Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên,
tỉnh Hưng Yên
Nội dung | Mức độ thực hiện | TBC | ||||||
Rất TX | TX | Chưa TX | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | |||
1 | Thành lập Ban kiểm tra hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường | 1 | 6.7 | 13 | 86.7 | 1 | 6.7 | 2.0 |
2 | Tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục quyền và bổn phận trẻ em | 2 | 13.3 | 13 | 86.7 | 0 | 0.0 | 2.1 |
3 | Tiến hành Kiểm tra đột xuất hoặc theo định kỳ, theo kế hoạch đối với các hoạt động trải nghiệm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em | 5 | 33.3 | 10 | 66.7 | 0 | 0.0 | 2.3 |
4 | Đánh giá việc xây dựng kế hoạch tổng thể về giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm của từng giáo viên, của Công đoàn, của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên,… | 3 | 20.0 | 10 | 66.7 | 1 | 6.7 | 2.0 |
5 | Đánh giá việc xây dựng, thiết kế, tổ chức thực hiện từng hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua mỗi hoạt động trải nghiệm cụ thể mà kế hoạch nhà trường đã xây dựng | 2 | 13.3 | 12 | 80.0 | 1 | 6.7 | 2.1 |
6 | Đánh giá nguồn lực đảm bảo việc thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả | 4 | 26.7 | 11 | 73.3 | 0 | 0.0 | 2.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng
- Các Lực Lượng Tham Gia Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên,
- Những Nguyên Tắc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ
- Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Quả Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên, Tỉnh
- Đối Với Phòng Gd&đt Thành Phố Hưng Yên
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Trong các nội dung khảo sát, nội dung “Tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc theo định kỳ, theo kế hoạch đối với các hoạt động trải nghiệm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em” và “Đánh giá nguồn lực đảm bảo việc thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả” có điểm TB cao nhất là 2.3, trong số các ý kiến khảo sát, không có nội dung nào ở mức chưa thực hiện, chủ yếu tập trung ở 2 mức thực hiện Rất thường xuyên và Thường xuyên.
Nội dung “Thành lập Ban kiểm tra hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường” và “Đánh giá việc xây dựng kế hoạch tổng thể về giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm của từng giáo viên, của Công đoàn, của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên …” có điểm TB thấp nhất trong các nội dung khảo sát với 1.9 điểm. Ở cả 2 nội dung khảo sát này đều có 1/15 ý kiến HT chưa thực hiện. Để tìm hiểu thêm thông tin thực trạng chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đ/c
P.D.S - HT trường THCS Hùng Cường với câu hỏi: Đ/c có gặp khó khăn gì trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở nhà trường không? Câu trả lời chúng tôi nhận được như sau:
2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, đề tài tiến hành khảo sát trên CBQL và GVCN với câu hỏi số 6 trong phần phụ lục 1 và phụ lục 2. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.10: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường
THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo đánh giá của giáo viên
Các yếu tố ảnh hưởng | Ý kiến | ||||
Có | Không | ||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh | 54 | 83.1 | 11 | 16.9 |
2 | Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên | 56 | 86.2 | 9 | 13.8 |
3 | Tính tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận của học sinh. | 55 | 84.6 | 10 | 15.4 |
4 | Tài chính, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm. | 56 | 86.2 | 9 | 13.8 |
5 | Gia đình học sinh và các lực lượng xã hội khác | 57 | 87.7 | 8 | 12.3 |
Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng qua đánh giá của giáo viên cho thấy có sự nhìn nhận khác nhau với tỉ lệ chênh lệch dao động từ 12,3% đến 16,9% ý kiến đánh giá các yếu tố đưa ra khảo sát không có sự ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm. Trong đó yếu tố “Về nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh” có số lượng ý kiến cho rằng không ảnh hưởng cao nhất. Yếu tố “Tính tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận của học sinh” có tỉ lệ đứng thứ 2 với 15,4% ý kiến. Yếu tố “Gia đình học sinh và các lực lượng xã hội khác” có tỉ lệ chọn ít nhất với 12,3% ý kiến đánh giá là không có ảnh hưởng. Để tìm hiểu thực trạng, chúng tôi đã phỏng vấn đ/c V.T.T.H - giáo viên trường THCS Hoành Hành với câu hỏi: Cô đánh giá như thế nào về ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cũng như công tác quản lí hoạt động này ở nhà
trường? Câu trả lời ghi nhận được như sau: Phần lớn GV đều cho rằng các yếu tố này có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cũng như công tác quản lí của Hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên thực tế chúng tôi tổ chức giáo dục quyền và bổn phạn trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm không có 1 chương trình giáo dục cụ thể, huy động sự đóng góp của phụ huynh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh kèm theo các nội dung giáo dục khác. Không có các hoạt động trải nghiệm riêng cho nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Như vậy, đây cũng là vấn đề thực trạng cần quan tâm đối với người nghiên cứu vì thực tế tại các nhà trường nội dung giáo dục này chưa được tiến hành theo kế hoạch giáo dục riêng.
Để có cơ sở đối chiếu vơi những nội dung đánh giá của GV chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 6 phần phụ lục 2 trên CBQL với câu hỏi tương tự như giáo viêm. Kết quả khảo sát trên CBQL được thể hiện như sau:
Bảng 2.11: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường
THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên theo đánh giá của CBQL
Các yếu tố ảnh hưởng | Ý kiến | ||||
Có | Không | ||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh | 13 | 86.7 | 2 | 13.3 |
2 | Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên | 12 | 80.0 | 3 | 20.0 |
3 | Tính tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận của học sinh. | 12 | 80.0 | 3 | 20.0 |
4 | Tài chính, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm. | 13 | 86.7 | 2 | 13.3 |
5 | Gia đình học sinh và các lực lượng xã hội khác | 15 | 100.0 | 0 | 0.0 |
Kết quả khảo sát cho thấy, có sự đánh giá chênh lệch khác biệt giữa đánh giá của GV và CBQL ở một số nội dung như: 2 yếu tố “Năng lực của cán bộ
quản lý, đội ngũ giáo viên” và “Tính tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận của học sinh” có tỉ lệ ý kiến đánh giá không ảnh hưởng mức cao nhất với 3/15 ý kiến (chiếm 20%). Đối với yếu tố “Nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh” chỉ có 2/15 ý kiến (chiếm 13,3%). Kết quả khảo sát yếu tố “Gia đình học sinh và các lực lượng xã hội khác” có sự tương đồng với kết quả kháo sát trên GV, tuy nhiên tỉ lệ GV có đánh giá yếu tố này có ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đạt 87,7% trong khi 100% CBQL đều đánh giá có ảnh hưởng.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Những điểm mạnh
Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh các trường THCS đã được quan tâm trong những năm gần đây. Các nhà trường cũng đã chú trọng khai thác ưu thế của hoạt động trải nghiệm để lồng ghép giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh. Công tác quản lí đã bám sát những yêu của chương trình hoạt động trải nghiệm để tổ chức giáo dục các quyền trẻ em theo Công ước quốc tế đồng thời có sự gắn kết để làm rõ các hoạt động trải nghiệm quyền và bổn phận cho học sinh phù hợp.
Thực trạng khảo sát cho thấy, GV và CBQL các nhà trường có sự nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, chính vì vậy đã chú trọng đến sự thay đổi và điều chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục này trong giai đoạn hiện nay.
Một điểm mạnh nữa được ghi nhận qua khảo sát thực trạng là HT các trường THCS cũng đã huy động động được gia đình học sinh và một số tổ chức chính trị xã hội tại địa phương tham gia vào hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.
Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục được HT nhà trường thực hiện với đầy đủ các chức năng của nhà quản lí từ khâu lập kế hoạch giáo dục, tổ chức và
chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục và có sự kiểm tra, đánh giá toàn diện kết quả giáo dục quyền và bổn phận học sinh.
2.4.2. Những điểm còn hạn chế
Hạn chế lớn nhất qua khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS TP Hưng Yên là nhận thức và năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh của GV không đồng đều. Mặt khác sự thay đổi trong tư duy quản lí và tổ chức diễn ra còn chậm, các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh của nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, nội dung giáo dục đan xen nên chưa phát huy được hiệu quả mong muốn.
Đánh giá các nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm giữa GV - người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ với người CBQL - người quản lí hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh còn có nhiều điểm chênh lệch. Nguyên nhân là do định hướng không thống nhất dẫn đến những cách hiểu khác nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đều được GV và CBQL lựa chọn song với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên có 1 điểm chung là cả CBQL và GV với 1 tỉ lệ lớn đều cho rằng gia đình học sinh và các tổ chức chính trị xã hội có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên chủ yếu đánh giá do có sự nhìn nhận về huy động nguồn tài chính cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm của học sinh.
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng
Sở dĩ thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm có được những kết quả trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân tích cực như: sự quan tâm của BGH nhà trường với hoạt động giáo dục học sinh, sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường; Đội ngũ GV có tinh thần trách nhiệm, có chuyên môn...
Tuy nhiên những hạn chế của thực trạng trên vẫn còn khá nhiều bất cấp.
Những bất cập này bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất do bản thân mỗi GV có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực làm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh là khác nhau dẫn đến sự không đồng đều về khả năng thực hiện nhiệm vụ của các GV khác nhau. Mặt khác đây là một nội dung giáo dục khó thực hiện, nếu làm không tốt các nội dung quyền và bổn phận sẽ thể hiện tính giáo điều và khó hình thành ở học sinh.
Thứ hai, có thể thấy, CBQL và GV vẫn làm theo kinh nghiệm trước đây, chưa có sự phân biệt rõ từng nội dung giáo dục và quan tâm thỏa đáng đến nội dung này. Đây chính là một mẫu thuẫn nảy sinh trong thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tại địa bàn nghiên cứu.
Kết luận chương 2
Thực trạng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn TP Hưng Yên có những thành tựu nhất định khẳng định được vai trò của giáo dục thành phố. Về cơ bản, đội ngũ GV và CBQL có sự nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh. Đã chú ý khái thác ưu thế của các hoạt động trải nghiệm để làm mềm hóa các quyền và bổn phận mang tính khô cứng và luật hóa, làm cho chúng trở nên gần gũi và mềm mại hơn, giúp học sinh tiếp nhận dễ dàng và bền lâu hơn.
Điều kiện cơ sở vật chất và sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng là một trong những điểm mạnh của giáo dục THCS của thành phố Hưng Yên. Giáo dục thành phố được sự quan tâm của phụ huynh và các cơ quan quản lí giáo dục, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm để giáo dục các quyền và bổn phận phù hợp.
Tuy nhiên kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tại các trường THCS thành phố Hưng Yên cho thấy: năng lực thực hiện hoạt động giáo dục của GV không đồng đều, sự thay đổi trong tư duay quản lí còn chậm, chưa phân định rõ nội dung giáo dục này với các nội dung giáo dục khác trong nhà trường dẫn đến kết quả chưa được như mong muốn. Kết quả khảo sát các nội dung giữa GV và CBQL còn có nhiều điểm chênh lệch. Nguyên nhân là do định hướng không thống nhất dẫn đến những cách hiểu khác nhau giữa các đối tượng.
Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đều được phần lớn GV và CBQL lựa chọn song với các mức độ khác nhau. Điều này cho thấy sự đồng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm còn chưa cao, mỗi đối tượng có những quan điểm và nhận thức khác biệt. Đây cũng là một vấn đề thực trạng cần quan tâm tìm kiếm được các biện pháp để khắc phục những hạn chế này tại địa phương.