tạo ra hứng thú nơi làm việc. Đây rõ ràng là một kết quả tuyệt vời cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau các tổ chức, doanh nghiệp nên dùng kết hợp nhiều hình thức vì mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau tránh được sự cứng nhắc theo một hình thức, không chỉ là sự động viên về vật chất mà về cả tinh thần của họ. Bên cạnh việc xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý thì cần phải quản lý số liệu, quyết định khen thưởng, kỷ luật một cách minh bạch và khoa học.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực y tế

Con người trong xã hội luôn có như cầu và hành động theo nhu cầu, việc thỏa mãn nhu cầu sẽ chi phối, quyết định đến thành công của họ. Theo Abrham Maslow nhu cầu của con ngừi được chia thành năm bậc từ thấp đến cao đó là: Nhu cầu về vật chất, nhu cầu về an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được kính trọng và nhu cầu được thể hiện bản thân”. Nhu cầu ở mức thấp được thỏa mãn trước khi xuất hiện nhu cầu ở mức cao và khi nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì lại nhu cầu này không còn là động lực thúc đẩy nữa.

Nhà tuyển dụng trong lĩnh vực y tế cần quan tâm đến các yếu tố thỏa mãn nhu cầu của con người như:

1.3.1. Các yếu tố bên trong

- Văn hóa và môi trường làm việc của bệnh viện

Mỗi Bệnh viện đều có những nét văn hóa riêng, việc tạo nên nét văn hóa này phụ thuộc vào mỗi y, bác sỹ của Bệnh viện, và yếu tố văn hóa này không thể không nhắc đến trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ. Khi yếu tố văn hóa được đề cao, mỗi cá nhân làm việc sẽ luôn đặt lợi ích của Bệnh viện lên trên hết, sẵn sàng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp


phần thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị. Một Bệnh viện có nét văn hóa tốt sẽ có nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị, điều này vừa tạo cho đội ngũ y, bác sỹ có thêm cơ hội làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn, vừa tạo ra thu nhập cho bệnh viện nên sẽ có thêm các khoản thưởng, lương tăng thêm, … tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ.

- Sức hấp dẫn của công việc: Công việc chuyên môn được giao phù hợp với trình độ học vấn, có khả năng phát huy sở trường chuyên môn, có nhiều cơ hội thăng tiến, khẳng định được vị trí trong xã hội ảnh hưởng lớn đến việc thu hút nguồn nhân lực trình độ cao.

- Năng lực của người lãnh đạo quản lý: Thể hiện cách nhìn nhận và tư duy của người lãnh đạo trong phát triển nhân tố con người đặc biệt quan trọng quyết định đến việc thu hút, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Cơ sơ hạ tầng: Trụ sở làm việc, máy móc trang thiết bị y tế, hệ thống quản lý bệnh viện thông minh, … để các y bác sỹ phát huy khả năng trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

- Các cơ chế chính sách về tiền lương, đào tạo bồi dưỡng, cơ hội thăng tiến: Với đặc thù của từng đơn vị cụ thê mà các cơ chế chính sách tại mỗi đơn vị được thực hiện khác nhau, chính điều này tác động tới chất lượng và số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào các đơn vị y tế công lập so các đơn vị tư nhân.

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài

- Các yếu tố xuất phát từ môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ):

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao tuy


nhiên đây là hai thành phố lớn nhất trong cả nước tập trung đông dân cư, có các điều kiện về học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, … là nơi có điều kiện, môi trường sống tốt, hiện đại thu hút lao động làm việc và học tập. Trong lĩnh vực y tế hầu hết các y bác sỹ đều muốn làm việc và công tác tại hai thành phố này, đây là môi trường có nhiều các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa lớn, là nơi đào tạo và thực hành hàng đầu trong đó người lao động trong ngành y tế được làm việc trong môi trường khoa học, được làm việc với nhiều người giỏi, có các đội ngũ chuyên gia hướng dẫn, tiếp xúc với nhiều mặt bệnh khác nhau để tăng cường nghiệp vụ chuyên môn, ứng dụng trang thiết bị hiện đại, cập nhật nhanh nhất tiến bộ khoa học công nghệ giúp trau dồi khả năng chuyên môn. Với đặc thù chuyên môn liên quan đến quá trình tiếp thu học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, tay nghề chuyên môn của người thầy thuốc, đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc ngưười lao động sẽ lựa chọn nơi công tác để phát huy được tối đa khả năng lao động của bản thân.

- Các yếu tố có giá trị tinh thần khác như lòng yêu quê hương, đất nước, mong muốn đươc cống hiến bản thân và những giá trị tinh thần khác có tác động đến người lao động trong lựa chọn vị trí việc làm.

- Văn hóa xã hội và hệ thống pháp lý: Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, người lao động đã thay đổi tư duy để phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, nền kinh tế tri thức, thích ứng với kinh tế thị trường. hệ thống pháp lý Việt Nam cũng cho phép cơ chế tuyển dụng ngày càng cởi mở. Việc tuyển dụng cán bộ viên chức cũng ngày càng dễ dàng hơn đối với các bệnh viện. Chính vì vậy, việc tuyển dụng nhân lực trình độ cao giữa các bệnh viện ngày càng cạnh tranh. Đội ngũ nhân lực trình độ cao ngày càng có nhiều cơ hội để lựa chọn nơi làm việc phù hợp với chuyên môn, năng lực và điều kiện cá nhân. Vì vậy, các bệnh viện cần phải thích ứng với sự cạnh tranh về nguồn lực trước những thay đổi hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023