Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế - 20


Hợp tác quốc tế trong phát triển KTDL sẽ mang lại nhiều lợi ích cho vùng KTTĐ phía Bắc, đó là: thị trường du lịch được mở rộng, thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ du lịch… Từ đó, hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu để phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng.


KẾT LUẬN


Kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và HNQT cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc. KTDL ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, các lĩnh vực khác là định hướng chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.

Là một ngành tiềm năng của vùng KTTĐ phía Bắc, KTDL góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, cải tạo hạ tầng cơ sở tại các tỉnh/thành phố trong vùng. Bên cạnh đó, KTDL cũng tác động tích cực tới nhận thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo các di sản vật thể và phi vật thể. Qua nghiên cứu thực trạng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong HNQT, luận án đưa ra một số kết luận như sau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đã tích cực trong nhiều hoạt động như: công tác xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển du lịch, thực hiện liên kết, hợp tác phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch… nhưng các hoạt động này đạt được hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cơ bản được đảm bảo về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất, tuy nhiên, ở một số tỉnh, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

- Hoạt động của các cơ sở kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành đã có bước phát triển đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhưng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù hệ thống cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng sự phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng, chất lượng cơ sở lưu trú mặc dù phần lớn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

đạt tiêu chuẩn nhưng khách sạn được xếp hạng chiếm tỉ lệ thấp (11,5%) và còn nhiều cơ sở chưa được xếp hạng. Hoạt động kinh doanh ăn uống và vui chơi giải trí đa dạng, thu hút khách du lịch song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở chưa được đảm bảo, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí khá cao, chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng có thu nhập tốt, làm ảnh hưởng đến doanh thu du lịch.

- Số lượng khách du lịch đến địa phương trong vùng KTTĐ phía Bắc tăng theo thời gian. Khách quốc tế chiếm thị phần khá lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Khách du lịch quốc tế cơ bản đến từ các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất. Khách nội địa tương tăng đều theo từng năm, chiếm phần lớn trong tổng lượng khách du lịch đến vùng. Khách nội địa cơ bản đến từ các tỉnh nội vùng, vùng phụ cận và các tỉnh khu vực phía Bắc.

Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế - 20

- Cộng động dân cư tham gia vào hoạt động của KTDL đã góp phần vào việc giữ gìn nét văn hoá đặc sắc của dân tộc, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống cho chính người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực vẫn còn tồn tại không ít những hệ lụy như: hiện tượng ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách, bán hàng với giá cao đặc biệt là dịch vụ ăn uống… ảnh hưởng không tốt cho hoạt động KTDL của vùng.

- Mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư phát triển với đầy đủ các loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật thiếu hiện đại, chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển của KTDL của vùng trong thời kỳ hội nhập.

- Sản phẩm du lịch khá đa dạng, bao gồm: du lịch tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ; du


lịch biển đảo; du lịch nghiên cứu sinh thái; du lịch tham quan, nghiên cứu làng nghề, lễ hội; du lịch hội nghị, hội thảo…, tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn trùng lặp giữa các địa phương.

- Tổng thu từ khách du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc tăng lên gấp đôi từ năm 2011 đến năm 2015, tổng thu từ khách du lịch của vùng đứng thứ hai so với các vùng khác trong cả nước.

- KTDL tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Mặc dù đã có sự phát triển nhất định trên nhiều phương diện, nhưng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc vẫn còn một số hạn chế cơ bản sau đây:

- Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã được xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng ở các địa phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác một cách hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh/thành phố trong vùng.

- Công tác quản lý về hoạt động KTDL trong vùng còn hạn chế, nhiều khu, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, thiếu định hướng.

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu và uy tín trên thị trường, giá cả một số dịch vụ còn cao dẫn tới sức cạnh tranh quốc tế kém.

- Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu tư.

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan chủ yếu do nhận thức chưa đầy đủ và sự đánh giá chưa đúng mức về vai trò và tầm quan trọng của KTDL ở các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội. Mặt khác, sự phối hợp, liên ngành, liên vùng trong phát triển KTDL còn lỏng lẻo; công tác đạo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng và thực hiện quy hoạch du lịch thiếu đồng bộ; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp hạ tầng du lịch còn dàn trải, thiếu tập trung; việc nghiên cứu, xây dựng các sản


phẩm du lịch vùng chưa được đặt trong mối quan hệ cung - cầu; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được nghiên cứu và đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khách quan như: yếu tố thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, những thách thức cạnh tranh trong quá trình HNQT.

Để phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian tới, các tỉnh/thành phố trong vùng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp quản lý và nhân dân trong vùng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTDL.

- Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển KTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là liên kết trong xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch, liên kết trong xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ tài nguyên, môi trường, tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch trong nước, khu vực và trên thế giới.

- Đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ KTDL.

- Tổ chức xây dựng, thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch du lịch một cách hiệu quả giữa các địa phương và các ngành.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong đó liên kết và huy động nguồn vốn là hai hoạt động quan trọng.

- Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển KTDL vùng.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Đoàn Thị Trang (2016), “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, tháng 5, tr.71-73.

2. Đoàn Thị Trang (2016), “Giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, tháng 9, tr.71-74.

3. Đoàn Thị Trang (2017), “Bài học từ phát triển kinh tế du lịch ở một số nước”, Tạp chí Tài chính, tháng 3, tr. 69-70.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Kỷ yếu Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố Bắc Bộ với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Kỷ yếu Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch (2015), Báo cáo kết quả 5 năm (2011- 2015) thực hiện chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Báo cáo tổng hợp dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

8. Cục Thống kê thành phố Bắc Ninh (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

9. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Cục Thống kê thành phố Hải Dương (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.


11. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Cục Thống kê thành phố Hưng Yên (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Cục Thống kê thành phố Quảng Ninh (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Cục Thống kê thành phố Vĩnh Phúc (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Cường (2012), “Các vùng kinh tế trọng điểm: Thực trạng và các giải pháp phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2012-2020”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, (6), tr. 67-72.

16. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 51, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023