Trình Bày Được Đại Cương Về Thuốc Giải Biểu.


Tiểu trường khí thống giống chứng hàn phạm can kinh

IX. ĐẠI TRƯỜNG

a. Đại trường thấp nhiệt:

Thấp nhiệt ở đại trường hay gặp vào mùa hè thu gây hội chứng lỵ và ỉa chảy truyền nhiễm.

Biểu hiện lâm sàng: đau bụng, đi lỵ, mót rặn, đi cầu ra máu mũi, rát nóng hậu môn, nước tiểu đỏ ngắn, rêu lưỡi vàng dày.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp, hành khí.

b. Táo bón do dịch đại trường giảm

Do nhiệt kết bên trong (nhiệt kết trường vị), vị âm hư đi xuống đại trường. Hay gặp ở người già, phụ nữ sau khi đẻ và những người bị bệnh có sốt cao.

Biểu hiện lâm sàng: đại tiện táo khô, khó đi, nhiều ngày đi một lần, kèm hoa mắt, hôi miệng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Phương pháp chữa: nhuận tràng thông tiện.

X. BÀNG QUANG

Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 8

a. Bàng quang thấp nhiệt (viêm bang quang cấp, sỏi đường tiết niệu).

Biểu hiện lâm sang: tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt, nước tiểu vàng, đái đục, đái ra máu mủ hoặc ra sỏi, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp.

b. Bàng quang khí hóa thất thường: như đái són, đái nhiều, đái dầm, đái không tự chủ đều chữa vào thận do thận dương hư hay thận khí bất cố.



MỤC TIÊU:

CHƯƠNG V

PHÂN LOẠI THUỐC YHCT

I. THUỐC GIẢI BIỂU


Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được đại cương về thuốc Giải biểu.

2. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc Giải biểu.

3. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc Giải biểu.

4. Liệt kê được công năng chủ trị của các vị thuốc Giải biểu.


1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt…) ra ngoài bằng đường mồ hôi, chỉ dùng khi tà còn ngoài biểu.

2. Phân loại: Tùy theo tính chất, có thể chia thuốc giải biểu làm hai loại:

+ Phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu): là những thuốc có vị cay, tính ẩm. Nhóm này gồm các vị thuốc Quế chi, Ma hoàng, Gừng, Kinh giới, Tía tô, Hành, Hương nhu, Tế tân, Bạch chỉ, Phòng phong…

+ Phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu): là những vị thuốc giải biểu có vị cay, tính mát. Nhóm này gồm có Bạc hà, Tang diệp, Cúc hoa, Cát căn, Phù bình, Sài hồ, Thăng ma...

Phần lớn thuốc nhóm này có tác dụng hạ sốt, một số thuốc có tác dụng lợi tiểu, giải dị ứng.

Một số vị thuốc có thể dùng cho cả 2 loại cảm hàn và cảm nhiệt, như Bạc hà, Kinh giới.

3. Công năng chủ trị chung của các thuốc giải biểu:

3.1. Theo y học cổ truyền.

- Phát tán giải biểu: dùng trị các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt.

- Sơ phong giải kinh: dùng khi đau dây thần kinh, đau thần kinh liên sườn do hàn, co cứng cơ, đau gáy, đau lưng, liệt dây VII…

- Tuyên phế: dùng trị các chứng ho gió, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, khó thở do hàn, nhiệt làm phế khí không tuyên giáng.


- Giải độc, giải dị ứng, thúc đẩy ban chẩn mọc: trị các chứng mụn nhọt, sởi, đậu thời kỳ đầu.

- Hành thủy tiêu thũng: dùng trị chứng phù do viêm cẩu thận cấp (phong thúy), dị ứng nổi ban gây phù.

- Trừ thấp khớp: điều trị chứng tý (thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cấp).

3.2. Theo hiện đại:

Tinh dầu có khả năng sát trùng da và đường hô hấp, kích thích làm ra mồ hôi vì vậy các dược liệu có tinh dầu được sử dụng làm thuốc giải cảm, sát trùng, thuốc ho, dầu bôi xoa. Tinh dầu còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau, do đó được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy do hàn.

4. Tính chất chung:

Các thuốc giải biểu có vị tân, chủ tán. Phần lớn có chứa tinh dầu và quy vào kinh Phế.

5. Chú ý khi sử dụng:

- Chỉ dùng thuốc khi tả còn ở biểu. Nếu tà khí đã xâm nhập vào trong mà biểu chứng chưa hết thì phải phối hợp với các thuốc trị bệnh phần lý (hạ, thanh, ôn), gọi là biểu lý song giải. Để phát huy hiệu quả điều trị của thuốc, cần phối hợp với các nhóm khác tùy theo diễn biến của bệnh và triệu chứng cụ thể.

- Liều lượng thuốc thay đổi theo khí hậu: mùa nóng dùng liều nhỏ, mùa lạnh dùng liều cao hơn.

- Cần giảm liều thuốc giải biểu khi dùng cho phụ nữ mới sinh con, người già, trẻ em. Cần phối hợp với thuốc dưỡng âm, bổ huyết ích khí trên những đối tượng này.

- Vì khi vị của thuốc chủ thăng, chủ tán, làm ra mồ hôi, dễ hao tổn tân dịch, không nên dùng kéo dài, khi tả đã giải thì ngưng ngay, thường uống vài ba thang, sau đó gia giảm, điều chỉnh thành phần và liều lượng.

- Uống thuốc tân ôn giải biểu cần uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn mền kín để giúp ra mồ hôi tốt hơn.

- Với chứng cảm phong hàn, cần phân biệt 2 dạng: Biểu thực (không ra mồ hôi, mạch phù khẩn) dùng Ma hoàng, Tế tân. Biểu hư (có ra mồ hôi, mạch phù nhược) dùng Quế chi, Gừng.

- Đa số thuốc có chứa tinh dầu, thể chất mỏng manh, nên cần sắc nhanh, đậy kín nắp, để tránh thất thoát tinh dầu.

6. Kiêng kị: Không dùng thuốc giải biểu trong những trường hợp sau:

- Sốt không có biểu chứng; Tự hãn, đạo hãn do khí hư; Cao huyết áp hoặc xuất huyết vùng đầu; Thiếu máu, tiểu ra máu, nôn ra máu; Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban chẩn đã mọc, đã bay hết.


- Sốt do âm hư (mất nước, rối loạn điện giải), triều nhiệt, thời kỳ phục hồi sau các bệnh truyền nhiễm (giai đoạn âm hư).

II. CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


THUỐC PHÁT TÁN PHONG HÀN


1. QUẾ CHI: (Ramulus Cinnamomi)

Là cành non phơi khô của một số loại Quế như Quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia Presl.) Quế Quan (Cinnamomum zeylanicum Ness.), họ Long não (Lauraceae).

TVQK: Vị cay, ngọt, tính ẩm. Qui kinh Tâm, phế, Bàng quang

TPHH: Tinh dầu, tinh bột, chất nhày, tanin, chất màu, đường.

TDDLHD: Quế chi có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, gây giãn mạch, điều này chứng minh cho tính phát hãn giải biểu của vị thuốc.

Có tác dụng giảm đau, giải co quắp, điều này giải thích công năng thông dương khí, hành huyết, ẩm kinh, thông mạch. Ngoài ra, còn có tác dụng cường tim, kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nhu động dạ dày, ruột.

Ức chế hoạt động và sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn đường ruột, virus gây bệnh cảm cúm.

CNCT:

- Giải biểu tán hàn: dùng trị cảm phong hàn, biểu hiện sốt cao có rét run, không ra mồ hôi. Khi dùng, có thể phối hợp với Ma hoàng (bài Ma hoàng thang).

- Thông dương khí: dùng khi dương khí ứ trệ, gây ứ đọng nước trong cơ thể, dẫn đến phù nề.

- Ôn kinh thông mạch: dùng điều trị các bệnh phong hàn thấp trệ dẫn đến đau nhức xương khớp. Có thể phối hợp với Phòng phong, Phụ tử.

- Hành huyết, giảm đau: dùng trong các trường hợp bế kinh, ứ huyết của phụ nữ; trường hợp thai chết lưu trong bụng phối hợp với xạ hương; đau bụng do lạnh phối hợp với hương phụ.

- Làm ấm thận, hành thủy: dùng khi thận dương suy yếu, tiểu tiện bí tức, hen suyễn. Phối hợp với mộc thông, thông thảo, uy linh tiên.

LD: 4-20g

KK: Người có thấp nhiệt, âm hư, huyết khô nóng, đau bụng, phụ nữ có thai, xuất huyết không dùng.


2. GỪNG (Rhizoma Zingiberis)

Dùng thân rễ của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.) họ Gừng (Zingiberaceae). Dạng tươi là Sinh khương, khô là Can khương, qua bào chế là Bào khương, đốt cháy vỏ là Thán khương.

TH-CB: Thu hái mùa Thu đông, dùng tươi, phơi hay sấy khô. TVQK: Vị cay, tính nhiệt, qui kinh Tâm, phế, Tỳ, Vị, Thận. TPHH: Tinh dầu, nhựa dầu, tinh bột, chất cay.

TDDLHĐ: Nước Gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn, gây xung huyết ở dạ dày, có tác dụng cầm máu nhẹ. Nước Gừng ức chế một số vi khuẩn, vi trùng ở âm đạo. Có tác động chống ung thư trên chuột.

CNCT:

- Phát tán phong hàn: dùng trị cảm phong hàn. Có thể dùng 4g, sắc riêng, uống lúc nóng, hoặc phối hợp với Bạch chỉ, Kinh giới. Có thể dùng dự phòng cảm hàn bằng cách nhấm dần một miếng Gừng, hoặc uống một ly nước Gừng có thêm đường. Có thể dùng Gừng tươi giã nát, xát lên da khi bị cảm.

- Ôn vị, chi ẩu: khi đau bụng do hàn, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu, dùng Gừng nướng 1 củ. Giảm buồn nôn, ói mửa trong thời gian mang thai. Gừng đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi sanh bị cảm lạnh, khí huyết ứ tệ, đầy bụng, mặt nặng, chân lạnh. Trường hợp đau bụng dữ dội do hàn, đau lan ra lưng, sườn, thì dùng Sinh khương 8g, Ngải diệp 12g, Quế chi 12g, giấm ăn 15ml, sắc uống. Nếu bị tiêu chảy hoặc kiết lị, dùng Can khương 8g, tán nhỏ, ăn với nước cháo nóng.

- Hóa đờm, chi khái: dùng khi bị ho do viêm khí quản, phối hợp với Cam thảo. Gừng có tác dụng hóa đờm tốt, dùng khi bị trúng phong cấm khẩu, đờm đút tắc cổ họng.

Với trẻ nhỏ 1 tuổi bị ho, có thể nấu nước Gừng để tắm cho trẻ.

- Lợi niệu, tiêu phù: dùng bài Ngũ bì ẩm.

- Giải độc, khử trùng: dùng trị giun đũa chui lên ống mật hoặc tắc ruột do giun đũa. Trước tiên, cho người bệnh uống giấm thanh, sau uống nước cốt Gừng tươi.

- Sát trùng: nấu nước Gừng để rửa vết thương. Phối hợp Hoàng đằng để rửa khi bị khí hư, sảy ngứa.

- Tác động chống viêm tương tự như Ibuprofen, dùng trị viêm khớp, chống viêm.

- Giải độc Nam tinh, Bán hạ, dị ứng cua cá.

Ngoài ra, Gừng còn dùng để cứu gián tiếp lên các huyệt, làm phụ liệu để chế biến một số vị thuốc, gia vị chế biến thức ăn, nhất là với các thực phẩm có tính bán trệ.

LD: 4-12g


KK: Âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.


3. KINH GIỚI (Herba Elsholiziae ciliatae)

Dùng cành lá và ngọn có hoa của cây Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.) hoặc cây (E. cristata Willd.), họ Hoa môi (Lamiaceae).

TH-CB: Lúc trời khô áo cắt lấy đoạn cành nhiều lá và hoa, phơi hoặc sấy khô ở 40- 500C. Khi dùng rửa sạch, thái ngắn 2-3cm, có thể dùng sống, sao qua hoặc sao cháy cho bớt thơm cay.

TVQK: Vị cay, đắng, tinh ấm, quí kinh Phế, Can.

TPHH: Tinh dầu.

TDDLHĐ: Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, xúc tiến tuần hoàn máu và da, điều đó giải thích tính phát hãn, giải biểu của vị thuốc. Kinh giới còn có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn lao, tuy vậy trên lâm sàng rất ít dùng để trị lao.

CNCT:

- Giải cảm, phát hãn: dùng trị ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt. Có thể phối hợp Bạch chỉ để giải cảm phong hàn hoặc phối hợp Ngưu bàng tử, Bạc hà, Liên kiều, Cúc hoa khi bị cảm phong nhiệt.

- Giải độc: làm cho sởi đậu mọc, phối hợp với Cát căn, Ngưu bảng, Thuyền thoái. Khi bị dị ứng mẩn ngứa, dùng Kinh giới sao vàng uống hoặc sao lá Kinh giới với cám rồi xát nhẹ lên chỗ bị ngứa.

- Khử ứ, chỉ huyết: dùng Kinh giới sao cháy. Đặc biệt hiệu quả trong xuất huyết tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, băng lậu… Trong thời gian có kinh, nếu bị cảm, dùng Kinh giới sao uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng cao hiệu quả trị liệu.

- Khử phong, chỉ kinh: trị chứng trúng phong cấm khẩu, dùng 10g Kinh giới khô tán bột, phối hợp với 20ml rượu trắng, mỗi lần uống 5g với nước sôi để nguội và rượu. Hoặc dùng 100g Kinh giới tươi và 100g Bạc hà tươi, ép lấy dịch cốt hai thứ này, trộn đều, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê, uống dần trong ngày. Có thể áp dụng phương pháp này để trị trúng nắng.

- Lợi đại tiểu tiện: dùng khi đại tiểu tiện bị táo, phối hợp đồng lượng với Đại hoàng 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm Đại hoàng một nửa. Nếu bí đại tiện thì giảm Kinh giới một nửa, uống với nước ấm.

LD: 4- 16g tươi có thể 100g

KK: Những người biểu hư tự hãn, không ngoại cảm phong hàn thì không nên dùng.


4. TÔ DIỆP (Herba Perillae)


Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh) thu hái từ cây Tía tô (Perilla frutesscens (L) Britt) và cây (P. ocymoides L.), họ Hoa môi (Lamiaceae).

TH-CB: Thu hoạch vào mùa Hạ khi cành lá Tía tô mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi âm can đến khô.

TVQK: Vị cay tính ấm. Qui kinh Tỳ, Phế.

TPHH: Tinh dầu.

TDDLHĐ: Dịch chiết Tô diệp có khả năng làm tăng nhu động dạ dày, ruột, giãn phế quản, ức chế một số vi khuẩn đường ruột. Tinh dầu Tía tô có tác dụng diệt lỵ, amib.

CNCT: Tô diệp có công năng hành khí hòa vị, giải biểu tán hàn. Tô ngạnh có công năng lý khí khoan trung, chi thống, an thai.

- Giải cảm hàn, phát hãn, hạ nhiệt: dùng để hạ sốt, giảm đau nhức đầu và răng.

- Kiện vị chi ẩu: dùng khi tỳ vị ứ trệ đầy trướng, ăn uống không tiêu, buồn nôn. Có thể phối hợp Khương bào. Tô diệp được dùng khi bị ngộ độc cua, cá, thức ăn gây dị ứng, nôn mửa. Ngoài ra, còn dùng trị say tàu xe.

- Khử đồm chi khái: trị ho do ngoại cảm phong hàn

- Hành khí an thai: dùng khi can khí uất kết dẫn đến động thai. Khi có thai mà buồn nôn thì dùng Tô ngạnh, Bán hạ, Trần bì.

- Giải độc sát trùng: dùng Tô diệp và Tô ngạnh đốt xông khói hoặc nấu nước xông hơi để làm sạch môi trường trong nhà có người mắc bệnh sởi, đậu. Dùng lá Tía tô xoãn xát vào mụn cơm sẽ làm bay mụn cơm.

LD: 4-12g

KK: Những người ho khan, ho ra máu, âm hư nội nhiệt, biểu hư tự hãn, đạo hãn không phải ngoại cảm phong hàn không nên dùng.


5. HƯƠNG NHU (Herba Ocimi tenuiflori)

Dùng hoa và lá của cây Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L) hoặc cây (O. sanctum L.), họ Hoa môi (Lamiaceae).

TH-CB: Thu hái khi cây đang ra hoa, rửa sạch, cắt thành đoạn 3-4cm, phơi âm can đến khô.

TVQK: Vị cay tính ẩm. Qui kinh Phế, Vị.

TPHH: Tinh dầu chứa Eugenol.

TDDLHĐ: Tinh dầu Hương nhu có tác dụng làm giãn mạch máu ở thận, gây xung huyết, làm tăng áp lực lọc của thận, gây lợi tiểu.

- Có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như B, subtilis, Staphyto, aureus.


CNCT: phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy.

- Giải cảm hàn và cảm nhiệt: dùng khi sốt cao hoặc sốt có rét, đầu và mình đau nhức nặng nề, mồ hôi không ra. Có thể dùng lá hoặc cành Hương nhu mang hoa hãm riêng hoặc hãm chung với lá Trà xanh mà uống. Có thể phối hợp với Hậu phác mỗi thứ 12g trong bài Hương nhu ẩm. Có thể dùng cành có hoa của Hương nhu băng vào vùng trán, vùng đỉnh hoặc vùng thái dương khi bị đau đầu mùa hạ.

- Hỏa thấp kiện vị: khi ăn thức ăn sống lạnh dẫn đến đau bụng với triệu chứng thượng thổ hạ tả, có thể uống nước sắc Hương nhu với Tô diệp và vỏ cây Vối.

- Lợi niệu tiêu phù: đặc biệt hiệu quả với chứng phù vùng mặt. Dùng Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu 16g, sắc uống.

- Sát trùng: dùng nước sắc Hương nhu để rửa vết thương hoặc mụn nhọt lở loét. Tinh dầu Hương nhu có tác dụng sát trùng răng miệng.

- Giúp mọc tóc: lấy dịch cốt lá tươi bôi vào chỗ sẹo sẽ làm tóc lên nhanh, hoặc nấu nước lá và hoa Hương nhu, dùng để gội đầu trị rụng tóc.

LD: 4-42g

KK: Những người biểu hư, mồ hôi ra nhiều, ho lao mạn tính không dùng.


6. TÉ TÂN (Herba Asari)

Dùng toàn cây cả rễ của cây Bắc Tế tân (Asarum heterotropoides F. var. mandshuricum (Maxim.) Kitag.), cây Hán thành Tế tân (Asarum sieboldii Miq. Var. seoulense Nakai), họ Mộc thông (Aristolochiaceae).

TH-CB: Thu hoạch vào mùa Hạ và đầu mùa Thu khi quả chín, đào cả cây Tế tân, rửa sạch, phơi âm can.

TVQK: Vị cây tính ẩm. Quy kinh Thận, Phế, Tâm.

TPHH: Tinh dầu.

TDDLHĐ: Tế tân có tác dụng giảm đau hạ nhiệt. Tinh dầu Tế tân liều 0,2-0,5ml có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ gây sốt thực nghiệm. Tinh dầu Tế tân làm hạ huyết áp, chống viêm, nước sắc làm huyết áp tăng. Ngoài ra, còn có tác dụng ức chế từ cung cô lập của chuột. Dịch chiết Tế tân ức chế tụ cầu vàng, trực chuẩn lỵ, thương hàn. Dịch chiết Tế tân có tác động trên HVP (Human Virus Papillon) gây ung thư cổ tử cung.

CNCT:

- Giải cảm hàn: dùng trị cảm phong hàn, đầu đau mũi tắc. Có thể phối hợp Ma hoàng 4g, Phụ tử 12g, Tế tân 4g.

- Khử phong giảm đau: dùng trong bệnh đau đầu do suy nhược thần kinh, đau răng hôi miệng, đau nhức xương khớp.

- Khử ứ, chỉ khái: trị viêm khí quản mạn tính đờm nhiều mà loãng hoặc hen khí quản… có thể phối hợp với Phục linh, cam thảo, gừng, ngũ vị tử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023