Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Chiến Lược Thu Hút Khách Du Lịch Của Việt Nam Trong Bối Cảnh Suy Thoái Kinh Tế Toàn Cầu

(3) Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch.

Phấn đấu đến năm 2010 có 130.000 phòng khách sạn do đó cần xây mới trong thời kỳ 2006-2010 thêm 50.000 phòng. Xây dựng 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia gắn với 3 địa bàn kinh tế trọng điểm 17 khu du lịch chuyên đề. Đẩy mạnh phát triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có vị trí quan trọng của quốc gia, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch ở các địa phương trong cả nước. Đầu tư cho nghiên cứu để tạo ra sản phẩm du lịch mang tính đa dạng, độc đáo và giàu bản sắc văn hóa dân tộc

Để đạt được các mục tiêu trên, ngành du lịch cần huy động số vốn đầu tư trong giai đoạn 2001-2010 trên 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch lên tới 2,55 tỷ USD.

(4) Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch

Mở rộng ký hợp tác du lịch song phương và tham gia có hiệu quả vào cá tổ chức du lịch quốc tế. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch ra thị trường quốc tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phát triển du lịch. Tăng cường đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch.

Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

Kế t quả nghiên cứ u củ a Việ n Nghiên cứ u Phá t triể n Du lị ch (ITDR) cho thấ y, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế , bấ t cậ p thờ i gian qua cầ n xá c đị nh bướ c độ t phá căn bả n cho giai đoạ n tớ i là : thứ nhấ t, phải lấy hiệu

quả về kinh tế , văn hóa , xã hội và môi trường là mục tiêu tổ ng thể của phá t triể n; thứ hai , chấ t lượ ng và thương hiệ u là yế u tố quyế t đị nh ; thứ ba , doanh nghiệ p là độ ng lự c đò n bẩ y cho phá t triể n và thứ tư , cầ n phân cấ p mạ nh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm [1].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

1. Nhóm giải pháp vĩ mô

1.1. Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh quốc gia

Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - 11

Tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia là một trong những chiến lược quan trọng nhất nhằm xúc tiến du lịch phát triển trên thị trường quốc tế. Ngành du lịch của một quốc gia có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào việc hình ảnh quốc gia đó có được biết đến và có được yêu thích hay không. Để được biết đến một cách rộng rãi trên trường quốc tế với những hình ảnh tích cực, điều mà các quốc gia đều quan tâm, đó là tạo dựng và quảng bá, xúc tiến, giới thiệu hình ảnh quốc gia ra nước ngoài. Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh quốc gia được các nước đặc biệt chú trọng đầu tư.

Một trong những yếu tố được quan tâm khi tạo dựng hình ảnh quốc gia, đó là sự độc đáo so với các nước khác, khai thác triệt để những lợi thế về hình ảnh của đất nước mình. Việt Nam là một đất nước được đánh giá là có lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định. Vì vậy, khi tuyên truyền quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam, những lợi thế này nhất thiết phải được lồng vào một cách hiệu quả nhất để nêu bật lên một hình ảnh Việt Nam đa dạng về cảnh quan, phong phú về truyền thống văn hóa và nổi lên là một điểm đến an toàn.

Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nữa với việc tăng cường tham gia các hội nghị khu vực và quốc tế; tham gia các lễ hội, hội chợ, triển lãm du lịch, các đợt phát động thị trường, các Tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức các chuyến khảo sát cho phóng viên báo chí và truyền hình nước ngoài, cho các hãng điều hành tour vào thăm và tìm hiểu tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, quy

mô của các hoạt động này còn khá nhỏ lẻ và Việt Nam cần phải có một chiến lược tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia chuyên nghiệp hơn và dài hạn hơn để định hướng các hoạt động. Chiến lược tạo dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia phải phối kết hợp được các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, đồng thời, khuyến khích sự tham gia tích cực và sáng tạo của mọi thành phần kinh tế trong công việc này.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động văn hóa đối ngoại trên cơ sở phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước nhằm tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài.

1.2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của hạ tầng du lịch

Trong Chiến lược phát triển du lịch tới năm 2010, Nhà nước cũng đã nhận thức được vai trò của công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và có những chủ trương rõ ràng. Việc phát triển các vùng, các địa bàn trọng điểm cần được triển khai trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch.

Ngành du lịch trong những năm gần đây được đánh giá là một trong những ngành kinh tế thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất. Năm 2008 cũng đánh dấu một năm “bội thu” của ngành khi 3 trong tổng số 10 dự án hút lượng vốn FDI lớn nhất đều thuộc lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thu hút ồ ạt nguồn vốn đầu tư cũng như những quyết định dễ dãi của quản lý các cấp trong việc cấp đất, xây dựng dồn dập các dự án liên quan tới lĩnh vực du lịch

đã tạo ra nhiều trường hợp chồng chéo và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiều công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ. Hệ quả là bên cạnh sự năng động và tăng nhanh về số lượng, các quyết định hàng tỉ USD ở các địa phương, tập đoàn kinh tế, liên quan đến năng lượng, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực ở tầm kinh tế quốc dân, rất hệ trọng cho quốc kế dân sinh đã được quyết định một cách nhanh chóng, thiếu sự thẩm định cần thiết của các chuyên gia, hội đồng thẩm định có chuyên môn ở các bộ, ngành và thiếu sự tham gia của các tổ chức quần chúng. Do đó, những con số về lượng vốn đầu tư từ trong và ngoại nước đổ vào du lịch không nói lên tất cả. Điểm mấu chốt mà Chính phủ cần quan tâm là hiệu quả của những dự án đầu tư được phê duyệt. Bên cạnh đó, việc quy hoạch phát triển du lịch cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và dân cư ở thời điểm hiện tại nhưng không được làm ảnh hưởng tới lợi ích của thế hệ mai sau. Đây là vấn đề cần được bàn thảo nhiều hơn trong các cuộc họp Quốc hội, đẩy mạnh tính dân chủ trong việc ra quyết định để những nguồn vốn thu hút được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh tốc độ phát triển của hạ tầng du lịch bắt kịp với các nước có ngành du lịch phát triển hơn trong khu vực.

1.3. Nhà nước cần có hệ thống chính sách nhất quán nhằm hỗ trợ cho ngành du lịch

Trước tiên, Nhà nước cần ban hành thêm nhiều cơ chế chính sách để đảm bảo mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp du lịch tham gia vào những chiến dịch khuyến mãi, kích cầu du lịch trên phạm vi cả nước. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp du lịch cũng như thuế giá trị gia tăng đánh vào các sản phẩm, dịch vụ du lịch cần được điều chỉnh thích hợp với cái nhìn đúng đắn về một loại hình sản phẩm có một số lượng lớn mang tính xuất khẩu tại chỗ.

Tuy nhiên, Nhà nước chỉ nên đưa ra những hỗ trợ về tài chính và môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp du lịch chứ không nên can thiệp sâu vào cách thức cũng như nội dung của các chiến dịch kích cầu du lịch nội địa. Việc áp đặt mức giảm giá trong Chiến dịch Ấn tượng Việt Nam đầu năm nay khiến không ít các doanh nghiệp du gặp khó khăn do chưa có được cái bắt tay với các nhà cung ứng dịch vụ liên quan nhằm thống nhất mức giá cho sản phẩm khuyến mãi như chỉ tiêu chung đề ra. Do đó, muốn dạt được mục tiêu kích cầu du lịch nội địa hiệu quả, nhà nước cần tạo điều kiện để bản thân các doanh nghiệp du lịch và các cấp bộ, ngành liên quan có sự phối hợp đồng bộ, tính toán khả thi nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng du lịch đề ra.

1.4. Nâng cao vai trò của Tổng cục Du lịch trong liên kết nội bộ ngành và liên kết với các bộ, ngành liên quan

Tổng cục Du lịch với tư cách là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao

- Du lịch quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch. Chính vì vậy, Tổng cục Du lịch đóng vai trò quy hoạch, quản lý và giám sát mọi hoạt động thuộc phạm vi của ngành du lịch. Do đó, Tổng cục Du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với hệ thống các Sở du lịch địa phương và khu vực tư nhân để nâng cao hiệu quả hỗ trợ, giám sát chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn do Tổng cục đề ra. Kết quả đánh giá chất lượng phục vụ của khách sạn, nhà hàng, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải du lịch cần được công bố rộng rãi trên các trang web của tổng cục để hướng dẫn khách du lịch lựa chọn người cung cấp. Tổng cục Du lịch cũng cần đóng vai trò tích cực và chủ đạo trong việc quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch và đóng góp ý kiến cho quy hoạch cụ thể của từng khu để hạn chế những quyết định thiếu khả thi trong quy hoạch tổng thể, dẫn đến hao phí nguồn lực và làm hao mòn lợi thế cạnh tranh về tiềm năng du lịch của đất nước..

Bản chất của du lịch là một ngành mang tính liên ngành, liên vùng. Sản phẩm, dịch vụ du lịch không phải là kết quả của một ngành mà là kết quả của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau với mục đích thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Một sản phẩm, dịch vụ du lịch có tính cạnh tranh cao phải đáp ứng được cùng lúc rất nhiều mục đích của du khách như mục đích di chuyển, nghỉ dưỡng, hỗ trợ công việc, mua sắm, giải trí… Vì vậy, Tổng cục Du lịch cần nhận thức rõ ràng về tính chất tổng hợp của sản phẩm du lịch để có những định hướng đề xuất các phương án liên kết hiệu quả và kinh tế nhất với các ngành hỗ trợ và liên quan. Các doanh nghiệp với tư cách pháp nhân nhỏ lẻ, rời rạc khó có thể bắt tay lâu dài và mang tính quy mô lớn với các đối tác thuộc các ngành khác, và Tổng cục Du lịch cần thực hiện tốt vai trò dẫn dắt, mở đường và tạo môi trường liên kết mang tính dài hơi giữa ngành du lịch với các ngành như ngành giao thông vận tải, ngành thông tin và truyền thông, ngành văn hóa, ngành y tế hay ngành giáo dục. Sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành liên quan và hỗ trợ nhau này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa của du lịch Việt Nam, rút ngắn thời gian để ngành du lịch nước nhà bắt kịp với ngành du lịch phát triển của một số nước trong khu vực.

2. Nhóm giải pháp vi mô

2.1. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu môi trường kinh doanh

Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề nghiên cứu môi trường marketing dịch vụ du lịch Việc nghiên cứu môi trường marketing dịch vụ du lịch cần được tiến hành một cách nghiêm túc, bài bản và tổng thể các yếu tố môi trường khác nhau. Có như vậy doanh nghiệp mới nắm được bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh của mình, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư và phát triển cho phù hợp. Muốn tăng cường công tác này các doanh nghiệp cần đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ, chuyên môn cho công tác nghiên cứu môi trường marketing. Bên cạnh đó, phải mở rộng môi trường

nghiên cứu cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là tại các quốc gia mà doanh nghiệp định khai thác, đầu tư. Xu thế không ngừng hội nhập cùng những tác động của nó mà biểu hiện cụ thể nhất hiện nay là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu biết diễn biến cũng như xu thế của kinh tế thế giới, tình hình chính trị, văn hóa … để từ đó đưa ra được các chiến lược thu hút khách du lịch hiệu quả nhất.

2.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường và sản phẩm

Hiện nay việc nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Để tăng cường công tác này các doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp sau:

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán ; ưu tiên thu hú t khách du lịch có khả năng chi trả cao , có mục đích du lịch thuần tuý , lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khá ch nghỉ dưỡ ng , vui chơi giải trí , nghỉ cuối tuần , công vụ , mua sắ m . Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị

trường khách quốc tế gần : Đông Bắ c Á (Trung Quố c , Nhậ t Bả n , Hàn Quốc ), Đông Nam Á và Thá i Bì nh Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); tăng cường khai thá c thị trườ ng khá ch cao cấ p đế n từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Scandinavia ), Bắ c Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộ ng thị trường mới từ Trung Đông [1].

Các doanh nghịệp cần đầu tư hơn cho công tác nghiên cứu thị trường. Ngay tại Tổng cục du lịch cũng cần tăng kinh phí cho hoạt động này. Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, cần huy động nguồn lực của các công ty kinh doanh du lịch và các ngành được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ du lịch.

Tổng cục du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Việt Nam cần đào tạo đội ngũ nghiên cứu thị trường một cách bài bản, có

chất lượng. Từ đó họ mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Đây cũng chính là yếu tố yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động này.

Việc thu thập thông tin phải được tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan chức năng của nhà nước như Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê, Hải quan, Công an cửa khẩu… và giữa thống kê của các cơ quan nhà nước với các công ty du lịch để có thể đưa ra số liệu chính xác nhất.

Các hiệp hội, tổ chức trong ngành du lịch cần phát huy vai trò tích cực trong việc cung cấp các thông tin chuyên ngành cho các doanh nghiệp thành viên trong công tác nghiên cứu thị trường.

2.3. Giải pháp Marketing – mix

2.3.1. Chiến lược sản phẩm dịch vụ du lịch

So sánh khách quan với các cường quốc du lịch trên thế giới cũng như trong khu vực thì hiện nay sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam vừa chưa thuyết phục về chất lượng, vừa chưa đa dạng về chủng loại. Cùng sản phẩm du lịch biển, du khách đến Thái Lan có thể chơi thỏa thích cả tuần mới hết trò trong khi ở Việt Nam chỉ hai ngày. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần nhanh chóng áp dụng các giải pháp:

Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch. Ngoài các dịch vụ du lịch cơ bản thì các dịch vụ bổ trợ của Việt Nam còn thiếu và yếu nên chưa thu hút được nhiều du khách. Chúng ta có nhiều thế mạnh về văn hóa ẩm thực cũng như có y học cổ truyền. Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần phát triển thêm nhiều dịch vụ bổ trợ, đặc biệt là các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thu đổi ngoại tệ, khám chữa bệnh… Đây chính là những khu vực du khách chi tiêu rất nhiều tại các quốc gia du lịch phát triển. Chúng ta cần tập trung khai thác các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên như sinh thái, khám phá, du lịch mạo hiểm; du lịch thể thao như golf, lướt sóng, lặn biển; du lịch kết hợp các sự kiện văn hóa, đặc biệt là loại hình du lịch MICE. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng những

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí