Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 20

Tiểu kết chương 4

Qua nghiên cứu thực trạng về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình, có thể rút ra một số kết luận sau:

Ở khía cạnh mục tiêu giáo dục giá trị, nhìn chung cha mẹ hướng tới cả 4 mẫu người, trong đó có sự ưu tiên giữa các mẫu người hướng tới. Cha mẹ định hướng nhiều nhất là mục tiêu con mình trở thành người truyền thống, tuân thủ và an toàn, tiếp đến là người công bằng, nhân ái và khoan dung, thứ ba là người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới; cuối cùng, cha mẹ ít định hướng nhất là con trở thành người quyền lực, quyền uy và thành đạt. Có sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê giữa cha, mẹ và con khi hướng tới mẫu người truyền thống, tuân thủ và an toàn, trong khi cha mẹ đánh giá cao mục tiêu này thì trẻ lại đánh giá thấp hơn, ít hướng tới hơn so với cha mẹ của mình. Điều này cho thấy sự khác biệt nhất định giữa hai thế hệ cha mẹ và con trong gia đình.

Ở khía cạnh nội dung các giá trị cha mẹ lựa chọn giáo dục, dựa trên bảng trắc nghiệm giá trị của Schwartz, kết quả điểm trung bình cho thấy, cha mẹ lựa chọn các giá trị giáo dục cao nhất là an toàn cá nhân; công bằng, bình đẳng; quan tâm chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Các giá trị cha mẹ đánh giá thấp nhất là kích thích; quyền lực chi phối con người; quyền lực kiểm soát vật chất. Có sự khác biệt theo địa bàn sinh sống và theo nhóm nghề nghiệp của cha mẹ trong việc lựa chọn một số giá trị để giáo dục cho con. Trong đó, cha mẹ ở thành thị đánh giá cao hơn cha mẹ ở nông thôn các giá trị tự chủ trong suy nghĩ; tự chủ trong hành động; kích thích; hưởng thụ. Nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân coi trọng giáo dục con các giá trị an toàn xã hội, truyền thống và tuân thủ liên cá nhân hơn cha mẹ là công chức, viên chức; nhóm cha mẹ làm kinh doanh, buôn bán coi trọng giáo dục con các giá trị tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động, kích thích, hưởng thụ hơn so với nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân và nhóm cha mẹ công chức, viên chức. Cha mẹ là công chức, viên chức giáo dục con giá trị tự chủ trong hànhđộng cao hơn nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân.

Để con có được các giá trị như đã đề ra, cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là phương pháp làm gương, tiếp đến là phương pháp nêu gương, khen thưởng,phân tích, giải thích, tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn; cha mẹ ít lựa chọn nhất

là phương pháp trừng phạt. So sánh theo nghề nghiệp cho thấy có sự tương đồng giữa 3 nhóm cha mẹ khi áp dụng các phương pháp làm gương, nêu gương, trừng phạt. Tuy nhiên, với phương pháp giáo dục phân tích, giải thích; khen thưởng tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn, nhómcha mẹ là công chức, viên chức có sự lựa chọn để giáo dục con cao hơn so với nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân.

Về một số yếu tố ảnh hưởng tới ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình, cả bốn yếu tố: sự thống nhất về quan điểm định hướng giáo dục giá trị cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình, kiến thức của cha mẹ, môi trường xã hội, phương tiện truyền thông; định hướng giá trị của cha mẹ đều có ảnh hưởng tới ĐHGDGT cho trẻ. Trong đó, yếu tố định hướng giá trị của cha mẹ (những giá trị mà cha mẹ coi trọng) có ảnh hưởng nhiều nhất và có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con, cũng như ảnh hưởng tới việc lựa chọn giá trị giáo dục con: cha mẹ coi trọng giá trị nào, họ có xu hướng hướng tới lựa chọn các giá trị để giáo dục con để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, những giá trị mà cha mẹ định hướng như Công bằng, nhân ái và khoan dung có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ lựa chọn các phương pháp phân tích giải thích, làm gương, khen thưởng, trừng phạt, tổ chức hoạt động trải nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Từ các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình, cho phép rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về mặt lý luận

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 20

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ các công trình nghiên cứu trước, luận án đã làm sáng tỏ khái niệm Định hướng giáo dục giá trị, theo đó Định hướng giáo dục giá trị là hoạt động xác định mục tiêu tổng quát về những giá trị cần hình thành ở người được giáo dục, mà người giáo dục cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa, từ đó họ lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục, hướng người được giáo dục tới mục tiêu đã đặt ra.

Trên cơ sở đó, luận án cũng làm sáng tỏ khái niệm Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình, là cơ sở khoa học quan trọng để triển khai nghiên cứu thực tiễn. Theo đó Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là hoạt động xác định mục tiêu tổng quát về những giá trị cần được hình thành ở trẻ, mà người lớn trong gia đình cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa, từ đó họ lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục, hướng trẻ tới mục tiêu đã đặt ra.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình là: Sự thống nhất về quan điểm ĐHGDGT cho trẻ giữa các thành viên trong gia đình; kiến thức của cha mẹ; môi trường xã hội, phương tiện truyền thông, và định hướng giá trị của cha mẹ.

1.2. Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu thực trạng ĐHGDGT của cha mẹ đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh THCS, được biểu hiện qua việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con của các bậc cha mẹ, cha mẹ lựa chọn giá trị và lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị để hướng con tới mục tiêu đã đề ra. Qua đó luận án rút ra được những kết luận sau:

Về thực trạng định hướng giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình, đa số cha mẹ xác định mục tiêu hướng con tới mẫu người truyền thống, tuân thủ và an toàn, tiếp đến là mẫu người công bằng, nhân ái và khoan dung. Cha mẹ ít định hướng con

tới mẫu người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, và họ ít hướng tới nhất là mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt.

Về việc lựa chọn các giá trị ưu tiên giáo dục theo thang đo Schwartz cho thấy, các giá trị cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là an toàn cá nhân, công bằng, bình đẳng; quan tâm chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên và các giá trị cha mẹ ít lựa chọn nhất là kích thích, quyền lực chi phối con người, quyền lực kiểm soát vật chất. Có sự phù hợp giữa các giá trị mà cha mẹ lựa chọn giáo dục con với mục tiêu mà họ đề ra: cha mẹ hướng con tới mẫu người nào thì họ có xu hướng lựa chọn các giá trị tương ứng để giáo dục con.

Có sự khác biệt theo địa bàn sinh sống và theo nghề nghiệp của cha mẹ khi lựa chọn giá trị giáo dục cho con, cụ thể: cha mẹ ở thành thị đánh giá cao hơn cha mẹ ở nông thôn các giá trị tự chủ trong suy nghĩ; tự chủ trong hành động; kích thích; hưởng thụ. Nhóm cha mẹ là công chức, viên chức lựa chọn giá trị tự chủ trong hành động cao hơn nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân. Trong khi đó, nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân coi trọng lựa chọn các giá trị an toàn xã hội, truyền thống và tuân thủ liên cá nhân cao hơn cha mẹ là công chức viên chức; cha mẹ làm kinh doanh, buôn bán coi trọng các giá trị tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động, kích thích, hưởng thụ cao hơn so với hai nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân và công chức, viên chức.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, cha mẹ lựa chọn nhiều phương pháp giáo dục giá trị để hướng trẻ tới mục tiêu mà họ đã đề ra. Cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là phương pháp làm gương, nêu gương, khen thưởng, phân tích giải thích, phương pháp trừng phạt ít được cha mẹ lựa chọn nhất. So sánh theo nghề nghiệp cho thấy, nhóm cha mẹ là công chức, viên chức lựa chọn các phương pháp phân tích, giải thích; khen thưởng; tổ chức các hoạt động trải nghiệm cao hơn so với nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân và kinh doanh, buôn bán.

Một số yếu tố có ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình đó là: sự thống nhất về quan điểm ĐHGDGT giữa các thành viên trong gia đình; kiến thức của cha mẹ; môi trường xã hội, phương tiện truyền thông, và định hướng giá trị của cha mẹ. Trong đó, định hướng giá trị của cha mẹ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Những giá trị mà cha mẹ coi trọng có khả

năng dự báo ảnh hưởng tới việc họ đặt mục tiêu giáo dục giá trị cho con, cũng như ảnh hưởng tới việc lựa chọn giá trị giáo dục cho trẻ: cha mẹ coi trọng giá trị nào, họ có xu hướng lựa chọn các giá trị đó để giáo dục con nhằm hướng đến mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, cha mẹ coi trọng các giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung có khả năng dự báo ảnh hưởng nhiều nhất tới việc họ lựa chọn các phương pháp phân tích giải thích, làm gương, khen thưởng và tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Kết quả phân tích chân dung tâm lý điển hình cũng cho thấy, để trẻ hình thành và phát triển nhân cách, cha mẹ đều có những ĐHGDGT cho trẻ. Trên cơ sở xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con, cha mẹ lựa chọn các giá trị, lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị phù hợp để hướng con đến mục tiêu đã đề ra. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ĐHGDGT cho trẻ, tuy nhiên định hướng giá trị của cha mẹ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.

Kết quả nghiên cứu thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình ở hai địa bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội đã chứng minh được giả thuyết khoa học mà luận án đã nêu ra.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cha mẹ

Trong việc định hướng giáo dục giá trị cho con, bên cạnh việc hướng tới mẫu người truyền thống, tuân thủ và an toàn và mẫu người công bằng, nhân ái và khoan dung, cha mẹ cần hướng con nhiều hơn tới mẫu người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới và mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt. Bởi nước ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ, xã hội hiện đại có nhiều cạnh tranh, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó, cùng với việc lựa chọn các giá trị để giáo dục cho con như an toàn cá nhân, công bằng bình đẳng, quan tâm chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống…cha mẹ cần kết hợp hài hòa với việc lựa chọn những giá trị để giáo dục cho con về tự chủ và tự lập, về ý thức trách nhiệm, về giá trị của thành công, về sự giàu có…, giúp con có khả năng thích ứng và đương đầu tốt với cuộc sống khi trưởng thành, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước.

Để việc ĐHGDGT cho trẻ được tốt hơn, cha mẹ cần nâng cao nhận thức, học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức khoa học về định hướng giáo dục giá trị cho

trẻ, đặc biệt là tiếp thu kiến thức từ các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học. Bên cạnh đó, sự gương mẫu của cha mẹ trong hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hình thành ở con các giá trị tốt đẹp. Cha mẹ cần tích cực giáo dục giá trị cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và thực tế (lao động, học tập, vui chơi và các hoạt động tình nguyện…) để con hình thành những giá trị về ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, ý thức kỷ luật, lòng nhân ái và sự quan tâm chăm sóc.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lắng nghe suy nghĩ và cảm xúc của con, dành thời gian quan tâm, trò chuyện với con. Cha mẹ không nên quá đề cao giá trị “an toàn, vâng lời” - vốn là giá trị truyền thống trong các gia đình Việt Nam, vì nếu yêu cầu con một cách áp lực, trẻ có thể thực hiện chỉ để cha mẹ hài lòng. Cha mẹ cần tin tưởng con, tạo cho con sự độc lập nhất định để trẻ tự tin thể hiện bản thân; cũng như tạo bầu không khí tâm lý gia đình yêu thương, hòa thuận để hình thành nên các giá trị tốt đẹp ở trẻ, tạo ra môi trường thuận lợi để trẻ thực hành các giá trị tiếp thu từ nhà trường và ngoài xã hội.

Những giá trị mà cha mẹ coi trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc định hướng giáo dục giá trị cho con. Vì vậy, cha mẹ cần có thái độ đúng đắn với các giá trị về quyền lực và địa vị, giàu sang, sự thành công. Nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, xã hội đánh giá cao những con người tự tin, chủ động, có tầm ảnh hưởng tích cực đến mọi người.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trương Quang Lâm (2015), “Sự hình thành giá trị ở trẻ em”, Tạp chí Tâm lý học (8), tr.92-99.

2. Trương Quang Lâm (2016), “Việc đặt mục tiêu và lựa chọn giá trị cho con của cha mẹ ở huyện Mê Linh, Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học (8), tr.80-92.

3. Trương Quang Lâm (2016), “Đánh giá của con về phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ”, Tạp chí Tâm lý học (11), tr.79-88.

4. Trương Quang Lâm (2016), “Giáo dục giá trị cho trẻ em - những tương đồng và khác biệt giữa giá trị cha mẹ giáo dục và giá trị trẻ em hướng tới”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 2 (6), tr.646-656.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Hà Thúy Anh (chủ biên) (2009), Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (3/2015), Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030, Chỉ thị số 42-CT/TW.

3. Nguyễn Duy Bắc (2015), “Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc giai đoạn hiện nay”, Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (04/2009), Đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân, Thông báo tại Hội thảo về đánh giá hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân, Lâm Đồng.

5. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Trần Mạnh Cát (2004), Gia đình Nhật Bản, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Grace J.Craig, Don Baucum (sách dịch) (2004), Tâm lý học phát triển, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Collete Gray, Macblain (2014), Các lý thuyết học tập về trẻ em, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

9. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

10. Phạm Ngọc Định (2000), Cơ sở tâm lý học của việc hình thành hành vi lối sống chuẩn mực ở học sinh lớp một theo quan điểm công nghệ giáo dục, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Thị Minh Đức (2006), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí