Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình

Qua bảng số liệu trên cho thấy, học sinh có rất nhiều mong muốn khác nhau dành cho cha mẹ của các em, trong đó: chiếm tỷ lệ cao nhất 41% học sinh mong muốn cha mẹ lắng nghe, hiểu con, tâm sự với con và 40% ý kiến mong muốn cha mẹ dành thời gian quan tâm con. Các ý kiến cụ thể của học sinh đã cho thấy:

“Em mong muốn cha mẹ và con cái có thể tâm sự với nhau nhiều hơn để cha mẹ có thể hiểu con mình, từ đó cùng nhau giải quyết các vấn đề mà con gặp phải trong cuộc sống” (HS nam, lớp 9, phiếu số 6B);

“Em mong muốn bố mẹ em yêu thương và trân trọng em. Em mong muốn mỗi lần em làm sai điều gì, bố mẹ em nên khuyên bảo con nhẹ nhàng” (HS nam, lớp 9, phiếu số 8B);

Em nghĩ bố mẹ cần lắng nghe con để hiểu suy nghĩ của con. Bố mẹ cần giải thích nhẹ nhàng cho con hiểu ra vấn đề” (HS nữ, lớp 9, phiếu số 19A);

“Em mong muốn cha mẹ cần hiểu rõ bản thân và hiểu con cái. Cha mẹ cần là một người bạn thân thiết để cho em tâm sự, không nên tạo cho con thái độ lo sợ khi nói chuyện với cha mẹ” (HS nữ, lớp 8, phiếu số 22A).

So sánh với nghiên cứu của tác giả Trương Thị Khánh Hà (2016) cho thấy, các nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ chưa hài lòng với phương pháp giáo dục của cha mẹ đó là: “1. Phương pháp giáo dục của cha mẹ quá nghiêm khắc, cứng nhắc, độc đoán. 2. Cha mẹ chưa hiểu tâm lý của con; chưa thấu hiểu con. 3. Cha mẹ hay áp đặt, chưa lắng nghe ý kiến của con”. Và trong số các ý kiến mong muốn của trẻ đối với cha mẹ, xếp vị trí đầu tiên đó là “Cha mẹ cố gắng hiểu, yêu thương, lắng nghe, chia sẻ với con” “Cha mẹ nên tin tưởng, khích lệ, không tạo áp lực, không so sánh con với người khác” [20; tr. 208 - 227].

Những mong muốn của học sinh nêu ra hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. Đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về sinh lý, về nhận thức, về cấu trúc nhân cách và vị thế xã hội. Với cảm giác mình là người lớn, muốn dành được sự độc lập nhất định so với cha mẹ và người thân, các em mong muốn được tự quyết định những việc mình làm, mong muốn được cha mẹ, thầy cô tôn trọng và tin tưởng. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án một lần nữa chỉ ra rằng, để ĐHGGDT cho con hiệu quả, yếu tố quan trọng đó là cha mẹ cần quan tâm, lắng

nghe ý kiến của con, dành thời gian cho con để hiểu những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của con, từ đó cha mẹ lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp để con hình thành những giá trị tốt đẹp.

Bên cạnh đó, các mong muốn khác của học sinh đối với cha mẹ cũng bổ sung thêm cho 2 ý kiến nêu trên, đó là: cha mẹ cần có hiểu biết (về kiến thức, kỹ năng, phương pháp) để định hướng cho con (16.2%); cha mẹ cần giải thích, khuyên bảo cho con hiểu (12.4%). Các ý kiến học sinh đã giải thích rõ hơn về điều này:

“Cha mẹ cần hạn chế cáu giận với con, không nên sử dụng đòn roi vì như vậy sẽ tạo ra không khí gia đình căng thẳng, làm con cái sợ hãi” (HS nam, lớp 7, phiếu số 16B);

“Cha mẹ cần tìm hiểu xem con thích gì, con muốn gì, cần quan tâm rộng lượng với lỗi sai của con, cần tìm hiểu rõ lý do trước khi trách mắng con” (HS nữ, lớp 7, phiếu số 19B);

“Em mong muốn cha mẹ có biện pháp giáo dục phù hợp với con, không sử dụng đến đòn roi vì em cũng đã lớn và có thể hiểu vấn đề. Cha mẹ cần làm gương cho con, nhẹ nhàng chỉ ra những khuyết điểm để em hiểu vấn đề. Cha mẹ cần yêu thương nhau và yêu thương con” (HS nam, lớp 9, phiếu số 30A);

Cha mẹ cần để cho con khoảng không gian tự do, tin tưởng con để con độc lập tự chăm sóc bản thân và gia đình” (HS nữ, lớp 9, phiếu số 15A).

Như vậy, từ kết quả thu được và kết hợp với những ý kiến mong muốn của trẻ cho thấy, việc duy trì mối quan hệ tình cảm gắn bó, tin tưởng giữa cha mẹ và con là điều hết sức quan trọng trong việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ. Đó là điều kiện cần thiết để các em phát triển nhiều mặt: trẻ có cảm giác mình được tôn trọng, cảm nhận mình là người có giá trị, có khả năng và được cha mẹ tin tưởng…. Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn, nhất là ở thời điểm việc tiếp thu giá trị mới ở lứa tuổi học sinh THCS đang diễn ra mạnh mẽ.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Trong phần này, chúng tôi lần lượt đưa ra các yếu tố khác nhau để cha mẹ tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc ĐHGDGT cho trẻ, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ phía gia đình và xã hội đến việc ĐHGDGT cho trẻ em (đơn vị %)


Các yếu tố ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

Ít ảnh hưởng

Khá ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Rất ảnh

hưởng


ĐTB


ĐLC

1. Sự thống nhất về quan điểm định hướng giáo dục giá trị cho trẻ giữa các thành viên trong gia

đình trong


2.5


6.7


28.2


29.4


33.2


3.84


0.90

2. Kiến thức của cha mẹ

trong việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ


4.1


11.9


23.9


27.5


32.7


3.72


0.96

3. Môi trường xã hội,

phương tiện truyền thông

1.8

8.4

37.2

33.5

19.2

3.59

0.82

4. Định hướng giá trị của

cha mẹ (những giá trị mà cha mẹ coi trọng)


2.9


5.7


16.4


29.2


45.9


4.09


0.88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 16

Ghi chú: Ðiểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Ðiểm càng cao mức độ ảnh hưởng càng cao.

Kết quả ở bảng 4.15 đã chỉ ra, cha mẹ đánh giá các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến việc ÐHGDGT cho trẻ trong gia đình. Trong đó, đa số cha mẹ cho rằng định hướng giá trị của cha mẹ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất (ÐTB = 4.09). Ðánh giá này của cha mẹ hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu lý luận đã chỉ ra ở trên. Do vậy, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đến ÐHGDGT cho trẻ, chúng tôi tiến hành đo lường, đánh giá và phân tích ở nội dung sau.

Yếu tố sự thống nhất về quan điểm định hướng giáo dục giá trị cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình được cha mẹ đánh giá cao thứ hai (ÐTB = 3.84). Cụ thể, chiếm tỷ lệ 62.6% ý kiến cha mẹ đánh giá yếu tố này là có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng, 16.4% ý kiến đánh giá khá ảnh hưởng, một tỷ lệ nhỏ 2.9% cha mẹ đánh giá điều này không ảnh hưởng tới ÐHGDGT cho trẻ. Ðối chiếu với kết quả ở bảng 4.10

cho thấy, mối tương quan thuận giữa cha và mẹ trong việc lựa chọn giá trị giáo dục cho trẻ (r lần lượt = 0.435; 0.484; 0.462; 0.369; p = 0.000). Ý kiến của một phụ huynh nam cho biết: “Xã hội giờ cũng hiện đại, anh chị cũng muốn con có ý thức tiếp thu kiến thức vãn hóa, có ngoại ngữ để sau này có trình độ khoa học kỹ thuật thì mới thành công được. Nên cả hai anh chị đều phải ý thức để rèn luyện cho con, định hướng con tu chí học hành, sống có đạo đức” (Nam, 46 tuổi, công nhân). Ðiều này phản ánh sự thống nhất giữa cha và mẹ trong việc lựa chọn giá trị giáo dục cho trẻ.

Tuy nhiên, sự hình thành giá trị ở trẻ là một quá trình lâu dài, và bị ảnh hưởng bởi nhiều hệ thống khác nhau, tương tác đồng thời đến trẻ. Bên cạnh cha mẹ còn có ông bà, cô dì, chú bác của trẻ cũng ảnh hưởng đến quá trình ÐHGDGT cho trẻ. Qua ý kiến của một số phụ huynh cho thấy: “Mình định hướng cho con là một chuyện, nhưng ở nhà còn có ông bà, nhiều khi ông bà quý cháu, thương cháu nên chiều cháu, đó là vấn đề mình ngại nhất” (Nữ, 35 tuổi, giáo viên); hay ý kiến của một phụ huynh nam: “Anh dạy con là phải có trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm với bản thân, nhưng mọi người trong gia đình nhiều khi cũng bất đồng quan điểm, người lớn vẫn theo cách dạy cũ, ví dụ như có vấn đề gì là lại tìm cách đổ lỗi, làm cho con anh cũng bắt chước theo. Ðây cũng là khó khăn của anh trong việc định hướng cho con” (Nam, 39 tuổi, kinh doanh). Như vậy, sự thống nhất về quan điểm định hướng giáo dục giá trị cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, sự không thống nhất về quan điểm giữa các thành viên ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành giá trị ở trẻ: gia đình không có chung quan điểm để xác định mục tiêu cho trẻ, phương pháp giáo dục của người lớn (ông bà/cha mẹ…) không thống nhất dẫn đến việc trẻ sẽ tiếp thu giá trị không phù hợp.

Yếu tố kiến thức của cha mẹ trong việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ (với ÐTB = 3.72) cũng được đa số cha mẹ đánh giá là yếu tố ảnh hưởng đến ÐHGDGT cho con: Với tỷ lệ 60.2% cha mẹ đánh giá là có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng, chỉ có tỷ lệ nhỏ 4.1% cha mẹ đánh giá không ảnh hưởng đến ÐHGDGT cho trẻ. Ðể hiểu rõ hơn điều này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi mở cho các bậc cha mẹ: Ðể có kiến thức trong việc định hướng giáo dục giá trị cho con, Anh/Chị đã học hỏi thông qua những nguồn thông tin nào”. Kết quả cho thấy, có 49.4% cha và 47.8% mẹ cho rằng họ tham khảo ý kiến từ bạn bè và người quen; tiếp đến là xem các

chương trình giáo dục trên ti vi, trên mạng internet bàn về giáo dục giá trị cho trẻ em với 47% cha và 44.5% mẹ lựa chọn; thứ ba là trao đổi với thầy cô giáo của con để định hướng cho con với 42% cha và 46.5% mẹ đánh giá về điều này. Các ý kiến của họ đã phản ánh rõ hơn điều này:

“Cha mẹ cũng phải có hiểu biết, có những lúc rất cần phải cứng rắn, cương quyết, nhưng nhiều lúc phải dân chủ để mình đi vào nội tâm của con. Đôi khi cô phải hạ mình xuống như là bạn của con, bởi nếu cứ đứng trên cương vị là cha mẹ rồi quát tháo, mắng chửi thì không đi đến đâu cả, con mình cũng lớn rồi, nó cũng có lòng tự trọng, chỉ cần nói là nó hiểu” (Nữ, 45 tuổi, kinh doanh);

“Vì không có kiến thức dạy con nên anh chị toàn phải dựa vào kinh nghiệm, nhiều khi cứ phải hỏi chỗ này một tí, hỏi chỗ kia một tí, cũng có lúc đúng có lúc sai” (Nam, 35 tuổi, công nhân);

“Nhiều khi anh cũng dạy con theo cảm xúc, đang áp lực công việc ở ngoài nên cũng không tránh khỏi những lúc bực bội với con” (Nam, 39 tuổi, kinh doanh).

Như vậy, cha mẹ đã nhận định chính xác tầm ảnh hưởng của kiến thức đối với việc ĐHGDGT cho trẻ. Cha mẹ đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để có kiến thức định hướng cho con. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ phụ huynh lựa chọn ý kiến là trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục giá trị cho trẻ em. Trên thực tế, trong bối cảnh xã hội có nhiều luồng thông tin (thậm chí là trái chiều nhau) thì ý kiến tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học là rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh hiện nay.

Bên cạnh các yếu tố nêu trên, môi trường xã hội, phương tiện truyền thông cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc ĐHGDGT cho trẻ trong gia đình, với tỷ lệ là 52.7% ý kiến cha mẹ đánh giá yếu tố này có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Ở mỗi địa bàn được khảo sát đều có những đặc điểm kinh tế - văn hóa đặc trưng, quận Hoàn Kiếm là trung tâm kinh doanh buôn bán của thủ đô, và cũng là trung tâm vui chơi giải trí, nên trẻ em có cơ hội được tiếp thu nhiều giá trị mới. Tuy nhiên, môi trường xã hội ở đây cũng có những hạn chế nhất định. Qua ý kiến của phụ huynh cho biết: “Cứ buổi tối cô chú đi dạo thì thấy nhiều thanh niên còn trẻ lắm nhưng đã yêu rồi, chơi bời tụ tập, ăn mặc thì lố lăng… hàng ngày đập vào mắt con trẻ, bảo sao không ảnh hưởng tới tâm lý của các con. Lại còn chuyện chát chít,

chơi game nữa. Nhiều tiền, chơi rồi nghiện, không có tiền rồi nảy sinh ăn trộm ăn cắp của cha mẹ, rồi của người ngoài…nói chung là cũng nhiều vấn đề lắm cháu ạ” (Nữ, 56 tuổi, hưu trí). Bên cạnh đó, ở địa bàn huyện Mê Linh hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ: một số khu công nghiệp được xây dựng, việc đền bù đất và bán đất diễn ra ở nhiều gia đình. Số tiền có được đó giúp người dân tạo dựng cuộc sống, xây sửa nhà cửa khang trang hơn… Tuy nhiên, những vấn đề nảy sinh đó là, một số gia đình có tiền từ việc bán đất, không lo đến công ăn việc làm và định hướng nghề nghiệp cho con. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi được biết: “Giờ nhiều thanh niên nghiện ngập, nhất là với những gia đình có tiền bán đất, bố mẹ không quản lý được con thành ra chúng sinh hư… vài năm trước đây giá đất lên cao, đất sốt người ta bán đi, con cái tự dưng thấy bố mẹ có một khoản tiền lớn nên nó phá, chơi bời phung phí mà không chịu làm việc” (Nữ, 40 tuổi, nội trợ);“nhiều nhà cha mẹ mải làm ăn mà không quan tâm đến con cái, để chúng chơi bời lêu lổng, đua đòi, nghiện ngập. Chị sợ con bị lôi kéo vào đám bạn xấu lúc nào không biết, mà bọn trẻ bây giờ chúng nó yêu nhau sớm lắm, nên cũng lo con mình bị ảnh hưởng” (Nữ, 35 tuổi, giáo viên).

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp cho cuộc sống của con người ngày một tốt hơn, tuy nhiên, mặt trái của nó là những luồng thông tin không kiểm soát, ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của thế hệ trẻ. Các ý kiến trả lời của cha mẹ cho thấy: “Ở nhà mình cứ dạy nó phải ngoan, nhưng nhiều khi ra ngoài xã hội không thể biết được vì có quá nhiều cám dỗ, vì nó mới lạ nên con nó thích tìm tòi, rồi thử, đó là điều chị lo nhất” (Nữ, 40 tuổi, viên chức); “Giờ ở đâu người ta cũng có thể vào mạng internet được, điện thoại xin thì nhà ai cũng có, trẻ con chúng nó bây giờ còn tinh ranh hơn mình, chúng nó vào trang web xấu thì mình cũng không thể biết được, hoặc con mình không vào nhưng rồi đứa nọ truyền tay đứa kia…” (Nam, 37 tuổi, công nhân). Như vậy, trẻ em hiện nay được tiếp cận với nhiều thông tin từ nhiều kênh khác nhau, được tiếp thu tri thức nhân loại một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực thể hiện ở chỗ, khi trẻ tiếp thu các thông tin không có sự chọn lọc và kiểm soát, dẫn đến nhiều em tiếp nhận các giá trị không phù hợp với chuẩn mực. Do đó, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tiếp thu giá trị ở trẻ và ảnh hưởng tới việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ của cha mẹ.

Như vậy, cả bốn yếu tố nêu trên: sự thống nhất về quan điểm ĐHGDGT giữa các thành viên trong gia đình; kiến thức của cha mẹ; môi trường xã hội, phương tiện truyền thông; và định hướng giá trị của cha mẹ đều có ảnh hưởng đến việc ĐHGDGT cho trẻ trong gia đình. Như đã phân tích ở nội dung trên, các giá trị mà trẻ tiếp thu sớm nhất chính là từ cha mẹ (và các thành viên trong gia đình), trong đó những giá trị mà cha mẹ coi trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành giá trị ở con. Vì vậy, ở nội dung tiếp theo, chúng tôi phân tích sâu hơn ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đến việc ĐHGDGT cho trẻ trong gia đình:

Phân tích ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đến định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

- Thực trạng định hướng giá trị của cha mẹ

Kết quả khảo sát về những giá trị mà cha mẹ định hướng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.16. Thực trạng định hướng giá trị của cha mẹ


STT

Các giá trị

ĐTB

ĐLC

TT

Các giá trị

ĐTB

ĐLC

1

Truyền thống

4.13

0.66

11

Bảo vệ thiên nhiên

3.67

0.72

2

Sự quan tâm

chăm sóc

4.10

0.69

12

Thể diện

3.67

0.84

3

Sự tin cậy

4.03

0.73

13

Tự chủ trong hành

động

3.45

0.80

4

An toàn cá nhân

4.03

0.80

14

Tự chủ trong suy nghĩ

3.25

0.88

5

Tuân thủ liên cá nhân

3.94

0.70

15

Thành đạt

3.13

0.93

6

An toàn xã hội

3.89

0.78

16

Kích thích

3.06

0.95

7

Khiêm nhường

3.82

0.74

17

Hưởng thụ

2.99

1.05

8

Tuân thủ quy tắc

3.80

0.73

18

Quyền lực chi phối

con người

2.06

0.79

9

Khoan dung

3.78

0.72

19

Quyền lực kiểm soát

nguồn lực

1.95

0.80

10

Công bằng bình đẳng

3.74

0.75


Ghi chú: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Điểm càng cao mức độ định hướng càng cao.

Trong số 19 giá trị nêu trên, có 4 giá trị có điểm trung bình cao nhất, phản ánh mức độ các giá trị được coi trọng của cha mẹ, cụ thể là:

- Truyền thống (ĐTB = 4.13): Thể hiện qua việc cá nhân tôn trọng truyền thống, kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi, duy trì các giá trị và cách suy nghĩ truyền thống; làm theo các phong tục gia đình, các nghi lễ tôn giáo; tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc.

- Sự quan tâm chăm sóc (ĐTB = 4.10): Thể hiện cách sống tình nghĩa, quan tâm giúp đỡ những người thân thiết.

- Sự tin cậy (ĐTB = 4.03): Cá nhân coi trọng chữ tín, trở thành người đáng tin cậy, nhận được sự tin tưởng của những người thân thiết.

- An toàn cá nhân (ĐTB = 4.03): Sự an toàn của bản thân và gia đình, tránh những nguy hiểm và bệnh tật trong cuộc sống, bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, có 3 giá trị có điểm trung bình thấp nhất, ít được cha mẹ coi trọng nhất là: Hưởng thụ (ĐTB = 2.99); quyền lực chi phối con người (ĐTB = 2.06); quyền lực chi phối vật chất (ĐTB = 1.95).

Như vậy, các giá trị mà cha mẹ coi trọng phản ánh sự phù hợp với văn hóa Việt Nam: cha mẹ coi trọng truyền thống, sự quan tâm chăm sóc, sự tin cậy an toàn cá nhân. Trong khi đó, 4 giá trị có điểm trung bình cao nhất mà cha mẹ hướng tới để giáo dục con là: 1/ An toàn cá nhân; 2/ Công bằng bình đẳng; 3/ Sự quan tâm chăm sóc; 4/ Bảo vệ thiên nhiên. Kết quả này cho thấy sự tương đồng giữa những giá trị mà cha mẹ coi trọng với những giá trị mà cha mẹ lựa chọn giáo dục cho trẻ trong gia đình.

Ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đến định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa định hướng giá trị của cha mẹ và việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con, chúng tôi đã tiến hành nhóm 19 giá trị định hướng của cha mẹ thành 4 nhóm theo mô hình của Schwartz, sau đó kiểm định mối tương quan giữa hai tham số này. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí