Tăng Cường Nguồn Lực Cho Công Tác Phối Hợp Giữa Nhà Trường Với Gia Đình Và Các Lực Lượng Giáo Dục Trong Gdkns Cho Học Sinh

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình là xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của hội Cha mẹ học sinh và của từng gia đình, từng phụ huynh trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GD, quản lý học sinh và tạo điều kiện cho học sinh học tập và tham gia các hoạt động KNS do nhà trường, lớp tổ chức.

Gia đình có một vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung và đạo đức, hành vi nói riêng của học sinh. Vì vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc GDKNS cho học sinh là một đòi hỏi tất yếu và trách nhiệm của cả hai phía gia đình và nhà trường. Song thực tế của quá trình phối hợp chỉ ra rằng: Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo hạt nhân, chủ trì sự phối hợp này là GVCN lớp. Tất nhiên mọi GV ở mức độ nào đó cũng phải phối hợp với CMHS, nhưng mối liên hệ đó không thường xuyên.

Thứ hai: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội:

Đây là những cách thức phối hợp, những tác động GD giữa nhà trường và các lực lượng GD xã hội trong địa bàn dân cư nơi trường đóng và nơi học sinh sinh sống. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này một mặt là xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội (trong lao động sản xuất, trong bảo vệ trật tự an ninh xã hội, trong đời sống văn hóa cộng đồng, trong sinh hoạt gia đình) có tác dụng như là những mối quan hệ giáo dục. Nhờ đó tạo nên một môi trường GD đúng đắn và rộng khắp trong không gian và theo thời gian, vừa tạo những điều kiện vật chất tinh thần thuận lợi cho việc GD của nhà trường và gia đình, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp, huy động mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm biến hoạt động GD học sinh thành nhiệm vụ của toàn dân.

3.2.4. Tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu quả của công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh tiểu học không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch, nội dung, hình thức của các hoạt động mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là các nguồn lực: cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí hoạt động. Các nhà trường có đầy đủ CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thì trường đó sẽ rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động, còn nếu trường nào thiếu thốn về CSVC trang thiết bị thì trường đó vẫn tiến hành tổ chức GDKNS cho HS nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Tăng cường CSVC và các điều kiện phục vụ GDKNS cho HS không phải một năm, hai năm là có thể đủ mà có thể là một quá trình lâu dài, nhiều năm học. Do vậy hiệu trưởng cần phải có kế hoạch chi tiêu cụ thể để xây dựng, mua sắm trang thiết bị phù hợp với yêu cầu cũng như điều kiện kinh phí hàng năm. CSVC, trang thiết bị phục vụ GDKNS đòi hỏi lớn, vì vậy cần tận dụng tất cả những CSVC, thiết bị sẵn có của nhà trường, lớp, đồng thời phải biết khai thác tiềm năng CSVC, thiết bị của xã hội để tổ chức hoạt động GDKNS cho HS. Mỗi trường cần có sự đầu tư một trang thiết bị tối thiểu như:

Tài liệu, cờ, đàn, băng nhạc, dụng cụ thể thao, hệ thống loa đài, đèn bấm chương, mô hình phù hợp hoạt động… nếu có điều kiện đầu tư thêm máy chiếu đa năng hiện đại.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN, cán bộ Đoàn - Đội phát động các phong trào nhằm gây quỹ đội phục vụ cho các hoạt động của Đội nằm trong nội dung GDKNS như: Tổ chức làm kế hoạch nhỏ, tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm là những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp GD, các công ty, doanh nghiệp đóng ở địa phương, các đơn vị kết nghĩa để họ giúp đỡ nhà trường về chi phí cho công tác GDKNS cho HS trong nhà trường.

Hiệu trưởng cần lên kế hoạch chi tiêu cụ thể cho phù hợp với các mảng hoạt động khác, tránh tình trạng không những chi ít cho GDKNS mà còn chuyển kinh phí của quỹ Đội chi sang công việc khác của nhà trường.

Hiệu trưởng cần giao nhiệm vụ cho GVCN, Cán bộ thư viện, cán bộ Đoàn - Đội có sổ sách ghi chép theo dõi những trang thiết bị tài sản cũ và mua sắm mới, cuối năm học phải có ban kiểm kê tài sản phục vụ GDKND để quản lý tốt hơn CSVC trang thiết bị, đồng thời gắn trách nhiệm của các cá nhân tổ chức cất giữ khi tổ chức các hoạt động xong cần thu dọn và bảo quản trang thiết bị được bền.

Khuyến khích, phát động các tổ chức, lực lượng giáo dục khác trong xã hội tặng quà, hiện vật, tiền… làm tặng phẩm và giải thưởng cho các đợt tổng kết GDKNS cho HS.

Biện pháp đầu tư tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh có thể thực hiện tốt khi có các điều kiện sau: Hiệu trưởng lập kế hoạch ngay từ đầu năm cho việc chi kinh phí phục vụ GDKNS để báo cáo trước hội đồng sư phạm, trước Hôi nghị công nhân viên chức đầu năm học.

Nhà trường cần có mối quan hệ tốt để tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính ở các cấp, các cơ quan doanh nghiệp, và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận để các bộ phận đó có kế hoạch chủ động tăng cường CSVC, trang thiết bị cho nhà trường.

Cần phải đảm bảo việc quản lý và bảo quản tốt CSVC trang thiết bị phục vụ cho GDKNS.

3.2.5. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm nhân điển hình tiên tiến, tạo dựng một phong trào toàn dân tham gia GDKNS cho HS

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá kết quả hoạt động là không thể thiếu được trong quá trình tổ chức các hoạt động GD. Vấn đề kiểm tra đánh giá việc phối hợp các lực lượng nhằm GDKNS cho học sinh là khâu quan trọng cuối cùng của quá trình tổ chức

phối hợp trên. Hoạt động kiểm tra, đánh giá là một hoạt động có nhiều khó khăn, còn nhiều điều mới mẻ mà khoa học GD đang tiếp tục nghiên cứu.

Hoạt động này đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng. Do vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc phối hợp các lực lượng nhằm GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh là một biện pháp vô cùng quan trọng, mặt khác biện pháp này còn có vai trò ở chỗ kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng chuẩn nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá

Các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm ra đánh giá việc phối hợp các lực lượng nhằm GDKNS cho học sinh chính là các chỉ tiêu thực hiện, mục tiêu kế hoạch về GDKNS cho học sinh trường TH.

Có nhiều loại chuẩn trong đó tốt nhất là mục tiêu được phát triển dưới dạng số lượng hoặc chất lượng bởi vì kết quả cuối cùng mà người ta phải chịu trách nhiệm về chúng là những số đo tốt nhất về sự thành công của kết hoạch, cho nên chúng sẽ cho ta những tiêu chuẩn tốt nhất để kiểm tra.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học:

Đây là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch và với sự đề phòng đôi khi có thể tiên đoán về những sai lệch so với tiêu chuẩn.

- Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra đánh giá và có điều chỉnh kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các lực lượng tham gia GDKNS cho học sinh hoạt động có hiệu quả và có tác dụng thúc đẩy cao nhất.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Để làm tốt công việc này CBQL nhà trường phải xây dựng cơ chế kiểm tra của nhà trường, Cha mẹ HS và địa phương trong quá trình phối hợp. Đó là:

- Lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá về việc tổ chức phối hợp trên phải có sự tham gia của nhà trường, đại diện CMHS và cán bộ quản lý xã hội ở địa phương tham gia.

- Trong công tác kiểm tra phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động của các lực lượng.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra: gián tiếp, trực tiếp, thường xuyên và đột xuất.

- Người quản lý thường so sánh với chuẩn đặt ra để đánh giá điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện.

- Đánh giá cần coi trọng thực chất, không chạy theo hình thức.

- Khi có kết quả đánh giá người quản lý cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

- Thi đua khen thưởng: Thi đua khen thưởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa GD rất lớn. Tuy nhiên nếu khen thưởng không đúng sẽ có tác dụng ngược lại, thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức: Tuyên dương ở trường, lớp, liên đội và tuyên truyền trong địa phương qua các cuộc họp xóm, thôn xã và loa truyền thanh, có thể thi đua khen thưởng qua dòng họ, gia đình. Trong công tác phối hợp giữa các lực lượng, công tác thi đua khen thưởng, trách phạt cũng là một nội dung GD trong các nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi giải pháp quản lý có những mặt mạnh và những điểm hạn chế riêng. Không giải pháp nào có tính vạn năng. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, GDKNS nói riêng cần phải phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp để các giải pháp này hỗ trợ và bổ sung cho nhau, phát huy được mặt tích

cực, đồng thời khắc phục những mặt còn tồn tại hạn chế của từng giải pháp. Quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách (Đức - Trí - Thể - Mỹ) của học sinh là một quá trình phức tạp, bằng rất nhiều con đường khác nhau và đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của Nhà trường - Gia đình - Xã hội và sự nỗ lực cao của bản thân học sinh. Mỗi giải pháp mà chúng ta thực hiện đơn lẻ thì hiệu quả GD sẽ có nhiều hạn chế. Tuy nhiên trong các giải pháp đã nêu có giải pháp có ý nghĩa quan trọng, bao trùm và có tính chất then chốt, quyết định đến hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp còn lại, theo tôi đó là giải pháp: Xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS học sinh. Chỉ có một kế hoạch khoa học và sát với tiềm năng, vị trí đúng với thực trạng của nhà trường và địa phương, một sơ đồ đầy đủ về các nguồn lực tham gia hoạt động phối hợp GD, cùng với đó là cơ chế kiểm tra đánh giá, sự đôn đốc kịp thời, việc tổng kết rút kinh nghiệm nhân điển hình tiên tiến, mới có thể tạo dựng một phong trào toàn dân tham gia GD. Chỉ có từ nhận thức đúng con người mới có hành động đúng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay, khi mà cơ chế thị trường chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ xã hội thì có không ít người, kể cả những người làm công tác GD cũng có những quan điểm phiến diện, thậm chí cực đoan về công tác GDKNS cho học sinh, thì công tác GD, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng này là một việc rất quan trọng và cần thiết. Từ nhận thức đúng, mỗi tổ chức, cá nhân, đoàn thể sẽ thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong toàn bộ quá trình GD. Nếu giải pháp này được thực hiện có hiệu quả thì sẽ tạo được sự đồng thuận, sự ủng hộ của các lực lượng tham gia quá trình GD, từ đó các giải pháp tiếp theo sẽ có rất nhiều thuận lợi để triển khai thực hiện.

Để có thể lập được kế hoạch GDKNS cho HS cần tiến hành điều tra thật kỹ về điều kiện, tiềm năng của các lực lượng tham gia GDKNS học sinh trên địa bàn là một vấn đề đầu tiên cần được quan tâm. Việc triển khai thực hiện tốt kế hoạch quản lý phối hợp các lực lượng GDKNS cho học sinh không thể có

hiệu quả cao nếu không tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng giáo dục trong GDKNS học sinh, cơ chế kiểm tra đánh giá, việc tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân điển hình tiên tiến.

Các giải pháp mang tính chất hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra một chỉnh thể thống nhất phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện nói chung và chất lượng GDKNS cho học sinh nói chung.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu sự đánh giá của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp.

- Xác định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.4.2. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến của 35 người, bao gồm: 30 CBQL các nhà trường tiểu học và 5 CBQL Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long.

3.4.3. Cách đánh giá

Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học



- Rất cần thiết, rất khả thi nếu: X 2,5



- Cần thiết, khả thi nếu: 2 X < 2,5



- Không cần thiết, không khả thi nếu: X < 2.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi. - Phỏng vấn.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi

của 5 biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh‌


TT

Các biện pháp QL

Mức độ cần thiết

Tính khả thi

RCT

CT

KCT


X

Thứ

bậc

RKT

KT

KKT


X

Thứ

bậc


1

Khảo sát đánh giá tiềm năng của các lực lượng giáo dục nhằm khai thác sử dụng vào tổ chức các hoạt động

GDKNS cho HS


30


5


0


2.86


1


27


8


0


2.77


2


2

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng sư phạm, tổ chức giáo dục và phối hợp trong GDKNS cho các lực

lượng giáo dục


26


9


0


2.74


3


26


7


2


2.68


3


3

Xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp giữa NT - GĐ - XH trong GDKNS

cho HS


28


7


0


2.8


2


29


6


0


2.85


1


4

Tăng cường nguồn lực cho công tác phối hợp giữa NT - GĐ - XH trong

GDKNS học sinh


22


10


3


2.54


5


23


7


5


2.51


5


5

Thường xuyên kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm nhân điển hình tiên tiến, tạo dựng một phong trào toàn dân tham gia GDKNS

cho HS


25


8


2


2.66


4


24


7


4


2.57


4


Trung bình


2.72



2.68


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 11

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí