Cho vay công nghiệp và thương mại;
Cho vay nông nghiệp;
Cho vay tiêu dùng...
-Theo hình thức hoàn trả
Cho vay hoàn trả một lần: là cho vay mà khoản vay sẽ được hoàn trả duy nhất một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng.
Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trong đó việc hoàn trả được tiến hành theo nhiều kỳ hạn.
Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là hình thức cho vay mà khách hàng có thể hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào.
-Theo xuất xứ cho vay
Cho vay trực tiếp: trước khi cấp tiền ra, Ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp đối với người vay để thẩm định khách hàng, xem xét tình hình người vay.
Cho vay gián tiếp: là hình thức Ngân hàng cho vay thông qua các tổ chức xã hội nhưng không trực tiếp cho vay khách hàng.
-Theo đối tượng cho vay.
Cho vay cá nhân: một số khoản vay cá nhân chủ yếu như: cho vay mua nhà, xây sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học quốc tế,…
Cho vay doanh nghiệp: các doanh nghiệp khi có nhu cầu về vốn thường tìm đến Ngân hàng, bởi đó là nguồn vay có chi phí hợp lý và tính đảm bảo cao. Cho vay doanh nghiệp thường được các Ngân hàng chia thành nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
c. Vai trò của hoạt động cho vay
-Đối với nền kinh tế
Hoạt động cho vay của Ngân hàng nói riêng, của các TCTD nói chung là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, hoạt động cho vay còn là công cụ tài
trợ cho các dự án tạo việc làm, làm tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết một số tệ nạn xã hội, khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc gia,… Hoạt động cho vay thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất, mở rộng quá trình phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế.
-Đối với khách hàng vay
Hoạt động cho vay được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với thời hạn khác nhau ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,…). Vì thế, khách hàng có thể tùy ý lựa chọn kỳ hạn vay, phương thức vay và thỏa thuận hình thức lãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Mặt khác, việc vay vốn tại Ngân hàng giúp khách hàng tập trung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoản trả gốc và lãi theo hợp đồng.
-Đối với Ngân hàng
Là một doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt - tiền tệ, hoạt động cho vay được coi là hoạt động cơ bản nhất, mang lại thu nhập lớn nhất cho các Ngân hàng, “ khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu nhập của Ngân hàng”. Do đó, các Ngân hàng sử dụng mọi nỗ lực của mình để nâng cao chất lượng và số lượng cho vay nhưng trên cơ sở tối đa lợi nhuận và đảm bảo an toàn.
d. Quy trình tín dụng trong cho vay
Quy trình tín dụng trong cho vay là một quá trình gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ cho vay.
Việc xây dựng quy trình tín dụng trong cho vay hợp lý sẽ có tác dụng giúp NH tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng phù hợp, trong đó chức năng nhiệm vụ các phòng ban được xác định rõ ràng; thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong cho vay; cán bộ ngân hàng hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình thông qua các cẩm nang, sổ tay mà NH cụ thể hóa từ quy trình cho vay; tạo cơ sở để kiểm soát quá trình cho vay và điều chỉnh chính sách cho vay của NH.
Khách hàng cung cấp các tài liệu và thông tin
Nhân viên tín dụng:
- Tiếp xúc, hướng dẫn
- Phỏng vấn khách hàng
Lập hồ sơ:
Giấy đề nghị vay ;Hồ sơ pháp lý; Phương án/dự án
Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi
Tổ chức phân tích và thẩm định:
Pháp lý
Bảo đảm nợ vay
Kết quả ghi nhận:
- Biên bản, báo cáo
- Tờ trình
- Giấy tờ về bảo đảm nợ
Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý
Quyết định tín dụng:
-Hội đồng phán quyết
-Cá nhân phán quyết
Từ chối
Giấy báo lý do
Giải ngân:
- Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng
- Trả cho nhà cung cấp
Hợp đồng tín dụng:
- Đàm phán
- Ký kết HĐ tín dụng
- Ký kết HĐ phụ khác
Chấp thuận
Giám sát tín dụng
Vi phạm hợp đồng
Tổ chức giám sát:
- Nhân viên kế toán
- Nhân viên tín dụng
- Thanh tra, kiểm soát viên
Thu nợ cả gốc và lãi
Không đủ, không đúng hạn
Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc
Đầy đủ và đúng hạn
Thanh lý HĐTD mặc nhiên
Biện pháp: Cảnh báo, Tăng cường kiểm soát, Ngừng giải ngân, Tái xét tín dụng
Xử lý:
- Tòa án
- Cơ quan thẩm quyền
Không đủ, không đúng hạn
Sơ đồ 1.2: Quy trình tín dụng
(Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, TS. Nguyễn Minh Kiều, 2009)
Một quy trình tín dụng trong cho vay thông thường gồm có các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng
Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng làm nhiệm vụ cho vay.
Tìm hiểu những thông tin khách hàng đã trình bày và tư cách pháp lý của khách hàng.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (doanh thu, doanh số bán, doanh số mua, năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ, mạng lưới phân phối,…).
Năng lực tài chính của khách hàng (vốn pháp định, vốn tự có, nguồn tài trọ chủ yếu, điểm hòa vốn, khả năng sinh lời,…).
Khả năng vay vốn, tài sản thế chấp cầm cố, thực trạng công nợ của khách hàng đối chiếu với nhiều nguồn khác nhau (trung tâm tín dụng NHNN, tư liệu về khách hàng qua thống kê, báo chí,…).
Đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ, tư liệu liên quan đến phương án/ dự án vay vốn.
Sau khi kết thúc tìm hiểu khách hàng, nhân viên tín dụng lập Tờ trình về khách hàng, trình Trường phòng tín dụng, trong đó có nêu rõ ý kiến và lý do đề xuất tiếp tục thẩm định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Bước 2: Thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là tiến hành xem xét và phân tích những yếu tố liên quan đến khách hàng vay, trên cơ sở hồ sơ xin vay và các thông tin liên quan làm căn cứ để quyết định cho vay đối với khách hàng.
Các nội dung thẩm định tín dụng bao gồm:
(1) Thẩm định điều kiện pháp lý
Kiểm tra xem xét để khẳng định điều kiện pháp lý của khách hàng:
Là pháp nhân: Quyết định thành lập; Quyết định bổ nhiệm hoặc chuẩn y danh sách HĐQT, Giám đốc, Kế toán trưởng; Giấy phép hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Trụ sở, đơn vị, con dấu, tài khoản,…
Là thể nhân: có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự,…; có hộ khẩu thường trú, CMND, sổ hộ khẩu,…
(2) Thẩm định về điều kiện tài chính của khách hàng
Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phương án sử dụng vốn của khách hàng:
Tính ổn định của nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn.
Tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Bước 3: Xét duyệt cho vay
Dựa vào kết quả thẩm định, nếu hồ sơ vay vốn không hợp pháp, hợp lệ và có rủi ro cao, Ngân hàng sẽ trả hồ sơ cho khách hàng và từ chối cho vay. Nếu hồ sơ vay vốn đảm bảo các yếu tố pháp lý, có tính khả thi và đảm bảo khả năng trả nợ, Ngân hàng sẽ tiến hành xét duyệt cho vay. Các chỉ tiêu xét duyệt cho vay gồm:
Hạn mức cho vay.
Thời hạn cho vay và vòng vay vốn tín dụng (Nếu vay theo hạn mức thường xuyên).
Các kỳ hạn nợ cụ thể.
Lãi suất cho vay và mức giảm lãi suất cho vay.
Tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân
Sau khi đã xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng đến ký hợp đồng tín dụng làm cơ sở pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng tín dụng đã được ký kết, Ngân hàng thực hiện việc giải ngân. Việc giải ngân phải được thực hiện theo quy trình và có căn cứ là các chứng từ hóa đơn để đảm bảo đúng đối tượng cho vay.
Bước 5: Theo dõi nợ vay và thực hiện công nợ
Cán bộ tín dụng được phân công tiến hành theo dõi và quản lý nợ phải thường xuyên theo dõi khách hàng, nắm bắt tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp giúp đỡ khách hàng khi họ gặp khó khăn.
Căn cứ vào khế ước cho vay, cán bộ tín dụng thông báo trước cho khách hàng lịch trả nợ cho từng kỳ hạn và đôn đốc việc thu nợ kịp thời.
Thực hiện nợ theo mức tiền và kỳ hạn quy định trong hợp đồng tín dụng. nếu khách hàng có khó khăn về mặt tài chính, cán bộ tín dụng cần có biện pháp tích cực trong khâu thu nợ, tránh gây khó khăn cho khách hàng, nhưng cũng tránh thiệt hại cho Ngân hàng. Nếu khách hàng không tích cực và hợp tác với Ngân hàng trong việc trả nợ, cán bộ tín dụng cần kiên quyết chuyển nợ quá hạn để kịp thời thu hồi vốn.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ tín dụng
Sau khi khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vu đối với Ngân hàng và không còn vướng mắc nào, hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong trường hợp này hai bên Ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên. Trong trường hợp Ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, Ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc. Toàn bộ hồ sơ tín dụng sẽ phải được đưa vào lưu trữ theo quy định.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN HUẾ
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội –Chi nhánh Huế
2.1.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập vào năm 1994 theo Quyết định số 00374/ GP-UB của Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội. Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/ NH-GP của NHNN Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ, thời gian hoạt động là 50 năm. Hiện nay, Hội sở chính tọa lạc tại số 21 Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội. Website chính thức của Ngân hàng là www.mbbank.com.vn.
2.1.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Huế.
Nhận thấy Thừa Thiên Huế là một tỉnh đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa hai miền Nam - Bắc, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000 – 2005 đạt trên 9,5%, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp và du lịch chiếm hơn 78% trong GDP; nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trong quá trình phát triển là rất lớn. Vì vậy MB đã quyết định thành lập chi nhánh tại Thành phố Huế.
Vào ngày 12/02/2007, MB Huế chính thức được khai trương và đi vào hoạt động, theo quy mô Chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trụ sở chính đặt tại số 11 Lý Thường Kiệt - TP Huế. Việc ra đời chi nhánh MB tại Huế nhằm tăng cường sức cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, nâng cao hình ảnh MB tại khu vực miền Trung. Đồng thời giúp MB thực hiện chiến lược phát triển “ trở thành một Ngân hàng đô thị, hiện đại, đa chức năng, phục vụ tốt nhất cho các tổ chức và cư dân”. Bên cạnh đó giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, Ngân hàng nhiều tiện ích.
Hiện nay ngoài chi nhánh tại số 11 Lý Thường Kiệt, MB còn phát triển thêm các Phòng giao dịch để thuận tiện cho vệc phục vụ khách hàng:
- Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền: số 67 Đinh Tiên Hoàng.
- Phòng giao dịch Nam Vĩ Dạ: Nhà C3, khu nhà liền kề Nam Vĩ Dạ - đường Phạm Văn Đồng.
- Phòng giao dịch Nam Trường Tiền: số 146 Hùng Vương. Địa điểm đặt máy ATM:
- Chi nhánh số 3 Hùng Vương.
- Công ty Viettel Huế - 45 Nguyễn Huệ.
- Công ty dệt may Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy.
- Công ty CP du lịch Xanh: 02 Lê Lợi.
- Bưu điện huyện Hương Thủy - Thị trấn Phú Bài.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý MB – Huế
MB Huế là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Quân Đội, do Giám đốc phụ trách, trợ giúp cho Giám đốc có 2 phó Giám đốc và các phòng ban sau:
- Phòng Quan hệ khách hàng
- Phòng Quản lý tín dụng
- Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng
- Phòng Hành chính Tổng hợp
- Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền
- Phòng giao dịch Nam Vĩ Dạ
- Phòng giao dịch Nam Trường Tiền
Khóa luận tốt nghiệp
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Phòng KHDN
Phòng KHCN
PHÓ GĐ KINH DOANH
PGD
Nam Vĩ Dạ
PGD Nam Trường Tiền
Phòng KT DVKH
Phòng HCTH
ế
Hu
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ VẬN HÀNH
PGD Bắc Trường Tiền
Phòng QLTD
BP Kế
toán kho quỹ
BP Kế
toán kho quỹ
BP Kế
toán kho quỹ
BP
Thẻ
Kho quỹ
Văn thư
Quan hệ trực tuyến :
Quan hệ chức năng :
BP QHKH
BP QHKH
BP QHKH
BP
Back office
BP Kế
toán nội bộ
BP CNTT
Sàn GD
Bảo vệ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại MB Huế
SVTH: Tôn Nữ Triều Tiên24
2.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban lãnh đạo: chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế như công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc mở rộng mạng lưới hoạt động.
Phòng Quan hệ khách hàng: Đứng đầu là trưởng phòng Quan hệ khách hàng chỉ đạo các bộ phận sau:
- Bộ phận Quan hệ khách hàng – Khách hàng doanh nghiệp (QHKH KHDN)
Duy trì, phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với KHDN; Thẩm định KHDN; Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ; Bán chéo sản phẩm; Quan hệ các định chế tài chính nhằm thu xếp cho vay hợp vốn và quản lý đồng tài trợ cho toàn Chi nhánh; Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Bộ phận Quan hệ khách hàng – Khách hàng cá nhân (QHKH KHCN)
Phát triển hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đối với KHCN, thực hiện các kế hoạch liên quan đến KHCN theo chỉ đạo của NH, phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.
Phòng Quản lý tín dụng:
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác Quản lý tín dụng và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng, giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng, xây dựng chiến lược,cơ cấu, giới hạn tín dụng, kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao kế hoạch kinh doanh cho các phòng ban.
Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng
Bao gồm bộ phận kế toán nội bộ, sản giao dịch và kho quỹ.
- Bộ phận kế toán nội bộ: Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ đầy đủ, thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo quy định của tổ chức,…
- Bộ phận kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu và chi tiền mặt, bảo quản tiền tại kho theo quy định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
- Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám đốc giao. Quản lý, phát triển và khai thác tối đa nhu cầu tiềm năng của KH trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho NH,…
Phòng Hỗ trợ quan hệ khách hàng ( Back Office) có chức năng:
- Lập hợp đồng thế chấp, tín dụng, các văn bản liên quan đến công tác giải ngân;
- Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo;
- Giải ngân: Thu nợ gốc, lãi, phí; Theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí.
- Xử lý các vấn đề phát sinh: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,…
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng.
Bộ phận thẻ: Tổ chức triển khai, phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh theo chỉ tiêu kế hoạch Tổng giám đốc giao hằng năm. Quản lý giám sát hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh.
Phòng hành chính - tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác tổ chức, triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ các cá nhân trong Chi nhánh.
- Hành chính: Văn thư, lưu trữ, lễ tân, công tác bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của Chi nhánh thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
- Bộ phận công nghệ thông tin ( CNTT): Có chức năng tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng, điện thoại, camera, máy móc thiết bị, các phần mềm có liên quan cũng như đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy chế bảo mật và an toàn thông tin, hỗ trợ người dùng về chương trình NH.
PGD Nam Vĩ Dạ, PGD Bắc Trường Tiền, PGD Nam Trường Tiền:
Hoạt động kinh doanh trên địa bàn được giao, chịu sự quản lý về mặt kinh doanh từ Giám đốc, thực hiện các chỉ tiêu giao khoán của ban điều hành Ngân hàng.
2.1.2.4. Tình hình sử dụng lao động tại MB - CN Huế qua 3 năm 2011 - 2013
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại MB - CN Huế giai đoạn 2011 - 2013
ế
Hu
ĐVT: Người
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | So sánh | So sánh | ||||||
2012/2011 | 2013/2012 | |||||||||
Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | +/ - | % | +/ - | % | |
Tổng số lao động | 53 | 100 | 65 | 100 | 63 | 100 | 12 | 22,64 | -2 | -3,08 |
I. Phân theo giới tính | ||||||||||
1. Nam | 23 | 43,40 | 32 | 49,23 | 30 | 47,62 | 9 | 39,13 | -2 | -6,25 |
2. Nữ | 30 | 56,60 | 33 | 50,77 | 33 | 52,38 | 3 | 10,00 | 0 | 0 |
II. Phân theo trình độ | ||||||||||
1. Đại học và trên đại học | 51 | 96,23 | 64 | 98,46 | 57 | 90,48 | 13 | 25,49 | -7 | -10,94 |
2. Cao đẳng + trung cấp | 1 | 1,89 | 1 | 1,54 | 3 | 4,76 | 0 | 0 | 2 | 200,00 |
3. Phổ thông | 1 | 1,89 | 0 | 0 | 3 | 4,76 | -1 | -100 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp quân đội - chi nhánh Huế - 1
- Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp quân đội - chi nhánh Huế - 2
- Tình Hình Lao Động Theo Giới Tính Tại Mb Huế Qua 3 Năm 2011 - 2013
- Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Của Khdn Theo Phân Loại Tại Mb - Cn Huế Giai Đoạn 2011 - 2013
- Đánh Giá Công Tác Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Khdn Tại Mb - Huế
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
( Nguồn: Phòng Hành chính - tổng hợp tại Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Huế)
SVTH: Tôn Nữ Triều Tiên27