Mục Tiêu Và Phương Hướng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030


4.1.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịchvùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.1.3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Hình thành sự liên kết phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; trở thành khu vực thu hút và phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước. Đến năm 2020, đón khoảng 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ hơn 27 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt khoảng 6.981,5 triệu USD; có khoảng 163.200 phòng nghỉ. Phấn đấu đến năm 2030 thu hút khoảng 16 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ khoảng 38 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt trên 16.472 triệu USD; cơ sở lưu trú có trên

274.300 phòng nghỉ [Bảng 4.1].

- Phát triển KTDL vùng gắn với giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái; phát huy và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc; tạo nhiều việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020, tạo được khoảng 255.600 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và đạt khoảng 452.700 việc làm vào năm 2030 [Bảng 4.1].

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong lĩnh vực du lịch của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2030

STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính

2020

2025

2030

1

Khách quốc tế

Triệu lượt

9,0

12,0

16,0

2

Khách nội địa

Triệu lượt

27,0

33,0

38,0

3

Tổng thu du lịch

Triệu USD

6.981,5

11.286,8

16.473,0

4

Nhu cầu đầu tư

Triệu USD

7.090,0

8.100,0

8.720,0

5

Nhu cầu khách sạn

Ngàn phòng

163,2

217,6

274,3

6

Nhu cầu lao động

Ngàn người

255,7

346,5

452,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế - 17

Nguồn: [7]


4.1.3.2. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Từ những quan điểm về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phương hướng phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xác định:

- Thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tỉnh/thành phố trong vùng KTTĐ phía Bắc để phát triển KTDL của vùng theo hướng:

+ Liên kết, hợp tác trong xây dựng các chương trình du lịch chung của toàn vùng: Bên cạnh việc chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng mang tính đặc thù của mỗi địa phương (theo chiến lược phát triển du lịch của mỗi tỉnh, thành phố), các tỉnh trong vùng cần phối hợp xây dựng các chương trình du lịch chung của toàn vùng trên cơ sở những định hướng đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Liên kết, hợp tác trong đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tránh sự trùng lặp về sản phẩm giữa các địa phương trong vùng.

+ Liên kết, hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý, và nhân viên phục vụ du lịch. Trong đó, Hà Nội sẽ là trung tâm đầu mối trong liên kết hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho toàn vùng.

+ Liên kết, hợp tác trong quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch của vùng, đưa vùng KTTĐ phía Bắc trở thành một điểm đến hấp dẫn. Đây là một nội dung liên kết, hợp tác quan trọng cần sớm được triển khai trong thực tế bởi kết quả của sự liên kết, hợp tác này sẽ đem lại nhiều lợi ích chung, đồng thời giảm được chi phí cho quảng bá xúc tiến cho mỗi địa phương.


- Mở rộng liên kết, hợp tác giữa vùng KTTĐ phía Bắc với các vùng khác trong khu vực và trên thế giới về phát triển KTDL, trước hết thực hiện liên kết trong khuôn khổ của Dự án Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Chương trình hai hành lang, một vành đai phát triển kinh tế với Trung Quốc.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng KTTĐ phía Bắc.

+ Xây dựng nguồn nhân lực du lịch của vùng đảm bảo về số lượng và

chất lượng, đáp ứng sự phát triển KTDL của vùng và xu thế HNQT.

+ Phát triển nhân lực chất lượng cao, coi trọng đào tạo nghề, đào tạo tại chỗ; quan tâm phát triển nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ trực tiếp, ưu tiên đào tạo nhân lực du lịch ở các vùng chưa phát triển, vùng dân tộc thiểu số và những khu vực còn khó khăn.

- Phát triển sản phẩm du lịch của vùng.

+ Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng: Các sản phẩm du lịch phải mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục, tập quán... để thu hút khách du lịch quốc tế, tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Cần nghiên cứu khai thác các lợi thế về tài nguyên để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng như: Các di sản thế giới (Hoàng Thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long…); các giá trị văn hóa làng quê gắn với nền Văn minh Lúa nước Sông Hồng (lễ hội, làng nghề, cây đa - bến nước - sân đình…); hệ thống các di tích văn hóa lịch sử; tính đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia…

+ Tạo sản phẩm du lịch theo chuyên đề: Đó là việc khai thác các tiềm năng du lịch một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch khác nhau. Từ đó có kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình du lịch như: tham quan thắng cảnh các di tích lịch sử văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu theo các chủ đề như thủ công mỹ nghệ, làng nghề, lễ hội, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, khám phá, du lịch hội thảo, hội chợ... Cần nghiên cứu xây dựng những chuyến du lịch có nội dung phong phú để thu hút và kéo dài ngày lưu trú của du khách.


+ Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Mỗi điểm du lịch, mỗi địa phương phải có sản phẩm du lịch đặc thù, bên cạnh đó phải kết hợp phát triển các sản phẩm du lịch khác. Có thể kết hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, kể cả khả năng kết hợp với các địa phương ngoài vùng và quốc tế trong việc tổ chức nối chuyến du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch của toàn vùng.

- Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng du lịch ở các khu du lịch, bao gồm hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước và xử ký môi trường... Đối với các khu du lịch quốc gia, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng quy hoạch và cơ sở hạ tầng du lịch; còn đối với các khu du lịch địa phương thì lấy kinh phí từ các nguồn của địa phương.

- Công tác đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí tổng hợp và các dịch vụ bổ sung khác.

- Tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; phát triển đồng bộ 7 khu du lịch quốc gia, 5 điểm du lịch quốc gia và 2 đô thị du lịch trong vùng. Cụ thể:

+ Phát triển 7 khu du lịch quốc gia: làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc

Việt Nam (Hà Nội); khu du lịch Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội); khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc); khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); khu du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh - Hải Phòng); khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh); khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh).

+ Phát triển 5 điểm du lịch quốc gia: điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long gắn với quần thể các di tích nội thành Hà Nội; điểm du lịch thành phố Bắc Ninh và phụ cận (Bắc Ninh); điểm du lịch Chùa Hương (Hà Nội); điểm du lịch Phố Hiến (Hưng Yên); điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh).

+ Phát triển 2 đô thị du lịch: Hạ Long (Quảng Ninh) và Đồ Sơn (Hải Phòng).


4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp quản lý và nhân dân

trong vùng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển kinh tế du lịch

Trong bốn vùng KTTĐ ở Việt Nam, vùng KTTĐ phía Bắc có nhiều lợi thế nổi trội để phát triển KTDL từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến điều kiện xã hội. Thực tế cho thấy, so với tiềm năng, ưu thế sẵn có, phát triển KTDL ở vùng còn nhiều hạn chế, chưa có sự bứt phá, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như của cả nước, thậm chí còn đứng sau các vùng khác. Một trong những nguyên nhân của thực tế này là do nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của KTDL còn hạn chế, đặc biệt ở các cấp quản lý, lãnh đạo trong vùng. Do vậy cần đổi mới tư duy, nhận thức, trước hết ở các cấp quản lý, người đứng đầu với những quyết sách và tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc hiện nay. Đổi mới tư duy phát triển KTDL theo quy luật kinh tế thị trường, đảm bảo nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức của doanh nghiệp và người dân trong việc xây dựng hình ảnh, bảo vệ môi trường, góp phần cho sự phát triển KTDL bền vững, nâng cao uy tín và thương hiệu của du lịch Việt Nam nói chung và của vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng.

Đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của phát triển KTDL phải được triển khai thành các chương trình hành động cụ thể mà trước hết là sự đổi mới về tư duy về liên kết vùng để phát huy tiềm năng phát triển KTDL, trong đó có liên kết phát triển KTDL giữa 7 tỉnh, thành phố của vùng và liên kết KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc với các vùng khác trong cả nước, trong khu vực và trên thế giới.


Thứ nhất, đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp quản lý về vai trò và tầm quan trọng của phát triển KTDL.

- Các cấp quản lý, lãnh đạo trong vùng cần nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và mang nội dung văn hóa sâu sắc; KTDL có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.

- Từ nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của KTDL, các cấp lãnh đạo, quản lý của các tỉnh/thành phố trong vùng cần thực hiện giao ban định kỳ về nội dung phát triển KTDL và lập ra bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Trong phát triển KTDL của toàn vùng cần đặc biệt quan tâm tới 3 tỉnh/thành phố là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế ở vùng KTTĐ phía Bắc là: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trên cơ sở có sự chỉ đạo, phối hợp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch.

- Các cấp quản lý trong vùng cần thay đổi tư duy liên kết phát triển vùng KTTĐ phía Bắc với các vùng khác trong nước và nước ngoài trên tinh thần lấy phát triển KTDL là một trong những nội dung trọng tâm. Nếu trước đây mối quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng chỉ dựa trên các quan hệ truyền thống và hợp tác về những vấn đề chung như: phát triển kinh tế, xã hội hoặc các vấn đề về an ninh quốc phòng... thì hiện nay không chỉ duy trì, phát triển những quan hệ truyền thống đó mà còn phải mở rộng, phát triển nhiều quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực khác, trong đó nhấn mạnh đến quan hệ liên kết phát triển KTDL trọng tâm là KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc, để từ đó, tạo sự ảnh hưởng tích cực và sức lan toả của vùng đến sự phát triển của cả nước.

Trong tư duy liên kết vùng về phát triển KTDL, không chỉ dừng ở phong trào, khẩu hiệu mà phải thực tế đi vào chương trình hành động cụ thể,


có tổng kết, đánh giá, có rút ra những kinh nghiệm và được triển khai đồng bộ, có giai đoạn, chiến lược cụ thể qua phù hợp với điều kiện từng tỉnh, thành phố trong vùng. Có như vậy, mới tạo ra bước đột phá trong nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý về phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc.

Thứ hai, đổi mới tư duy, nhận thức của nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của phát triển KTDL.

Nhận thức của cộng đồng dân cư có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển KTDL. Hiện nay, nhận thức của người dân ở vùng KTTĐ phía Bắc về phát triển KTDL đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng cư dân sở tại về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của KTDL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Để nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của phát triển KTDL, vùng KTTĐ phía Bắc cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền những văn bản, Nghị quyết liên quan đến du lịch cũng như giáo dục thực thi Luật Du lịch để nhân dân hiểu và thực hiện.

- Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải giữ đạo đức nghề nghiệp, có thái độ vui vẻ, thân thiện, niềm nở, không phân biệt đối xử giữa khách trong nước và khách quốc tế; giữ uy tín trong quan hệ với khách du lịch; bán hàng có nguồn gốc với giá niêm yết và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, Bộ quy tắc cũng quy định trách nhiệm của khách du lịch, phải ứng xử văn minh, tôn trọng truyền thống văn hóa của địa phương, có ý thức giữ gìn môi trường, cảnh quan.

- Tăng cường liên kết nhằm khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của cộng đồng cư dân vào hoạt động KTDL. Đặc biệt, huy động tích cực sự tham gia của người dân trong việc hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực trong hoạt động KTDL.


Cộng đồng dân cư là một bộ phận quan trọng, là người trực tiếp tham gia các hoạt động của KTDL ở các khâu: tiếp nhận khách, sản xuất các sản phẩm du lịch, hướng dẫn du lịch... Do vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân để hoạt động du lịch đi vào bài bản, tránh tình trạng manh mún. Mặt khác, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hoá mang tính đặc trưng của vùng. Đồng thời, biết quảng bá những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng với các vùng khác trong nước và các khu vực trên thế giới. Vì vậy, cần phổ biến, tuyên truyền những quan điểm, phương hướng phát triển KTDL để người dân hiểu và thực hiện.

Tóm lại, đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý và nhân dân trong vùng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTDL trong bối cảnh HNQT phải được thực hiện trước tiên qua việc lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục. Các quyết định, chỉ thị về vấn đề này phải được triển khai một cách rõ ràng, cụ thể đến từng địa phương, các cấp quản lý và nhân dân trong vùng. Đồng thời, cần cụ thể hoá những chủ trương thành chương trình, kế hoạch hành động phù hợp, góp phần đưa KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

4.2.2. Nhóm giải pháp về liên kết vùng để phát triển kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Một là, liên kết trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù mang bản sắc của vùng

Vùng KTTĐ phía Bắc là nơi được ưu ái về tiềm năng phát triển KTDL hơn so với các khu vực khác trong cả nước. Các tỉnh trong vùng có những nét tương đồng nhất định về lợi thế này. Do vậy, để tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch, các địa phương trong vùng cần tập trung phối hợp để xây dựng những sản phẩm du lịch chung mang đặc trưng của toàn vùng. Bên cạnh đó, mỗi tỉnh cần tìm ra những điểm mạnh, nổi bật để tạo ra những sản phẩm riêng mang đậm chất của địa phương nhằm phát huy thế mạnh của liên kết vùng.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí