Hạn Chế Và Nguyên Nhân Hạn Chế Thể Hiện Qua Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng


Với các NH áp dụng mô hình quản lý RRTD tập trung sẽ phân chia CBTD với ba chức năng cụ thể là: kinh doanh, QLRR và tác nghiệp. Nghĩa là cùng một hồ sơ TD của một KH nhưng sẽ phân chia nhiều CBTD cùng thực hiện theo ba chức năng trên. Tại một số NH, khi sai phạm được phát hiện thì một số CBTD đã có sự đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau vì những quy định về trách nhiệm của mỗi CBTD theo từng chức năng khác nhau còn khá chung chung, chưa được phân định cụ thể, rõ ràng.

Mức độ tương quan giữa phần thưởng/kỷ luật vào kết quả công việc:

Một số chuyên gia cho rằng ở một số NH, chỉ tiêu về TD được giao rất cao, rất khó để đạt được phần thưởng do NH đưa ra. Trong khi đó, chỉ cần CBTD không hoàn thành chỉ tiêu TD được phân công sẽ dễ dàng bị chấm dứt hợp đồng làm việc.

Môi trường kiểm soát – Động lực duy trì

Mặc dù hiện tại, môi trường làm việc của các CBTD khá tốt, tuy nhiên hiện nay một số CBTD cho rằng, chỉ tiêu về hoạt động TD được đặt ra là quá cao, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch này là bất khả thi.

Đánh giá rủi ro tín dụng

Mặc dù được sự hỗ trợ của khối/bộ phận quản lý RRTD và sự hướng dẫn của các văn bản nội bộ được ban hành, tuy nhiên công tác nhận diện RRTD phụ thuộc nhiều vào tính tự giác và trình độ chuyên môn của CBTD. Bên cạnh đó, một số CBTD cho rằng, sự đánh giá những thay đổi đáng kể có ảnh hưởng đến hoạt động TD gửi đến cán bộ theo phân quyền còn chậm, chưa kịp thời.

Hoạt động kiểm soát tín dụng

Thực tế, hiện nay, mặc dù các NH đều thiết kế một QTTD rất khoa học, nhưng vẫn tồn tại một số sai phạm xảy ra trong QTTD. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ phân tích các sai phạm do các thủ tục kiểm soát của NH tuy đã được cài đặt nhưng tính hiệu lực chưa cao, cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Thủ tục xác minh, đối chiếu được cài đặt nhưng CBTD không tuân thủ:

KH cố ý cung cấp thông tin sai lệch nhằm tạo thuận lợi cho việc vay vốn của mình, tuy nhiên, CBTD không phát hiện được những thông tin sai lệch này. Thủ tục

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 20


xác minh, đối chiếu được thiết lập, yêu cầu CBTD phải đối chiếu thông tin KH cung cấp và các nguồn thông tin khác nhưng CBTD không thực hiện.

Danh mục tài liệu cần kiểm tra đã được các NH ban hành đầy đủ, tuy nhiên vẫn có CBTD không nắm rõ quy định, hoặc thực hiện đối chiếu sơ sài, vì vậy không phát hiện ra các tài liệu còn thiếu.

Thủ tục kiểm soát vật chất chưa đạt hữu hiệu

TSBĐ bị thất thoát: Nhiều CBTD không làm đúng quy trình thẩm định bất động sản, làm qua quýt, chiếu lệ, không đến tận địa phương để kiểm chứng tài sản, dẫn đến TSBĐ là hàng tồn kho bị rút ruột nhưng lại không phát hiện được.

Không mua bảo hiểm TSBĐ theo quy định: TSBĐ không mua bảo hiểm theo quy định hoặc có mua nhưng hết thời hạn hiệu lực

Một số lỗi vi phạm về quản lý hồ sơ, lưu giữ TSBĐ như: không mở sổ theo dõi, không ghi sổ xuất – nhập tài sản theo quy định, niêm phong hồ sơ TSBĐ không đúng quy định…

Thủ tục kiểm tra và theo dõi không đạt hữu hiệu

Mặc dù các NH đều có quy định rõ về việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, tuy nhiên CBTD không tuân thủ hoặc có tuân thủ theo quy định nhưng thực hiện khá sơ sài. Theo quy định, định kỳ CBTD phải kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của KH sau khi giải ngân nhằm đảm bảo KH sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên, một số CBTD không tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của KH, không trực tiếp đến địa điểm kinh doanh của KH nhằm nắm rõ thực trạng kinh doanh của KH, không thu thập chứng từ chứng minh tình hình sử dụng vốn vay của NH theo đúng mục đích đã được ủy quyền và phê chuẩn. Một số CBTD đưa KH ký sẵn trên Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của KH, đến định kỳ theo quy định của NH sẽ điền thông tin vào nhằm đối phó với bộ phận kiểm toán hoặc kiểm tra, KSNB, thanh tra NHNN.

Việc thiếu sát sao, chặt chẽ trong việc giám sát của các cấp quản lý đối với CBTD. Một số CBTD thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ nên thực hiện công việc chỉ mang tính hình thức hoặc qua loa. Nếu cán bộ quản lý không thường xuyên


kiểm tra và theo dõi tiến trình làm việc của CBTD dưới cấp, sẽ không kịp thời phát hiện và xử lý được các RRTD có thể phát sinh.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

CBTD chưa tuân thủ việc chấm điểm, xếp hạng KH theo các tiêu chí được quy định trong HTXHTDNB được ban hành. Một số CBNV vì áp lực chỉ tiêu hoặc có sự thông đồng với KH đã chấm điểm, xếp hạng theo các tiêu chí có lợi cho KH nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn NH.

Thông tin và truyền thông

Hầu hết các NH chỉ công bố một số thông tin cơ bản về hoạt động TD trên trang thông tin của NH. Nội dung báo cáo thường niên về số liệu hoạt động TD khá khác giữa các NH. Một số NH báo cáo chỉ tiêu về hoạt động TD đầy đủ, KH, nhà đầu tư, người muốn tìm hiểu các thông tin có thể biết được tình hình hoạt động của NH. Tuy nhiên cũng có NH chỉ báo cáo sơ sài, báo cáo thường niên không thể hiện báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, không đính kèm thuyết minh báo cáo tài chính hoặc có đăng tải báo cáo thường niên nhưng không thể tải được.

Hoạt động giám sát tín dụng

Theo ý kiến của một số chuyên gia, HĐGS định kỳ của bộ phận/ban KTNB, KSNB (KTNB/KSNB) là cần thiết, tuy nhiên hiện nay, mức độ thực hiện các đợt kiểm toán, kiểm tra của KTNB/KSNB là quá dày, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của chi nhánh. Sự phát hiện của KTNB/KSNB chủ yếu tập trung vào các lỗi vi phạm tuân thủ. Các sai phạm chủ yếu là thiếu các chứng từ chứng minh thu nhập hoặc thiếu hồ sơ, chứng từ theo quy định. Các biên bản kiểm toán liệt kê rất nhiều lỗi, tuy nhiên chưa phản ánh đúng thực trạng lỗi vi phạm. Chỉ sau khi giải trình của chi nhánh, những lỗi này mới được chỉnh sửa và đúng thực tế.

Hiện nay, KTNB trực thuộc Ban kiểm soát, KSNB trực thuộc HĐQT vì vậy các bộ phận này chưa có sự kết hợp khi thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm soát. Bên cạnh đó, các cuộc kiểm toán thực hiện rất dày, kiểm toán và kiểm soát viên chịu áp lực rất lớn cho việc đáp ứng các yêu cầu về định biên hồ sơ TD phải kểm tra nhưng vẫn đảm bảo đạt chất lượng.


4.5.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế thể hiện qua hiệu quả hoạt động tín dụng

Hầu hết các NH đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD khá tốt, tuy nhiên từng năm cụ thể vẫn có những NH chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Một trong những nguyên nhân này là:

Một là, do sự sáp nhập của các NH khiến cho dư nợ TD của các NH tăng đột biến, tuy nhiên kèm theo đó là các NH được sáp nhập phải gánh chịu tỷ lệ nợ xấu cao của các NH sáp nhập vào.

Hai là, các NH phải trích lập dự phòng RRTD theo quy định của NHNN hoặc các NH chủ động trích lập dự phòng RRTD nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn và bền vững của NH, tuy nhiên, kéo theo lợi nhuận của NH giảm đi.

Ba là, từ năm 2014 các NH phải bán nợ xấu cho VAMC theo quyết định của NHNN. Với việc bán nợ xấu này, nợ xấu của NH giảm đi, tổng dư nợ cho vay giảm xuống nhưng đồng thời NH phải trích lập dự phòng RRTD cho trái phiếu đặc biệt VAMC.

Bốn là, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, hầu hết các NHTMCP đều bầu HĐQT mới. HĐQT mới đã chủ động thực hiện các cơ cấu lại hoạt động TD nói riêng cũng như hoạt động của NH nói chung, nhằm thực hiện quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế, tạo sự phát triển an toàn và bền vững cho giai đoạn sau. Tác động của việc cơ cấu lại này, là kết quả hoạt động sẽ kém hơn các năm trước.

Kết luận chương 4

Trong chương 4, tác giả đã đánh giá được thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN qua đánh giá thực trạng sự hiện hữu và sự vận hành theo đúng chức năng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD; đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có các nhân tố có tác động dương đến HQHĐTD là: MTKSKQLV, TTTT, ĐGRRTD, MTKSĐĐNN, HĐKSTD,

HĐGSTD và MTKSĐLDT. Trong đó, MTKSKQLV có tác động cao nhất và MTKSĐLDT

có tác động thấp nhất.


CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

5.1. KẾT LUẬN

Theo báo cáo BaselCOSO2013 có năm nhân tố cấu thành KSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, HĐGS. Các đơn vị thiết lập KSNB qua các năm nhân tố này sẽ cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động đạt hiệu quả. Tiếp cận báo cáo BaselCOSO2013 trong việc xây dựng các thành phần cấu thành KSNB hoạt động TD, tác giả xây dựng các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD bao gồm: MTKS, ĐGRRTD, HĐKSTD, TTTT và HĐGSTD và đề xuất nhân tố mới nhân tố

MTKSĐLDT nhằm bổ sung các hình thức động viên đa dạng hơn ngoài hai hình thức khen thưởng và kỷ luật thuộc thành phần MTKS được đề nghị theo báo cáo BaselCOSO2013 nhằm đa dạng các hình thức tạo động lực thúc đẩy, từ đó khuyến khích CBNV hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm thành phần cấu thành KSNB hoạt động TD là: MTKS, ĐGRRTD, HĐKSTD, TTTT, HĐGSTD, trong đó thành phần MTKS được tách thành ba nhân tố có tác động với các mức độ khác nhau đến HQHĐTD là: MTKSĐĐNN, MTKSKQLV và MTKSĐLDT.

Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả gợi ý các chính sách nhằm hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN qua các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất qua mức tác động giảm dần của các nhân tố: MTKSKQLV, TTTT, ĐGRRTD, MTKSĐĐNN, HĐKSTD, HĐGSTD và MTKSĐLDT.

5.2. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.2.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Một là, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng được hoàn thiện thiết lập dựa trên các nguyên tắc và quy định được ban hành bởi NHNN và thông lệ quốc tế:


Theo Quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành NHVN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được ban hành ngày 08/08/2018, nêu rõ trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, các TCTD cần “tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các TCTD ở mức cao hơn…”. Vì vậy, việc hoàn thiện thiết lập KSNB hoạt động TD sẽ được khuyến nghị theo hướng tiếp cận các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo BaselCOSO2013, đồng thời phù hợp với các nguyên tắc và

quy định về hệ thống KSNB của NHNN.

Hai là, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng:

Việc vận dụng các nguyên tắc thiết lập KSNB hoạt động TD theo thông lệ quốc tế, cụ thể là báo cáo BaselCOSO 2013 là cần thiết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù của mỗi NH và ý muốn chủ quan của nhà quản trị mà Ban lãnh đạo cần cân nhắc giữa lợi ích đem lại và chi phí phát sinh cho việc thiết lập này.

5.2.2. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

5.2.2.1. Khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Căn cứ kết quả đánh giá việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCP, tác giả gợi ý các chính sách hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm đảm bảo hợp lý đạt được mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất qua việc thiết lập các bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD theo thứ tự giảm dần như sau:

5.2.2.2.1. Môi trường kiểm soát – Kết quả làm việc

MTKSKQLV là bộ phận có tác động tích cực cao nhất đến HQHĐTD với hệ số beta chuẩn hóa là 0,78. MTKSKQLV cần được hoàn thiện tốt nhất với các giải pháp sau:

Định lượng rõ ràng các chỉ tiêu kế hoạch và trách nhiệm về hoạt động tín dụng:

Chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD của ĐHĐCĐ đặt ra là kim chỉ nam để định hướng HĐQT, BQL cũng như toàn thể CBNV NH hành động. Để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được ĐHĐCĐ đặt ra, HĐQT định hướng chiến lược hoạt động,


BĐH triển khai thực thi hành động theo các chiến lược đã được HĐQT định hướng, toàn bộ CBNV tác nghiệp TD hành động vì mục tiêu TD đã được đặt ra.

Thực tế cho thấy, các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD được ĐHĐCĐ đặt ra là dư nợ, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế. Từ các chỉ tiêu kế hoạch này, từng CBTD sẽ được phân bổ theo từng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể. Đây chính là tiêu chí để đánh giá trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBNV.

Hoạch định hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động tín dụng rõ ràng theo chiều dọc:

Việc hoạch định phân cấp báo cáo về hoạt động TD rõ ràng theo chiều dọc sẽ phù hợp với xu hướng đang dần chuyển đổi mô hình quản trị RRTD theo mô hình quản lý RRTD tập trung của các NH hiện nay theo đề nghị của Basel II nhằm chuyên môn hóa các chức năng trong QTTD, từ đó hạn chế thấp nhất các RRTD có thể phát sinh.

NH cần rà soát lại việc hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động TD nhằm tránh các trường hợp báo cáo chồng chéo, cùng một báo cáo nhưng chi nhánh phải gửi qua nhiều phòng ban trong cùng một thời gian.

Bên cạnh đó, các hình thức khen thưởng và kỷ luật được xây dựng tương ứng với hiệu suất hoàn thành công việc của mỗi bộ phận, cá nhân nhằm tạo động cơ thúc đẩy ĐLLV của CBNV nhằm khuyến khích CBNV luôn tích cực cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công.

5.2.2.2.2. Thông tin và truyền thông

NH cần xây dựng kho dữ liệu tập trung, chứa đựng đầy đủ các thông tin về hoạt động TD như toàn bộ các văn bản quy định nội bộ về hoạt động TD, các quy định của NHNN và pháp luật liên quan.

Vì công việc hàng ngày của mỗi cán bộ tác nghiệp TD rất bận rộn, ví như cán bộ kiểm toán, KSNB liên tục đi công tác các tỉnh với cường độ làm việc cao. Họ không có thời gian để kịp thời cập nhật và phân tích, sàng lọc các thông tin về hoạt động TD cần thiết hỗ trợ cho công việc. Vì vậy, rất cần một bộ phận chịu trách nhiệm tổng hợp, sàng lọc và phân tích các thông tin về hoạt động TD có giá trị, cần thiết


hỗ trợ cho công việc của mỗi CBNV, từ đó chủ động gửi đến CBNV tác nghiệp TD theo phân quyền.

Báo cáo thường niên là một trong những công cụ để NH truyền thông thông tin đến nhà đầu tư, những người quan tâm muốn tìm hiểu tình hình hoạt động của NH. Vì vậy, nội dung của báo cáo thường niên cần thể hiện rõ các chỉ số cần thiết về hoạt động TD của NH như dư nợ, cơ cấu dư nợ, nợ xấu, thu nhập lãi… và các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN. Bên cạnh đó, các NH cần đính kèm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính nhằm thể hiện rõ sự minh bạch của thông tin mà NH đã cung cấp.

5.2.2.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng

Một là, nâng cao khả năng nhận biết RRTD của CBTD trong việc nhận biết RRTD trước khi cấp TD và sau khi cấp TD như:

Các RRTD có thể được nhận biết trước khi cấp TD: KH có công việc, thu nhập không ổn định, ngành nghề kinh doanh có rủi ro, TSĐB khó phát mãi, lịch sử trả nợ không tốt, KH có niềm đam mê, sở thích cờ bạc, KH nôn nóng được vay tiền bằng mọi cách, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho mình…

Các RRTD có thể được nhận biết sau khi cấp TD: công việc, thu nhập của KH trở nên bất ổn, thay đổi; KH không thực hiện đúng với các cam kết, điều khoản trong hợp đồng TD, không bổ sung theo yêu cầu của CBTD; sử dụng tiền vay sai mục đích, TSĐB bị thay đổi tình trạng như bị tranh chấp, quy hoạch, cháy nổ…

Bên cạnh đó, hiện nay, hầu hết các NH đều ban hành QTTD và các văn bản nội bộ hướng dẫn tính toán các chỉ tiêu định lượng về báo cáo tài chính của KH cũng như các cách nhận biết khác. Vì vậy, CBTD cần chủ động nghiên cứu và thực hiện đánh giá theo đúng quy định.

Hai là, tăng cường sự hỗ trợ của văn bản QLRR tín dụng

Văn bản quản lý về RRTD đã được NH ban hành, tuy nhiên có thực sự hỗ trợ cho CBNV trong việc đánh giá KH hay không? Theo kết quả khảo sát, mức độ hỗ trợ của các văn bản quản lý RRTD ở mức khá cho thấy, một số CBNV vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ của các văn bản quản lý về RRTD đã được ban hành. Vì vậy,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023