Hình 4.12. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng qua các năm
Theo hình 4.12 cho thấy, hầu hết các NH có lợi nhuận trước thuế tăng dần theo thời gian. Đặc biệt, trong năm 2017, các NH có mức tăng trưởng vượt trội so với các năm khác. Tuy nhiên, vẫn có NH chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế đã được ĐHĐCĐ đặt ra.
300%
250%
200%
150%
100%
50%
0%
Thực hiện so với kế hoạch năm 2013 Thực hiện so với kế hoạch năm 2014 Thực hiện so với kế hoạch năm 2015 Thực hiện so với kế hoạch năm 2016 Thực hiện so với kế hoạch năm 2017
Hình 4.13. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế
Kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong năm 2013:
Năm 2013, Vietcombank, MB, Techcombank, ACB và VIB không đạt được chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, sang năm 2014 lợi nhuận của các NH này đều đạt chỉ tiêu. Theo ý kiến của các chuyên gia nguyên nhân tạo nên sự chuyển đổi trên có thể là:
Một là, bắt đầu từ năm 2013 đến 2015, theo yêu cầu của NHNN, các NH phải trích lập dự phòng rủi ro là 20% dư nợ cho vay, không bao gồm tài sản đảm bảo cho các Tổng công ty mà NH đã cho vay theo quyết định số 276/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2012 – 2015 được ban hành ngày 04 tháng 02 năm 2013.
Hai là, bắt đầu từ năm 2013 các NH phải thực hiện bán nợ xấu cho VAMC theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC của các TCTD Việt Nam do Chính phủ ban hành ngày 18/5/2013 và Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC của các TCTD Việt Nam do NHNN ban hành ngày 6/9/2013. Các TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ trở lên phải bán cho VAMC. Theo đó một trái phiếu do VMAC phát hành sẽ tương ứng với một khoản nợ xấu được mua, bán. Trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt, TCTD bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động.
Ba là, các NH đã chủ động phân loại và trích lập dự phòng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài được ban hành vào ngày 21/01/2013.
Với các lý do trên, chi phí dự phòng RRTD nói riêng và chi phí hoạt động của các NH tăng đột biến vào năm 2013 và các năm kế tiếp.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, kể từ ngày 01/01/2014, theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, thuế suất thuế thu nhập DN phổ thông sẽ giảm từ mức 25% xuống còn 22%, vì vậy, có thể các NH này đã chủ động để lại lợi nhuận của năm 2013 sang năm 2014.
Kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong năm 2014 đến 2016:
Trong năm 2015 và 2016, hầu hết các NH đều hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, riêng Sacombank, VPBank, MB và BIDV không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, nguyên nhân có thể là:
Sacombank
Kể từ năm 2014 đến năm 2016, Sacombank không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế. Mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế giảm dần qua các năm từ mức hoàn thành 95% vào năm 2014 xuống còn 57% trong năm 2016. Một trong những nguyên nhân lợi nhuận trước thuế Sacombank
giảm mạnh vì sau giai đoạn đầu sáp nhập NHTMCP Phương Nam kể từ ngày 01/10/2015, Sacombank vừa phải ổn định tổ chức hoạt động, vừa tập trung tái cơ cấu tài sản Nợ – Có, xử lý món nợ xấu và tăng trích lập dự phòng RRTD do sáp nhập NH Phương Nam. Bên cạnh đó, Sacombank còn trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành theo đề án tái cơ cấu do NHNN phê duyệt. Vì vậy, mặc dù chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế đã ĐHĐCĐ giảm mạnh so với chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra ban đầu nhưng Sacombank vẫn không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, sang năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Sacombank tăng đột biến từ 585 tỷ đồng sang 1.484 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy sau giai đoạn phát triển chậm lại để thực hiện tái cơ cấu, Sacombank đã có sự tăng trưởng vượt bậc minh chứng cho chiến lược phát triển đúng đắn của HĐQT.
VPBank:
VPBank không hoàn thành 281 tỷ đồng chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế trong năm 2015, tương ứng đạt 85% chỉ tiêu kế hoạch, nguyên nhân vì:
Bảng 4.12. Cơ cấu thu nhập năm 2013 và 2014 của VPBank
Đvt: Tỷ đồng
2013 | 2014 | Tăng/giảm 2014 so với 2013 | |
Thu nhập lãi thuần | 4.152 | 5.291 | 1.139 |
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ | 535 | 607 | 72 |
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối | (21) | (90) | (69) |
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh | 118 | (5) | (123) |
(Lỗ)/lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư | 186 | 466 | 280 |
Lãi thuần từ hoạt động khác | 104 | (7) | (111) |
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần | 12 | 9 | (3) |
Tổng thu nhập hoạt động | 5.085 | 6.271 | 1.186 |
Tổng chi phí hoạt động | (2.704) | (3.683) | (979) |
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng | (1.026) | (979) | 47 |
Tổng lợi nhuận trước thuế | 1.355 | 1.609 | 254 |
Kế hoạch về dư nợ cho vay | 1.890 | ||
Chênh lệch thực hiện lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch | 281 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Ủy Ban Trực Thuộc Hội Đồng Quản Trị
- Thủ Tục Kiểm Soát Được Cài Đặt Trong Các Văn Bản Nội Bộ Quy Định Về Hoạt Động Tín Dụng
- Kết Quả Thực Hiện Các Chỉ Tiêu Kế Hoạch Về Hoạt Động Tín Dụng
- Sự Tăng Trưởng Của Dư Nợ Cho Vay Và Nguồn Vốn Huy Động Của Sacombank
- Đánh Giá Nhân Tố Mới Sau Phân Tích Nhân Tố Khám Phá
- Giả Thuyết Được Xây Dựng Lại Sau Phân Tích Nhân Tố Khám Phá
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của VPBank và tác giả tính toán
Theo bảng 4.12 cho thấy, ngoài thu nhập lãi thuần tăng 1.139 tỷ đồng so với năm 2013, hầu hết các khoản lãi thuần từ các hoạt động khác như hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán kinh doanh, góp vốn mua cổ phần và hoạt động khác đều giảm so với năm 2013, trong đó khoản lỗ cao nhất là lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 123 tỷ đồng so với năm trước.
MB:
MB không hoàn thành 29 tỷ đồng chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế trong năm 2015, tuy nhiên mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch khá tốt, đạt 99% chỉ tiêu kế hoạch được giao, cụ thể:
Bảng 4.13. Cơ cấu thu nhập năm 2013 và 2014 của MB
Đvt: Tỷ đồng
2013 | 2014 | Tăng/giảm 2014 so với 2013 | |
Thu nhập lãi thuần | 7.036 | 7.319 | 283 |
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ | 455 | 544 | 89 |
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối | 90 | 159 | 69 |
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh | 306 | 134 | (172) |
(Lỗ)/lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư | - | - | - |
Lãi thuần từ hoạt động khác | 342 | 525 | 183 |
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần | 79 | 92 | 13 |
Tổng thu nhập hoạt động | 8.307 | 8.772 | 465 |
Tổng chi phí hoạt động | (3.114) | (3.449) | (335) |
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng | (2.019) | (2.102) | (83) |
Tổng lợi nhuận trước thuế | 3.174 | 3.221 | 47 |
Kế hoạch về dư nợ cho vay | 3.250 | ||
Chênh lệch thực hiện lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch | 29 |
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của MB và tác giả tính toán
Theo bảng 4.13 cho thấy, trong năm 2015, MB đã hoạt động kinh doanh khá tốt, các hoạt động kinh doanh đều đạt lợi nhuận và các khoản chi phí hoạt động và chi phí dự phòng RRTD đều giảm so với năm trước. Tuy nhiên, vì hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh không đạt được hiệu quả như năm trước nên lãi thuần từ hoạt động này giảm từ 306 tỷ đồng xuống còn 134 tỷ đồng.
BIDV:
BIDV không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế trong năm 2016. Tuy nhiên, vì báo cáo thường niên năm 2016 của BIDV không tải được nên tác giả không thể tiến hành phân tích chi tiết.
Kết quả hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong năm 2017:
Trong năm 2017, tất cả các NH đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận trước thuế. Một số NH như Sacombank, Techcombank, VIB có lợi nhuận trước thuế vượt trội so với chỉ tiêu kế hoạch được giao. Lợi nhuận của các NH tăng mạnh chủ yếu vì trong năm 2017, dư nợ TD của các NH tăng trưởng vượt trội, vì vậy thu nhập lãi cũng tăng đột biến so với các năm trước.
4.3.3. Kết quả sử dụng yếu tố đầu vào – đầu ra
Tình hình hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn huy động của hầu hết các NH đều tăng trưởng theo thời gian. Các NHTMCPNN với quy mô lớn cả về năng lực tài chính cũng như mạng lưới, đã có quá trình phát triển lâu dài… đã chiếm tỷ lệ áp đảo trong cạnh tranh nguồn vốn huy động so với các NHTMCP khác.
Nguồn vốn huy động của các NHTMCPNN
2000000.0
1000000.0
-
Vietcombank Vietinbank BIDV
2013 2014 2015 2016 2017
Hình 4.14. Nguồn vốn huy động của các NHTMCPNN
So với hai NH Vietinbank và BIDV, Vietcombank có nguồn vốn huy động thấp hơn trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016. Tuy nhiên, đến năm 2017, Vietcombank có nguồn vốn huy động tăng vượt trội, cao hơn nguồn vốn huy động của Vietinbank. Một trong những nguyên nhân là do các khoản nợ Chính Phủ và của NHNN tăng đột biến từ 54.151 tỷ đồng trong năm 2016 tăng lên 171.385 tỷ đồng
trong năm 2017 và nguồn vốn huy động từ tiền gửi của KH tăng từ 590.451 tỷ đồng lên 708.520 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá tăng từ
10.286 tỷ đông lên 18.215 tỷ đồng trong năm 2017.
Bảng 4.14. Nguồn vốn huy động của Vietcombank trong năm 2016, 2017
Đvt: Tỷ đồng
2016 | 2017 | Tăng/giảm 2017 so với 2016 | |
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN | 54.151 | 171.385 | 117.234 |
Tiền gửi và vay các TCTD khác | 72.238 | 66.942 | -5.296 |
590.451 | 708.520 | 118.069 | |
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro | - | 23 | 23 |
10.286 | 18.215 | 7.929 | |
Tổng nguồn vốn huy động | 727.128 | 965.085 | 237.957 |
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017 của Vietcombank
Nguồn vốn huy động của các NHTMCPTN
Nhìn chung, hầu hết các NH đều có nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, ngoại trừ Maritime Bank có nguồn vốn huy động không phát triển theo xu hướng trên.
400000.0
300000.0
200000.0
100000.0
-
Maritime
Bank
Techcombank VPBank ACB MB Sacombank
2013 2014 2015 2016 2017
Hình 4.15. Nguồn vốn huy động của các NHTMCPTN
Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động
Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các NHTMCPNN
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Vietcombank Vietinbank BIDV
2013 2014 2015 2016 2017
Hình 4.16. Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các NHTMCPNN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vietinbank và Vietcombank đã sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay khá tốt. So với Vietinbank và BIDV, Vietcombank có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn huy động thấp hơn. Vietcomabank có nguồn vốn huy động rất dồi dào nhưng dư nợ cho vay có mức tăng trưởng thấp hơn. Một trong những nguyên nhân là do từ năm 2013 đến năm 2015 Vietcombank đã bán nợ xấu cho VAMC một lượng lớn lần lượt là 927 tỷ đồng, 1.926 tỷ đồng và 3.564 tỷ đồng. Vì vậy, tuy Vietcombank có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn, nhưng xét về cơ cấu dư nợ cho vay, Vietcombank có cơ cấu dư nợ cho vay khá tốt. Nợ đủ tiêu chuẩn tăng trưởng đều qua các năm và nợ quá hạn giảm đột biến từ 30.243 tỷ đồng trong năm 2013 xuống còn 10.992 tỷ đồng trong năm 2017 (phụ lục 3). Trong năm 2016, Vietcombank là NHTMCP đầu tiên hoàn tất việc trích lập toàn bộ dự phòng cho dư nợ đã bán cho VAMC, chính thức minh bạch hóa số liệu nợ xấu về một sổ.
600000.0
400000.0
200000.0
-
2013 2014 2015 2016 2017
Hình 4.17. Sự tăng trưởng của nợ đủ tiêu chẩn của Vietcombank
40000.0
30000.0
20000.0
10000.0
-
2013 2014 2015 2016 2017
Hình 4.18. Tình hình nợ quá hạn của Vietcombank
Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các NHTMCPTN
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Maritime Bank
MB Techcombank VPBank ACB Sacombank
2013 2014 2015 2016 2017
Hình 4.19. Kết quả sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của các NHTMCPTN
Hình 4.19 cho thấy, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động có sự khác biệt rõ ràng giữa các NH: MB và VPBank có tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tăng dần theo thời gian, ngược lại Sacombank có tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động giảm dần. ACB có tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động không thay đổi nhiều từ năm 2013 đến năm 2017, trong khi Maritime Bank có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động khá nhiều biến động qua các năm. Techcombank có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động chưa đạt đến 50% trong năm 2013 và 2014, nhưng lại tăng đột biến từ năm 2015, sau đó các năm 2016, 2017 Techcombank duy trì khá ổn định tỷ lệ này. Cụ thể:
VPBank:
VPBank có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tăng theo thời gian, trong đó trong năm 2015, tỷ lệ này tăng đột biến. Một trong những nguyên nhân vì trong năm 2014, VPBank đã mua lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam với chiến lược tập trung vào cho vay tiêu dùng cá nhân với điều kiện cho vay tiêu dùng khá dễ dàng, không cần TSBĐ thông qua các công ty tài chính. Với sự tăng trưởng dư nợ cho vay tăng đột biến vào năm 2015 cho thấy sự chuyển hướng chiến lược kinh doanh sang cho vay tiêu dùng cá nhân của HĐQT VPBank là rất đúng đắn. Trong năm 2015, dư nợ cho vay tăng vượt trội 38.425 tỷ đồng so với năm 2014, trong khi tổng nguồn vốn huy động chỉ tăng 27.066 tỷ đồng nên góp phần gia tăng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động của NH (phụ lục 3).
Techcombank: