Tình Hình Du Lịch Quốc Tế Thái Lan Và Kinh Nghiệm Phát Triển‌

trình đi du lịch đến tận nhà qua các mạng lưới Internet. Xu hướng các doanh nghiệp du lịch kết hợp tổ chức đón khách từ nước thứ ba ngày càng được khẳng định.

Xu hướng 3, tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch.

Công nghệ thông tin ngày một phát triển, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc giữa các doanh nghiệp du lịch và giữa các nước làm du lịch trong việc thu hút và phục vụ khách. Nhìn chung, khách du lịch trên thế giới vẫn có thói quen đến nhiều những nơi được nghe và xem quảng cáo. Các chuyên gia về du lịch trên thế giới cho rằng, vai trò của hoạt động tuyên truyền và quảng cáo trong du lịch quốc tế ngày càng phải được nâng cao.

Xu hướng 4, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong du lịch.

Nhiều nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có chiến lược đưa du lịch thành công nghiệp hàng đâu hoặc thứ hai, thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, chú trọng phát triển du lịch. Ở những nước du lịch phát triển mạnh đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá du lịch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như điện tử tin học, vô tuyến viễn thông, tự động hoá, công nghệ sinh học.. để phát triển công nghiệp lữ hành, công nghiệp khách sạn, công nghiệp vận chuyển khách du lịch. Đội ngũ lao động của các tổ chức kinh doanh được đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phương tiện ở các khâu tác nghiệp rất hiện đại. Công nghệ phục vụ từng lĩnh vực ngày càng được cải tiến và nâng cao, đi sâu vào chuyên môn hoá ngành nghề.

Xu hướng 5, đẩy mạnh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá.

Xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá trong hoạt động du lịch ngày càng trở nên tất yếu. Các tuyến du lịch giữa các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách. Sản phẩm và dịch vụ du lịch đã được quốc tế hoá cao. Nhiều tập đoàn kinh tế du lịch như chuỗi khách sạn, tập đoàn lữ hành có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu được hình thành, giúp đỡ các nước thành viên phát triển du lịch. Những nước du lịch phát triển cao có tiềm lực, để nghiên cứu phát triển công nghệ mới đang tìm cách chuyển giao công nghệ phát triển du lịch cho các nước đang phát triển.

Xu hướng 6, hạn chế tính thời vụ trong du lịch.

Các nước du lịch tiên tiến trên thế giới ngày một tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu hơn, nhằm hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch.

Ngoài các xu hướng nêu trên, trong tình hình hiện nay do cuộc cạnh tranh về nguồn khách giữa các quốc gia, các vùng nên việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục, thị thực, hải quan…được coi là một xu thế của phát triển du lịch thế giới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho du khách thăm quan, nghỉ ngơi.

2. Xu thế phát triển của các nước ASEAN

Theo xu thế phát triển chung, thị trường du lịch khu vực ASEAN cũng chịu sự tác động của xu thế toàn cầu hoá. Chính vì vậy, thị trường du lịch khu vực ASEAN cũng mang đầy đủ những xu thế phát triển của thị trường du lịch thế giới. Bênh cạnh đó, dự đoán thị trường du lịch ASEAN sẽ có một số xu thế sau:

Xu hướng 1: ASEAN sẽ là khu vực được coi là hấp dẫn và có tốc độ tăng trưởng cầu du lịch vào hàng nhất thế giới. Những nguyên nhân chính thúc đẩy khu vực các nước ASEAN thành điểm thu hút khách du lịch quốc tế mạnh bao gồm:

Nhu cầu du lịch trên thế giới ngày càng tăng lên nhưng hướng đi có sự thay đổi, họ muốn tìm đến những nơi mới lạ, những vùng thiên nhiên hoang sơ với những nền văn hoá khác lạ và đậm truyền thống. Một trong những nơi có thể hấp dẫn du khách là khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là khu vực ASEAN.

Môi trường thiên nhiên của các quốc gia trong khu vực ASEAN như Brunei, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipine, Việt Nam so với những nước công nghiệp khác được coi là nguyên sơ, hoang dã, chưa bị tác động nhiều bởi công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền văn hoá của những nước này mang đậm nét châu á, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc cũng là một điểm hấp dẫn đối với du khách.

Tình hình chính trị trong khu vực tương đối ổn định và mức độ an toàn cao hơn so với một số khu vực khác trên thế giới như các nước Đông Âu, Châu Phi, Nam á, khu vực vùng Vịnh.

Xu hướng 2: Kinh doanh du lịch vẫn được coi là hướng phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực ASEAN. Cung về du lịch trong các nước khu vực sẽ có sự tiếp tục tăng trưởng nhanh vào những năm tới. Nguyên nhân như sau:

Kinh tế ASEAN trong các năm thập kỷ 80-90 phát triển mạnh chưa từng thấy, với mức tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả thế giới. Điều này sẽ tạo ra những tác động quan trọng đến khả năng tăng nhu cầu du lịch của dân cư và nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch.

Các sản phẩm du lịch ở cácnước ASEAN đã và sẽ nhanh chóng thích ứng với thời đại, ngày càng đa dạng hơn, hiện đại hơn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch quốc tế từ khắp nơi và mọi tầng lớp từ khách loại sang đến loại thường dân.

Sự tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong dịch vụ ở các nước ASEAN nhanh và hiệu quả, như việc xây dựng đường cáp ngầm qua Brunei, Singapore, Phillipine, Malaysia…

Xu hướng 3: Hợp tác du lịch trong khu vực ASEAN đã và sẽ mở ra nhiều cơ hội để biến khu vực này thành điểm du lịch thống nhất, hấp dẫn và độc đáo. Một thực tế đã chứng minh, lượng khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN chủ yếu là khách du lịch đi lại trong khu vực (chiếm khoảng 30-40%). Vì vậy, liên kết trong khu vực để phát triển du lịch đang được coi là chủ trương chiến lược quan trọng trong phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Tóm lại, chương I đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về những khái niệm của du lịch, sản phẩm du lịch, các hình thức và vai trò của nó đối với xã hội và nền kinh tế đồng thời dự đoán những xu hướng phát triển của du lịch thế giới và khu vực. Việc nghiên cứu các xu hướng phát triển của thế giới và của khu vực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Qua việc nghiên cứu này, sẽ cho ta cái nhìn khái quát về xu hướng phát triển khách quan của du lịch nói chung và từ đó sẽ đưa ra cho du lịch Việt Nam những mục tiêu, những định hướng phát triển để hợp với những quy luật chung ấy, đồng thời bắt kịp với sự phát triển của ngành du lịch trên toàn thế giới.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN‌


I – TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN

Thái Lan- Đất nước của hoa phong lan và Phật Giáo, “đất nứơc của những nụ cười” hiền hoà và đôn hậu. Không những thế, Thái Lan còn được cả thế giới biết đến như một “cường quốc du lịch”, “trung tâm du lịch” của Châu Á. Thiên nhiên ưu đãi cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của chính phủ Thái Lan, của những người làm du lịch và của tất cả người dân, Thái Lan đã khẳng định được tên tuổi của mình ở nghành công nghiệp không khói này. Bài học phát triển kinh nghiệm Thái Lan rất hữu ích đối với chúng ta- Đất nứơc với nền du lịch non kém và dường như chưa tìm được lối đi cho riêng mình.

Ngành du lịch Thái Lan thực sự trở thành ngành công nghiệp kể từ khi chính phủ Thái Lan có chiến lược tập trung phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia từ rất sớm, khi đất nước ta vẫn còn chiến tranh. Kể từ khi nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế đồng thời dự đoán được xu hướng phát triển tất yếu khách quan của nó, chính phủ và nhân dân Thái Lan đã “bắt tay” vào làm du lịch như một ngành công nghiệp thực sự và đã thu được những thành tựu đáng kinh ngạc. Cho đến thời điểm hiện nay và trong tương lai, du lịch đã và sẽ luôn đóng một vai trò tích cực và chủ đạo của nền kinh tế Thái Lan. Để tìm hiểu về ngành công nghiệp du lịch Thái Lan, trước hết, hãy xem xét các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch của đất nước này.

1. Điều kiện phát triển du lịch ở Thái Lan

1.1. Điều kiện về tự nhiên

Khí hậu:

Thái Lan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp, có gió mùa, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình là 19-38 độ C. Nhiệt độ cao nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng 5, thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1.

Khí hậu Thái Lan có ba mùa rõ ràng: mùa lạnh( từ tháng 11 đến tháng 2), mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10).

Gió mùa có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của Thái Lan. Độ ẩm không khí của khí hậu Thái Lan khá cao, khoảng 66%-82%, phụ thuộc vào từng thời gian trong ngày và từng mùa trong năm. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm là khá lớn, khoảng 19 độ C [25].

Đặc điểm khí hậu Thái Lan khác biệt so với các nước khác, nhất là khí hậu giá lạnh ở các nước châu Âu và một số nước châu Á nên đây cũng là một lợi thế trong việc thu hút khách du lịch của Thái Lan.

Vị trí:

Nằm ở vị trí chiến lược giữa Châu Âu, Australia, Châu Phi và Châu Á, Thái Lan được coi là cửa ngõ vào Châu Á. Vị trí chiến lược này đã tạo nên một Thái Lan với những cơ hội rất lớn để phát triển ngành du lịch.

Sân bay Don Muang ở Bangkok đón hơn 400 chuyến bay mỗi ngày. Thái Lan được 45 hãng du lịch lữ hành quốc tế xếp ở vị trí cửa ngõ hàng đầu ở khu vực Đông Dương, trước Singapore và HongKong. Chiang Mai và Bangkok của Thái Lan cũng được xếp hạng 3 như là cửa ngõ vào Trung Quốc, sau HongKong và Singapore. Hiện tại, hàng không Thái và ngành công nghiệp du lịch Thái Lan đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa khách tới những quốc gia khác của Đông Dương, đặt biệt tới Myanmar, Lào và Trung Quốc[25]. Vị trí này đã làm cho Thái Lan có những cơ hội tiếp xúc với khách du lịch, có cơ hội để quảng bá hình ảnh và sức hấp dẫn của Thái Lan, như vậy vị trí thuận lợi cũng là một tiền đề vô cùng quan trọng để phát triển du lịch.

Địa hình:

Thái Lan nằm ở khu vực trung tâm Đông Nam Á, nằm trong vùng Tam Giác Vàng, đường biên giới tiếp giáp với Lào và Myanma. Đường biên giới với Myanma tiếp tục kéo dài sang phía tây và phía nam gần bán đảo Myanma, Phía Nam là vịnh Thái Lan.

Lãnh thổ Thái Lan được bao bọc bởi núi. Vùng núi phía Bắc gồm những đền chùa và tàn tích của thành phố Chieng Mai cổ đại, nơi đây có điểm cao nhất của Thái

Lan là Doi Inthanon. Vùng đất này cũng là nơi sinh sống của các bộ lạc sống trên đồi thời cổ đại hàng nghìn năm trước. Phía Đông Bắc là cao nguyên Khorat. Trung tâm Thái Lan bao gồm vùng đồng bằng rộng lớn và mầu mỡ do con sông chính của Thái Lan là Chao Phraya bồi đắp phù sa. Bangkok được hình thành theo bờ sông Chao Phraya kéo dài từ cửa sông đến chỗ uốn khúc giữa Bangkok và vịnh Thái Lan. Với đặc điểm địa hình tự nhiên lý tưởng, có núi, có rừng, có biển…Thái Lan đã có những tiền đề vô cùng thuận lợi để phát triển ngành “công nghiệp không khói”.

Phong cảnh tự nhiên :

Thái Lan được tạo hoá ưu đãi với những phong cảnh đẹp trải dài khắp đất nước. Đặc biệt, những bãi biển đã trở thành một điểm để khẳng định thương hiệu du lịch Thái Lan trên thế giới. Năm điểm du lịch hàng đầu của Thái Lan là Bangkok, Chon Buri (Pattaya- nơi có đảo san hô Coral nổi tiếng), hay Phuket, Chiang Mai và…nơi có những bãi tắm và những hòn đảo tuyệt đẹp. Bên canh đó, còn có những tỉnh khác được xếp hạng di sản thế giới như thành phố cổ Ayudhya (Tỉnh Ayutthaya) và Sukhothai- Thủ đô đầu tiên của Xiêm, Udon Thani- Hòn ngọc của vịnh Thái Lan, biển Andaman- Nơi có bãi tắm Cha-am nổi tiếng. Thêm vào đó là những bãi biển, những hòn đảo tuyệt đẹp ở Prachuap Khiri Kha, Surat Thani hay Krabi- nơi được mệnh danh là hòn ngọc bích của biển Andaman. Những tỉnh biên giới có Chiang Rai ở phía Bắc, Ubon Ratchathani ở Đông Bắc, Narathiwat ở phía Nam và Kanchanaburi ở phía Tây hay những tỉnh tiềm năng ít được biết đến như Khon Kaen, Nakhon Ratchasima và Loei ở Đông Bắc, tất cả những nơi này đều có những danh lam thắng cảnh đầy tiềm năng để phát triển du lịch.

1.2. Nền văn hoá dân tộc

Nằm ở điểm giao nhau của Đông và Tây, và giữa những nền văn hoá cổ như Ấn Độ, Cambodia và Trung Quốc, Thái Lan có sự pha trộn khéo léo, duy nhất của những sức hút lịch sử cũng như di sản còn sót lại từ các vương triều Khmer. Hiện tại, 3 vị trí lịch sử được UNESCO xếp hạng di sản thế giới là 1) Các công viên Sukhothai – Sri Satchanalai – Kamphaeng Phet; 2) Công viên Ayutthaya; và 3) Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Pa Tung Yai–Huai Kha Kaeng.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trong số 12 điều mục được liệt kê theo tiêu chí hấp dẫn, Thái Lan được xếp hạng nhất ở 5 mục: di tích lịch sử, văn hoá, con người, ẩm thực và cuộc sống về đêm. Hơn nữa, Thái Lan còn được xếp hạng 2 ở tính đa dạng dân tộc, sau Indonesia, và sau Australia về điều kiện sun-sand-sea và du lịch mạo hiểm. Shopping ở Thái Lan cũng được xếp hạng 3, sau Singapore và Hong Kong [28].

Thái Lan là một đất nước của Phật Giáo và tín ngưỡng, vì vậy mà Thái Lan còn nổi tiếng với đền chùa, miếu mạo... Bangkok còn được gọi là “kinh đô của chùa Phật”. Nước Thái còn có tên gọi là “Nước Phật áo vàng” với 95% dân số theo đạo Phật. Chỉ nguyên thành phố Bangkok đã có hơn 400 ngôi đền chùa, với kiến trúc đẹp lộng lẫy. Trong đó, Ngọc Phật Tự, Kim Phật Tự và Ngoạ Phật Tự là những ngôi chùa được coi là quốc bảo của Thái Lan. Đây cũng là nơi thu hút du khách ở khắp thế giới đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiện đại mà vẫn cổ kính của của Thái Lan [29].

Thái Lan còn nổi tiếng với những lễ hội truyền thống, tháng nào cũng diễn ra những ngày lễ văn hoá. Mỗi tháng có một chủ đề riêng, nhưng các lễ hội thì phong phú và trải dài từ Bangkok đến Chiang...Đây cũng là một cơ hội để Thái Lan thu hút khách du lịch. Ví dụ như: tết té nước Songkran được tổ chức từ ngày 13-15/4 hàng năm. Đó là dịp để người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc trang phục nhiều màu sắc. Tết té nước của Thái Lan mang tính cộng đồng cao nên được du khách rất thích thú hưởng ứng. Do đó, lễ hội Songkran là một dịp lý tưởng để du khách tới chứng kiến và tham gia ngày hội này [36]

1.3. Cơ sở hạ tầng

Giao thông đường bộ, hàng không:

Nhờ có sự đầu tư của chính phủ, giao thông của Thái Lan ngày càng phát triển với những đường hầm, cầu vượt hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số vì khách du lịch đến với Thái Lan. Điều này cũng làm yên lòng du khách khi quyết định đến với Thái Lan. Vừa qua, Thái Lan đã khai trương sân bay mới có tên là Sunvarnabhumi tại Bangkok với trị giá 3.7 tỷ đô la. Sân bay này ước đáp ứng 45

triệu lượt khách mỗi năm, sẽ giúp Thái Lan vượt qua các đối thủ là Singapore và Malaysia để trở thành đâù mối quan trọng về hàng không trong khu vực [38].


Khách sạn:

Thái Lan có rất nhiều khách sạn với chất lượng rất tốt. Tổng số khách sạn từ 1 sao đến 5 sao của Thái Lan khoảng 3481 khách sạn [35]. Có thể theo dõi qua bảng dưới đây về số khách sạn tiêu chuẩn của Thái Lan:

Bảng 1: Số khách sạn từ 1 đến 5 sao của Thái Lan phân theo các cấp độ tiêu chuẩn


Cấp độ

Tiêu chuẩn

5 sao

4 sao

3 sao

2 sao

1 sao

Tiêu chuẩn về cấu trúc & tiện nghi

359

284

163

72

53

Tiêu chuẩn về bảo trì

305

270

225

205

280

Tiêu chuẩn về phục vụ

374

320

301

169

150

Tổng số khách sạn

1052

896

699

451

383

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam - 4

(Nguồn: Thống kê của tổng cục du lịch Thái Lan TAT)


Những khách sạn của Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: Amari Watergate, Khu resort Bangkok Marriott, Bannyan Tree Bangkok, The Dusit Thani Bangkok, Grang Hyatt Erawan ở Bangkok hay resort Dusit Island ở Chiang Rai, resort JW Marriott Phuket ở Phuket, resort Royal Cliff Beach ở Pattaya...

Khu vui chơi, giải trí:

Thái Lan có rất nhiều khu vui chơi giải trí tại các địa điểm hay các Resort của khu du lịch. Điều này đã làm du khách rất hài lòng. Có thể kể đến như nhà hát gần 500 chỗ ngồi Tiffany’ Show, nhà hát Alangkarn hơn 2.000 chỗ ngồi, những câu lạc bộ đêm sầm uất ở Pattaya, những sòng bạc ở Bangkok hay vườn thú hoang dã Safari World, công viên Marine Park....Những nơi này thu hút rất lớn lượng khách du lịch quốc tế.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí