Thực Trạng Nhận Thức Của Phụ Huynh Về Giáo Dục Ttn Dựa Trên Quyền Trẻ Em Cho Trẻ 5-6 Tuổi

(59.17%). Đứng vị trí thứ ba là văn hóa gia đình (93.34% GV lựa chọn mức có ảnh hưởng trở lên). Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là trình độ học vấn của cha mẹ.

Trong các yếu tố về nhà trường và giáo viên, biện pháp giáo dục của GV được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến TTN của trẻ. Yếu tố kinh nghiệm và trình độ của GV đứng vị trí thứ hai và thứ ba. Điều này cho thấy, GV nhận định rằng kinh nghiệm có tác động nhiều hơn đến GDTTN cho trẻ so với trình độ của GV. Cách thức quản lý của nhà trường đứng ở vị trí thứ tư, nhưng cũng được tỉ lệ GV lựa chọn mức ảnh hưởng lớn và rất lớn là 45%.

Kết quả trên cho thấy, GDTTN cho trẻ cần phải quan tâm đến các BP giáo dục của GV, hành vi của cha mẹ, biện pháp giáo dục của cha mẹ, các yếu tố môi trường vật chất và tâm lí, có sự phối hợp giữa GV và PH. Cần thiết có những tác động đến cách thức quản lý của nhà trường để hỗ trợ GV cũng như PH giáo dục TTN cho trẻ ở trường mầm non và gia đình.

Tóm lại, những kết quả trên cho thấy GVMN đã có những hiểu biết ban đầu về giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi, trong đó họ biết đến các biện pháp, hình thức, phương tiện và yếu tố ảnh hướng đến TTN của trẻ nhưng chưa hiểu sâu về vấn đề này. Ba điểm GV còn chưa rõ ràng nhất là biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi; các biện pháp giáo dục TTN phải làm thế nào để hình thành ý thức tự giác có trách nhiệm cho trẻ chứ không phải mang tính áp đặt; và GDTTN dựa trên Quyền trẻ em là như thế nào. Thực tế là các hoạt động giáo dục TTN cho trẻ đang được giáo viên tiến hành theo hình thức ngầm, tức là tiềm ẩn trong các hoạt động hàng ngày, chưa có mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục rõ ràng trong các hoạt động. Và thực tiễn giáo dục TTN dưới hình thức ngầm cũng chưa được GVMN ý thức một cách rõ ràng, hiểu biết cặn kẽ để lý giải cho các tác động giáo dục của mình đến trẻ ở trường mầm non.

2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi

Khảo sát ý kiến của PH bằng phiếu hỏi được phát cho 135 PH có con học tại các lớp 5-6 tuổi của ba trường MN01, MN02, MN05. Độ tuổi trung bình của PH là 35, điều kiện kinh tế và trình độ học vấn như sau:

Bảng 2.14. Thống kê nhân khẩu học phụ huynh tham gia khảo sát thực trạng


Trình độ

Tiểu học

THCS

THPT

TC

ĐH

Ths

TS

Số lượng

1

15

25

15

19

52

7

1

ĐK kinh tế

Nghèo

Cận nghèo

Trung bình

Khá

Giàu

Số lượng

0

8

90

37

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 11

Nhận thức của cha mẹ về biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.15. Ý kiến của cha mẹ trẻ về biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi


Nhận thức về trách nhiệm

Hành động trách nhiệm

Thái độ trách nhiệm

Chỉ số

ĐTB mức độ

đồng ý

Chỉ số

ĐTB mức độ

đồng ý

Chỉ số

ĐTB mức độ

đồng ý

1.1

3.96

2.1

4.06

3.1

3.75

1.2

3.88

2.2

3.67

3.2

3.64

1.3

3.89

2.3

3.7

3.3

3.68

1.4

3.97

2.4

4.07

3.4

4.06

1.5

4.01

2.5

3.84

3.5

3.96

1.6

4.02

2.6

3.91

3.6

3.76

1.7

3.75

2.7

3.78

3.7

3.88

1.8

3.61

2.8

3.82

3.8

3.83

1.9

3.68

2.9

3.90

3.9

3.85


X

3.86


X

3.86


X

3.82

Kết quả khảo sát 135 PH cho thấy PH đồng ý với các biểu hiện TTN được đưa ra. Điểm trung bình mức độ đồng ý là 3.85. Mức độ đồng ý cao nhất ở các biểu hiện 2.4; 2.1; 3.4; 1.6; 1.5 (trên 4). Mức độ đồng ý thấp nhất ở các biểu hiện 1.8; 3.2; 2.2 (3.6 đến dưới 3.7). Như vậy, PH cho rằng việc thực hiện các công việc/trách nhiệm của trẻ được biểu hiện khá rõ, còn khả năng trẻ hiểu vì sao phải thực hiện có phần hạn chế hơn. Trong ba tiêu chí, PH đồng ý cao hơn với các tiêu chí về nhận thức và hành động. Ở tiêu chí về thái độ, PH đồng ý thấp hơn một chút nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy các biểu hiện TTN được thống nhất cao cả ở GV và PH.

Nhận thức của cha mẹ trẻ về nội dung GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.16. Ý kiến của cha mẹ trẻ về nội dung GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi



STT


Nội dung

Không lựa chọn

Có lựa chọn

SL

%

SL

%

1

Các trách nhiệm (công việc) trẻ phải làm ở nhà và ở

trường

45

33.33

90

66.67


2

Trách nhiệm của những người xung quanh trẻ (cha mẹ, cô giáo, những người lao động trong các ngành

nghề, …)


82


60.74


53


39.26

3

Thế nào là có trách nhiệm và không có trách nhiệm

77

57.04

58

42.96


4

Các Quyền của trẻ khi thực hiện các trách nhiệm

(Ví dụ: Trẻ có trách nhiệm giữ gìn đồ chơi và quyền được chơi với các đồ chơi)


35


25.93


100


74.07

5

Khi trẻ thể hiện có trách nhiệm là trẻ đã tôn trọng

quyền của mình và người khác.

88

65.19

47

34.81

Theo ý kiến PH, hầu hết những nội dung được kể trên đều có thể giáo dục TTN cho trẻ và trẻ có thể hiểu được, nhưng tỉ lệ lựa chọn khác nhau. Có hai nội dung được trên 50% PH lựa chọn là Các Quyền và Trách nhiệm (74.07%) và các trách nhiệm (công việc) ở nhà và ở trường của trẻ (66.67%). Các nội dung khác được dưới 50% PH lựa chọn vì một số PH cho rằng khó với trẻ hoặc chưa cần thiết. Nội dung được ít lựa chọn nhất là mối quan hệ giữa Quyền của trẻ và Quyền của người khác “Khi trẻ thể hiện có trách nhiệm là trẻ đã tôn trọng Quyền của mình và của người khác” (34.82%). Kết quả này cho thấy các nội dung giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em còn khá mới với PH và họ chưa nhìn thấy hết khả năng có thể giáo dục cho trẻ về những nội dung này một cách đầy đủ và trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Về các biện pháp giáo dục TTN cha mẹ trẻ đã sử dụng

Bảng 2.17. Ý kiến của cha mẹ trẻ về các biện pháp GDTTN



STT


Biện pháp

Chưa sử

dụng

Đã sử

dụng

SL

%

SL

%

1

Nói cho trẻ về các quy tắc, quy định (trong gia đình,

ở nơi công cộng)

26

19.26

109

80.74

2

Nói cho trẻ biết các Quyền của trẻ và mọi người

đều phải tôn trọng Quyền của trẻ

81

60.00

54

40.00

3

Luôn thể hiện có trách nhiệm để làm gương cho trẻ

32

23.70

103

76.30

4

Giao nhiệm vụ cho trẻ và kiểm tra việc thực hiện

nhiệm vụ

28

20.74

107

79.26

5

Không thỏa hiệp nếu trẻ chưa hoàn thành nhiệm vụ

56

41.48

79

58.52

6

Cho trẻ được Quyền lựa chọn, ra quyết định và chịu

trách nhiệm về quyết định của mình

46

34.07

89

65.93

7

Luôn ứng xử tôn trọng trẻ kể cả khi trẻ mắc lỗi

53

39.26

82

60.74

Theo ý kiến PH, có nhiều biện pháp cha mẹ đã sử dụng trong giáo dục TTN cho con, với tỉ lệ lựa chọn trên 50%, trong đó biện pháp được nhiều cha mẹ sử dụng nhất là “Nói về các quy tắc, quy định” (80.74%), “Giao nhiệm vụ” (79.26%), “Làm gương” (76.30). Có một biện pháp ít được cha mẹ biết đến và sử dụng nhất là “Nói cho trẻ biết về Quyền của trẻ” (40%). Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy PH còn khá ít thông tin về Quyền trẻ em và họ thấy rất lạ với việc GDTTN dựa trên QTE, vì họ cho rằng có sự mâu thuẫn nào đó. Họ có phần lo lắng rằng, nếu cho trẻ em quá nhiều quyền sợ trẻ em sẽ không ngoan. Điều này cho thấy cần phải tiếp tục cải

thiện, giúp đỡ phụ huynh sử dụng các biện pháp đã biết và tăng cường giáo dục về Quyền trẻ em cho PH, hỗ trợ họ các tài liệu hướng dẫn về GDTTN dựa trên QTE. Ngoài ra, có 4 phiếu trả lời đề xuất biện pháp khác: Nêu gương khi trẻ làm tốt; động viên khen thưởng; thưởng và phạt đúng lúc; động viên khích lệ.

Ý kiến của cha mẹ trẻ về việc phối hợp của nhà trường với gia đình trong GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.18. Ý kiến của cha mẹ trẻ về việc phối hợp của nhà trường với gia đình


STT

Biện pháp

Chưa thực hiện

Đã thực hiện

SL

%

SL

%

1

Có trong nội dung chương trình hoạt

động của trẻ mà GV gửi về cho PH

63

46.67

72

53.33

2

Có trong một số buổi họp PH

85

62.96

50

37.04

3

Có trong các bản nhận xét, báo cáo về

trẻ mà nhà trường gửi về cho PH

108

80.00

27

20.00

4

Có trong các bảng tin của nhà trường

106

78.52

29

21.48

5

Có trong một số thông tin được đăng tải

trên facebook, website của nhà trường

55

40.74

80

59.26

6

Giáo viên trao đổi với PH lúc đón/trả trẻ

130

96.30

5

3.70

Theo ý kiến PH, các trường đều đã có hình thức triển khai giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi nhưng còn khá mờ nhạt và chủ yếu tích hợp trong chương trình, nội dung hoạt động của nhà trường. Các thông tin mà phụ huynh tiếp cận được nhiều nhất từ nhà trường là qua facebook, website nhà trường và trong nội dung chương trình học. Các kênh thông tin còn lại có dưới 50% PH xác nhận nhà trường đã thực hiện, trong đó ít nhất là “GV trao đổi với PH lúc đón, trả trẻ (3.70%). PH mong muốn sẽ được nhà trường triển khai công tác giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi bằng nhiều kênh thông tin hơn và rõ ràng hơn thông qua: Gửi chương trình học cho PH và hướng dẫn cụ thể (74.07%), Trao đổi trực tiếp với PH lúc đón, trả trẻ (67.41%), họp PH (39.26%) và đăng tải trên Website (36.30%). Có khá ít PH lựa chọn hình thức ghi trên bảng thông báo của lớp (17.04).

2.2.2.3. Thực trạng mức độ biểu hiện tính trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Để kiểm định mức độ tin cậy của dữ liệu thu được, hệ số Cronbach’s Alpha đã được tính toán cho 9 tiểu mục về Nhận thức_TN, 27 tiểu mục về Hành động_TN và 27 tiểu mục về Thái độ_TN và đạt được các mức điểm là: 0.823; 0.930; 0.934. Như vậy, các số liệu là đáng tin cậy.

a) Thực trạng mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi (tính theo %)

Bảng 2.19. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi (tính theo %)



Nhóm trẻ


n

Mức độ

Thấp

TB

Cao

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

72

6

8.33

43

59.72

23

31.94

Nữ

63

6

9.52

31

49.21

26

41.27

Thành phố

75

5

6.67

35

46.67

35

46.67

Nông thôn

60

7

6.67

39

65.00

14

23.33

Tổng

135

12

8.89

74

54.81

49

36.30

Bảng trên cho thấy, phần lớn trẻ được khảo sát có điểm trung bình chung TTN ở mức TB và cao, trong đó tỉ lệ trẻ đạt mức độ trung bình vẫn chiếm đa số (54.81%). Biểu hiện mức độ TTN qua các bài tập khảo sát được quan sát thấy như sau:

Mức độ cao:

Những trẻ đạt mức độ này có biểu hiện chung là khi trả lời phỏng vấn, trẻ nêu được nhiều công việc cần phải làm, nên làm để tốt cho mình, cho người khác và cho môi trường (trên 15 việc), giải thích được các lý do cần phải làm việc đó xuất phát từ bên trong. Cháu V.A nói “Con thương mẹ con bán hàng cả ngày vất vả nên con giúp mẹ con thu dọn hàng cho mẹ khỏi đau lưng”, biết được kết quả không tốt có thể xảy ra và bản thân trẻ sẽ chịu trách nhiệm gánh vác, sửa chữa hậu quả đó. Trong ba bài tập khảo sát hành động và thái độ trách nhiệm, trẻ có biểu hiện luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, cố gắng hoàn thành công việc của mình, đồng thời còn biết giúp đỡ bạn cùng nhóm. Trẻ T.H cầm kéo rất cẩn thận khi cắt lá, tỉa cành cho cây, khi làm con rối và dọn dẹp giá đồ chơi xong, bé đều thu dọn đồ dùng và đi rửa tay. Bé N.L sẵn sàng cắt nhỏ quả táo của mình để vừa bằng với quả táo của bạn cùng nhóm để tạo được con rối đẹp nhất.

Mức độ trung bình:

Trong bài tập phỏng vấn, các trẻ ở mức độ này nhận thức được một số công việc cần phải làm, nên làm cho bản thân, người khác và môi trường (4-15 việc); hiểu lý do cần thực hiện trách nhiệm từ phía bên ngoài (sợ trách phạt, vì vâng lời, để được khen, vì là bé ngoan). Trẻ nêu được hậu quả nhưng không nhận mình phải chịu trách nhiệm và hành động cần thực hiện để sửa lỗi. Cháu M.Q nói “Nếu không ăn con sẽ bị đói” nhưng không xác nhận rẳng bản thân mình phải chịu trách nhiệm về cơ thể mình. Trong ba bài tập khảo sát, đa số trẻ thực hiện đúng công việc khi được nhắc nhở, hoàn thành với sự giúp đỡ hoặc chỉ hoàn thành phần việc cá nhân, không hỗ trợ nhóm; trẻ không tự nhận lỗi về mình ngay nhưng cũng đánh giá đúng khi được hỗ trợ của giáo viên. Trẻ thường vui vẻ hoàn thành công việc của mình, còn với công việc

chung thì chưa tự giác giúp đỡ các thành viên trong nhóm. Một số trẻ vẫn có các hành động gây nguy hiểm hoặc chưa tốt cho bản thân và bạn như vừa cầm kéo vừa khua khoắng, bôi tay lên mặt khi làm con rối hoặc lau vào quần áo; có trẻ ra sân tưới cây khi thấy những con kiến ở dưới gốc sẵn sàng dẫm chân lên cho kiến chết.

Mức độ thấp:

Các trẻ này kể được rất ít công việc cần phải làm (0-3 việc), chưa hiểu vì sao cần phải thực hiện công việc, chưa nhận ra được hậu quả và việc mình phải chịu trách nhiệm gánh vác, sửa chữa; có ý đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác. Khi thực hiện các bài tập khảo sát hành động và thái độ, trẻ có thể không làm hoặc bỏ dở công việc, đánh giá không đúng về kết quả của mình (trẻ không hoàn thành nhưng vẫn nói là mình hoàn thành). Trẻ chưa tự giác làm việc, không tự giác nhận lỗi về bản thân ngay cả khi có gợi ý. Ví dụ, B.N luôn làm theo ý mình trong các hoạt động, không hỗ trợ bạn trong nhóm, sẵn sàng rời bỏ công việc để chơi (đang lau đồ chơi, trẻ chuyển sang chơi búp bê, đang tưới cây, trẻ chuyển sang chơi xích đu).

b) Thực trạng mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi (tính theo tiêu chí)

Bảng 2.20. Thống kê điểm trung bình TTN của trẻ 5-6 tuổi (theo tiêu chí)


Loại trách nhiệm

Nhận thức

Hành động

Thái độ

TBC

Chỉ sổ


X

Chỉ số


X

Chỉ số


X

Trách nhiệm với bản thân

1.1

0.57

2.1

0.70

3.1

0.77


1.2

0.52

2.2

0.58

3.2

0.59


1.3

0.54

2.3

0.62

3.3

0.53


Σ

1.63

Σ

1.90

Σ

1.89

5.42

Trách nhiệm với người khác

1.4

0.54

2.4

0.60

3.4

0.57


1.5

0.47

2.5

0.53

3.5

0.55


1.6

0.50

2.6

0.62

3.6

0.53



Σ


1.51


Σ


1.75


Σ


1.65

4.91

Trách nhiệm với môi trường

1.7

0.51

2.7

0.59

3.7

0.59


1.8

0.52

2.8

0.57

3.8

0.53


1.9

0.51

2.9

0.64

3.9

0.58


Σ

1.55

Σ

1.80

Σ

1.70

5.05

Tổng điểm TBC



4.69


5.45


5.23

5.13

Điểm TBC nhận thức_TN của trẻ đạt 4.69, TBC hành động_TN của trẻ đạt 5.45, TBC thái độ_TN của trẻ đạt 5.23, đều ở mức trung bình. Trong đó, tổng điểm nhận thức về trách nhiệm với bản thân cao hơn tổng điểm nhận thức về trách nhiệm với người khác và môi trường, mức chênh lệnh là 0.12 và 0.08. Tổng điểm hành động trách nhiệm với bản thân cao hơn so với hành động trách nhiệm với người

khác 0.15 và cao hơn so với hành động trách nhiệm với môi trường 0.1. Tổng điểm thái độ trách nhiệm với bản thân cao hơn so với thái độ trách nhiệm với người khác

0.23 và cao hơn so với thái độ trách nhiệm với môi trường 0.15. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy, trẻ đã nhận ra được những công việc cần phải làm cho bản thân, người khác và môi trường nhưng số lượng công việc còn ít (chủ yếu từ 2 đến 5 việc), trẻ bước đầu hiểu lí do vì sao cần phải thực hiện các trách nhiệm của bản thân, nhưng các lí do nhiều trẻ đưa ra xuất phát từ động cơ bên ngoài: vâng lời hoặc tránh bị trách phạt (Cô bảo con, mẹ con bảo thế, nếu không làm thì bố đánh), để được khen. Bằng ba bài tập khảo sát, chúng tôi quan sát được hành động và thái độ thực hiện trách nhiệm của trẻ.

Điểm TBC hành động_TN và TBC thái độ_TN của trẻ cao hơn so với TBC nhận thức_TN, điều này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra, như trẻ giàu xúc cảm, thích bắt chước người lớn, thích được khen, có định hướng “em bé ngoan” nên trẻ sẽ làm các công việc mà được người lớn đánh giá là ngoan, là tốt.

Về loại trách nhiệm, ĐTB trách nhiệm với bản thân cao nhất (5.42), thứ hai là ĐTB trách nhiệm với môi trường (5.05), thứ ba là ĐTB trách nhiệm với người khác (4.91). Có thể thấy, ĐTB trách nhiệm với bản thân cao hơn hẳn, còn TN với người khác và môi trường có sự chênh lệch không đáng kể.

Khi trao đổi với trẻ, chúng tôi nhận ra số đông trẻ làm mọi việc là vì mình. Vì câu hỏi bắt đầu của chúng tôi là “Con CẦN PHẢI làm những việc gì cho con?”, nhiều trẻ đã kể tất cả các việc từ rửa bát, quét nhà, giúp mẹ trông em,… đều là những việc cho trẻ. Về trách nhiệm với người khác, trẻ thực hiện TN với người lớn vì sự vâng lời hoặc tránh bị trừng phạt, nhưng đối với các bạn, tính tự do tự nguyện cao hơn nên nhiều trẻ chưa thể hiện tốt. Kết quả quan sát cho thấy, trẻ vẫn còn tranh giành đồ chơi, không nhường nhịn nhau, đổ lỗi khi không hoàn thành nhiệm vụ chung, một số trẻ ở nông thôn có biểu hiện đánh bạn. Về TN với môi trường, nguyên nhân được tìm thấy trong quá trình khảo sát trẻ và quan sát hoạt động ở lớp là: ở lớp, trẻ chỉ được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên khi có hoạt động trong kế hoạch, và số lượng hoạt động trên tuần tương đối ít, trẻ có tham gia cùng cô thu dọn đồ dùng sau khi hoạt động nhưng chủ yếu là khi GV đề nghị. Ở nhà, ít trẻ được tự chăm sóc cây cối, con vật, đồ chơi và nơi hoạt động, một số gia đình trẻ không nuôi con vật và trồng cây, có gia đình bố trí đồ dùng không thuận tiện để trẻ có thể tự làm. Cháu MN01-TH nói “Thùng rác ở nhà con khó mở lắm, con không tự mở được”. Cháu MN02-S nói “Nhà con không có cây, cũng không nuôi con vật nào”. Theo trao đổi với PH, đa phần trẻ không có thói quen dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi

vì trẻ còn rất mải chơi, hành động theo xúc cảm, lúc thích thì dọn dẹp và hoàn thành rất nhanh các nhiệm vụ, lúc không thích thì nhắc nhở mãi vẫn không làm.

Phân tích mối tương quan giữa điểm TBC nhận thức_TN, TBC hành động_TN, TBC thái độ_TN và TBC_TTN bằng hàm CORREL cho kết quả nhận thức về trách nhiệm, hành động thực hiện trách nhiệm và thái độ trách nhiệm có mức độ tương chặt chẽ với nhau, điểm tương quan thấp nhất là 0.687 (giữa nhận thức và thái độ) ở mức tương quan cao, điểm tương quan cao nhất là 0.0.843 (giữa hành động và thái độ) ở mức tương quan rất cao. Hệ số tương quan giữa TBC nhận thức, TBC hành động, TBC thái độ với điểm TBC_TTN lần lượt là 0.889: 0.929 và 0.916, đều ở mức rất cao. Điều này cho thấy, nhận thức_TN, hành động_TN, thái độ_TN là ba yếu tố cấu thành nên TTN của trẻ em (xem bảng kiểm định mối tương quan trong phụ lục).

c) So sánh mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi theo khu vực và giới tính

Bảng 2.21. Thống kê điểm trung bình TTN của trẻ 5-6 tuổi theo khu vực và giới tính


Nhóm trẻ


n

(135)

Tiêu chí

Điểm TBC

Chênh

lệch X

Nhận thức

Hành động

Thái độ


X

SD


X

SD


X

SD


X

SD


Nam

72

4.48

1.69

5.22

1.43

5.04

1.42

4.92

1.36

0.45

Nữ

63

4.94

1.64

5.71

1.48

5.44

1.42

5.37

1.38

Thành phố

75

4.89

1.59

5.81

1.42

5.42

1.39

5.37

1.32

0.56

Nông thôn

60

4.44

1.75

5.01

1.41

4.99

1.45

4.81

1.41


X


4.69

1.68

5.45

1.47

5.23

1.43

5.13

1.39


Kết quả khảo sát cho thấy, TTN của trẻ 5-6 tuổi đạt mức trung bình. ĐTB chung là 5.13, ĐTB các tiêu chí nhận thức, hành động và thái độ trách nhiệm lần lượt là 4.69; 5.45 và 5.23, trong đó điểm nhận thức về trách nhiệm là thấp nhất. Điều này được tìm thấy ở cả hai nhóm trẻ nông thôn và thành phố, trẻ nam và trẻ nữ, đều có ĐTB nhận thức thấp hơn ĐTB hành động và thái độ. ĐTB nhận thức của nhóm trẻ nông thôn là 4.44, nhóm trẻ thành phố là 4.89, trong khi đó ĐTB hành động và thái độ của hai nhóm này lần lượt là 5.01 và 4.99; 5.81 và 5.42. ĐTB nhận thức của nhóm trẻ nam là 4.48, của nhóm trẻ nữ là 4.94; trong khi đó ĐTB hành động và thái độ của hai nhóm này lần lượt là 5.22 và 5.04; 5.71 và 5.44.

Chênh lệch điểm TBC giữa trẻ nam và trẻ nữ là 0.45, giữa trẻ thành phố và nông thôn là 0.56. Kết quả kiểm định chênh lệch GTTB tính trách nhiệm (Independent Samples Test) giữa trẻ nam và trẻ nữ: Sig. = 0.541>0.05 , giữa trẻ thành phố và nông thôn Sig. = 0.316 > 0.05 cho thấy chênh lệch điểm trung bình chung TTN giữa trẻ nam và trẻ nữ, trẻ nông thôn và trẻ thành phố không có ý nghĩa, kết quả chênh lệch là ngẫu nhiên.

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí