Phối Hợp Gia Đình Giáo Dục Tính Trách Nhiệm Cho Trẻ 5-6 Tuổi Dựa Trên Quyền Trẻ Em

khác và cũng đặt trẻ vào tình huống được người khác giúp đỡ, trẻ cảm thấy như thế nào. Từ đó, trẻ có cảm nhận sâu xa hơn về trách nhiệm với những người xung quanh mình.

Đối với lao động chăm sóc môi trường, trẻ được quan sát, chăm sóc cây, con vật, đồ vật và thể hiện trách nhiệm của mình như quan tâm, lo lắng cho cây trồng, vật nuôi, yêu quý, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, thấy sàn có rác thì không thờ ơ, nhặt rác ngay. Trong quá trình trẻ lao động chăm sóc môi trường, giáo viên quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ, hỗ trợ trẻ nếu trẻ gặp khó khăn. Nếu là công việc đòi hỏi kĩ năng chăm sóc (đối với động vật, thực vật) mới, hoặc kĩ năng vệ sinh môi trường trẻ chưa từng được làm, giáo viên cần có hướng dẫn kĩ năng lao động.

Một điều cần lưu ý rằng, dù ở loại hình lao động nào, tình huống đòi hỏi trẻ phải thực hiện trách nhiệm với cả ba đối tượng bản thân trẻ, người khác và môi trường cũng sẽ xuất hiện. Chẳng hạn, khi đi rửa tay để đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ, trẻ đã thực hiện trách nhiệm với bản thân, nhưng đồng thời, trẻ cần phải biết tiết kiệm nước, đó là trách nhiệm với môi trường, trẻ còn phải biết nhường nhịn, xếp hàng chờ đến lượt, đó là trách nhiệm với người khác. Hay khi trẻ chăm sóc cây, là lúc trẻ trải nghiệm thực hiện trách nhiệm với môi trường, trẻ cần biết sử dụng dụng cụ lao động đúng cách và an toàn, đó là trách nhiệm với bản thân trẻ, và chia sẻ đồ dùng, giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc, đó là trách nhiệm với người khác. Giáo viên cần quan sát trẻ, nhận định tình huống và tận dụng một cách hiệu quả để giúp trẻ nhận ra ở giai đoạn chia sẻ và đúc rút kinh nghiệm.

Bước 3: Trẻ chia sẻ và rút ra bài học về trách nhiệm

Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên tổ chức cho trẻ chia sẻ về công việc vừa thực hiện, những khó khăn trong công việc, những nỗ lực, cố gắng của trẻ và các bạn trong nhóm, sự giúp đỡ, san sẻ công việc cùng nhau để hoàn thành công việc chung. Những tình huống nảy sinh trong quá trình trải nghiệm trước đó cần được gợi nhắc lại và giúp trẻ phân tích, nhận ra vấn đề: trách nhiệm nào đã được thực hiện, trách nhiệm nào chưa hoàn thành? Ai là người có trách nhiệm, bạn đó có trách nhiệm với ai? Bạn đó hành động thế nào? Ai chưa có trách nhiệm? Bạn đó chưa thực hiện trách nhiệm với ai? Để trở nên có trách nhiệm hơn, lần sau con sẽ làm gì? Cuối ngày hoặc cuối tuần, giáo viên tuyên dương sự cố gắng nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của trẻ và nhóm trẻ, trẻ tích vào bảng công việc hàng ngày và gắn ngôi sao vào bảng thi đua, dán táo vào cây trách nhiệm, hoặc các hình thức khác mà giáo viên và trẻ đã thống nhất.

Ví dụ: Chăm sóc cá vàng

Trẻ được nhận nhiệm vụ và thời gian chăm sóc theo tổ, nhóm. Các công việc trẻ có thể tham gia:

+ Chuẩn bị bể cá: Nếu bể cá to, cần một máy nước nóng, máy bơm không khí, một bộ lọc và nhiệt kế; nếu bể cá nhỏ chỉ cần chuẩn bị nước và một vài cây thủy sinh và vật trang trí. Trẻ nên được trồng cây thủy sinh để cá có chỗ ẩn nấp và được an toàn; mang cá đến lớp và thả vào bể.

+ Chăm sóc cá hàng ngày: Cho trẻ chăm sóc cá bằng cách cho ăn, vệ sinh thay nước bể cá. Giáo viên có thể mua thêm cá vàng cái đang mang bụng trứng để trẻ có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc cá và mong muốn làm mọi việc cần thiết để trứng cá được nở thành cá con. Cá con sẽ cần được cho ăn tôm ngâm nước muối hoặc thức ăn đặc biệt trong vài tuần đầu. Trẻ nên được quan sát và vẽ lại quá trình phát triển của cá vàng.

Tổ chức chia sẻ giúp trẻ học được nhiều điều từ việc chăm sóc cá: nếu không cho ăn hoặc thay nước không đúng cách, cá sẽ chết, khi đó trẻ sẽ là người chịu trách nhiệm về việc này. Cảm xúc trẻ có được có thể là vui sướng, hạnh phúc khi mình thực hiện tốt công việc chăm sóc và những con cá khỏe mạnh, hoặc buồn, lo lắng, hối hận khi mình không thực hiện tốt trách nhiệm và gây ra hậu quả nếu cá chết.

d) Điều kiện thực hiện

- Môi trường an toàn với trẻ

- Lựa chọn các đối tượng lao động và hoạt động lao động phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và khả năng của trẻ;

- Trẻ có sức khỏe tốt khi tham gia các hoạt động chăm sóc môi trường, không bị dị ứng với động thực vật được chăm sóc.

3.2.3. Phối hợp gia đình giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên Quyền trẻ em

3.2.3.1. BP1: Cung cấp tư liệu cho cha mẹ trong việc giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi

a) Mục đích- ý nghĩa

Khi nói về Quyền của trẻ em cần phải xác định nghĩa vụ của cha mẹ. Trẻ em có các quyền về phúc lợi và được bảo vệ, để trẻ em phát triển, tận hưởng cuộc sống và phát huy hết tiềm năng cá nhân của mình. Cha mẹ phải hành động vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nếu cha mẹ có hiểu biết về QTE và giáo dục TTN cho trẻ dựa trên QTE thì việc giáo dục TTN cho trẻ sẽ được đồng bộ và có ý nghĩa.

Cha mẹ với nghề nghiệp, trình độ khác nhau, do đó không phải cha mẹ nào cũng am hiểu về phương pháp giáo dục con cái. Vì vậy, giáo viên và nhà trường mầm non cần có hỗ trợ cho cha mẹ thông qua việc cung cấp tư liệu cần thiết về vấn đề này nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức của cha mẹ về vai trò, trách nhiệm của họ trong giáo dục TTN cho trẻ em, và biện pháp giáo dục TTN cho trẻ tại gia đình.

b) Nội dung

- Lựa chọn tài liệu cần thiết cho cha mẹ về giáo dục TTN dựa trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi

- Sử dụng đa dạng cách thức trao đổi thông tin với cha mẹ phù hợp điều kiện

thực tế


c) Cách tiến hành

Lựa chọn những tài liệu cần thiết cho cha mẹ về giáo dục TTN dựa

trên QTE cho trẻ 5-6 tuổi

Dựa trên mục tiêu và nội dung giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi, giáo viên có thể lựa chọn các tài liệu để cung cấp cho cha mẹ nhằm nâng cao hiểu biết của họ. Nội dung các tài liệu bao gồm:

- Tài liệu về Quyền trẻ em: Tài liệu này có thể là các văn bản pháp lý về Quyền trẻ em như Công ước quốc tế về QTE, Luật trẻ em của Việt Nam; hoặc là tài liệu đã được biên soạn lại của các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ làm việc liên quan đến trẻ em như UNICEF, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tài liệu của các nhà nghiên cứu về QTE và nguồn thứ tư là tài liệu do chính nhà trường biên soạn dựa trên các văn bản pháp lý, công trình nghiên cứu, để phù hợp với đặc điểm của cha mẹ trẻ của từng trường. Tiêu chí để lựa chọn các tài liệu này là đảm bảo tính chính xác, tính trực quan và ngắn gọn, dễ nhớ.

- Tài liệu về giáo dục TTN dựa trên QTE: Các tài liệu thuộc nội dung này cần hướng dẫn cụ thể cho cha mẹ các khái niệm cơ bản “Tính trách nhiệm”, “Giáo dục TTN dựa trên QTE”, biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi; mục tiêu, nội dung, phương pháp-biện pháp giáo dục TTN cho trẻ tại gia đình và cách đánh giá TTN của trẻ; hướng dẫn họ cách phối hợp với nhà trường. Để có được những tài liệu này, nhà trường và giáo viên cần tham khảo các tài liệu nghiên cứu, sách, báo, tạp chí và tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia giáo dục mầm non. Tiêu chí lựa chọn những tài liệu này cũng cần đảm bảo tính khoa học, trực quan và dễ hiểu, dễ vận dụng; phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của địa phương.

- Các mẫu kế hoạch cá nhân, bảng công việc, phiếu tự đánh giá, mẫu hợp đồng, sách quy tắc- quy định của trẻ cho phụ huynh tham khảo và sử dụng. Đây vừa là tài liệu định hướng cho phụ huynh vừa là công cụ giúp họ sử dụng để giáo dục TTN cho trẻ tại nhà. Khi gửi các mẫu này, GV có thể thay đổi hình thức trình bày, nội dung hoặc số lượng tiêu chí, công việc, quy tắc để phù hợp với gia đình trẻ. Đồng thời gửi kèm các sản phẩm trẻ đã thực hiện ở lớp để phụ huynh biết cách làm.

Sử dụng cách thức trao đổi thông tin với cha mẹ phù hợp điều kiện thực tế

Trao đổi vào giờ đón và trả trẻ

Thời gian trao đổi của giáo viên với cha mẹ trong giờ đón và trả trẻ rất ngắn, do đó, giáo viên chọn lọc thông tin để trao đổi. Các thông tin nên chọn liên quan đến thành công mà trẻ đã làm được nhờ có nỗ lực trong ngày hôm nay, hoặc biểu hiện cố gắng vượt qua khó khăn để thực hiện trách nhiệm cho dù không hoàn thành và cách giáo viên đã làm để khuyến khích trẻ; hay biểu hiện chưa cố gắng, thiếu trách nhiệm của trẻ và hướng dẫn cha mẹ theo dõi, hỗ trợ trẻ tại gia đình. Ở hai thời điểm này, cả giáo viên và cha mẹ đều phải chú ý về lời nói, hành vi thể hiện sự tôn trọng trẻ và tôn trọng lẫn nhau.

Liên lạc qua nhóm phụ huynh trên các phần mềm tiện ích (zalo, facebook, sổ liên lạc điện tử). Việc liên lạc qua phần mềm nào do nhà trường, giáo viên và phụ huynh lựa chọn. Có thể phối hợp sử dụng nhiều hình thức tương tác để trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh. Với mục tiêu phối hợp giáo dục TTN cho trẻ, các phần mềm liên lạc này là phương tiện hữu hiệu để giáo viên chuyển các tài liệu hướng dẫn, các dự án học tập của trẻ cần có phụ huynh hỗ trợ, và các phương tiện giáo dục khác như phim hoạt hình, video kể chuyện, tạo cơ hội cho phụ huynh có thể sử dụng ở nhà.

d) Điều kiện thực hiện:

- GV cần dành thời gian cho việc lựa chọn tài liệu và chia sẻ thông tin với cha mẹ, có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, hiểu biết về văn hóa của gia đình trẻ để có cách trao đổi phù hợp

- Cha mẹ sẵn sàng dành thời gian cho con; có khả năng đọc, viết và sử dụng được thiết bị liên lạc đơn giản (điện thoại, internet); lắng nghe và hợp tác với GV.

3.2.3.2. BP2: Hướng dẫn cha mẹ những kĩ năng cần thiết về giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi

a) Mục đích- ý nghĩa

Giáo dục trách nhiệm cho trẻ đòi hỏi được thống nhất giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và cha mẹ. Nếu cha mẹ không có những kĩ năng cần thiết, rất có thể điều đó sẽ là một trong những nguyên nhân phá vỡ những thành quả và nỗ lực của nhà trường và giáo viên trong quá trình bồi dưỡng hình thành TTN cho trẻ em. Vì vậy, hướng dẫn phụ huynh những kĩ năng cần thiết về giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi là biện pháp không thể thiếu, nhằm:

- Nâng cao kĩ năng của cha mẹ để rèn luyện, giáo dục trẻ tại nhà

- Tăng cường sự hỗ trợ, phối hợp của cha mẹ

- Củng cố, rèn luyện TTN cho trẻ, hình thành thói quen có trách nhiệm mọi lúc, mọi nơi của trẻ em.

- Góp phần nâng cao trách nhiệm của cha mẹ trong thực hiện Quyền trẻ em.

Nội dung

- Hướng dẫn cha mẹ dạy con có trách nhiệm với bản thân thông qua hoạt động tự phục vụ;

- Hướng dẫn cha mẹ dạy con biết giúp đỡ, quan tâm người khác;

- Hướng dẫn cha mẹ dạy con lao động, chăm sóc môi trường.

b) Cách tiến hành

a) Hướng dẫn cha mẹ dạy con có trách nhiệm với bản thân thông qua hoạt động tự phục vụ

Hoạt động tự phục vụ là một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục gia đình, có ý nghĩa lớn với quá trình hình thành TTN ở trẻ 5-6 tuổi. Nhà trường và giáo viên nên có hướng dẫn cụ thể cho cha mẹ để họ biết cách trao quyền cho con tự làm các công việc cho bản thân, từ đó hình thành TTN với bản thân cho trẻ.

Đầu tiên là hướng dẫn chung nhất, nhà trường và giáo viên cần giúp cha mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động tự phục vụ đối với việc hình thành TTN cho trẻ, đó là rèn luyện kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Cha mẹ cần nhận thức được: trẻ cần phải và được quyền tự làm những công việc cho bản thân. Cha mẹ không nên làm hộ trẻ, như vậy mới đảm bảo quyền tham gia của trẻ. Hướng dẫn chung này có thể được đưa vào trong các tài liệu gửi cho phụ huynh hoặc ghi trên bảng tin của trường, lớp. Tiếp theo, nhà trường và giáo viên có những hướng dẫn cụ thể cung cấp cho cha mẹ những biện pháp, kĩ thuật đơn giản, hiệu quả nhằm khuyến khích và hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ tại gia đình. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể.

Hướng dẫn 1: Làm sổ tay hoạt động của trẻ ở hai thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bước 1: Xác định các công việc cần phải làm vào buổi sáng và buổi tối Bước 2: Chọn một tờ bìa màu khổ A4, cắt đôi thành hai phần bằng nhau Bước 3: Gấp đôi hai tờ bìa vừa cắt để tạo hình cuốn sổ

Bước 4: Kẻ các đường thẳng vào mặt trong của tờ bìa vừa gấp, chia tấm bìa thành 4-5 ô tùy theo số lượng công việc trẻ cần làm

Bước 5: Vẽ biểu tượng, kí hiệu công việc vào các ô ở một nửa tấm bìa, theo thứ tự thực hiện từ trước đến sau, nửa còn lại viết chữ.

Bước 6: Cắt theo đường kẻ ô ở phần nửa tấm bìa đã viết chữ. Bước 7: Lật mặt ngoài của các phần đã cắt, viết chữ “Hoàn thành”

Cách hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ và cắt tại lớp, sau đó mang về nhà để cha mẹ viết chữ vào cho con. Hàng ngày, cha mẹ cùng trẻ kiểm tra công việc cá nhân. Mỗi sáng/tối, trẻ hoàn thành công việc nào xong thì sẽ gấp lại từng phần,

nếu có phần nào còn mở có nghĩa là trẻ chưa hoàn thành. Sau một thời gian, khi trẻ đã hình thành thói quen, trẻ không cần sử dụng cuốn sổ này nữa.

Sổ tay Công việc buổi sáng Sổ tay Công việc buổi tối Hướng dẫn 2 1Sổ tay Công việc buổi sáng Sổ tay Công việc buổi tối Hướng dẫn 2 2


Sổ tay “Công việc buổi sáng”


Sổ tay “Công việc buổi tối”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Hướng dẫn 2 Đặt kỳ vọng vừa sức với trẻ TTN chỉ có thể được hình 3

Hướng dẫn 2 Đặt kỳ vọng vừa sức với trẻ TTN chỉ có thể được hình 4

Hướng dẫn 2: Đặt kỳ vọng vừa sức với trẻ

TTN chỉ có thể được hình thành và phát triển khi được rèn luyện trong những tình huống, nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Vì vậy, trong quá trình giáo dục TTN cho trẻ thông qua hoạt động tự phục vụ, cha mẹ cần đặt yêu cầu cao và kỳ vọng rõ ràng đối với trẻ. Trẻ 5-6 tuổi có nhu cầu tự khẳng định, nó sẵn sàng thực hiện công việc bằng cách cố gắng (với sự hướng dẫn) để đáp ứng các tiêu chuẩn cao, ngay cả khi nó phải đấu tranh để làm như vậy. Nhưng để rèn luyện được sự cố gắng, nỗ lực vượt khó cho trẻ, cha mẹ phải hết sức kiên trì và thống nhất. Bởi trẻ em phát triển và thay đổi nhanh đến mức chúng có thể dễ dàng hiểu nhầm hoặc quên những gì cha mẹ đã nói với trẻ. Cha mẹ cần phải lặp lại hướng dẫn thường xuyên và làm theo cách có ý nghĩa khi trẻ thay đổi và phát triển. Lưu ý rằng, kỳ vọng của cha mẹ phải phù hợp với độ tuổi và các giai đoạn phát triển tâm lý, tình cảm- xã hội và thể chất của trẻ. Việc gì trẻ có thể làm được, cha mẹ hãy để trẻ tự làm, bắt đầu từ đó, trẻ học được các kỹ năng cao dần. Hãy nhẹ nhàng nhưng

chắc chắn trong việc đặt kỳ vọng của cha mẹ.

Ví dụ tình huống: Cài cúc áo

Sau khi trẻ đã biết mặc áo chui cổ thành thạo, cha mẹ bắt đầu hướng dẫn trẻ tự cài cúc áo sơ mi, ban đầu trẻ dễ bị cài nhầm cúc áo vào khuy áo không cùng hàng hoặc trẻ khó cho cúc vào trong khuy áo được. Khi đó, trẻ có xu hướng nhờ cha mẹ làm giúp. Cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi trẻ làm và hướng dẫn cách cài cúc áo sơ mi từ dưới lên trên: so hai vạt áo bằng nhau, sau đó cài lần lượt cúc ở vạt áo bên này với khuy ở vạt áo bên kia (không nên cài từ trên xuống vì trẻ rất dễ bị nhầm). Nếu trẻ chưa tự làm được ngay, cha mẹ có thể cài sẵn một nửa chiếc cúc vào khuy áo, cứ như vậy để giúp trẻ từng bước cài được hết hàng cúc. Dần dần, trẻ có thể tự làm mà không cần sự hỗ trợ nữa.

Hướng dẫn 3: Cha mẹ cùng trẻ lập kế hoạch làm việc cá nhân

Sử dụng kế hoạch do chính trẻ em lập ra là một trong những cách thức để giúp trẻ đánh giá được trách nhiệm của bản thân. Trẻ em có thể thảo luận cùng cha mẹ và thể hiện ý định làm việc bằng cách vẽ, viết kí hiệu, in hình hoặc cắt dán hình ảnh vào kế hoạch chơi, sổ ghi chép, bảng phân công, lịch trực nhật. Điều này làm tăng sự cam kết của trẻ đối với các kế hoạch của chúng. Khi xác định mục tiêu và lập kế hoạch, trẻ cũng cần biết các khả năng sẽ xảy ra trước khi trẻ có thể đưa ra quyết định lựa chọn. Mỗi khi hoàn thành một bước, trẻ ghi lại sự tiến bộ của mình bằng cách so sánh kết quả hoàn thành với ban đầu. Về cơ bản, trẻ em quyết định mục tiêu, lập kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu và đánh giá sự tiến bộ của bản thân đối với mục tiêu, tự chịu trách nhiệm về sự thành công và thất bại của mình.

c) Hướng dẫn cha mẹ dạy con biết giúp đỡ, quan tâm người khác

Trong việc hướng dẫn cha mẹ dạy con biết giúp đỡ, quan tâm người khác, trước hết, giáo viên cần giúp cha mẹ hiểu rằng: muốn trẻ biết quan tâm người khác, cha mẹ phải thể hiện sự quan tâm đến trẻ, đảm bảo Quyền của trẻ được thực thi tại chính gia đình, nơi trẻ sống. Cha mẹ có trách nhiệm đảm bảo và thực hiện tất cả các quyền của trẻ em thông qua các việc làm trong gia đình:

- Để đảm bảo Quyền sống của trẻ, cha mẹ cần sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu sống cơ bản của trẻ ăn, ngủ, vệ sinh, nơi ở, quần áo mặc, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em cảm thấy thoải mái, hạnh phúc trong gia đình; đảm bảo Quyền của trẻ được sống cùng cha mẹ, trong điều kiện hoàn cảnh cha mẹ phải đi làm xa, cha mẹ cũng nên tìm cách liên lạc, giao tiếp với con thường xuyên và về thăm con.

- Để đảm bảo Quyền phát triển của trẻ, cha mẹ phải chăm sóc sức khỏe cho trẻ hàng ngày, khi trẻ bị ốm phải cho trẻ đi khám bệnh và điều trị dứt điểm; thường xuyên cho trẻ đi chơi cùng gia đình, cho phép trẻ chọn những việc trẻ thích, hoạt động phù hợp với năng khiếu của trẻ.

- Để đảm bảo Quyền được bảo vệ của trẻ, bản thân cha mẹ phải bảo đảm an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động, không đối xử bạo lực với trẻ kể cả về thể chất lẫn tinh thần, bảo vệ trẻ khỏi bị xâm hại, bóc lột, bỏ rơi, sao nhãng,…

- Để đảm bảo Quyền tham gia của trẻ, cha mẹ hãy lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ được đi học, vui chơi và chơi cùng trẻ; cho trẻ được tham gia các hoạt động chung của gia đình và ở cộng đồng vừa sức với trẻ; cho trẻ được lựa chọn và ra quyết định về các vấn đề liên quan đến bản thân trẻ như chọn trang phục, chọn môn học năng khiếu yêu thích, chọn việc nhà cần phải làm,…

Thứ hai, cha mẹ là tấm gương có trách nhiệm với mọi người xung quanh.

Hành vi tốt của cha mẹ có thể dạy cho trẻ nhiều hơn là lời nói. Trẻ em không học được giá trị trách nhiệm chỉ đơn giản bằng cách được nghe kể. Trẻ học hỏi từ cha mẹ, học lẫn nhau, và học từ những người lớn khác trong cộng đồng. Trẻ học bằng cách nhìn mọi người xung quanh hành động và đề cao trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của họ. Cha mẹ có thể cho con cái thấy rằng cha mẹ tôn trọng người khác. Cha mẹ có thể cho con cái hiểu về lòng trắc ẩn và sự quan tâm của cha mẹ khi người khác đau khổ. Cha mẹ cũng cần cho con cái thấy lòng dũng cảm và sự trung thực khi cha mẹ đưa ra những quyết định khó khăn để thừa nhận sai lầm của chính cha mẹ. Cha mẹ thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình như thế nào để con cái thấy rằng cha mẹ luôn cố gắng hết sức để phục vụ gia đình, cộng đồng và đất nước.

Cha mẹ cần nhất quán trong việc duy trì các giá trị muốn trẻ em phải tôn trọng và không giới thiệu chúng với các giá trị mâu thuẫn. Chẳng hạn, cha mẹ nói với con cái rằng không biết giữ lời hứa là thiếu trách nhiệm, nhưng lại thường xuyên không giữ lời hứa với trẻ; cha mẹ dạy con phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ nhưng lại có hành vi ứng xử vô lễ, thiếu tôn trọng với cha mẹ của mình (ông bà của trẻ). Đó là những hành động mâu thuẫn với chính giá trị mà cha mẹ muốn truyền đạt cho con cái.

Ví dụ tình huống: Trẻ thắc mắc việc bố ghi chú vào tờ giấy bọc chiếc cốc vỡ

- Bố ơi, bố ghi gì vào tờ giấy bọc chiếc cốc vỡ thế ạ?

- Bố không muốn người thu gom rác bị thương. Bố viết mảnh giấy để báo cho họ biết có mảnh thủy tinh vỡ.

- Họ có phải là bạn của bố không?

- Không con ạ. Dù là ai thì bố cũng không muốn họ bị thương do những mảnh cốc vỡ này.

Thứ ba, cha mẹ luôn động viên, khích lệ và tin tưởng trẻ.

Cha mẹ có vai trò hỗ trợ trẻ bằng cách khen ngợi, động viên và nhắc nhở nhẹ nhàng. Chính sự động viên, khích lệ và tin tưởng vào trẻ sẽ truyền cảm hứng cho trẻ, nuôi dưỡng những hành động tốt đẹp dù là nhỏ bé nhất của trẻ em. Mỗi khi trẻ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022