Dự Báo Ảnh Hưởng Đhgt Của Cha Mẹ Đến Việc Lựa Chọn Các Giá Trị Giáo Dục Cho Con

Bảng 4.20. Dự báo ảnh hưởng ĐHGT của cha mẹ đến việc lựa chọn các giá trị giáo dục cho con


Định hướng giá trị của cha mẹ

Các giá trị cha mẹ lựa chọn giáo dục cho con

Quyền lực, quyền uy và thành đạt

Công bằng, nhân ái và khoan dung

Truyền thống,

tuân thủ và

an toàn

Tự chủ, mạo hiểm và khám phá

cái mới

R2 = 0.327;

p=0.000

R2= 0.375;

p=0.000

R2 = 0.338;

p=0.000

R2 = 0.256;

p=0.000

β

p

β

p

β

p

β

p

Quyền lực, quyền uy và

thành đạt

0.56

0.000



0.21

0.000

Công bằng, nhân ái và

khoan dung


0.42

0.000

0.30

0.000

0.25

0.001

Truyền thống, tuân thủ

và an toàn

0.18

0.014

0.29

0.000

-0.02

0.768

Tự chủ, mạo hiểm và

khám phá cái mới

0.03

0.496

0.12

0.018

0.07

0.178

0.28

0.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


Qua bảng số liệu trên có thể rút ra một số nhận định sau:

Thứ nhất, mô hình gồm 2 nhóm giá trị cha mẹ coi trọng là Quyền lực, quyền uy và thành đạt; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, có khả năng giải thích được 32.7% biến thiên việc cha mẹ lựa chọn giá trị Quyền lực, quyền uy và thành đạt để giáo dục con. Trong đó, chỉ có nhóm giá trị mà cha mẹ coi trọng là Quyền lực, quyền uy và thành đạt (β = 0.56; p = 0.000) có khả năng dự báo ảnh hưởng đến sự lựa chọn này của cha mẹ.

Thứ hai, mô hình gồm 3 nhóm giá trị cha mẹ coi trọng là Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 37.5% biến thiên việc cha mẹ giáo dục giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung. 3 yếu tố này Công bằng, nhân ái và khoan

dung (β = 0.42; p = 0.000), Truyền thống, tuân thủ và an toàn (β = 0.18; p = 0.014), Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (β = 0.12; p = 0.018) đều có khả năng dự báo ảnh hưởng đến việc cha mẹ lựa chọn giáo dục giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung cho trẻ trong gia đình.

Thứ ba, mô hình gồm 3 biến các giá trị cha mẹ coi trọng gồm Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 33.8% biến thiên việc cha mẹ lựa chọn giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn để giáo dục con. Trong đó, chỉ có hai yếu tố Công bằng, nhân ái và khoan dung (β = 0.30; p = 0.000), Truyền thống tuân thủ và an toàn (β = 0.29; p = 0 .000) có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ giáo dục con giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn cho con.

Thứ tư, mô hình gồm 4 biến các giá trị cha mẹ coi trọng là Quyền lực, quyền uy và thành đạt; Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 25.6% biến thiên việc cha mẹ lựa chọn giá trị Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới để giáo dục con. Trong đó có 3 nhóm giá trị mà cha mẹ coi trọng có khả năng dự báo ảnh hưởng việc họ giáo dục giá trị này cho con là Quyền lực, quyền uy và thành đạt (β = 0.21; p = 0.000); Công bằng, nhân ái và khoan dung (β = 0.25; p = 0.001); Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (β = 0.28; p = 0.000).

Bên cạnh đó, nghiên cứu ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đối với việc họ lựa chọn các phương pháp giáo dục giá trị cho con, kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy:

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của ĐHGT của cha mẹ đến việc lựa chọn các PPGD giáo dục giá trị cho trẻ


Định hướng giá trị

của cha mẹ

Các phương pháp giáo dục giá trị mà cha mẹ lựa chọn

Phương pháp phân tích, giải thích


Phương pháp làm gương


Phương pháp nêu gương

Phương pháp khen

thưởng

Phương pháp

trừng phạt

Phương pháp tổ

chức hoạt động trải

nghiệm

R2 =

0.180; p=0.000

R2= 0.214; p=0.000

R2

=0.138; p=0.000

R2 =

0.165; p=0.000

R2 =

0.051; p=0.005

R2 = 0.181; p=0.000

β

p

β

p

β

p

β

p

β

p

β

p

Quyền lực, quyền uy và

thành đạt



0.18


.003


Công bằng, nhân ái và

khoan dung


0.30


.000


0.22


.006


0.11


.185


0.33


.000


-0.16


.008


0.44


.000

Truyền thống, tuân thủ và an

toàn


0.07


.365


0.18


.028


0.25


.004


0.04


.586



-0.04


.566

Tự chủ, mạo

hiểm và khám phá cái mới


0.15


.016


0.18


.003


.09


.134


0.11


.062


0.07


.262


Qua bảng bảng 4.21 có thể rút ra một số nhận định sau:

Nhóm 3 yếu tố các giá trị cha mẹ coi trọng gồm Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 18% biến thiên việc cha mẹ lựa chọn phương pháp phân tích, giải thích để giáo dục giá trị cho trẻ. Có 2 yếu tố là Công bằng, nhân ái và khoan dung (β = 0.30; p = 0.000), Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (β = 0.15; p = 0.016) có khả năng dự báo ảnh hưởng đến việc cha mẹ lựa chọn phương pháp giáo dục này.

Bên cạnh đó, nhóm 3 yếu tố các giá trị cha mẹ coi trọng gồm Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 21.4 % biến thiên việc cha mẹ sử dụng phương pháp làm gương để giáo dục con. Cả 3 yếu tố này đều có khả năng dự báo ảnh hưởng đến việc cha mẹ lựa chọn phương pháp làm gương, cụ thể là: Công bằng, nhân ái và khoan dung (β = 0.22; p = 0.006), Truyền thống, tuân thủ và an toàn (β = 0.18; p = 0.028); Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (β = 0.18; p = 0.003).

Đối với phương pháp nêu gương, mô hình gồm 3 biến các giá trị cha mẹ coi trọng là Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 13.8% biến thiên việc cha mẹ lựa chọn phương pháp này để giáo dục con. Trong đó chỉ có biến Truyền thống, tuân thủ và an toàn (β = 0.252; p = 0.004) có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ lựa chọn phương pháp này để giáo dục giá trị cho trẻ.

Đối với phương pháp khen thưởng, mô hình gồm 3 biến các giá trị cha mẹ coi trọng gồm Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 16.5% biến thiên việc cha mẹ sử dụng phương pháp khen thưởng để giáo dục con. Trong đó chỉ có một biến Công bằng, nhân ái và khoan dung = 0.33; p = 0.000) có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ lựa chọn phương pháp giáo dục này.

Mô hình gồm 2 biến các giá trị cha mẹ coi trọng gồm Quyền lực, quyền uy và thành đạt; Công bằng, nhân ái và khoan dung có khả năng giải thích được 5.1% biến thiên việc cha mẹ lựa chọn phương pháp trừng phạt. Cả hai biến Quyền lực, quyền uy và thành đạt (β = 0.187; p = 0.003), Công bằng, nhân ái và khoan dung

= -0.168; p = 0.008) đều có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ lựa chọn phương pháp này để giáo dục cho con.

Cuối cùng, mô hình gồm 3 biến các giá trị cha mẹ coi trọng gồm Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có khả năng giải thích được 18.1% biến thiên việc cha mẹ lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục trẻ. Trong đó chỉ có 1 biến Công bằng, nhân ái và khoan dung (β = 0.44; p = 0.000) có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị này.

Tóm lại, qua những phân tích trên cho thấy, định hướng giá trị của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc họ ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình, được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Trong đó, cha mẹ coi trọng giá trị nào, thì họ có xu hướng đặt ra mục tiêu hướng con tới giá trị mà họ coi trọng. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng cha mẹ coi trọng giá trị nào, thì họ cũng có xu hướng lựa chọn nhóm giá trị đó để giáo dục cho con. Đặc biệt là các giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung mà cha mẹ coi trọng đều ảnh hưởng tới 3 nhóm giá trị mà họ hướng đến lựa chọn để giáo dục con là Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng dự báo ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đến việc lựa chọn các phương pháp giá trị cho trẻ. Trong đó, cha mẹ coi trọng giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung thì họ có xu hướng lựa chọn các phương pháp phân tích, làm gương, khen thưởng, tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục giá trị cho con.

4.4. Phân tích chân dung tâm lý điển hình

4.4.1. Trường hợp thứ nhất

4.4.1.1. Một số thông tin cá nhân

- Họ tên: N. T. Th

- Tuổi: 35

- Nơi ở: Xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội

4.4.1.2. Nội dung

Hoàn cảnh gia đình: Gia đình chị Th có 2 con (con gái P.T.T, 14 tuổi, là học sinh lớp 8 trường THCS Quang Minh và con trai 10 tuổi). Chị Th là công nhân may, chồng chị là nhân viên kỹ thuật của công ty Viettel. Đặc thù công việc của hai anh chị đều bận, chồng chị Th hàng ngày phải đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới kết thúc công việc. Vì vậy, trong gia đình, chị Th là người giữ vai trò chính trong việc giáo dục các con. Với tính chất công việc ổn định 8 tiếng/ngày và nơi làm việc gần nhà nên chị Th chủ động sắp xếp thời gian để chăm sóc gia đình và dạy con học hành. Chị Th cho biết, mặc dù bận rộn nhưng anh chị thường xuyên trao đổi để có sự thống nhất trong việc định hướng giáo dục cho con. Trong đó, chị Th là người giữ vai trò nhiều hơn bởi chị thường xuyên tiếp xúc với các con, còn chồng chị bận công việc nên thời gian dành cho gia đình ít hơn.

Trao đổi về việc định hướng giáo dục giá trị cho em T, chị Th xác định mục tiêu tổng quát về các giá trị mà con cần có là “trở thành người tốt, vâng lời, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, sống có ích cho xã hội, là người thành đạt và có cuộc sống hạnh phúc”. Chị cho rằng, trở thành người có phẩm chất nhân cách tốt là điều quan trọng nhất đối với con, trước hết con cần phải biết quan tâm yêu thương gia đình, sau đó là trở thành một công dân tốt trong xã hội. Như vậy, đối chiếu với các mẫu người được nghiên cứu cho thấy, chị Th hướng con nhiều hơn tới người truyền thống, tuân thủ và an toàn, bên cạnh đó chị cũng hướng con tới giá trị thành đạt sự giàu có.

Trên cơ sở đề ra mục tiêu tổng quát về các giá trị cần hình thành ở em T, chị Th hướng tới việc giáo dục con các giá trị như quan tâm chăm sóc, yêu thương gia đình và học giỏi. Chị nói: “thứ nhất là mình phải dạy con biết yêu thương những người thân trong gia đình, thứ hai là dạy con chăm chỉ học hành”. Chị Th đánh giá cao các giá trị này bởi khi con biết quan tâm chăm sóc mọi người thì con sẽ biết sống có tình cảm, gần gũi với ông bà, cha mẹ và anh chị em. Chị cho rằng nếu không hình thành các giá trị này ở con từ khi còn nhỏ thì khi con trưởng thành, hoặc trở thành người giàu có, con sẽ sống cách biệt và không tình cảm những người thân cũng như mọi người xung quanh.

Đối chiếu với Bảng trắc nghiệm 19 giá trị của Schwartz cho thấy, chị Th đánh giá cao nhất 5 giá trị là: Thể diện (ĐTB = 4.77), Công bằng, bình đẳng (ĐTB

= 4.66); Tuân thủ liên cá nhân (ĐTB = 4.22); Thành đạt (ĐTB = 4.11) và An toàn cá nhân (ĐTB = 4.11). Có 2 giá trị được đánh giá thấp nhất là Quyền lực kiểm soát nguồn lực (ĐTB = 2.44) và Quyền lực chi phối con người (ĐTB = 1.77). Như vậy, những giá trị mà chị Th lựa chọn để giáo dục con có sự tương đồng với lựa chọn của các bậc cha mẹ được khảo sát đó là giá trị an toàn cá nhân công bằng bình đẳng. Điểm khác biệt là chị Th ưu tiên lựa chọn giá trị thể diện (với điểm trung bình cao nhất), tiếp đến là giá trị tuân thủ liên cá nhân thành đạt. Như vậy, có sự đan xen giữa các giá trị mà chị Th lựa chọn để giáo dục con (em T) là: giữ gìn hình ảnh bản thân, tôn trọng người khác đồng thời cũng là một người thành công trong cuộc sống.

Lý giải cho việc lựa chọn thấp nhất hai giá trị Quyền lực chi phối con người Quyền lực kiểm soát nguồn lực, chị Th không muốn con bận tâm đến tài chính, địa vị, chị cho rằng lựa chọn giáo dục giá trị này chưa phù hợp với lứa tuổi của con. Chị nói: “chị chỉ muốn cháu nó học giỏi, chăm chỉ, sống có tình cảm, rồi sau này trưởng thành cháu sẽ tự quyết định những gì mà nó muốn”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các cha mẹ được nghiên cứu ở nội dung trên.

So sánh những giá trị mà chị Th hướng tới để giáo dục cho con và những giá trị được hình thành ở em T cho thấy, có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 4 5 Các giá trị mà chị Th lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà 1

Biểu đồ 4.5. Các giá trị mà chị Th lựa chọn giáo dục con và các giá trị mà em T hướng tới.

Ghi chú:


1

:Tự chủ trong suy nghĩ

8

:Thể diện

15

:Sự tin cậy

2

:Tự chủ trong hành động

9

:An toàn cá nhân

16

:Sự quan tâm chăm sóc

3

:Kích thích

10

:An toàn xã hội

17

:Bình đẳng công bằng

4

:Hưởng thụ

11

:Truyền thống

18

:Bảo vệ thiên nhiên

5

:Thành đạt

12

:Tuân thủ quy tắc

19

:Khoan dung

6

:Quyền lực chi phối con người

13

:Tuân thủ liên cá nhân



7

:Quyền lực kiểm soát vật chất

14

:Khiêm nhường



Đường biểu thị trên biểu đồ cho thấy, các giá trị mà chị Th đánh giá có điểm trung bình cao hơn con (em T) là: Tự chủ trong suy nghĩ, an toàn cá nhân, an toàn xã hội, tuân thủ quy tắc, khiêm nhường, sự quan tâm chăm sóc, phổ quát thiên nhiên. Nhìn chung, đa số các giá trị mà chị Th lựa chọn (có điểm trung bình cao) để giáo dục con đều phù hợp với mục tiêu mà chị đã đề ra, đó là hướng con nhiều hơn tới mẫu người truyền thống, tuân thủ và an toàn. Bên cạnh đó, chị Th cũng đánh giá cao và lựa chọn giá trị tự chủ trong suy nghĩ để giáo dục con. Chị cho rằng trong xã hội hiện nay, để thành công thì con cũng cần phải có tư duy độc lập trên cơ sở lắng nghe tiếp thu ý kiến của cha mẹ.

Khi đánh giá những giá trị mà em T hướng tới cho thấy, một số giá trị T lựa chọn có điểm trung bình cao hơn so với mẹ là: kích thích, hưởng thụ, thành đạt, quyền lực kiểm soát vật chất, thể diện, truyền thống, tuân thủ liên cá nhân, sự tin cậy. Giải thích cho việc lựa chọn giá trị an toàn thấp hơn so với đánh giá của mẹ, em T cho rằng “sự an toàn là tốt với bản thân nhưng như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của mình”. Điều này cho thấy, cảm giác muốn được phiêu lưu mạo hiểm, muốn được khám phá những điều mới mẻ là những giá trị mà em T đang hướng tới cao nhất hiện nay. Bên cạnh đó T còn hướng tới cuộc sống hạnh phúc với một số giá trị như sự giàu có, thành đạt vì “em không muốn làm việc vất vả như bố mẹ, không phải lo nghĩ cực nhọc như bố mẹ”. T cũng cho rằng, bản thân mình phải tự chịu trách nhiệm vì “mình đã lớn rồi”, và để có thể làm được điều này thì em phải học giỏi. Cùng với đó là việc giữ gìn thể diện, truyền thống, tôn trọng người khác và sự tin cậy cũng được em T hướng tới cao hơn so với mẹ.

Để con có được các giá trị mà chị Th đã định hướng, chị lựa chọn phương pháp giáo dục là khuyên bảo con thông qua những câu chuyện, thông qua giao tiếp tình cảm giữa hai mẹ con. Chị cho rằng ở lứa tuổi này, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên bảo để con rút kinh nghiệm bài học cho bản thân. Bên cạnh đó, chị Th giáo dục con qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày, qua các sự kiện của cuộc sống, chị trao đổi với con, đưa ra ý kiến từ những ví dụ sinh động của cuộc sống để con hiểu. Chị Th lựa chọn phương pháp này vì chị cho rằng đây là phương pháp hiệu quả, mẹ và con gái sẽ dễ dàng để nói chuyện, tâm sự với nhau hơn, chị nói: “không phải là cha mẹ mà quát mắng con là con sẽ nghe, cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên bảo con để con rút ra bài học”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023