Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Trong Hội Nhập Quốc Tế


+ Về phát triển sản phẩm và thị trường: Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, còn nghèo nàn, thiếu sáng tạo; phần lớn là khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch. Công tác nghiên cứu thị trường du lịch cả ở tầm vĩ mô và ở cấp doanh nghiệp còn hạn chế. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa hiệu quả.

+ Về vốn và công nghệ: Nguồn lực về vốn và công nghệ trong nước còn rất hạn chế. Thị trường vốn của Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ổn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết. Các dòng đầu tư FDI trong du lịch đã được cấp phép chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên thường chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết bên ngoài.

- Cơ hội để phát triển KTDL vùng

+ Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ: Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và có mức tăng trưởng nhanh. Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới.

+ Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản: Dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Từ đó, vùng KTTĐ phía Bắc có cơ hội thu hút được nhiều hơn lượng khách quốc tế.

+ Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân đã trở thành nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu. Đây là cơ hội để vùng KTTĐ phía Bắc thu hút khách nội địa đến vùng.


+ Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam bình đẳng với các quốc gia trên thế giới trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch trong đó có KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc.

+ Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, ứng dụng trong phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

+ Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam và vùng KTTĐ phía Bắc có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới.

- Thách thức đặt ra đối với sự phát triển KTDL của vùng

Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế - 16

+ Du lịch Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống.

+ Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với du lịch Việt Nam và du lịch ở các tỉnh/thành phố trên địa bàn vùng KTTĐ phía Bắc.

+ Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.

+ Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và


công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật mà ngành du lịch cần nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.

3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế du lịchvùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế

Thứ nhất, vấn đề tư duy, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của KTDL. Có thể thấy, sự phát triển của KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh quá trình HNQT... Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của KTDL ở một số các cấp quản lý và người dân trong vùng chưa thật sự sâu sắc, chưa thực sự coi KTDL là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng, liên ngành, xã hội hoá và HNQT cao, có vị thế quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do vậy, cần đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của KTDL ở các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển KTDL của toàn vùng.

Thứ hai, vấn đề liên kết vùng và hợp tác quốc tế để phát triển KTDL. Hiện nay, liên kết vùng và hợp tác quốc tế trong phát triển KTDL đặc biệt là liên kết, hợp tác trong phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh cũng như khắc phục những tồn tại của mỗi địa phương. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ du lịch trong vùng thiếu đồng bộ, trùng lặp, đơn điệu và kém hấp dẫn, gây lãng phí nguồn lực cho toàn vùng. Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh liên kết vùng và hợp tác quốc tế để phát triển KTDL.


Thứ ba, vấn đề về nguồn nhân lực du lịch. Nguồn nhân lực du lịch của các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KTDL của vùng trong điều kiện HNQT. Tuy khá nhiều về số lượng nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; khả năng làm việc thực tế không tương xứng với bằng cấp; trình độ tay nghề, ngoại ngữ, tin học, kiến thức hội nhập hạn chế. Số lao động được qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch chiếm tỷ lệ thấp; đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch còn thiếu. Từ đó, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cần thực hiện một cách thường xuyên thông qua phối hợp, liên kết vùng.

Thứ tư, vấn đề về tổ chức và quản lý quy hoạch du lịch. Hầu hết các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Bắc đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Trên thực tế, các hoạt động du lịch không được thực hiện đúng như quy hoạch, chưa đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra. Yêu cầu đặt ra cho vùng KTTĐ phía Bắc là cần đảm bảo về tổ chức xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển du lịch vùng.

Thứ năm, vấn đề về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hạ tầng du lịch của vùng mặc dù được cải thiện đáng kể nhưng còn lạc hậu. Số lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng ít, nhiều tỉnh thiếu các khách sạn cao cấp; các cơ sở vui chơi giải trí thiếu tính tổng hợp và đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; dịch vụ bổ sung nghèo nàn. Mạng lưới giao thông phong phú nhưng cũ kỹ, lạc hậu, khả năng tiếp cận đến một số điểm du lịch còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Để tạo điều kiện cho KTDL phát triển, vùng KTTĐ phía Bắc cần quan tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Như vậy, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đã đạt được, KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để khắc phục được điều đó đòi hỏi các tỉnh/thành phố trong vùng phải sớm tìm ra giải pháp để khắc phục.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Dự báo về xu hướng du lịch thế giới tác động tới kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đi du lịch trở thành một thói quen phổ biến của hầu hết các tầng lớp dân cư trên thế giới, ngành du lịch sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới với mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế trung bình 3,3%/năm giai đoạn 2010- 2030, hướng đạt tới 1,4 tỷ khách du lịch quốc tế vào năm 2020 và 1,8 tỷ năm 2030. Tính theo khu vực, Châu Á - Thái Bình Dương sẽ phát triển mạnh nhất với 450 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, tăng trung bình 4,8%/năm [5, tr.40]. Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương được dự báo sẽ trở thành điểm đến ưa thích của khách du lịch quốc tế trong hai thập kỷ tới. Là một quốc gia nằm trong khu vực, Việt Nam có cơ hội thu hút nhiều hơn nữa lượng khách đến từ các thị trường ngoài khu vực [Biểu đồ 4.1].

Biểu đồ 4.1: Dự báo tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến 2030

Nguồn: [5]


Cùng với xu hướng tăng trưởng một cách bền vững trong dài hạn, du lịch phạm vi toàn cầu thể hiện rõ một số xu hướng:

Thứ nhất, cơ cấu nguồn khách ngày càng đa dạng. Khách du lịch thuộc mọi tầng lớp ở các độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Số lượng du khách nữ trở lên phổ biến do vai trò của họ trong gia đình và xã hội được khẳng định. Nhóm gia đình có hai đến ba thế hệ đi du lịch cùng nhau ngày càng tăng, nhóm này thường đi vào những ngày cuối tuần, các dịp lễ và kỳ nghỉ của trẻ em.

Thứ hai, xu hướng chọn các sản phẩm, dịch vụ du lịch thân thiện với môi trường. Nhóm khách chọn xu hướng này là những người quan tâm tới sức khỏe và môi trường, muốn gần gũi với thiên nhiên, phần lớn đến từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và Thái Lan.

Thứ ba, xu hướng du lịch MICE ngày càng được ưa chuộng. Đây là hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm tổ chức sự kiện… Khách du lịch MICE thường lựa chọn điểm du lịch đạt chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp. Du lịch MICE mang lại cơ hội quảng bá hình ảnh của đất nước, địa phương làm du lịch, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển cho nhiều lĩnh vực khác thông qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế.

Thứ tư, xu hướng tiếp thị điện tử trở thành phần thiết yếu trong tiếp thị điểm đến tổng hợp. Ưu điểm nổi bật của tiếp thị điện tử là sự tiện lợi, tốc độ nhanh, khả năng tiếp cận khách hàng dễ dàng, khả năng lưu giữ, truyền bá thông tin đơn giản và đặc biệt là thuận tiện trong tương tác giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau.

Tóm lại, từ dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, phương hướng phát triển KTDL của Việt Nam nói chung và của vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên


nghiệp, tính hiện đại và hiệu quả. Đồng thời, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống để phát triển du lịch bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, của vùng và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

4.1.2. Quan điểm về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế

Phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta. Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội năm 2000, do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua ngày 27/6/1991 đã đề ra chủ trương: “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch”. Đồng thời, du lịch được coi là một trong các ngành mũi nhọn: “Trong quá trình thực hiện chiến lược sẽ xác định rõ thêm những sản phẩm mũi nhọn trong các ngành và lĩnh vực nêu trên và tùy theo khả năng mới về vốn, công nghệ và thị trường mà một số ngành và sản phẩm khác có thể trở thành mũi nhọn như điện tử - tin học, vật liệu mới, du lịch v.v…” [19, tr.166].

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [25] đã đưa ra 5 quan điểm phát triển KTDL, cụ thể:

Thứ nhất, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Thứ hai, phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du


lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.

Thứ ba, phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường.

Thư tư, phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thứ năm, phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch.

* Những quan điểm của Đảng về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được cụ thể hóa để phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong những năm tiếp theo những quan điểm sau đây:

Một là, phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc phải được đặt trong sự phát triển chung, gắn phát triển KTDL với các nhiệm vụ, chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Hai là, phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc cần đặt trong sự liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng trong nước và quốc tế để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương cũng như của cả vùng.

Ba là, phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc phải gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, chính trị địa phương.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí