Hoàn Thiện Tuyến Phòng Thủ Cuối Cùng (Kiểm Soát Nội Bộ) Trong Mô Hình 3 Tuyến Phòng Thủ, Hoàn Thiện Hệ Thống Cảnh Báo Sớm Rủi Ro Tín Dụng (Ews) Nhằm


hàng có sự gia tăng đáng kể đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh, khu vực địa lý).

Theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II, việc tính toán xác suất không trả được nợ PD cũng phải theo quy trình lượng hóa tương tự như quy trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm:

(i) Lựa chọn phương pháp luận dự báo phù hợp (phương pháp mô hình thống kê, phương pháp chuyên gia ràng buộc, và phương pháp chuyên gia);

(ii) Xây dựng quy trình lượng hóa PD (lựa chọn mẫu, ước lượng mối quan hệ tương quan, khớp mối quan hệ tương qua, áp dụng mới quan hệ tương quan vào danh mục tín dụng). Từ những dữ liệu trên nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được chính xác mức tổn thất kỳ vọng (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL) theo mô hình tuyến tính/mô hình probit.

Để thực hiện được các công việc này, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần phải đặt mục tiêu tối thiểu tăng dần từ 60% đến 75% nhóm các danh mục tín dụng bắt đầu áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuyển dần sang phương pháp tiếp cận A-IRB trong năm 2020. Ngoài ra, nhằm đảm bảo mô hình định lượng dự kiến chính xác về EL và UL, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần thực hiện phép thử Stress-testing (dự kiến chính xác số tiền tổn thất mà ngân hàng đối mặt trong các điều kiện xấu nhất của thị trường) và phép thử Back-testing (đảm bảo hệ thống dự báo chính xác kết quả, có hiệu lực). Tại Việt Nam, lần đầu tiên năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã đề cập đến mô hình Stress-testing trong Thông tư 13/2010/NHNN-TT, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu. Đến thông tư 13/2018/TT-NHNN, việc lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng đã được định nghĩa và quy định cụ thể. Thông tư 13 quy định bộ phận quản lý rủi ro của các Ngân hàng thương mại phải lập tối thiểu 2 kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, đó là kịch bản hoạt động bình thường (bussiness as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) trong kỳ kiểm tra sức chịu đựng tiếp theo. Các kịch bản được lựa chọn phải đảm bảo khả năng xảy ra trên cơ sở phân tích các sự kiện trong quá khứ và dự báo diễn biến


kinh tế vĩ mô; tính toán tác động của các giả định đối với thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn trong từng kịch bản; lập báo cáo kết quả kiểm tra sức chịu đựng (bao gồm số liệu định lượng và các phân tích, đánh giá định tính). Việc hoàn thiện các phép thử stress-testing và back-testing sẽ giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam thúc đẩy kiếm soát và xác định các rủi ro, cung cấp các khía cạnh rủi ro bổ sung cho các công cụ quản lý rủi ro khác, cải thiện năng lực quản lý vốn và thanh khoản. Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần chú ý tới những thay đổi trong tương lai của các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng cũng như đánh giá toàn thể danh mục tín dụng, và đánh giá các khoản tín dụng trong tình huống chịu sức ép. Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam phải đánh giá tình hình tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các hạn chế khác để bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định nội bộ, lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản; tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu. Để thực hiện được các phép thử stress-testing và back-testing theo chuẩn mực Basel, những yêu cầu đặt ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là phải xây dựng các chính sách và quy trình dưới dạng văn bản để quản ý chương trình kiểm định sức ép, chuẩn bị cơ sở hạ tầng vững mạnh, đủ linh hoạt để thích ứng với các kiểm định sức ép khác nhau, liên tục được duy trì và cập nhật khung kiểm định sức ép.

Đồng thời, để đáp ứng những tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng chuẩn mực theo thông lệ quốc tế với kế cấu dữ liệu phức tạp, đảm bảo hệ số Gini đạt ngưỡng mô hình tin cậy (trên 70%), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam phải hoàn thiện tập dữ liệu phát triển và tập dữ liệu kiểm định, thực hiện hoạt động trích xuất, làm sạch dữ liệu với sự tham gia của các đơn vị sở hữu dữ liệu và bộ phận công nghệ. Đây vẫn là một trong những khó khăn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam phải đối mặt do trường dữ liệu lượng hóa rủi ro tiêu chuẩn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

A-IRB cần được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và thời gian dữ liệu lịch sử dài (tối thiểu 5 năm) Để hoàn thiện được mô hình đo lường rủi ro tín dụng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị xây dựng mô hình và các Phòng/Ban/Trung tâm nghiệp vụ, cũng như sự đầu tư thích hợp về công nghệ và nhân lực.

Sử dụng triệt để hệ thống các báo cáo/ kết quả dự báo từ mô hình dự báo và lượng hóa rủi ro tín dụng nhằm phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 22

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần sử dụng kết quả từ mô hình dự báo và lượng hóa rủi ro tín dụng, Stress-testing, Back testing để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng trên một số khía cạnh như:

(i) Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng nhằm đánh giá xác suất không trả được nợ, tính mức tổn thất dự kiến, từ đó, định giá khoản vay (risk-based pricing) khác nhau đối với từng loại khách hàng. Để bù đắp RRTD, ngân hàng thu tiền lãi vay theo lãi suất các ngân hàng áp dụng cho thấy mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu.

(ii) Việc xác định chính xác EL sẽ giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam sau này.

(iii) Căn cứ vào mức tổn thất kỳ vọng, ngân hàng sẽ trích dự phòng cho các khoản tổn thất dự kiến. Đây là tiện ích mà Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chưa sử dụng mặc dù hiện nay Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã xây dựng được mô hình và tính toán được PD. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng trích lập dự phòng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (trích lập dự phòng theo nhóm nợ, chưa theo hạng khách hàng). Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng theo chính sách, quy trình đồng nhất, tuân thủ chuẩn quốc tế


Basel II giúp các ngân hàng nhận biết sớm các khoản tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro, từ đó có giải pháp để hạn chế nợ xấu.

(iv) Việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD - xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay.

Nâng cao chất lượng nhân lực vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng

Muốn xây dựng, phát triển, vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần đội ngũ nhân chuyên trách đảm nhiệm việc nghiên cứu, xây dựng hay vận dụng các mô hình để lượng hóa rủi ro. Bộ phận này có chức năng độc lập, phân tách quyền hạn và trách nhiệm với các cán bộ kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan của các kết quả đo lường, bao gồm:

(i) Đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh ngân hàng, xây dựng danh mục đầu tư tín dụng ngân hàng, có những thay đổi cần thiết để đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng là phù hợp với các chính sách, chiến lược tín dụng của ngân hàng;

(ii) Lượng hóa rủi ro tín dụng theo các mô hình thống kê, xác suất đòi hỏi các chuyên viên được đào tạo nền tảng thống kê, kiến thức về kinh tế lượng, mô hình. Đội ngũ này đảm bảo xây dựng mô hình thống nhất, phù hợp với đặc điểm Cơ sở dữ liệu của ngân hàng, phát triển hệ thống theo đúng quy định của cơ quan quản lý và thông lệ quốc tế (Basel I, II, III). Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào các nhà tư vấn và phần mềm, chưa có nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn;

(iii) Các Ngân hàng thương mại cần xây dựng quy trình kiểm định, định kỳ để đảm bảo mức độ đo lường chính xác, khách quan của các chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng, các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng.


3.2.3. Hoàn thiện tuyến phòng thủ cuối cùng (Kiểm soát nội bộ) trong mô hình 3 tuyến phòng thủ, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (EWS) nhằm nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro tín dụng

Hoàn thiện tuyến phòng thủ cuối cùng (KSNB) trong mô hình 3 tuyến phòng thủ

Để nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro tín dụng, điều trọng tâm Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần triển khai là tăng khả năng đáp ứng được các yêu cầu bộ máy kiểm toán nội bộ theo thông lệ và chuẩn mực Basel II. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, tạo lập một khung khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ trong công tác giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thương mại. Thông tư này giúp các ngân hàng tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại, nhằm giảm bớt tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, Thông tư 13 cũng tạo ra những thách thức nhất định cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, đặt ra những giải pháp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới nhằm hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ:

Thứ nhất, mô hình bộ máy kiểm toán nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam xây dựng phù hợp với quy mô của ngân hàng, đảm bảo bộ máy kiểm toán nội bộ có sự gắn kết, tương tác với các lớp tổ chức của bộ máy quản trị rủi ro ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế, bộ phận kiểm toán nội bộ phải được quyền vị khác của ngân hàng, nhằm đảm bảo khách quan, phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề của công tác quản trị rủi ro của ngân hàng;

Thứ hai, phương pháp kiểm toán nội bộ cần được chuẩn hóa định hướng theo rủi ro thông qua công tác nhận diện, đánh giá các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng. Theo định nghĩa của IIA [4] kiểm toán định


hướng theo rủi ro là phương pháp liên kết công việc kiểm toán nội bộ với cơ chế quản lý rủi ro tổng thể của một tổ chức. Phương pháp này giúp kiểm toán nội bộ đưa ra sự đảm bảo cho hội đồng quản trị rằng, các quy trình quản lý rủi ro được vận hành hiệu quả và không vượt quá khả năng chấp nhận rủi ro của tổ chức. Hiện nay, kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chủ yếu dựa trên đánh giá rủi ro tín dụng và tác nghiệp, chưa bao gồm các rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần xem xét các vấn đề trong kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm như xây dựng danh mục rủi ro cấp tổ chức, xác định các đơn vị có thể thuộc đối tượng kiểm toán và lên kế hoạch kiểm toán (tần suất kiểm toán nội bộ phù hợp và lập kế hoạch kiểm toán nội bộ). Ngoài ra, việc xây dựng chương trình kiểm toán đối với hệ thống quản lý rủi ro bao gồm khung quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro, các loại rủi ro tín dụng, hoạt động, thị trường, thanh khoản, tập trung và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn thật sự là thử thách cho các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam tiến hành đánh giá hiện trạng, phân tích các chênh lệch của bộ phận kiểm toán nội bộ so với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, cụ thể là trên các phương diện: cơ cấu tổ chức của kiểm toán nội bộ; trình độ, kỹ năng của nhân sự; chính sách, quy trình, phương pháp kiểm toán nội bộ; công nghệ thông tin…Sau đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần xây dựng phương pháp luận, lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm, chương trình khung kiểm toán nội bộ, mẫu biểu báo cáo, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá đối với các phát hiện của kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán đối với hệ thống quản lý rủi ro bao gồm kiểm tra căng thẳng.

Thứ tư, đội ngũ kiểm toán nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần được nâng cao năng lực để đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của kiểm toán nội bộ. Để đội ngũ kiểm toán nội bộ được nâng cao năng lực cả về lượng và chất, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần thực hiện việc xây dựng chính sách tuyển dụng và đào tạo. Đồng


thời, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cũng cần kết hợp việc sử dụng nhân sự của mình để thực hiện kiểm toán nội bộ với việc thuê nhân sự ngoài giúp cho ngân hàng nhanh chóng tiếp cận các kiến thức chuyên sâu và giải quyết sự thiếu hụt tạm thời về nhân sự.

Thứ năm, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần xem xét đầu tư vào các phần mềm, công cụ hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ, xây dựng hệ thống giám sát cảnh báo sớm giúp kiểm toán nội bộ kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Chức năng kiểm toán nội bộ cần ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ quản lý hoạt động kiểm toán, phân tích dữ liệu nhằm tối ưu hóa nguồn lực và hiệu quả hoạt động.

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early warning system - EWS)

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng là hệ thống tích hợp và xử lý dữ liệu có mục đích tự động rà soát toàn bộ các khoản nợ và phát hiện các trường hợp có thể suy giảm chất lượng, từ đó giúp ngân hàng có những biện pháp hiệu quả quản lý chất lượng danh mục tín dụng.

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng EWS dựa trên các dấu hiệu rủi ro của khách hàng, khoản vay của khách hàng như suy giảm tình hình kinh doanh, chỉ số tài chính, dòng tiền trả nợ của khách hàng có dấu hiệu bất thường, biến động bất lợi của thị trường. Hệ thống thông qua các kỹ thuật tính toán hiện đại, mô hình thống kê từ dữ liệu lịch sử để đưa ra danh sách khách hàng có khả năng gặp khó khăn. Danh sách khách hàng này sau đó sẽ được các đơn vị kinh doanh phân tích, chuyên gia của các bộ phận chuyên môn tại trụ sở chính rà soát.

Hiện nay, trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là một trong số những ngân hàng đã hoàn thành hệ thống cảnh báo sớm rủi ro EWS, hệ thống này tự động rà soát danh mục các khoản nợ và phát hiện trường hợp suy giảm chất lượng trong 6 tháng, hàng quý tự động cung cấp danh sách khách hàng tiềm ẩn rủi ro để đơn vị kinh doanh, bộ phận rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ phối hợp


rà soát. Hệ thống cài đặt sẵn một số một biện pháp ứng xử phù hợp, tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng để các bộ phận kinh doanh chủ động lựa chọn và triển khai kịp thời, từ đó góp phần giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam quản lý tín dụng hiệu quả, là một trong những ngân hàng có danh mục tín dụng minh bạch và có chất lượng tốt nhờ kiểm soát từ sớm các khoản nợ nhóm hai (tăng cường công tác quản lý, tích cực rút giảm dư nợ...). Quy trình của hệ thống EWS Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đã được nghiên cứu sinh trình bày ở chương 1 là một bài học kinh nghiệm hữu ích cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Xây dựng hệ thống EWS là bước tối ưu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, từ đó giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho việc áp dụng Hiệp ước Basel II theo phương pháp nâng cao A-IRB. Chính vì thế, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần sớm hoàn thiện việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng EWS, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ được các nguyên nhân gây ra vỡ nợ chủ yếu cho khách hàng như: triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo và hồ sơ tín dụng, những thay đổi về mặt quản lý hoặc chiến lược… Đồng thời, tăng cường sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động như tỷ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra… nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực. Bên cạnh đó, để tối đa hóa hiệu quả hệ thống EWS, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần ban hành khung chính sách về cảnh báo sớm trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, quy trình thực hiện và cơ chế vận hành, đảm bảo trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa các bộ phận nghiệp vụ về dấu hiệu rủi ro, các thuật toán phù hợp với sự biến đổi liên tục và phức tạp từ thực tế. Ngoài ra, để tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và quan trọng nhất là làm chủ được hệ thống, công nghệ, việc hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng EWS đòi hỏi sự hợp tác nghiên cứu, xây dựng giữa các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023