Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 12

1. Với sự tan rã của Liên Xô (12/1991), nước Nga tuyên bố kế thừa tư cách pháp lý quốc tế của Liên Xô, cam kết tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận, các hiệp định song phương và đa phương mà Liên Xô đã tham gia ký kết với các nước, bao gồm các nước ASEAN. Từ tháng 7/1992, Nga trở thành ―Đối tác hiệp thương‖ với ASEAN và hàng năm Nga tham dự hội nghị sau hội nghị ngoại trưởng ASEAN (PMC) nhưng quan hệ Nga - ASEAN vẫn chưa có tiến triển đáng kể nào. Song, kể từ năm 1994 về sau, quan hệ Nga - ASEAN đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực hơn. Tháng 7/1994, Nga trở thành một trong 18 nước tham gia ―Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN‖, cùng với các nước Châu Á Thái Bình Dương thảo luận các vấn đề an ninh, chính trị của khu vực. Sau đó hai năm, vào tháng 7/1996, Nga đã trở thành một trong 10 bên đối thoại đầy đủ của ASEAN. Sự kiện này đã mở ra triển vọng mới cho quan hệ Nga - ASEAN.

Xuất phát từ lợi ích của nước Nga và do vị trí chiến lược của ASEAN, cũng như những thay đối địa chính trị diễn ra trong khu vực, chính sách đối ngoại của Nga đối với Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có ASEAN đã có sự điều chỉnh căn bản bắt đầu từ giữa những năm 1990. Với tư cách là một nước có lãnh thổ nằm trải dài trên hai châu lục Á - Âu, nước Nga nhận thức được rằng, họ chỉ có thể thành công trong quá trình chấn hưng đất nước và bảo đảm lợi ích quốc gia trên cơ sở cân bằng các mối quan hệ đa phương với tất cả các nước và các khu vực, trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

ASEAN là một bộ phận của khu vực quan trọng này và cũng là một đại diện cho chính sách hướng Đông của Nga. Quan hệ đối ngoại Nga - ASEAN với tư cách là một tổ chức trong các khuôn khổ có liên quan đến nó, hay với từng quốc gia thành viên của tổ chức này ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, mối quan hệ hai bên đã có những chuyển biến rất đáng

kể trong bối cảnh quốc tế mới những năm đầu thế kỷ XXI, khi tình hình kinh tế xã hội của nước Nga khởi sắc và nước Nga thu được những thành tựu to lớn dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới, đứng đầu là Tổng thống Putin. Trong chính sách hướng Đông của Nga thì việc tăng cường quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương và mở rộng quan hệ với ASEAN là một mục tiêu quan trọng.

2. Dấu mốc lớn nhất, đánh dấu sự phát triển trong quan hệ Nga - ASEAN và chứng minh cho chính sách đối ngoại coi trọng quan hệ với ASEAN của Nga là Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN, diễn ra tại Malaysia năm 2005. Tại Hội nghị này, Nga và ASEAN đã đưa ra bản tuyên bố chung và chương trình hành động phát triển tổng thể quan hệ, giai đoạn 2005 - 2015. Hai bên khẳng định: ―Việc tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác đối thoại phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển bền vững, tiến bộ xã hội và phồn vinh của cả Nga và ASEAN trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời ủng hộ hòa bình, ổn định, an ninh và phồn thịnh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nga và ASEAN cùng bày tỏ quyết tâm chung mở rộng quan hệ đối thoại cùng có lợi trên tất cả các phương diện và ở mọi cấp độ‖. Sự kiện này đã khẳng định quyết tâm và ý chí của lãnh đạo Nga và ASEAN trong việc nâng tầm quan hệ hai bên lên bước phát triển cao hơn trong bối cảnh quốc tế mới.

Nga và ASEAN đều ý thức được lợi thế và tiềm năng to lớn của mỗi bên trong quá trình hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, đặc biệt là an ninh - quốc phòng và kinh tế. Đối với Việt Nam, từ khi gia nhập ASEAN đến nay đã chứng tỏ được vị thế và vai trò ngày một quan trọng của mình song hành cùng quá trình phát triển của ASEAN. Đồng thời, Việt Nam là nước có quan hệ truyền thống lâu đời với Liên bang Nga, đã và đang là cầu nối và cửa ngõ chiến lược trong việc thúc đẩy phát triển mối quan hệ Nga - ASEAN.

3. Từ đầu thế kỷ XXI, nước Nga đã trỗi dậy sau thời kỳ rối ren và khủng hoảng hậu Xô viết. Nước Nga cũng là một cường quốc với rất nhiều lợi thế chưa được phát huy trong quan hệ với các nước ASEAN. Trong lịch sử, Nga không có xung đột về quân sự, biên giới, hải đảo hay đất liền với bất kỳ một nước ASEAN nào. Nga cũng không tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ với các nước ASEAN về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, không có mâu thuẫn về tôn giáo. Bên cạnh đó, Nga lại có tiềm lực khổng lồ về sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là về dầu mỏ và khí đốt, tiềm năng khoa học công nghệ to lớn… những nguồn lực này của Nga lại đang rất cần đối với ASEAN trong quá trình xây dựng ASEAN giàu mạnh và tiến tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Các nước ASEAN vì lợi ích phát triển của mình luôn mong muốn mở rộng quan hệ toàn diện với Liên bang Nga, mong muốn quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới một cách bình đẳng, cùng có lợi và khai thác được thế mạnh của các bên trong quá trình hợp tác. Những năm đầu thế kỷ XXI và trong những năm sắp tới, chính sách của Nga và ASEAN sẽ chủ yếu là tập trung phát triển quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Nga sẽ trở thành thành viên của WTO. Ngoài quan hệ truyền thống với Việt Nam, quan hệ Nga với các nước Thailand, Indonesia, Singapore, Malaysia, Myanmar, Laos sẽ cũng có những bước phát triển mới. Triển vọng của mối quan hệ Nga - ASEAN trong tương lai là rất to lớn trên cơ sở phát huy những lợi thế hiện có và khắc phục được những hạn chế còn đang tồn tại, đồng thời kiên định thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Nga và ASEAN, cũng như từng thành viên của tổ chức này, vì lợi ích của các quốc gia, vì tình hữu nghị giữa nhân dân các nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

4. Việt Nam, với mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Liên Xô trước đây và với Liên bang Nga ngày nay nên và cần thiết tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Liên bang Nga, với tư cách là một cường quốc đang lên, có nhiều ưu thế vượt trội trên một số lĩnh vực như quân sự, năng lượng, khoa học công nghệ… những thế mạnh này của Nga đang rất cần cho nền kinh tế đang liên tục tăng trưởng, cũng như cần thiết để tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam.

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga không ảnh hưởng, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ thêm quan hệ hợp tác giữa Nga và ASEAN nói chung. Việt Nam đã, đang và sẽ là cửa ngõ, là cầu nối giữa Nga và các nước bạn trong ASEAN. Triển vọng về quan hệ hợp tác Nga - ASEAN trong những thập niên sắp tới hứa hẹn sẽ có nhiều thành quả tốt đẹp hơn, mang lại những lợi ích thiết thực và to lớn hơn đối với Nga và ASEAN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

5. Trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, thập niên thứ hai của thế kỷ XXI sắp đến, với vấn đề Biển Đông đang nổi lên, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia. Cùng với Mỹ, thì sự hiện diện của Nga tại khu vực Đông Nam Á, trong triển vọng mối quan hệ giữa Nga và ASEAN ngày càng phát triển, sẽ góp phần vào việc cân bằng sức mạnh giữa các cường quốc, đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 12


1. Triệu Anh Ba, Đặng Thu Huyền (2008 - Sưu tầm, biên soạn). Đmi-tơ-ri Mét -vê- đép, người tiếp tục con đường phục hưng nước Nga. Nxb Quân đội nhân dân.


2. Nguyễn Hữu Cát (2006). Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga trong chính sách đối ngoại của hai nước đầu thế kỷ XXI. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 6 (72), Viện nghiên cứu Châu Âu, Hà Nội.


3. Hoàng Minh Hà (2007). Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga đến năm 2020 và vị trí của ASEAN trong chiến lược đó. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu. Số 6.


4. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (2006). Cục diện Châu Á - Thái Bình Dương. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


5. Trần Phương Hoa (2007). Quan hệ văn hóa Nga - ASEAN: Di sản lịch sử và triển vọng hợp tác trong những năm đầu thế kỷ XXI. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6, tr. 64 - 74.


6. Hà Mỹ Hương (2006). Nước Nga trên trường quốc tế. Hôm qua, hôm nay và ngày mai (sách chuyên khảo). Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội.


7. Nguyễn Kim Lân (2006). Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Nga: hiện nay và triển vọng. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6 (72)


8. Nguyễn Văn Lập (2002). Quan hệ Nga - Mỹ vừa là đối tác, vừa là đối thủ. Nxb Thông tấn, Hà Nội.


9. Nguyễn Văn Lịch (2007). Vị trí của Việt Nam trong quan hệ Nga - ASEAN, những nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác đa phương những thập niên đầu thế kỷ XXI. Hướng tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga - ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, tr. 403 - 411.


10. Lê Mai Linh (2003). Luận văn ―Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1991 đến nay‖. Đại học Huế


11. Võ Đại Lược, Lê Bộ Lĩnh (2005). Quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh quốc tế mới. Nxb Thế giới, Hà Nội .

12. Nguyễn Thu Mỹ (Chủ biên - 2008). Hợp tác ASEAN + 3, quá trình phát triển, thành tựu và triển vọng. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


13. Vũ Văn Phúc (2006). Vị trí quan hệ Việt - Nga và Nga - Việt trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4 (70) - 2006.


14. Phạm Minh Sơn (Chủ biên - 2008). Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.


15. Nguyễn Văn Tâm (2003). Một số xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu của Nga những năm đầu thế kỷ XXI. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 8.


16. Nguyễn Xuân Thắng (2004). Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


17. Nguyễn Quang Thuấn (Chủ biên - 2008). Quan hệ Nga - ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.


18. Nguyễn Quang Thuấn (Chủ biên - 2007). Hướng tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga - ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


19. Ngô Tất Tố (2007). Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong bối cảnh mới hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 1- 2006, tr.26.


20. Đinh Công Tuấn (2006). Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 11 - 2006.


21. Nhiều tác giả (2003). Đường vào thế kỷ XXI - Những vấn đề chiến lược và triển vọng của nền kinh tế Nga (sách dịch). Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội.


22. Thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Việt - Nga. www.vneconomy.com.vn, cập nhật ngày 8/12/2005.


23. Các trang Web:


 http://www.aseansec.org

 http://dantri.com.vn

 http://www.mofa.gov.vn

 http://www.cbr.ru

 http://www.cpv.org.vn

 http://www.dav.edu.vn

 http://vnexpress.net

 www.wto.org

 http://www.ies.gov.vn

 http://vietnamese.ruvr.ru

 www.customs.gov.vn

 www.baodatviet.vn

 www.vnn.vn

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí