Đóng Góp Của Du Lịch Vào Nền Kinh Tế Quốc Dân


hoạt động đối ngoại và thông tin đối ngoại của nhà nước và các cấp, tạo nên những cơ hội và tạo điều kiện cho xúc tiến và quảng bá du lịch, nâng cao vị thế và hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.

Một thuận lợi nữa là khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam đang tăng trưởng. Ðây là điều kiện quan trọng giúp du lịch Việt Nam bắt kịp theo sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Là thành viên chính thức của WTO từ cuối năm 2006, đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Trong 9 tháng của năm 2006 nguồn vốn đầu tư vào du lịch ở Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD trong tổng vốn 5,15 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Hoạt động hợp tác quốc tế mang lại hiệu quả thiết thực tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập quốc tế… góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam, tạo thêm nguồn thu để thực hiện chương trình, kế hoạch của ngành và đóng góp vào sự phát triển kinh tế đối ngoại, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa phương của Đảng và Nhà nước.


3. Đánh giá về du lịch Việt Nam‌


3.1 Thành tựu đạt được


Trong quá trình phát triển, du lịch Việt Nam đã có nhiều thành tựu về cả mặt kinh tế lẫn xã hội. Du lịch Việt Nam ngày càng được thế giới biết tới, mới đây Việt Nam vừa được bình chọn là một trong 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới theo khảo sát của tạp chí du lịch Conde Nast Traveller - một trong những tạp chí uy tín nhất thế giới về du lịch.

3.1.1 Thành tựu về mặt xã hội


Tính đến nay du lịch Việt Nam đã tạo ra trên 230.000 công ăn việc làm trực tiếp và khoảng 500.000 lao động gián tiếp. Du lịch là một trong những ngành có tốc độ tạo ra công ăn việc làm cao nhất cả nước, theo ước tính của Tổng cục Du lịch mỗi năm du lịch lại tạo ra khoảng 30.000 lao động trực tiếp và trên 50.000 lao động gián tiếp. Do tính chất của là ngành phục vụ sự tận hưởng của con người, nên du lịch yêu cầu rất nhiều lao động phục vụ trực tiếp. Nhóm lao động này không cần đòi hỏi trình độ học vấn, bằng cấp cao nên đây là một cơ hội cho lao phổ thông có cơ hội tìm kiếm việc làm, đặc biệt là du lịch thu hút rất nhiều lao động địa phương. Qua đó tạo cơ hội giúp người dân địa phương xoá đói giảm nghèo và làm giàu trên chính quê hương của mình.

Du lịch Việt Nam đã góp phần bảo tồn và làm giàu thêm cho văn hoá việt Nam, du lịch luôn đồng hành cùng văn hoá. Như đã biết văn hoá cũng là một dạng tài nguyên du lịch-tài nguyên du lịch văn hoá, nhờ du lịch khéo léo khai thác nét đẹp của văn hoá Việt Nam qua đó mang lại nguồn thu cho du lịch nói chung và địa điểm du lịch nói riêng. Chính quyền và người dân những vùng miền có đặc trưng văn hoá hấp dẫn có thêm các điều kiện và động lực vật chất lẫn tinh thần để phát huy văn hoá, truyền thống quê hương. Rất nhiều làng nghề, nhiều lễ hội, nhiều sản phẩm truyền thống tưởng như đã mai một nhờ du lịch đã được phục dựng và phát triển lại như Gốm Phù Lãng, Gốm


Chu Đậu, Đàn đá, cồng chiêng Tây Nguyên v.v… Nhiều lễ hội văn hoá truyền thống giờ đã là ngày hội thu hút khách du lịch như hội Chùa Hương, Hội Lim, giỗ Tổ Hùng Vương v.v… Hiện nay chúng ta có tới hơn một ngìn làng nghề truyền thống, nhiều lễ hội văn hoá từ Bắc trí Nam để truyền lại cho đời sau và giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Du lịch Việt Nam đã góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, qua sự tham quan du lịch đến Việt Nam của du khách quốc tế và thông tin, tuyên truyền quảng bá của ngành du lịch, hình ảnh đất nước Việt Nam hoà bình, tươi đẹp và giàu lòng mến khách đến với rộng rãi người dân trên thế giới.

3.1.2 Thành tựu về mặt kinh tế


Là một ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân trong vòng một vài năm qua gần 20%, du lịch là nhân tố tích cực trong sự phát triển chung của cả nền kinh tế.

Bảng 3: Đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân


(Đơn vị tính: Tỉ đô)


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Bình quân

GDP

36,77

39,3

42,08

45,17

48,69

52,8

57,11


Du lịch

1

1,2

1,45

1,4

1,6

1,85

3


Tăng GDP

6,79%

6,89%

7,08%

7,34%

7,79%

8,44%

8,17%

7,50%

TăngDu lịch

19%

20%

21%

-3%

14%

16%

62%

21,21%

%DL/GDP

2,72%

3,05%

3,45%

3,10%

3,29%

3,50%

5,25%

3,48%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 7

(Nguồn: niên gián thống kê 2006)

Trong giai đoạn 2000-2006 du lịch đóng góp khoảng 3,4% vào tổng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Con số trên 3,4% là không lớn nếu so sánh với nhiều ngành kinh tế khác và so với tiềm năng du lịch của Việt Nam con số


này cũng chưa xứng. Nhưng nếu trên bình diện vĩ mô, thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (chiếm tới 80%-90%, hàng hoá chiếm tỉ lệ rất nhỏ) nên phát triển du lịch không làm hao tổn các nguồn tài nguyên của đất nước giống nhiều ngành sản xuất. Bên cạnh đó, du lịch chủ động (du lịch đón khách) phát triển mạnh hơn hơn rất nhiều du lịch bị động (du lịch gửi khách). Lượng khách du lịch chủ động trong năm 2006 vừa qua vào khoảng 3,6 triệu du khách trong khi lượng khách du lịch ra nước ngoài là 900.000 người. Vì lý do đó du lịch là một ngành đóng góp cao cho tăng thu ngoại tệ.

Trên bình diện kinh tế địa phương, du lịch làm thay da, đổi thịt nhiều vùng đất, dựa trên thế mạnh của mình đã trở thành một trung tâm du lịch, với du lịch là nguồn đóng góp chính yếu cho ngân sách tỉnh và tạo nhiều công ăn việc làm cũng như cơ hội kinh doanh cho người dân địa phương, có thể kể đến một số địa phương như vậy như Nha trang, Quảng Ninh, Huế, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm đồng, Quảng Nam-Đà Nẵng …

3.2 Những tồn tại và nguyên nhân


3.2.1 Những tồn tại


Du lịch Việt Nam trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu cả về mặt kinh tế và xã hội tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình du lịch Việt Nam cũng bộc lộ những tồn tại cần sớm được khác phục.

Việc phát triển du lịch Việt Nam nhiều khi diễn ra một cách tự phát, thiếu qui hoạch và chưa tính đến các qui luật thị trường

Việc phát triển du lịch Việt Nam diễn ra một cách tự phát, chưa tính đến các lợi ích lâu dài và quan hệ cung cầu, nhiều nơi xây các công trình du lịch chỉ tính đến các mục tiêu hiện tại hay chạy theo mốt, sau một thời gian sử dụng trở nên không phù hợp dẫn đến phải cải tạo, phá đi xây lại rất tốn kém. Việt phát triển du lịch thiếu sự qui hoạch cũng dẫn đến hiện tượng chồng chéo


giữa đầu tư, phát triển du lịch và một số ngành khác, đặc biệt là công nghiệp. Tại một số vùng rất giàu tài nguyên du lịch lại có mặt các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Hậu quả là sau này muốn phát triển du lịch lại phải duy dời, loại bỏ những nhà máy này. Điển hình nhất là vụ nhà máy nhiệt điện Ninh Bình 2, một dự án công nghiệp gây ra chất thải và khí ô nhiễm khi đi vào hoạt động lại được qui hoạch giữa lòng thành phố du lịch Ninh Bình đã gây nhiều tranh cãi và hiện nay đang ngừng thi công. Vụ việc đã xảy ra khá lâu nhưng vẫn chưa tìm được hướng giải quyết thích đáng, song dù giải quyết theo hướng nào thì thiệt hại là không thể tránh khỏi.

Các hiện tượng như đã nêu trên không những gây ra sự lãng phí về mặt tiền của mà còn gây lãng phí và biến dạng nguồn tài nguyên du lịch đồng thời tạo lề lối cho một cách làm du lịch thiếu chuyên nghiệp.

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực, thiếu những khu du lịch có thương hiệu

Hiện tại công suất sử dụng một buồng khách sạn tại Việt Nam chỉ đạt 50-60% trong khi đó tại một số nước Đông Nam Á khác đạt con số khoảng 75%. Chi phí các dịch vụ cơ bản ở Việt Nam như đi lại, lưu trú, ăn uống v.v… cũng không rẻ hơn các nước Đông Nam Á khác, tỉ lệ quay lại của du khách là 30% thấp hơn rất nhiều con số hơn 50% của các nước cùng khu vực. Đây là những biểu hiện cho thấy khả năng cạnh tranh thấp của du lịch Việt Nam.

Sản phẩm du lịch chưa phong phú là nhận xét của nhiều khách tham quan trong cuộc điều tra về du lịch của Tổng cục Du lịch tiến hành trong năm 2007. Thực tế cho thấy, các khu du lịch chỉ quanh quẩn một vài dịch vụ, nhiều nơi vẫn chừng ấy dịch vụ diễn ra hết năm này đến năm khác tạo ra sự nhàm chán cho du khách.


Việt Nam cũng chưa tạo dựng được những khu du lịch có thương hiệu quốc tế để nhắc tới du lịch Việt Nam là nhớ ngay đến những khu du lịch này như Puket của Thailand, Bali của Indonexia.

Ý thức toàn dân về du lịch chưa cao


Từ năm 1993, Đảng và Nhà nước đã xác định, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, thế nhưng nhiều địa phương chưa coi du lịch là ngành kinh tế đặc thù có tác dụng và hiệu quả nhiều mặt, vì vậy chưa quan tâm thích đáng tạo điều kiện cho du lịch phát triển, chưa huy động hết tiềm năng và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Người dân không phải ai cũng hiểu được lợi ích và vai trò của du lịch đối với kinh tế và xã hội, ý nghĩa của việc gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Nhiều công dân Việt Nam chưa ý thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo ra ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách quốc tế đến với Việt Nam. Ngược lại còn có một số bộ phận người dân có những hành vi không hay như hiện tượng chèo kéo du khách, ăn xin, thiếu ý thức nơi công cộng gây một hình ảnh xấu về con người Việt Nam.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới

Mặc dù trong những năm vừa qua, nguồn nhân lực trong du lịch có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được chú trọng. Nhiều trường, trung tâm đào tạo du lịch được mở nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Qua các cuộc khảo sát du khách quốc tế về du lịch Việt Nam, chất lượng phục vụ và thái độ của lao động trong du lịch bị kêu ca nhiều nhất, đây cũng được xác định là một trong các nguyên nhân làm tỉ lệ quay lại của du


khách chỉ đạt 30% trong khi các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đạt trên 50%. Thực tế cho thấy, nhân lực trong du lịch vừa thiếu lại vừa yếu, số lao động yếu cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ chiếm tỉ lệ khá lớn.

Trong số lao động du lịch trực tiếp, hiện mới có khoảng 7% đạt trình độ đại học, số lượng đào tạo qua các trường dậy nghề còn thấp. Vì vậy nhu cầu đào tạo là rất lớn và cấp bách.

Hạn chế về cơ sở hạ tầng, hàng không và an ninh


Hiện tại, ngành Hàng không Việt Nam đã quá tải, không đủ yêu cầu phát triển du lịch hiện tại, các chuyến bay bị huỷ khá nhiều và tình trạng các chuyến bay trễ là phổ biến vì thế gây nhiều phiền toái cho du khách.

Lĩnh vực khách sạn cũng có dấu hiệu quá tải trong các mùa du lịch chính, số khách sạn cao cấp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế hiện nay rất thiếu, phòng khách sạn không đủ tiêu chuẩn, có nơi lợi dụng mùa cao điểm các khách sạn tự ý nâng giá phòng đã làm giảm uy tín của du lịch Việt Nam.

Hệ thống giao thông, đường xá ở Việt Nam lạc hậu, nhiều nơi có dấu hiệu xuống cấp. Như đã biết, du lịch gắn liền với các cuộc hành trình nên sự yếu kém của giao thông làm du khách mất rất nhiều thời gian và sức khoẻ cho sự di chuyển đã làm giảm hiệu quả của du lịch. Hệ thống vận chuyển công cộng Việt Nam chưa phát triển như nhiều nước khác trên thế giới gây khó khăn cho du khách trong quá trình đi lại qua đó tạo cản lực cho sự phát triển của du lịch.

Việc phát triển du lịch nhiều nơi mới chỉ chú trọng đến lợi ích kinh

tế


Việc phát triển du lịch nhiều nơi mới chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế

mà quên mất mặt xã hội gây ảnh hưởng đến môi trường và sự xuống cấp các tài nguyên thiên nhiên, hiện nay một số danh lam thắng cảnh đang dần bị ô


nhiễm và làm lu mờ hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp. Các tệ nạn xã hội cũng mọc lên ăn theo các tụ điểm du lịch, giải trí, gây áp lực cho an ninh trật tự xã hội và gây tác động sâu xa lên đời sống văn hoá của nhân dân.

Trong việc hợp tác quốc tế, quảng bá tiếp thị, giữ gìn hình ảnh du lịch Việt Nam chưa đạt hiệu quả như mong muốn

Du lịch Việt Nam chưa chủ động trong hợp tác quốc tế, việc tham gia vào thị trường du lịch quốc tế còn manh muốn, tự phát, chưa mang tầm quốc gia, chưa nắm bắt được xu thế vận động của từng loại thị trường, nhà nước đầu tư cho công tác quản lý du lịch chưa xứng tầm, đầu tư cho quảng bá còn rất nhỏ bé, bị động. Việt Nam thiếu những chiến dịch quảng bá du lịch mang tầm quốc gia ra bên ngoài. Đến nay, chúng ta chưa có các đại diện du lịch quốc gia ở các nước bên ngoài nên hạn chế sự tiếp cận và mở rộng hợp tác quốc tế du lịch.

Việc quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam phải gắn liền với việc giữ gìn và tôn tạo với hình ảnh đó thì du lịch của chúng ta mới có sức hút lâu dài. Tuy nhiên hiện nay việc giữ gìn và tôn tạo cho hình ảnh du lịch Việt Nam vẫn để lộ nhiều sai sót, thiếu kế hoạch cụ thể, nhiều hoạt động gây tổn hại đến du lịch vẫn chưa được sử lý triệt để đặc biệt là vấn đề “Web đen du lịch”. Sự hoạt động kinh doanh của các trang Web này đã làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của du lịch Việt Nam. Hiện nay, quảng cáo du lịch qua Internet và đăng ký du lịch lữ hành qua các trang Web du lịch chỉ cần tài khoản và vài thao tác đơn giản. Do vậy, nhiều công ty du lịch đã lợi dụng sự dễ dàng này để liên kết với nhau và tiến hành các hoạt động kinh doanh không đứng đắn. Khách du lịch bị mua đi bán lại giữa các công ty và được tổ chức cho đi các tour du lịch kém chất lượng. Hậu quả của việc chạy theo lợi ích trước mắt của một số công ty này là số du khách từng tham gia các tour như vậy không bao giờ trở lại Việt Nam kèm theo định kiến xầu về đất nước chúng ta. Dù gây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022