đặc biệt của quá trình sản xuất. V.I.Lênin coi "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [53, tr.430]. Thực tế cho thấy, lao động của con người không chỉ cải biến tự nhiên, mà còn cải biến chính bản thân con người và các quan hệ giữa con người với con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người” [4, tr.641].
Xuất phát từ quan điểm mác-xít về con người cho thấy, khi con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, con người nói chung biểu hiện ra trên nhiều phương diện. Điều này chúng ta có thể thấy ở việc con người tồn tại với tư cách là một nguồn tài nguyên đặc biệt - tài nguyên con người; con người tồn tại với tư cách là một nguồn lực đặc biệt hay nguồn lực con người, hoặc tồn tại với tư cách là một nhân tố thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội, gọi là nhân tố con người.
Thứ ba, quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhân tố con người
Trải qua quá trình hình thành và phát triển với vai trò lãnh đạo của mình, Đảng NDCM Lào luôn chú trọng và nhận thức được rằng, nhân tố con người chính là nguồn tài nguyên quan trọng, quý giá nhất của cách mạng cũng như của đất nước. Đồng thời, những năm đổi mới vừa qua, mục đích của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đó là hướng đến lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện cho mỗi người đều có môi trường thuận lợi và cuộc sống hạnh phúc cũng như có thể phát huy hết năng lực, khả năng của mình cho xã hội. Do vậy, đối với Đảng NDCM Lào nhân tố con người được xem là động lực của quá trình phát triển kinh tế, xây dựng CNXH trên nước CHDCND Lào.
Từ quan điểm này trong Đại hội IX của Đảng NDCM Lào, nhân tố con người đã được làm rõ hơn với khẳng định đây là “nguồn lực quý nhất, có vai trò quyết định nhất và đây là cội nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước” [128, tr.72]. Sau giai đoạn hiện thực hóa quan điểm đó vào thực tiễn với nhiều thành tựu và bài học kinh nghiệm, Đại hội X Đảng NDCM Lào tiếp tục có những chỉ dẫn quan trọng về nhân tố con người đó là:
Một trong những yếu tố quyết định việc đất nước có tranh thủ tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không, phụ thuộc đáng kể vào nhân tố con người. Đối với việc chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển hội nhập kinh tế quốc tế của nước CHDCND Lào là tăng trưởng kinh tế-xã hội, xét
đến cùng cũng là vì con người, hướng đến con người trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế [129, tr.13,14].
Quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó trực tiếp tác động đến việc phát huy nhân tố con người trong thực tiễn. Từ nhận thức đó, Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào đã tiếp tục thực hiện sự đoàn kết thống nhất trong toàn dân và sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, nâng cao vai trò và vai trò lãnh đạo của Đảng. Ngoài ra, giữ vững phương pháp tiếp cận toàn diện và có nguyên tắc nhằm thay đổi, bảo vệ và phát triển đất nước bền vững theo định hướng XHCN; qua đó, cũng coi trọng việc bảo vệ giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc, của từng dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thân cho nhân dân. Đặc biệt, Đảng NDCM Lào cũng tập trung lãnh đạo lĩnh vực văn hóa xã hội, lấy phát triển nguồn nhân lực làm trọng tâm với việc ưu tiên, tiếp tục cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục quốc dân, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp để xây dựng con người có đủ tâm, tầm, tài.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Vai Trò Của Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Nhân Tố Con Người Là Chủ Thể Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Quan Điểm, Đường Lối, Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
2.1.1.2. Quan niệm về phát huy nhân tố con người
Phát huy trong từ điển Tiếng Việt là làm cho cái hay, cái tốt toả thêm tác dụng và tiếp tục phát triển.
Phát huy nhân tố con người được hiểu là quá trình làm cho những thuộc tính, bản chất con người, sức mạnh từ bên trong con người không ngừng hoàn thiện và có vai trò ngày càng tăng đối với việc thúc đẩy tiến trình lịch sử phát triển.
Qua những khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về phát huy nhân tố con người là: là quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường thích hợp cho mỗi cá nhân hoạt động trong phát triển kinh tế - xã hội, qua đó thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, cũng như góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với khái niệm trên, chúng ta có thể thấy, việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội tại nước CHDCND Lào sẽ được đánh giá một cách chung nhất qua những nội dung đó là: (1) Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng con người; (2) Vấn đề sử dụng con người; và (3) Vấn đề tạo môi trường thích hợp cho mỗi cá nhân hoạt động trong phát triển kinh tế - xã hội. Qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá những nhân tố này sẽ giúp chúng ta có thể nhìn nhận được vấn đề phát huy nhân tố con người trong giai đoạn đã qua, cũng như có được những căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng được phương hướng, giải pháp trong những năm tới.
2.1.2. Quan niệm về phát triển kinh tế du lịch và nội dung phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
2.1.2.1. Quan niệm và đặc điểm của phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thứ nhất, quan niệm về du lịch
Việc xác định nội dung khái niệm về du lịch phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu, nên có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau, do đó, có những quan niệm khác nhau về khái niệm du lịch.
Theo các khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch 2008 (The International Recommendations for Tourism Statistics 2008 - IRTS 2008) được soạn thảo bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) với sự hợp tác chặt chẽ với Cục Thống kê Liên hợp quốc (UNSD), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các thành viên khác của Nhóm điều phối liên ngành về thống kê du lịch đã đưa ra khái niệm du lịch đó là:
Du lịch là khái niệm đề cập đến hoạt động của các du khách, trong đó các khách du lịch là những người di chuyển giữa các địa điểm địa lý khác nhau dù cho hoạt động này xuất phát từ bất kỳ mục đích cũng như thời gian nào. Trong đó du khách đến từ người dân trong nước được gọi là du lịch nội địa (domestic travel), du khách là người không cư trú trong nước được gọi là khách du lịch nhập cảnh (inbound travel) và du khách là người cư trú trong nước đi du lịch nước ngoài được gọi là khách du lịch xuất cảnh (outbound travel) [117, tr.9].
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017 tại Điều 3 - Giải thích từ ngữ, đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [33, tr.3].
Theo Luật du dịch năm 2015 của nước CHDCND Lào quy định tại Điều 3 khái niệm du lịch được hiểu là:
Du lịch là việc di chuyển từ nơi cư trú của một người đến các địa điểm hoặc quốc gia khác với mục đích tìm hiểu, tham quan, thư giãn, giải trí, trao đổi văn hóa, thể thao, tăng cường sức khỏe, nghiên cứu, triển lãm, hội họp mà không có ý định tìm kiếm làm việc hoặc thực hiện một hoạt động chuyên nghiệp để kiếm lợi nhuận dưới mọi hình thức [135, tr.2].
Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích khác của các cá nhân.
Thứ hai, quan niệm về kinh tế du lịch và các ngành kinh tế du lịch
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam: “kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia” [1, tr.18].
Trong xã hội hiện nay, khái niệm kinh tế vẫn chưa có một cách nhìn thống nhất, hay là một chuẩn mực nhất định. Có thể hiểu một cách cơ bản rằng, kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có hạn.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam do Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản thì kinh tế du lịch được hiểu là:
Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước; tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch [47, tr.273].
Tác giả Lê Đăng Quang qua nghiên cứu các khái niệm về du lịch đã đưa ra định nghĩa về kinh tế du lịch như sau:
Kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa cao, thuộc khối ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên du lịch, sản xuất, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ du lịch, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch trên thị trường; mang lại lợi ích kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội thiết thực và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước [7].
Ngoài ra, kinh tế du lịch còn được hiểu là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức
sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này thì khái niệm kinh tế du lịch được hiểu là: Kinh tế du lịch là một trong các ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc gia bao gồm một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia hướng đến việc khai thác tiềm năng của tài nguyên du lịch trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy nhằm góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy kinh tế du lịch là một ngành có những đặc điểm sau đây:
1. Kinh tế du lịch là một trong những ngành kinh tế có tính tổng hợp và liên ngành. Chúng ta có thể thấy đặc điểm này qua mối liên hệ mật thiết giữa ngành du lịch với các ngành có liên quan như ngành giao thông vận tải, văn hóa, thể thao, nông nghiệp, sản xuất và một số ngành khác.
2. Kinh tế du lịch là ngành kinh tế có tính chất xã hội hóa khá cao xuất phát từ sự phát triển của ngành kinh tế du lịch kéo theo sự tham gia của khá nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội.
3. Kinh tế du lịch là ngành kinh tế được định hướng phát triển theo hướng xanh và bền vững. Cùng với nhiều ngành kinh tế khác, hiện nay kinh tế du lịch đã và đang phát triển theo hướng xanh, bền vững thông qua việc gắn bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái, bảo vệ văn hóa, giảm thiểu biến đổi khí hậu, sản xuất hàng hóa du lịch thân thiện với môi trường, bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học, kiểm soát và tái sử dụng rác thải với phát triển du lịch.
4. Kinh tế du lịch là ngành chủ yếu mang tính chất dịch vụ dựa trên những hoạt động kinh doanh tập trung khai thác các lợi thế về tài nguyên du lịch (tài nguyên sẵn có (tự nhiên) và tài nguyên sáng tạo (văn hóa, nhân văn, do con người tạo ra); sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ du lịch.
5. Kinh tế du lịch là ngành đem đến những lợi ích đa dạng trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
6. Kinh tế du lịch cũng có sự quản lý của nhà nước và chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường về loại hình phát triển, thị trường cung cầu, sản phẩm, cạnh tranh.
39
Trong những đặc điểm trên chúng ta có thể thấy rằng nền kinh tế du lịch chịu sự tác động rất lớn từ các ngành kinh tế trong quá trình phát triển vì đây là cơ sở, nền tảng để giúp cho kinh tế du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể phát triển một cách bền vững được.
Trên cơ sở ấy, hiện nay nước CHDCND Lào xác định có những ngành kinh tế du lịch chính, đó là:
Ngành dịch vụ lữ hành: là ngành thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quảng cáo, bán cũng như tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch hướng tới đối tượng là các du khách trong nước cũng như nước ngoài.
Ngành vận tải khách du lịch: là ngành thực hiện các hoạt động vận tải đường hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ cho khách du lịch trong và ngoài nước theo chương trình du lịch, khu du lịch, điểm du lịch.
Ngành lưu trú du lịch: là ngành cung cấp các loại hình cơ sở lưu trú du lịch như các bãi cắm trại du lịch, các nhà có phòng cho khách du lịch thuê, các nhà nghỉ du lịch, các căn hộ du lịch, các biệt thự du lịch, các khách sạn du lịch, các tàu thủy lưu trú du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch khác (như các nhà trên cây, các địa điểm lưu trú trong rừng) cho khách du lịch nội địa và quốc tế.
Ngành dịch vụ du lịch khác: ngoài những ngành kinh tế du lịch trên, trong nền kinh tế còn có các ngành dịch vụ du lịch khác bao gồm những loại hình dịch vụ tiêu biểu như dịch vụ mua sắm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.
Thứ ba, quan niệm về phát triển kinh tế du lịch
Phát triển là khái niệm dùng để chỉ xu hướng vận động từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế, nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân
40
trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, theo quan niệm của các nhà kinh tế, khái niệm phát triển kinh tế du lịch được được hiểu là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà các chủ thể tác động làm tăng số lượng, quy mô, nâng cao chất lượng và hoàn thiện về cơ cấu các hoạt động kinh doanh du lịch nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể liên quan trong quá trình phát triển.
Theo đó, có thể hiểu khái niệm phát triển kinh tế du lịch như sau: Phát triển kinh tế du lịch là quá trình thúc đẩy các ngành dịch vụ lữ hành, ngành vận tải khách du lịch, ngành lưu trú du lịch và ngành dịch vụ du lịch khác có cơ hội tăng trưởng nhằm đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.1.2.2. Nội dung phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Từ những khái niệm đã nêu trong tiểu tiết 2.1.1, Chúng ta có thể đưa ra cách hiểu chung nhất về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch là: quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường thích hợp cho mỗi cá nhân hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch, qua đó thúc đẩy lĩnh vực du lịch phát triển bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Qua quan niệm trên, chúng ta có thể thấy, việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào sẽ được đánh giá một cách chung nhất với những nội dung đó là: (1) Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng con người; (2) Vấn đề sử dụng con người; và (3) Vấn đề tạo môi trường thích hợp cho mỗi cá nhân hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch. Qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá những nhân tố này sẽ giúp chúng ta có thể nhìn nhận được vấn đề phát huy nhân tố con người trong giai đoạn đã qua, cũng như có được những căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng được phương hướng, giải pháp trong những năm tới.
Với quan niệm trên, phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào gồm những nội dung cơ bản như sau:
* Đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Phát triển kinh tế du lịch là một trong những lĩnh vực phát triển kinh tế đa ngành, liên quan đến rất nhiều các vấn đề khác nhau, do vậy, để có thể đạt được thành
41
công đòi hỏi cần phải coi trọng việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, trong đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào là nội dung đầu tiên cần được thực hiện. Cụ thể nội dung này thể hiện ở các điểm sau:
Một là, đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào
Để xây dựng được cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển kinh tế ở nước CHDCND Lào, đòi hỏi cần phải chú trọng đến việc đào tạo nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Điều này xuất phát từ mặt trí lực của nhân tố con người biểu hiện ở trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ chuyên ngành… đây có thể được xem là vấn đề trung tâm cũng như tác động rất lớn đến mỗi người trong quá trình tham gia vào phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển ngành kinh tế du lịch cho thấy tỷ trọng giá trị trong các sản phẩm của ngành kinh tế du lịch quyết định sự thành công cũng như ngày càng chiếm ưu thế. Mặt khác, để đánh giá tính bền vững của sự phát triển ngành kinh tế du lịch, người ta sẽ căn cứ vào số lượng nhân lực có trình độ toàn diện của nhân tố con người trong ngành kinh tế du lịch, đây là yếu tố tác động đến quá trình thay đổi của lực lượng sản xuất hiện tại.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngành kinh tế du lịch sẽ vẫn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước CHDCND Lào, do vậy để phát huy nhân tố con người đòi hỏi phải đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế du lịch là một trong những nội dung quan trọng. Đặc biệt, nhu cầu về nguồn nhân lực với trình độ, chất lượng hiện có ở tất cả các ngành nghề cũng cho thấy nhu cầu luôn cần phải đào tạo bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành kinh tế du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Trong đó, quá trình đào tạo này không chỉ cần được chú trọng về số lượng mà cần chú trọng, đáp ứng được những đòi hỏi về chất lượng của nguồn nhân lực thể hiện qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, cũng như đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, quá trình đào tạo cần luôn cập nhật những xu hướng phát triển du lịch, kinh tế du lịch trong và ngoài nước cũng như coi trọng vấn đề hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong việc đào tạo nhân tố con người phục vụ cho ngành kinh tế du lịch nước CHDCND Lào hiện nay.