Các Giá Trị Mà Anh M Lựa Chọn Giáo Dục Con Và Các Giá Trị Mà Em Đ Hướng Tới

Đặc biệt theo quan điểm của chị Th, để con có được các giá trị tốt thì chính cha mẹ phải làm gương, yêu thương và quan tâm đến con từ những điều nhỏ trong cuộc sống. Ví dụ như chị dành thời gian nấu những món ăn mà con thích, “lúc con ăn bao giờ cháu nó cũng bảo “mẹ ăn đi”, hoặc “con muốn mẹ con mình cùng ăn. Qua những câu nói của con mình vậy cũng biết là con biết quan tâm đến mẹ”. Hơn nữa, cha mẹ có quan tâm nhau, sống hạnh phúc thì các con mới an tâm học tập. Các con sẽ nhìn vào cha mẹ để học tập, chúng cũng học cách yêu thương bố mẹ và người thân, học cách quan tâm người khác từ những hành vi ứng xử của cha mẹ. Quan điểm của chị là, vợ chồng phải sống hạnh phúc hòa thuận thì mới tìm ra được tiếng nói chung, phải hạn chế mâu thuẫn căng thẳng trong việc dạy con: “Chính bố mẹ lại bất hòa với nhau thì làm sao con cái nó học tập cái tốt được, nó lại nghĩ đến bố mẹ còn đang cãi nhau thì cớ làm sao nó không được cãi. Gia đình mà hay xung đột thì cũng không có thời gian để quan tâm đến con cái xem nó học hành ra sao, yêu đương thế nào, vì chính bố mẹ còn đang bận rộn cãi vã, hơn thua mà”. Như vậy, điều này cho thấy, bầu không khí gia đình cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tâm lý của gia đình và sự phát triển nhân cách của trẻ.

Bàn về những khó khăn trong việc xác định giá trị phù hợp để định hướng cho con, chị Th băn khoăn giữa các giá trị mà chị định hướng với những giá trị mà con gái chị hướng tới: “không biết các giá trị mình hướng đến liệu có cổ hủ lạc hậu không? Hoặc trong khi giáo dục con, phải bỏ giá trị nào đó liệu có phải là trái với đạo đức không?”. Đây cũng là tâm lý chung của nhiều cha mẹ, nhất là trong bối xã hội có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Cùng với đó là sự khác biệt thế hệ giữa cha mẹ và con cũng là điều khó khăn với chị, bởi những giá trị mà chị Th lựa chọn để dạy con và việc con tiếp nhận nó không phải lúc nào cũng có sự tương đồng. Chị cho rằng không phải lúc nào con cũng nghe lời bố mẹ: “Ví dụ như mình cấm con dùng son phấn, mình phát hiện ra là lúc nào cũng mắng, nhưng đi ra khỏi nhà nó làm theo ý của nó thì mình không biết được, nó có thể mượn son phấn của bạn bè” và “nhiều chuyện mình cấm con nhưng nó lại càng cứ làm, vì cái tính ương bướng nên mình phải lựa lời”. Lý giải cho điều này, chị Th cho biết do tâm lý muốn khám phá, muốn tìm hiểu nên chúng cứ làm theo ý mình mà không nghe bố mẹ. Đây cũng là một trong những lý do khiến chị Th băn khoăn về những điều chị cho là phù hợp liệu có còn phù hợp với thời đại của con không.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc ĐHGDGT cho con đó là bối cảnh xã hội nơi gia đình chị Th sinh sống: điều kiện kinh tế nhiều gia đình phát triển hơn nên nhiều cha mẹ mải lo công việc và ít quan tâm đến con. Nhiều trẻ em ở lứa tuổi con gái chị cũng ăn chơi đua đòi, chị lo sẽ ảnh hưởng xấu đến con mình. Vì vậy, với chị, điều quan trọng nhất là phải định hướng cho con những giá trị tốt, chị nói “đừng nghĩ rằng có tiền bán đất thì đến đời cháu ăn cũng không hết nếu không biết hướng nghiệp cho con, không dạy dỗ con cái tu chí học hành. Thực tế chị thấy, những nhà bán đất rồi cũng ăn tiêu hết, nếu không có công ăn việc làm thì rồi cũng không đâu vào đâu cả”.

Đánh giá về việc định hướng giáo dục giá trị cho con, chị Th hài lòng với những giá trị mà con đang có như: chăm chỉ, biết quan tâm đến mọi người, coi trọng truyền thống và chị cũng hài lòng với cá tính của con: thích trải nghiệm, khám phá…. Nhưng con cũng cá tính nên nhiều khi không phải lúc nào cũng nghe lời. Chị Th cho rằng, phương pháp giáo dục đôi khi chưa phù hợp, chị không đủ kiến thức để định hướng cho con, bởi sự khác biệt thế hệ: con gái chị bây giờ không giống như thế hệ anh chị ngày xưa. Do vậy, để có thể định hướng giáo dục giá trị cho con tốt thì cha mẹ cần phải quan tâm sát sao đến con, lắng nghe những suy nghĩ của con. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần phải học hỏi để có kiến thức định hướng đúng đắn cho con.

4.4.2. Trường hợp thứ hai

4.4.2.1. Một số thông tin cá nhân

- Họ và tên: Tr. Q. M

- Tuổi: 38

- Nơi ở: Phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

4.4.2.2. Nội dung

Hoàn cảnh gia đình: Gia đình anh M có 2 con trai (con trai lớn Tr. Q. Đ, 13 tuổi, là học sinh lớp 7 trường THCS Lê Lợi và con trai thứ hai 8 tuổi). Anh M là quản lý công ty đầu tư xây dựng, vợ anh là nhân viên văn phòng. Mức thu nhập của gia đình anh chị trung bình từ 40 - 50 triệu/ 1 tháng.

Trong gia đình anh M, vợ anh là người phụ trách việc chăm sóc gia đình và chăm lo chuyện học tập của các con. Do tính chất công việc bận rộn, anh M phải

dành nhiều thời gian cho công việc, anh thường xuyên đi công tác, gặp gỡ các đối tác khách hàng. Vào những ngày cuối tuần, anh M dành thời gian cho gia đình như đi ăn cùng các con, cùng các thành viên đi du lịch, dạy con học bài.... Vợ chồng anh cùng thống nhất quan điểm trong việc định hướng giáo dục giá trị cho con, để con hình thành và phát triển nhân cách tốt.

Về việc định hướng giáo dục giá trị cho con trai (Tr. Q. Đ), anh M xác định mục tiêu mà con cần đạt tới đó là trở thành người tự chủ, quyết đoán, là người thành công và có lòng nhân ái. Anh cho rằng trong xã hội hiện nay, để trẻ có được sự thành công thì mỗi gia đình phải xác định một hướng đi đúng đắn ngay từ khi con còn nhỏ. “Con trai anh hiện giờ thì chưa thể đặt ra mục tiêu được, cháu nó giờ chỉ biết chú tâm vào việc học tập, nên anh xác định là hướng con trở thành người tự chủ, tự lập và có tính quyết đoán, là người thành công. Bên cạnh đó thì cũng anh cũng định hướng cho con phải là một người có lòng nhân ái, yêu thương mọi người”. Như vậy, so với ý kiến của các cha mẹ được nghiên cứu cho thấy, anh M hướng con tới mục tiêu trở thành người Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, bên cạnh đó còn đan xen cả các giá trị có trong mẫu người Quyền lực, quyền uy và thành đạt; Công bằng, nhân ái và khoan dung.

Để con đạt tới mục tiêu như đã đề ra, anh M lựa chọn các giá trị tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lập, sống nhân ái và thương người để giáo dục con. Anh đánh giá cao các giá trị này vì anh cho rằng con trai cần phải có sự tự lập, phải biết tự chịu trách nhiệm về những suy nghĩ và quyết định của bản thân khi trưởng thành. Đối chiếu với Bảng trắc nghiệm 19 giá trị của Schwartz, kết quả biểu đồ 4.6 cho thấy, anh M đánh giá cao các giá trị: thành đạt, quyền lực chi phối con người, thể diện, truyền thống, công bằng bình đẳng, bảo vệ thiên nhiên, khoan dung (ĐTB các giá trị = 4.33).


Biểu đồ 4 6 Các giá trị mà anh M lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà em 1


Biểu đồ 4.6. Các giá trị mà anh M lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà em Đ hướng tới


Ghi chú:


1

:Tự chủ trong suy nghĩ

8

:Thể diện

15

:Sự tin cậy

2

:Tự chủ trong hành động

9

:An toàn cá nhân

16

:Sự quan tâm chăm sóc

3

:Kích thích

10

:An toàn xã hội

17

:Công bằng, bình đẳng

4

:Hưởng thụ

11

:Truyền thống

18

:Bảo vệ thiên nhiên

5

:Thành đạt

12

:Tuân thủ quy tắc

19

:Khoan dung

6

:Quyền lực chi phối con người

13

:Tuân thủ liên cá nhân



7

:Quyền lực kiểm soát vật chất

14

:Khiêm nhường



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


Nhìn chung, những giá trị mà anh M lựa chọn giáo dục con và những giá trị được hình thành ở em Đ có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Cụ thể, anh M đánh giá cao hơn con ở các giá trị: tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động, kích thích, thành đạt, quyền lực chi phối con người, thể diện, truyền thống, khoan dung.

Giải thích về sự lựa chọn này anh M cho biết: là một người quản lý làm trong lĩnh vực kinh doanh vì vậy anh coi trọng sự thành đạt. Đặc thù công việc đòi hỏi người kinh doanh phải có tính tự lập tự chủ, dám nghĩ dám làm và có tính mạo

hiểm. Bởi hiệu quả của công việc kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn là sự phát triển của cả công ty, ảnh hưởng tới nhiều người khác trong tập thể.

Bên cạnh đó, anh M cũng coi trọng các giá trị thể diện, truyền thống, khoan dung, bởi anh cho rằng đó là bản sắc của đất nước mình cần phải giữ gìn, nhất là trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển: “anh đi ra nước ngoài, gặp gỡ nhiều nơi nên nhận ra rằng mình phải có bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đó còn là lòng tự hào dân tộc”. Anh cho rằng bản thân cũng bị ảnh hưởng bởi giáo dục truyền thống đó là: con cái cần phải nghe lời và vâng lời ông bà cha mẹ, biết giữ thể diện cho gia đình. Tuy vậy, anh M không tuyệt đối hóa giá trị truyền thống, anh cho rằng trong xã hội hiện đại, con người cần phải kết hợp và kế thừa các giá trị đó một cách hài hòa trong cuộc sống. Kết quả này phản ánh những giá trị mà anh M coi trọng từ đó hướng tới giáo dục cho con của mình.

Phân tích những giá trị em Đ lựa chọn cho thấy, có một số giá trị em hướng tới lựa chọn cao hơn so với cha của mình đó là các giá trị: an toàn cá nhân, tuân thủ quy tắc, tuân thủ liên cá nhân, sự tin cậy, công bằng, bình đằng, bảo vệ thiên nhiên. Trong đó, giá trị có điểm trung bình cao nhất là tuân thủ quy tắc (ĐTB = 5.0). Qua trao đổi với em Đ cho thấy, những giá trị mà em học được từ bố là tính độc lập, tinh thần trách nhiệm và quyết đoán. Em đánh giá bố của mình là người ít nói, nhưng những điều bố giáo dục cho em là phù hợp: những ngày cuối tuần đi chơi cùng nhau hoặc cả gia đình đi ăn bên ngoài, bố dạy cho cách ứng xử với mọi người, về sự cố gắng trong học tập, về định hướng tương lai… Bên cạnh đó, bố giảng giải cho em hiểu về giá trị của những món ăn truyền thống của người Việt Nam, chúng ta phải biết trân trọng và quý những món ăn đó.

Bên cạnh đó, Đ đánh giá cao hai giá trị thành công và lòng nhân ái, em cho rằng con người vừa phải có sự thành công, vừa phải có lòng nhân ái, “nhân ái là những phẩm chất quý báu con người cần có ở mọi nơi, còn thành công là những gì mà con người phải cố gắng đạt đến trong tương lai”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng của cha em (anh M) đó là trở thành người thành công, có lòng nhân ái và biết giữ gìn giá trị truyền thống, trong đó, em Đ đề cao lòng nhân ái của con người.

Tuy nhiên, một điểm khác so với cha của mình là em Đ chưa đề cao giá trị thành công, sự giàu có về vật chất. Ở thời điểm này, Đ hài lòng với cuộc sống vật chất mà bố mẹ đang dành cho mình: em được học ở môi trường tốt, thầy cô quan tâm, bố mẹ và ông bà đều quan tâm… nên điều mà em coi trọng là lòng nhân ái của con người hiện nay. Em cho rằng, con người cần biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, biết rộng lượng với người khác, biết quyên góp tiền ủng hộ cho người nghèo khó…. Bên cạnh đó, em Đ cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ thiên nhiên, vì thiên nhiên đang bị đe dọa bởi những hành động thiếu ý thức con người, con người không biết coi trọng thiên nhiên, xả chất thải ra môi trường sống.

Trên cơ sở lựa chọn các giá trị phù hợp để định hướng cho con, anh M lựa chọn phương pháp giáo dục làm gương và tâm sự với con thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống. Anh cho rằng, cha mẹ rất cần phải điều chỉnh hành vi ứng xử của mình, cần phải làm gương cho con là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, anh M thường lựa chọn mua các sách phù hợp với lứa tuổi của con như: sách về giá trị sống, về giáo dục giới tính, các truyện lồng ghép bài học về giá trị… Anh nói: “Mình cứ mua về để đó rồi để đó sẽ có lúc con đọc đến, anh nghĩ đó cũng là một cách hay để dạy con. Con anh giờ đang ở tuổi dậy thì nên không tránh khỏi tâm lý tò mò, muốn tìm hiểu. Mà cũng không dễ để dạy những điều đó, nên mình chọn những sách nào phù hợp thì mua về cho con”.

Về các yếu tố có ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho con, anh M cho rằng, sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình là điều rất quan trọng, nhất là sự thống nhất trong quan điểm giữa cha và mẹ. Bên cạnh đó, anh cho rằng những giá trị của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con, nó vừa thể hiện thái độ, quan điểm sống của cha mẹ, vừa thể hiện quan điểm sống để định hướng cho con. Theo anh, để con trở thành người có phẩm chất tốt, là người thành công thì cha mẹ có nhiều cách định hướng khác nhau, phụ thuộc vào việc cha mẹ đánh giá điều gì là quan trọng với họ và quan trọng với con. Anh nói: “Trước đây mình chưa có tiền thì cứ nghĩ đồng tiền là tất cả, nhưng khi anh chị đã có thu nhập rồi thì anh nhận ra rằng đồng tiền chỉ là một phần. Cuộc đời con người còn cần nhiều điều hơn thế, con người phải sống chủ động, có tài chính, sống nhân ái và hạnh phúc mới là điều quan trọng. Mình vẫn chú trọng dạy kiến thức cho con, nhưng mình luôn ý thức là làm

sao dạy con hiểu rằng kiến thức đó phải ứng dụng được vào thực tế cuộc sống, phải giải quyết được các vấn đề của cuộc sống và phải giúp con sống hạnh phúc hơn”.

Ngoài ra, những khó khăn anh M gặp phải trong quá trình định hướng giáo dục giá trị cho con trước hết là áp lực công việc và thời gian anh dành cho con không nhiều. Một yếu tố nữa đó là bản thân anh cũng không đủ kiến thức để định hướng cho con, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay đang bùng nổ về thông tin và tri thức. Anh M cho rằng nhiều khi anh định hướng theo suy nghĩ cá nhân, cảm tính mà chưa hiểu nhiều về tâm lý lứa tuổi của con. Bên cạnh đó, anh M đã có một thời gian dài học tập ở nước ngoài nên anh đánh giá việc học kiến thức đối với các con là quá nặng, nhiều áp lực. Trong khi đó, việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ còn chưa phù hợp, các bài học về giá trị cho học sinh còn nặng về lý thuyết, chưa hướng tới sự vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy, theo quan điểm của anh M, để định hướng giáo dục giá trị cho con được tốt, vai trò của cha mẹ là quyết định, nhưng yếu tố giáo dục trong nhà trường cũng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách ở con.

Nhìn chung đánh giá về những phẩm chất nhân cách của con, anh M hài lòng về những phẩm chất mà em Đ đang có, đó là sống nhân ái, biết quan tâm đến mọi người, tôn trọng các mối quan hệ trong gia đình và bạn bè, học giỏi. Anh cảm thấy hài lòng với việc định hướng cho con. Anh cho rằng việc định hướng giáo dục giá trị cho con từ khi con còn nhỏ là điều quan trọng và cần thiết.

Nhận xét chung về hai chân dung tâm lý

Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số nhận xét về hai chân dung tâm lý như sau:

Thứ nhất: Về định hướng giáo dục giá trị cho con của hai chân dung cha, mẹ cho thấy sự phù hợp với đánh giá của đa số các bậc cha mẹ được khảo sát, nghĩa là họ hướng con đến một mẫu người và có sự đan xen giữa các giá trị. Cụ thể, hai cha mẹ đều có định hướng giáo dục giá trị cho con, người mẹ hướng con tới mẫu người truyền thống, tuân thủ và an toàn bên cạnh đó có sự đan xen cả giá trị của người thành đạt, giàu sang; còn người cha hướng con tới mẫu người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, bên cạnh đó còn đan xen cả các giá trị của mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt; công bằng, nhân ái và khoan dung.

Thứ hai: Các giá trị mà hai cha mẹ lựa chọn để giáo dục con đều phù hợp với mục tiêu giáo dục giá trị mà họ đã đề ra. Đối chiếu với Bảng trắc nghiệm 19 giá trị của Schwartz cho thấy, người cha đánh giá cao các giá trị: thành đạt, quyền lực chi phối con người, thể diện, truyền thống, công bằng bình đẳng, bảo vệ thiên nhiên, khoan dung. Người mẹ đánh giá cao các giá trị thể diện, công bằng, bình đẳng; tuân thủ liên cá nhân; thành đạt an toàn cá nhân.

Thứ ba: Để con có được các giá trị nêu trên, hai cha mẹ đều lựa chọn phương pháp giáo dục là làm gương nêu gương. Bên cạnh đó, cả hai cha mẹ đều cho rằng giáo dục con thông qua các hoạt động trải nghiệm là có ý nghĩa đối với việc hình thành giá trị ở con.

Thứ tư: Qua ý kiến của hai cha mẹ cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ trong gia đình đó là: sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng tới việc ĐHGDGT cho con, bầu không khí tâm lý gia đình, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ là đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, những giá trị mà cha mẹ coi trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành giá trị ở con. Bên cạnh đó, hiện nay môi trường xã hội không lành mạnh có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, đồng thời, để việc ĐHGDGT cho trẻ đạt hiệu quả, vai trò của nhà trường là rất quan trọng, các bài học về giáo dục giá trị cần hướng tới vận dụng nhiều hơn.

Thứ 5: Có sự khác biệt nhất định trong việc ĐHGDGT cho con giữa 2 chân dung tâm lý, sự khác biệt về nghề nghiệp cũng dẫn đến sự khác nhau trong việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con, cũng như trong việc lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị cho con. Cụ thể là: người cha (anh M) làm nghề trong lĩnh vực kinh doanh, là người có học thức và địa vị xã hội nên anh coi trọng định hướng cho con trai giá trị thành công, quyền lực. Trong khi đó, người mẹ (chị Th) là công nhân và do ảnh hưởng bởi giáo dục truyền thống nên chị định hướng cho con giá trị thể diện, công bằng, nhân ái nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu ở trên khi so sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ. Ngoài ra, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế cũng là yếu tố dẫn tới sự khác nhau trong định hướng giá trị của trẻ, cụ thể là em Đ tự đánh giá là đã đầy đủ về kinh tế nên đề cao giá trị nhân ái hơn giá trị thành công. Trong khi đó, em T đánh giá thấp giá trị an toàn và hướng tới nhiều hơn giá trị sự thành công, giàu sang và các trải nghiệm cuộc sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023