Giai đoạn 2008-2010 các ngân hàng cho vay chủ yếu thuộc các lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán đã gây ra hệ lụy cho thanh khoản năm 2011, khi mà những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này rơi vào tình trạng suy yếu dẫn đến mất khả năng chi trả. Cuộc chạy đua lãi suất năm 2011 với mức lãi suất qua đêm lên đến 20% đầu tháng 10/2014 điều này đã cho thấy những khó khăn về thanh khoản của hệ thống. Trong thời gian này, các ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn để giải quyết tạm thời vấn đề thanh khoản.
Qua năm 2012, tình hình thanh khoản của các TCTD đã được cải thiện, các ngân hàng yếu kém đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ. Năm 2013, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể, dự trữ thanh khoản không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thanh khoản của một số ngân hàng chưa thật sự bền vững do nợ xấu lớn, nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn lớn. Sang năm 2014, cùng với sự quản lý chặt chẽ của NHNN, các văn bản quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD có hiệu lực, cũng như việc triệt để xử lý nợ xấu giúp cho thanh khoản của hệ thống NHTM được cải thiện rất nhiều. Đến cuối năm 2015, Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia nợ xấu giảm chỉ còn 2,55% so với con số 3,25% đầu năm, nguyên nhân là do các ngân hàng đã và đang tăng tốc trong việc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh bán nợ cho VAMC.
3.2.5. Thanh khoản
Trong giai đoạn 2008 - 2012, hệ thống ngân hàng của Việt Nam luôn ở trong tình trạng căng thẳng thanh khoản. Để đánh giá an toàn thanh khoản sử dụng hai chỉ tiêu: tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản và tỷ lệ cho vay/huy động (LDR). Theo số liệu của IMF, tỷ lệ LDR của Việt Nam đã giảm từ 107,31% vào năm 2008 xuống còn 99,94% vào năm 2012, như vậy tỷ lệ LDR của Việt Nam nằm trong khoảng 80% -100% theo thông lệ Quốc tế (Nhật Trung, 2010). Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản tín dụng mà các tổ chức tín dụng (TCTD) tìm cách lách trần tín dụng
thông qua các hình thức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư... thì tỷ lệ này có thể còn cao hơn nữa. Như vậy, về lý thuyết các NHTM Việt Nam đang cho vay quá mức, bởi vậy gây ảnh hưởng tiêu cực lên thanh khoản hệ thống và sự mất cân đối giữa tín dụng và cho vay chủ yếu xảy ra ở các ngân hàng yếu kém. Tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản giảm từ mức 31,6% vào năm 2008 xuống còn 13,4% vào năm 2012, điều này phản ánh chính xác khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn qua.
BIỂU ĐỒ 3. 8:TỶ LỆ LDR VÀ TỶ LỆ TÀI SẢN THANH KHOẢN/TỔNG TÀI SẢN (%)
160.0%
140.0%
31.6%
28.4%
29.0%
120.0%
13.3%
13.4%
107.3%
98.5%
100.0%
97.8%
94.4%
99.9%
80.0%
60.0%
40.0%
20.0%
0.0%
2008
2009
2010
2011
2012
Tỷ lệ cho vay/huy động
Tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản
Nguồn: IMF (tháng 10/2014)
Nhờ quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD cũng như môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, rủi ro của hệ thống TCTD đã giảm bớt, thanh khoản hệ thống dồi dào,
tiền gửi của khu vực dân cư và TCKT tăng mạnh mặc dù lãi suất huy động giảm tỷ lệ LDR đến tháng 10/2014 83,43%. Qua tháng 11/2015 khả năng thanh khoản của khu vực NHTM khá tốt, tỷ lệ LDR duy trì ở mức dưới 80%; với huy động và tín dụng ngoại tệ, tỷ lệ LDR cũng ở mức trên 80%; những tỷ lệ này nằm trong giới hạn an toàn về thanh khoản. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn chuyển dịch theo hướng giảm các khoản vay ngắn hạn trên tổng dư nợ từ mức hơn 50% trong các năm 2011, 2012, 2013 xuống mức 49,74% vào cuối năm 2014 và giảm còn 45,1% trong tháng 9/2015.
Kết luận chương 3
Chương 3 tác giả đã trình bày xong toàn bộ nội dung thiết kế mô hình nghiên cứu phục vụ cho việc bắt tay vào triển khai nghiên cứu đề tài này. Các nội dung của chương 3 bao gồm: (1) mô hình, biến và các giả thuyết nghiên cứu, cũng như các lý giải về mô hình nghiên cứu này; (2) phương pháp nghiên cứu; (3) Cách thức thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1. MÔ HÌNH
Dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các nhóm yếu tố và các biến đã được trích xuất để phát triển một mô hình chuẩn, mà qua đó có thể kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các biến độc lập được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm hai nhóm chính là các biến nội bộ liên quan đến các ngân hàng, và các biến kinh tế vĩ mô. Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5 SIZEit + β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
Tăng trưởng tín dụng được đại diện bằng biến: LGR it
Biến độc lập:
- DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t.
- INRt, GDPt, INFLt,: là các biến kinh tế vĩ mô năm t β0 là hệ số chặn
βj (j=1,8) là các hệ số hồi quy εit là sai số
BẢNG 4. 1: MÔ TẢ CÁC BIẾN S DỤNG
Ký hiệu | Cách tính | |
Biến phụ thuộc | ||
Tăng trưởng tín dụng | LGR | (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước |
Biến độc lập | ||
Biến nội tại | ||
Tỷ lệ huy động | DEPTA | Tổng huy động/Tổng tài sản |
Tỷ lệ nợ xấu | NPL | Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng |
Tỷ lệ vốn | CAP | Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản |
Tỷ lệ thanh khoản | LIQ | Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản |
Quy mô ngân hàng | SIZE | Logarith Tổng tài sản |
Biến vĩ mô | ||
Lãi suất | INF | Lãi suất danh nghĩa hàng năm |
Tăng trưởng GDP | GDP | Tăng trưởng GDP hàng năm |
Tỷ lệ lạm phát | INF | Tỷ lệ lạm phát hàng năm |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Các Yếu Tố Cơ Bản Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Nhtm
- Các Yếu Tố Cơ Bản Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng
- Tỷ Lệ Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Nhtm Và Tăng Trưởng Gdp Của Việt Nam
- Kết Quả Kiểm Định Giả Thuyết Của Ols
- Giải Pháp Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Giải Pháp Từ Kết Quả Nghiên Cứu Mô Hình Về Phía Ngân Hàng Thương Mại :
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Biến phụ thuộc:
Đã có nhiều phương pháp khác nhau đo lường tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính tốc độ tăng trưởng tín dụng
dựa theo nghiên cứu của Abedifar và cộng sự (2013) để phản ánh tốc độ tăng dư nợ của NHTM.
Tăng trưởng tín dụng = (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước
Các biến độc lập
Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng được chia ra làm hai thành phần. Các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm các biến: DEPTA, NPL, CAP, LIQ, SIZE. Các biến vĩ mô bao gồm: INR, GDP và CPI. Mô tả cụ thể các biến, cách tính toán và các lập luận về dấu kỳ vọng được trình bày như sau:
+ Biến nội tại ngân hàng: DEPTA, NPL, CAP, LIQ, SIZE
Tỷ lệ huy động (DEPTA): tỷ lệ huy động trên tổng tài sản được xem là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, bởi vì sự gia tăng của các khoản tiền gửi vào ngân hàng sẽ cung cấp cho ngân hàng nhiều tiền để có thể cho vay. Điều này đã được khẳng định bởi nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013), trong đó chỉ ra rằng tỷ lệ huy động cao có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, Olokoyo (2011) chỉ ra rằng khối lượng tiền gửi trong các ngân hàng có tác động đáng kể đến khối lượng cho vay của ngân hàng. Vì vậy, mong đợi mối quan hệ thuận giữa hai biến số này.
Giả thuyết 1: Có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ huy động và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL): nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011) chỉ ra rằng sự gia tăng trong tỷ lệ nợ xấu dẫn đến một sự suy giảm trong sức mạnh của ngành ngân hàng, tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng xem xét lại trong việc giảm các mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, mong đợi mối quan hệ nghịch giữa hai biến số này.
Giả thuyết 2: Có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ vốn (CAP): nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu có một tác động đáng kể đến khối lượng cấp tín dụng của các ngân hàng và tăng trưởng tín dụng. Vì các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ có nhiều khả năng chịu được tổn thất mà không làm giảm giá trị của các tài sản. Ngược lại, các ngân hàng duy trì được tỷ lệ vốn trên tài sản cao, sẽ có thể quản lý tài sản của họ một cách hiệu quả hơn, và do đó làm giảm các tổn thất do việc cấp tín dụng; điều này có thể làm giảm bớt khối lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng (Olokoyo, 2011). Như vậy tác động của tỷ lệ vốn đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có thể thuận hoặc nghịch.
Giả thuyết 3: Có mối tương quan thuận hoặc nghịch giữa tỷ lệ vốn và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ thanh khoản (LIQ): tỷ lệ tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của ngân hàng cho vay và tốc độc tăng trưởng tín dụng. Bởi vì tỷ lệ thanh khoản cao sẽ làm giảm tỷ lệ của các khoản vay, qua đó giảm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Olokoyo (2011) đã sử dụng tỷ lệ thanh khoản này để giải thích về việc cho vay ngân hàng ở Nigeria nhưng kết quả của nghiên cứu cho thấy không có tác động đối với tỷ lệ thanh khoản về việc cho vay ngân hàng. Trong nghiên cứu này, dự kiến có mối quan nghịch giữa tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Giả thuyết : Có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Quy mô ngân hàng (SIZE): đã có rất nhiêu nghiên cứu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, trong đó biến quy mô ngân hàng được sử dụng như là một biến độc lập vì tầm quan trọng của nó trong việc tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng. Chernykh và Theodossiou (2011) đã chỉ ra rằng các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội để đa
dạng hơn và họ có nguồn vốn lớn, khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng vay từ các công ty lớn với một số dư nợ tín dụng cao. Ngoài ra họ có đủ nguồn lực chi cho các hệ thống tiên tiến để quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này làm cho các ngân hàng lớn nhất có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Dự kiến có mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến số này.
Giả thuyết 5: Có mối tương quan thuận giữa quy mô và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
+ Biến vĩ mô: INR, GDP , INF
Lãi suất danh nghĩa (INR): lãi suất có tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó tác động đến việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Việc tăng lãi suất dẫn tới gia tăng gánh nặng nợ, làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng vay, dẫn đến việc ngân hàng sẽ không thể đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn bởi vì nguy cơ sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (Castro, 2013). Do đó, dự kiến mối quan hệ nghịch chiều giữa hai biến số này.
Giả thuyết 6 : Có mối tương quan nghịch giữa lãi suất danh nghĩa và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Tăng trưởng GDP (GDP): tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc cho vay ngân hàng. Bởi vì tốc độ tăng trưởng cao phản ánh tốc độ cao trong hoạt động của nền kinh tế trong nước và đi kèm với nó là sự gia tăng trong nhu cầu về kinh phí vốn. Imran và Nishatm (2013), nhận thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Như vậy, dự kiến rằng biến này có tác động tích cực tăng trưởng tín dụng.
Giả thuyết 7: Có mối tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Tỷ lệ lạm phát (INFL): một biến số vĩ mô khác được sử dụng để xem xét tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng là tỷ lệ lạm phát. Một số nghiên cứu như Sharma và Gounder (2012) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng bởi vì sự tăng trưởng trong khối lượng tín dụng có thể là do