Giả Thuyết Được Xây Dựng Lại Sau Phân Tích Nhân Tố Khám Phá


Nhân tố MTKSĐLĐV được đo lường thông qua 4 biến quan sát (DL4, DL8, DL9 và DL10) bằng chỉ số Cronbach Alpha, với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,797 là đạt

mức tin cậy cần thiết và tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3.

Nhân tố thứ chín gồm 2 biến quan sát sau:


Chỉ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0,756

Biến

Tương quan biến – tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

DL1

0,545

0,608

DL5

0,571

0,608

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 18

Ý nghĩa của các biến quan sát thuộc nhân tố thứ tám:


DL1: Sự hỗ trợ của cấp trên đối cấp dưới trong công việc

DL5: Sự luôn tích cực cố gắng hoàn thành tốt công việc

Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực cho thấy, các biến quan sát trên thể hiện nội dung là các hình thức tạo động cơ thúc đẩy KQLV của CBNV ngoài hai hình thức khen thưởng và kỷ luật thuộc thành phần MTKS. Xét về bản chất các biến quan sát trên có nội dung thể hiện hỗ trợ của cấp trên và sự nổ lực của CBNV đối với công việc nên nhân tố mới được đặt tên nhân tố mới là Môi trường kiểm soát - Động lực hỗ trợ (MTKSĐLHT).

Nhân tố MTKSĐLHT được đo lường thông qua 2 biến quan sát (DL1 và DL5)

bằng chỉ số Cronbach Alpha, với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,756 là đạt mức tin cậy cần thiết và tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3.

Đánh giá độ tin cậy cho nhóm nhân tố phụ thuộc Nhân tố phụ thuộc gồm 4 biến quan sát sau:

Chỉ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0,821

Biến

Tương quan biến – tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

HQ1

0,672

0,766

HQ2

0,616

0,788

HQ3

0,585

0,800

HQ4

0,721

0,739

Ý nghĩa của các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc: HQ1: Chỉ tiêu dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt kế hoạch


HQ2: Chỉ tiêu nợ xấu của chi nhánh đạt kế hoạch

HQ3:Chỉ tiêu lợi nhuận của chi nhánh đạt kế hoạch

HQ4: Báo cáo về hoạt động TD được lập một cách đáng tin cậy

Các biến trên đều thể hiện mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD. Tuy nhiên kết quả này chỉ được ghi nhận khi số liệu báo cáo về các chỉ tiêu này được lập một cách đáng tin cậy. Xét về nội dung, nhân tố mới được gọi là HQHĐTD.

Nhân tố HQHĐTD được đo lường thông qua 4 biến quan sát (HQ1, HQ2, HQ3, HQ4) bằng chỉ số Cronbach Alpha, với độ tin cậy của nhân tố đạt 0,821 là đạt mức tin cậy cần thiết và tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3.

4.4.2.4. Giả thuyết được xây dựng lại sau phân tích nhân tố khám phá

Với kết quả EFA trên, giả thuyết mới được đặt lại là: H1: MTKSĐĐNN có tác động tích cực đến HQHĐTD H2: MTKSKQLV có tác động tích cực đến HQHĐTD H3: MTKSĐLDT có tác động tích cực đến HQHĐTD H4: MTKSĐLĐV có tác động tích cực đến HQHĐTD H5: MTKSĐLHT có tác động tích cực đến HQHĐTD H6: ĐGRRTD có tác động tích cực đến HQHĐTD H7: HĐKSTD có tác động tích cực đến HQHĐTD H8: TTTT có tác động tích cực đến HQHĐTD

H9: HĐGSTD có tác động tích cực đến HQHĐTD

4.4.2.5. Kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích EFA, các nhân tố được rút trích thành các nhóm nhân tố chính. Để ước lượng mức độ tương quan của các nhân tố đến HQHĐTD, tác giả sử dụng mô hình hồi quy bội để tính toán các tham số của các nhân tố này được sử dụng trong mô hình. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐTD thể hiện qua mô hình hồi quy sau:

HQHĐTD = β0 + β1MTKSĐĐNN + β2MTKSKQLV + β3MTKSĐLDT + β4MTKSĐLĐV

+ β5MTKSĐLHT + β6ĐGRRTD + β7HĐKSTD + β8TTTT + β9HĐGSTD


Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐTD được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.28. Các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả hoạt động tín dụng


Nhân tố

Hệ số hồi quy ước lượng

Sai số chuẩn

Chỉ số t

Pvalue

HĐKSTD

0,132

0,034

3,844

0,000

TTTT

0,315

0,034

9,184

0,000

MTKSĐĐNN

0,152

0,034

4,424

0,000

MTKSĐLDT

0,068

0,034

1,970

0,050

ĐGRRTD

0,163

0,034

4,750

0,000

MTKSKQLV

0,711

0,034

20,745

0,000

HĐGSTD

0,080

0,034

2,320

0,021

MTKSĐLĐV

0,032

0,034

0,932

0,352

MTKSĐLHT

-0,019

0,034

-0,551

0,582

Hằng số

1,577

0,034

0,000

1.000

Chỉ báo mô hình:

R2 68,4%; R2 hiệu chỉnh 67,3%

Kiểm định F (9, 229) = 64,671 (pvalue =0,00) Hệ số Durbin-Watson là 1,962

Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg: λ2 = 0,04 (pvalue = 0,833)

VIF trung bình: 1



4.4.2.6. Kiểm định kết quả phân tích hồi quy

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Tác giả sử dụng kiểm định Fisher để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Theo bảng 4.28, giá trị F đạt 64,671 với pvalue nhỏ hơn mức ý nghĩa 1% cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp và đạt tiêu chuẩn phân tích và kiểm định hồi quy.

Kết quả hồi quy có R2 hiệu chỉnh là 67,3%, hàm ý mô hình giải thích được

67,3% sự thay đổi của HQHĐTD. Mô hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% với mức ý nghĩa của thống kê F trong kiểm định ANOVA rất nhỏ (Sig = 0,000 < 0,05).

Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy

Theo bảng 4.28, cột pvalue cho thấy các biến độc lập HDKS, TTTT, MTKS, MTĐG, RR tác động có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% và biến độc lập


DLDT, HDGS tác động có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% đến biến phụ thuộc là HQ

Hai biến độc lập là DLDV và DLHT tác động không có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc HQ.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Hệ số Durbin-Watson là 1,962 (1 < 1,962 < 3) nên mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập

Tác giả sử dụng giá trị chuẩn hóa các nhân tố cho mô hình hồi quy, do đó, chắc chắn không thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Tác giả kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch-

2

Pagan/Cook-Weisberg cho thấy, giá trị đạt 0,04 với pvalue đạt 0,8383, điều này

chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

4.4.2.7. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đến hiệu quả hoạt động tín dụng

Bảng 4.28 cho thấy, kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD được thể hiện qua phương trình hồi quy sau:

HQHĐTD = 1,577 + 0,132*HĐKSTD + 0,315*TTTT + 0,152*MTKSĐĐNN + 0,068*MTKSĐLDT + 0,163*ĐGRRTD + 0,711*MTKSKQLV + 0,080*HĐGSTD + εi

Phân tích kết quả nghiên cứu:

Mức độ tác động của các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đến hiệu quả hoạt động tín dụng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố có tác động tích cực đến HQHĐTD theo thứ tự giảm dần là: MTKSKQLV, TTTT, ĐGRRTD, MTKSĐĐNN, HĐKSTD, HĐGSTD và MTKSĐLDT. Trong đó, MTKSKQLV có tác động cao nhất và MTKSĐLDT có tác động thấp nhất đến HQHĐTD

So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết nghiên cứu


Có bảy giả thuyết được xác nhận và hai giả thuyết không được xác nhận là nhân tố MTKSĐLĐV và MTKSĐLHT tác động không có ý nghĩa thống kê đến HQHĐTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần có thêm những nghiên cứu thực nghiệm để biện giải mối quan hệ giữa nhân tố MTKSĐLĐV và MTKSĐLHT đến HQHĐTD.

Bảng 4.29. So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết nghiên cứu


STT

Giả thuyết

Kỳ vọng

Kết quả ước lượng

Kết luận

1

MTKSĐĐNN có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+

+

Xác nhận

2

MTKSKQVC có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+

+

Xác nhận

3

MTKSĐLDT có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+

+

Xác nhận

4

MTKSĐLĐV có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+


Không xác

nhận

5

MTKSĐLHT có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+


Không xác

nhận

6

ĐGRRTD có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+

+

Xác nhận

7

HĐKSTD có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+

+

Xác nhận

8

TTTT có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+

+

Xác nhận

9

HĐGSTD có tác động tích cực đến

HQHĐTD

+

+

Xác nhận

So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước

Tác giả không thu thập được nghiên cứu giống với đề tài, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD nên không có dữ liệu để thực hiện so sánh.

4.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

4.5.1. Đánh giá mức độ vận hành theo đúng chức năng của các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng


Tiếp cận nghiên cứu của Onumah, Kuipo và Obeng (2012), Ayagre, Appiah- Gyamerah và Nartey (2014), mức độ vận hành theo đúng chức năng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD được đánh giá qua chỉ số giá trị trung bình (Mean).

4.5.1.1. Môi trường kiểm soát

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần MTKS được tách thành hai nhân tố có mức tác động khác nhau đến HQHĐTD là MTKSKQLV và MTKSĐĐNN. Bên cạnh đó, vì nhân tố mới được đề xuất là MTKSĐLDT cũng có nội dung thuộc thành phần MTKS nên thành phần MTKS sẽ được đánh giá qua ba nhân tố là: MTKSKQLV, MTKSĐĐNN và MTKSĐLDT, cụ thể:

4.5.1.1.1. Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp:

Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố MTKSĐĐNN được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 4.30. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Môi trường kiểm soát – Đạo đức nghề nghiệp


Biến quan sát

Giá trị trung bình

MTKS3: Mức độ tuân thủ theo các quy chuẩn được xây

dựng bởi Bản quy tắc ứng xử/ĐĐNN

3,89

MTKS1: Ban lãnh đạo thể hiện tính chính trực qua lời nói

3,78

MTKS4: Những hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập

bởi Bản quy tắc ứng xử/ĐĐNN được xử lý kịp thời

3,63

MTKS2: Ban lãnh đạo thể hiện tính chính trực qua hành

động

3,58


Thực trạng về sự cam kết về tính chính trực qua lời nói và hành động của Ban lãnh đạo (MTKS1 và MTKS2)

Theo bảng 4.30, cho thấy giá trị trung bình của sự thể hiện về tính trung thực qua lời nói của BLĐ đạt 3,78 cao hơn giá trị trung bình của sự thể hiện về tính chính trực và giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo qua hành động (Mean=3,58). Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy BLĐ đã thể hiện tính chính trực qua lời nói hơn là hành động. Điều này cho thấy, Ban lãnh đạo NH cần tăng cường hành động hơn nữa, lời nói đi đôi với việc làm. BLĐ thể hiện tính chính trực và có những giá trị đạo đức tốt đẹp, luôn là tấm gương cho nhân viên noi theo và từ đó tính chính trực


và các giá trị đạo đức tốt đẹp từ BLĐ mới lan tỏa khắp NH, tạo thành văn hóa của NH.

Mức độ tuân thủ các quy chuẩn được thiết lập trong Ban quy tắc ứng xử/Quy tắc đạo đức và mức độ xử lý các hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập (MTKS3 và MTKS4)

Bản quy tắc ứng xử hay ĐĐNN là những quy chuẩn bắt buộc CBNV NH phải tuân thủ. Giá trị trung bình của sự tuân thủ các quy chuẩn được quy định trong Bản quy tắc ứng xử hay ĐĐNN chỉ đạt 3,89. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn CBNV chưa tuân thủ các quy chuẩn được quy định trong Bản quy tắc ứng xử hay ĐĐNN. Kết quả này cần được các nhà quản lý của các NHTMCP xem xét, vì Bản quy tắc ứng xử hay ĐĐNN là giá trị cốt lõi của NH, đòi hỏi tất cả các CBNV phải tuân thủ.

Giá trị trung bình của mức độ xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập bởi Bản quy tắc ứng xử hay ĐĐNN là 3,63 cho thấy nhà quản lý chưa xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập.

Thực tế những năm gần đây, liên tục xảy ra những vụ án kinh tế mà CBTD phải hầu tòa vì những hành vi vi phạm ĐĐNN như: ký khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu, làm giả báo cáo tài chính, tờ khai thuế GTGT, quyết toán thuế GTGT; thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ qua việc không thẩm định kỹ hồ sơ…

4.5.1.1.2. Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc

Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố MTKSKQLV được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 4.31. Mức độ vận hành theo đúng chức năng của nhân tố Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc


Biến quan sát

Giá trị trung bình

RR1: Mục tiêu tín dụng được thiết lập cụ thể

3,38

MTKS5: Trách nhiệm về hoạt động tín dụng được phân định cụ

thể

3,81

MTKS8: Phần thưởng/kỷ luật tương ứng với kết quả công việc

3,67

MTKS6: Hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động tín dụng được

thiết lập rõ ràng

3,64


Bảng 4.31 cho thấy giá trị trung bình của mục tiêu TD được thiết lập cụ thể có giá trị thấp nhất là 3,38, cho thấy CBNV chưa đánh giá cao tính cụ thể của việc thiết lập mục tiêu của NH. Tại một số NH, bên cạnh chịu trách nhiệm về chỉ tiêu TD được phân công, CBTD phải chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu khác như huy động, bảo hiểm…

Trách nhiệm về hoạt động TD được phân định cụ thể đạt mức cao nhất là 3,81. Tuy nhiên, tại một số NH áp dụng mô hình quản lý RRTD tập trung vẫn xảy ra hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sai phạm. Tại các NH này, cùng một hồ sơ TD của một KH sẽ phân chia nhiều CBTD phụ trách tương ứng với ba chức năng kinh doanh, QLRR và tác nghiệp. Một số CBTD cho rằng, vì nhiều người cùng chịu trách nhiệm chỉ cho một hồ sơ TD nên khi xảy ra sai phạm, một số CBTD đã có sự đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau vì NH chưa ban hành những quy định về trách nhiệm cụ thể của mỗi CBTD khi thực hiện cùng một chức năng.

Hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động TD được thiết lập đạt giá trị trung bình 3,64 cho thấy hệ thống phân cấp báo cáo tuy đã được thiết lập rõ ràng. Tuy nhiên, nhưng theo một số CBTD, hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động TD vẫn xảy ra thực trạng cùng một nội dung về hoạt động TD nhưng CBTD phải báo cáo qua nhiều phòng ban. Công việc báo cáo nhiều đến mức với các chi nhánh nhỏ, Giám đốc chi nhánh phải phân công một cán bộ chuyên phụ trách thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Hội sở. Với các chi nhánh lớn, phải thành lập một phòng ban chịu trách nhiệm báo cáo

Giá trị trung bình của MTKS8 - Mức độ tương quan giữa phần thưởng/kỷ luật vào kết quả đánh giá công việc của CBNV đạt 3,67. Kết quả cho thấy CBNV chưa thật sự cảm thấy hài lòng về mức tương quan giữa phần thưởng/kỷ luật với kết quả công việc. Một số chuyên gia cho rằng ở một số NH, chỉ tiêu về TD được giao rất cao, rất khó để đạt được phần thưởng do NH đưa ra. Trong khi đó, chỉ cần CBTD không hoàn thành chỉ tiêu TD được phân công sẽ dễ dàng bị chấm dứt hợp đồng làm việc.

4.5.1.1.3. Môi trường kiểm soát - Động lực duy trì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023