Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Kiểm Soát Hoạt Động Tín Dụng Đối Với

lượng tín dụng cao được. Vì vậy NH cần có một hệ thống biện pháp quản lý nợ, thu nợ hữu hiệu để nhắc nhở những khoản nợ đến hạn cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ. Việc gửi giấy báo nợ, nhắn tín báo nợ và tiến hành đòi nợ có hệ thống phải được thực hiện đối với tất cả khách hàng, trong giấy báo lời lẽ phải lịch thiệp song phải cương quyết, nghiêm khắc yêu cầu khách hàng thanh toán đầy đủ đúng hạn.

Ngân hàng duy trì thường xuyên việc tổ chức phân tích tình hình dư nợ chung của toàn bộ Chi nhánh và dư nợ đến từng CBTD qua đó xác định rò món vay có vấn đề, nợ quá hạn tiềm ẩn. Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá đúng đặc tính của khoản vay, bao gồm:

- Đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng để đảm bảo rằng khách hàng không vi phạm quá trình thanh toán.

- Đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp.

- Xem xét đầy đủ các khía cạnh của hợp đồng tín dụng để đảm bảo ngân hàng được quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong trường hợp khách hàng vay không có khả năng thanh toán nợ.

- Đánh giá thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng vay và những thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của khách hàng vay.

Để xử lý nợ quá hạn cần thực hiện những biện pháp sau:

- Đối với nợ quá hạn phải thu ngay: CBTD đôn đốc thu hồi nợ, khi khách hàng có khả năng trả nợ thì phải thu ngay 100% cả gốc lẫn lãi. Nếu khách hàng chưa đủ thì có bao nhiêu thu bấy nhiêu, tránh trường hợp khách hàng sử dụng tiền đó vào mục đích khác. CBTD phải xác định được các nguồn hoàn trả của người vay.

- Đối với những khoản nợ quá hạn thu từng phần (là những khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán ngay một lần) căn cứ vào cam kết trả nợ của khách hàng và điều tra của CBTD mà chia số nợ ra làm nhiều kì phù hợp với khả năng của khách hàng, mỗi lần không dưới 20% dư nợ trên khế ước.

- Đối với nợ khó đòi: Chi nhánh nên xem xét và đánh giá cho từng nguyên nhân cụ thể, nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kém hiệu quả dẫn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

đến thua lỗ, khách hàng lảng tránh cố tình không trả nợ…Chi nhánh cần có biện pháp cứng rắn, phối hợp với các cơ quan chức năng chính quyền địa phương cưỡng chế, thanh lý tài sản đảm bảo tiền vay. Nếu do nguyên nhân bất khả kháng thì cần lập danh sách chuyển lên ngân hàng cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời như khoanh nợ, giãn nợ, bán nợ…

- Đối với nợ xử lý rủi ro thì công lác thu hồi chưa thật sự tốt thời gian thường kéo dài và biện pháp cuối cùng là khởi kiện để xử lý tài sản nhưng giai đoạn đưa ra tòa thì rất lâu ít nhất cũng mất 06 tháng. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác xử lý tài sản thế chấp cũng như là bán tài sản thế chấp của khách hàng quá hạn, thường thì ngân hàng để khách hàng tự chuyển nhượng nên kéo dài thời gian giá trị tài sản đôi khi không đủ so với gốc và lãi phát sinh với thời gian dài dẫn đến thất thoát cho ngân hàng. Cần mạnh dạn cũng như chủ động rút ngắn thời gian trong công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro đặc biệt là việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, đồng thời xử lý kịp thời các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro.

Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 12

3.2.1.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đối với

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện xuyên suốt quy trình tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động tín dụng và ổn định chất lượng tín dụng. Kiểm tra, kiểm soát cần thiết thực hiện từ khi khách hàng gửi hồ sơ tín dụng cho tới khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng DNNVV bao gồm:

- Kiểm tra các thông tin từ hồ sơ tín dụng của DNNVV, đối chiếu với thực tế và những thông tin thu thập được từ các tổ chức tín dụng khác hay thông tin lưu trữ tại đơn vị. Hoạt động này có tác dụng chứng thực nguồn thông tin khách hàng đưa tới là đúng đắn và có thêm nguồn dữ liệu phục vụ quá trình phân tích, thẩm định khách hàng cùng khoản tín dụng sẽ cấp.

- Kiểm tra, kiểm soát đối với quá trình phân tích, thẩm định DNNVV và khoản tín dụng được đề cập. Đối với công tác phân tích, thẩm định yêu cầu sự chính xác và tính độc lập, khách quan rất cao, để có thể đưa ra được quyết định tín dụng

đúng đắn. Bởi vậy, kiểm tra, kiểm soát trong giai đoạn này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, chính xác của kết quả phân tích, thẩm định, kiểm soát quá trình thực hiện có diễn ra độc lập, khách quan hay không. Cuối cùng là tái kiểm tra, kiểm soát đối với quyết định tín dụng để chắc chắn quyết định là đúng đắn.

- Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay đối với DNNVV. Sau khi khoản tín dụng được cấp, công tác kiểm tra, kiểm soát là vô cùng quan trọng. Kiểm tra, kiểm soát ở đây có nhiệm vụ kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không nhằm hạn chế rủi ro, kiểm soát tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể đóng góp thêm ý kiến để giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng và hoạt động có hiệu quả, làm gia tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNNVV.

Quan trọng hơn, kiểm tra, kiểm soát góp phần tạo tính minh bạch, công bằng trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Bởi vậy, kiểm tra, kiểm soát tín dụng DNNVV là rất cần thiết với công tác nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV.

3.2.1.8. Tăng cường hơn nữa việc tổ chức phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ

Cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một công việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ có vấn đề phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khả năng tài chính của khách hàng có thể thu nợ đến đâu, tìm hiểu rò đạo đức và tình hình tài chính kinh doanh của DNNVV. Từ đó giúp cán bộ tín dụng nắm được nguyên nhân phát sinh để có cách giải quyết cho từng đối tượng cụ thể.

Việc phân tích, phân loại nợ xấu phải tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ, khi phát hiện ra một sự thay đổi nào phải báo cáo lên trên và phải báo cáo về tình hình xử lý nợ, những khó khăn trong quá trình thực hiện lên ban lãnh đạo để lấy ý kiến chỉ đạo kịp thời.

Ban xử lý nợ của mỗi Chi nhánh cử một vài cán bộ vững vàng nghiệp vụ, thông hiểu từng khách nợ, có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ để kiểm tra, phân

tích các khoản nợ xấu. Tiến hành phân tích trên nhiều góc độ khác nhau: Theo thành phần kinh tế, theo phương thức cho vay, theo tài sản bảo đảm, theo mức độ rủi ro... để xác định đúng hướng xử lý các khoản nợ đó. Đồng thời kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị xử lý nợ của các phòng tín dụng chuyển đến và tập hợp trình lên ban xử lý nợ cấp trên. Trình tự này sẽ giúp cho công tác đánh giá chính xác, khả thi.

3.2.1.9. Một số giải pháp khác

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phục vụ cho DNNVV đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng DNNVV khác nhau như tín dụng tuần hoàn, cho vay trung, dài hạn từng lần và theo dự án đầu tư, cho vay vốn lưu động thường xuyên...Trong quá trình thẩm định cấp tín dụng đối với DNNVV nên chú trọng vào tính hiệu quả, khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ lao động hơn là chỉ tập trung vào giá trị tài sản đảm bảo. Cần cải tiến thủ tục vay áp dụng cho DNNVV theo hướng đơn giản, ngắn ngọn, hiệu quả đảm bảo đầy đủ thông tin phù hợp với trình độ quản lý của DNNVV.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho Chi nhánh trong quá trình hoạt động, cũng như đảm bảo được nguồn vốn để phát triển hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với các DNNVV nói riêng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huy động vốn bằng việc áp dụng thường xuyên, triệt để các chính sách như tiếp thị, lãi suất sản phẩm tiền gửi đa dạng, quà tặng, khuyến mãi, dự thưởng... nhằm tăng nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức, đặc biệt là các nguồn tiền gửi lãi suất thấp và các nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài. Tăng cường phát triển tín dụng DNNVV sẽ phát triển thêm tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán của đối tượng khách hàng này, đây là nguồn vốn giá rẻ nhằm tạo điều kiện cho lãi suất cho vay của Chi nhánh có tính cạnh tranh cao so với các NHTM khác nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho Chi nhánh.

- Theo tính toán của nhiều chuyên gia thì chi phí để thu hút một khách hàng mới nhiều hơn chi phí để giữ chân một khách hàng cũ, đồng thời khách hàng cũ còn có thể giới thiệu thêm khách hàng khác cho Ngân hàng. Do đó cần đầu tư và tăng

cường công tác chăm sóc khách hàng đã có giao dịch với Chi nhánh như thực hiện chính sách ưu tiên trong quá trình giao dịch, đặc biệt là cho khách hàng là DNNVV; chỉnh sách giảm lãi suất cho vay, phí chuyển thanh toán tiền, giảm các điều kiện về tài sản đảm bảo, phát triển các sản phẩm khác ngoài tín dụng như bao thanh toán, bảo lãnh, thuê két sắt…đây là những biện pháp nhằm giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới.

3.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.2.2.1. Xác định đúng ngành nghề sản xuất kinh doanh và có kế hoạch dài hạn

Các DNNVV phải xác định đúng ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực hiện có, cũng như khả năng huy động các nguồn lực khác và có phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh trên quy mô đã hoạch định. Với tiềm lực tài chính còn hạn chế, các DNNVV cần tránh tình trạng đứng núi này trông núi nọ, khi thấy một lĩnh vực khác có khả năng sinh lời cao là nhảy vào đầu tư, làm cho hoạt động kinh doanh dàn trải, không kiểm soát được hoạt động kinh doanh dẫn đến thua lỗ.

Cần sáng tạo và nhạy bén để mở rộng quy mô hợp lý, phát triển vững vàng. Xác định mục tiêu đầu tư, quản lý tốt nguồn vốn. Tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính kế toán chặt chẽ, lập các báo cáo quản lý có chất lượng để nắm rò doanh nghiệp của minh tại từng thời điểm. Không nên đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đen, vay nặng lãi. Cơ cấu vốn phải phù hợp với từng giai đoạn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay phải được duy trì ở mức hợp lý. Quan tâm đúng đến việc tuyển dụng nhân sự, đảm bảo trả lương và các chế độ khác đầy đủ cho người lao động. Quan tâm đào tạo lại, nâng cao năng lực quản lý, sự lành nghề.

3.2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý doanh nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng để DNNVV phát triển, thích nghi với tình hình kinh tế xã hội là yếu tố con người. Do đó, các DNNVV cần tâp trung nâng cao trình độ ̣chuyên môn, năng lực quản lý điều hành cho đôi ngũ cán bô ̣ nhân viên như sau:

- Đối với cán bộ cấp quản lý, DNNVV cần có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiêp̣, giúp DNNVV ổn định, phát triển trong tương lai.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo, cụ thể như kỹ năng quản lý doanh nghiêp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng, kỹ năng quản lý thời gian.

- Đối với đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân: cần thực hiện môi trường làm việc dân chủ, công bằng theo quy định của pháp luật, đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề người lao động, có chính sách đãi ngộ để thu hút người có tay nghề, chuyên môn là tạo môi trường thuận lợi nhằm gắn bó với mình, tránh sự xáo trộn liên tục lực lượng lao động sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiêp̣. Chú trọng bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức.

3.2.2.3. Không ngừng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng công nghệ lạc hậu, chính vì vậy chi phí sản xuất tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng từ đó sẽ mất ưu thế trong cạnh tranh về giá, mặc khác công nghệ lạc hậu cũng làm cho năng suất sản xuất thấp, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ hiện đại không phải dễ dàng đối với các DNNVV vì xuất phát từ hai nguyên nhân: thứ nhất, các DNNVV không đủ vốn để đầu tư; thứ hai, các doanh nghiệp vẫn chưa thể đánh giá được tính hiệu quả của đầu tư, do đó họ không dám mạo hiểm. Mặc dù vậy, muốn hay không thì các DNNVV cũng phải có những chiến lược đổi mới công nghệ hiện đại hơn để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Không sử dụng công nghệ lạc hậu, hủy hoại môi trường, tính toán kỹ khi thay đổi máy móc, thiết bị, ưu tiên lựa chọn hàng sản xuất trong nước, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng. Áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO, 3S, 5S…Bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh, quy hoạch hợp lý, quan tâm xây dựng thương hiệu, giữ chữ tín, giữ phong

cách trung thực, thẳng thắn. Từ đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng xuất lao đông và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

3.2.2.4. Cung cấp thông tin trung thực, thường xuyên hợp tác với Ngân hàng

Các DNNVV cần trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng trong quá trình vay vốn, do đó khi lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, các báo cáo tài chính, tuân thủ các luâṭ kế toán, kiểm toán, luật doanh nghiệp để thể hiện trung thực tình trạng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khi các thông tin DNNVV cung cấp có tính tin cậy cao, ngân hàng có cơ sở tốt để xác định rủi ro và có chính sách cấp tín dụng hợp lý cho doanh nghiệp̣.

Trong quá trình sử dung vố n vay, DNNVV phải có trách nhiệm hợp tác vớ i ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của doanh nghiêp hiện tại, tình hình tài sản đảm bảo cho khoản vay, cung cấp báo cáo tài chính theo quý để ngân hàng đánh giá tình hình tài chính đồng thời chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. DNNVV cần chấp hành các đợt kiểm tra đột xuất của ngân hàng và thực hiện việc trả nợ lãi, gốc đúng hạn theo quy định tại hợp đồng tín dụng để doanh nghiệp được đánh giá mức độ tín nhiệm cao, dễ dàng tiếp nhận nguồn vốn cao hơn hoặc những lần vay vốn sau này.

3.2.2.5. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các DNNVV cần tìm đến các hiệp hội, tranh thủ vai trò của các hiệp hội trong liên doanh, liên kết mở mang sản xuất kinh doanh. Trong đó quan trọng nhất là hiệp hội DNNVV TW và tỉnh Quảng Bình, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng là một tổ chức rất hữu ích đối với các doanh nghiệp. Việc liên kết này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được các lợi thế, các nguồn lực, các kinh nghiệm lẫn nhau sẽ là điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát huy vai trò của mình, tăng uy tín, tăng năng lực quản lý, tăng khả năng cạnh tranh từ đó có thể tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM để cùng nhau phát triển.

3.2.2.6. Xây dựng mạng thông tin để quảng bá hình ảnh, đồng thời cũng là kênh cung cấp thông tin cho khách hàng và ngân hàng khi muốn tìm hiểu doanh nghiệp

Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ thông tin, nên việc tận dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp thị bán hàng, quản lý, nâng cao hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên có website riêng để giới thiệu về doanh nghiệp mình với khách hàng, với người tìm việc …. Đồng thời đây cũng là một kênh thông tin hữu ích để các tổ chức tín dụng đặc biệt là ngân hàng tham khảo khi họ đưa ra quyết định cho vay.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:


Chương 3 đề cập đến những nôi dung chủ yếu sau:

Một là, trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển DNNVV của tỉnh Quảng Bình để đưa ra định hướng phát triển tín dụng đối với các DNNVV Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình thời gian tới

Hai là, trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng tới quản lý nợ xấu đối với các DNNVV được nêu ra ở chương 2, chương 3 đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Ba là, nêu lên một số các kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước, Agribank để tạo điều kiện hạn chế và xử lý nợ xấu đối với các DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022