Thực Trạng Giáo Dục Tính Trách Nhiệm Dựa Trên Quyền Trẻ Em Cho Trẻ 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non

Kết luận chương 1

1. TTN là một trong những phẩm chất tâm lí quan trọng của con người, giúp con người có thể cân bằng tốt hơn các mong muốn cá nhân với mong muốn của những người khác và có ý thức đóng góp tích cực cho xã hội. Nó không được hình thành một cách tự động mà được phát triển theo thời gian thông qua một quá trình giảng dạy, nêu gương, học tập và thực hành bền vững. Thế kỉ 21 là thế kỉ đã và đang xảy ra các vấn đề xã hội lớn, đòi hỏi sự chung tay và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân để đóng góp vào cộng đồng. Giáo dục TTN được xem là mục tiêu tối cao của giáo dục ở mọi cấp học, và phải bắt đầu từ thời thơ ấu.

2. TTN (Responsible being) là phẩm chất của cá nhân, thể hiện cá nhân đó ý thức được hành động muốn làm, cần phải làm phù hợp với vai trò xã hội và tự giác thực hiện, tự chịu hậu quả với hành động đã gây ra”. Cấu trúc TTN bao gồm các thành tố có mối liên quan chặt chẽ với nhau: nhận thức về trách nhiệm, hành động thực hiện trách nhiệm và thái độ trách nhiệm. Quá trình hình thành TTN diễn ra theo ba giai đoạn, bắt đầu từ nhận thức cảm tính (trẻ có nhận thức ban đầu về việc cần làm và xuất hiện nhu cầu, cảm xúc, mong muốn được làm việc), giai đoạn hai “Hành động” (trẻ hành động theo nhu cầu, xúc cảm của bản thân, dựa trên kinh nghiệm đã có), giai đoạn ba “Nhận thức lý tính và tự ý thức” (trẻ hiểu và tự giác thực hiện trách nhiệm của mình). Mỗi lần trải qua các giai đoạn này là một lần củng cố thêm cảm xúc, kĩ năng hành động, giúp trẻ ngày càng có ý thức hơn về trách nhiệm đối với bản thân, mọi người và môi trường xung quanh.

3. TTN không do bẩm sinh mà chỉ có thể hình thành bằng con đường giáo dục. Giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên QTE là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành ở trẻ ý thức về việc mình muốn làm, cần phải làm phù hợp với vị trí xã hội và tự giác thực hiện công việc, tự chịu hậu quả với việc đã gây ra. Quá trình này phải tương ứng với quá trình hình thành TTN, bắt đầu từ giáo dục nhu cầu, xúc cảm, mong muốn được làm việc cho trẻ; tiếp đến là tạo cơ hội cho trẻ hành động theo xúc cảm, nhu cầu của bản thân; từ đó hình thành ý thức thực hiện trách nhiệm (về cả nhận thức và thái độ) cho trẻ. Quá trình GDTTN diễn ra theo hướng trao quyền cho trẻ tự lựa chọn, tự nhận thức, giúp cho quá trình chuyển đổi nhận thức về trách nhiệm từ cảm tính sang lý tính, chuyển động cơ hành động thực hiện trách nhiệm từ bên ngoài vào bên trong, hình thành ý thức tự giác, tự nguyện.

3. Giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non dựa trên QTE đòi hỏi phải tố chức các hoạt động phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, trong đó có những hoạt động ưu thế là: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao

động. Trong quá trình tổ chức các hoạt động này, giáo viên phải quan tâm tới việc chuẩn bị các điều kiện phương tiện đảm bảo cho trẻ tự do, thoải mái thực hiện các trách nhiệm của mình, bao gồm: thế giới đồ vật, môi trường tự nhiên, phương tiện nghệ thuật, và hiện thực xã hội. Đồng thời, phối hợp sử dụng các phương pháp giáo dục nhận thức và giáo dục tính cách trong quá trình giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi.

4. Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDTTN cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên Quyền trẻ em, trong đó tính tích cực cá nhân trẻ có vai trò quyết định, giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động GDTTN cho trẻ theo định hướng của nhà trường; gia đình là lực lượng hỗ trợ đắc lực; môi trường giáo dục là phương tiện giáo dục cần thiết đảm bảo hiệu quả của quá trình giáo dục. Do vậy, cần phối hợp sử dụng hợp lí các yếu tố trên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM DỰA TRÊN QUYỀN TRẺ EM CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

2.1. Vấn đề giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong chương trình Giáo dục mầm non

2.1.1. Mục tiêu

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi (2010) đã có một số chỉ số liên quan đến TTN của trẻ, chủ yếu được thể hiện ở các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội như: Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng; Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày; Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc; Chỉ số 45. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn; Chỉ số 57. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày; Chỉ số 60. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn (Điều 6, chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi) (Xem thêm phụ lục 9).

Chương trình GDMN, văn bản hợp nhất 2021 xác định “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.”

Mục tiêu đã hướng tới hình thành phẩm chất nhân cách và những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ. Mục tiêu cụ thể được thể hiện trong các lĩnh vực phát triển như:

- Phát triển thể chất: Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân (tr34)

- Phát triển nhận thức: Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau (tr34)

- Phát triển ngôn ngữ: Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày (tr35)

- Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội: Có ý thức về bản thân; Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực; Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ; Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi (tr35).

- Phát triển thẩm mỹ: có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp (tr35).

Bên cạnh đó, kết quả mong đợi, chủ yếu là kết quả mong đợi ở lĩnh vực tình cảm- kĩ năng xã hội, cũng đề cập đến các chỉ số liên quan tới giáo dục TTN cho trẻ như sau:

Trách nhiệm với bản thân được thể hiện ở chỉ số về kĩ năng tự phục vụ, chăm sóc cơ thể (tr56-58, tr68): Tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khóa (phéc mơ tuya) (tr56); Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng; Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định; Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong dội/giật nước cho sạch (mục 2.1; tr57); Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo (mục 2.2; tr57); Biết chăm sóc cơ thể: Vệ sinh răng miệng, ra nắng đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh (mục 3.2; tr58); Thể hiện sự tự tin, tự lực: Tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi...) (mục 2.1, tr68); Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao (mục 2.2; tr68).

Trách nhiệm với người khác được thể hiện ở các chỉ số về kĩ năng ứng xử với cha mẹ, bạn bè, cô giáo: Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức (mục 1.5, tr68); Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (mục 3.3; tr69); Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép (mục 4.2; tr 69); Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác (mục 4.3; tr 69); Biết chờ đến lượt (mục 4.4; tr 69); Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn (mục 4.5; tr 69); Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn) (mục 4.6; tr 69).

Trách nhiệm với môi trường được thể hiện ở các chỉ số về kĩ năng và thái độ với môi trường: Đi vệ sinh đúng nơi quy định; Bỏ rác đúng nơi qui định; không nhổ bậy ra lớp (mục 3.2, tr58); Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng (mục 4.1; tr69); Quan tâm đến môi trường: Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc (mục 5.1; tr70); Bỏ rác đúng nơi quy định (mục 5.2; tr70); Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...) (mục 5.3; tr70); Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn (mục 5.4; tr70).

Như vậy, trong chương trình GDMN đã đề cập tới mục tiêu giáo dục TTN cho trẻ ở cả ba phương diện trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với người khác và trách nhiệm với môi trường. Mục tiêu giáo dục TTN được định hướng bởi mục tiêu chung “phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ”, “phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn” của trẻ, nhằm mang lại những điều tốt nhất cho trẻ em. Điều này cho thấy, mục tiêu của chương trình GDMN đã quan tâm tới giáo dục dựa trên Quyền trẻ em. Quan điểm này được khẳng định rất rõ trong Điều 33 về Quyền của trẻ em,

Điều lệ Trường mầm non, ban hành theo thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2020.

2.1.2. Nội dung

Chương trình GDMN, văn bản hợp nhất 2021, đặt ra yêu cầu về nội dung giáo dục trẻ mầm non: “Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông (…); thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống”, “Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.”

Nội dung giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi thể hiện trong chương trình GDMN:

Nội dung giáo dục trách nhiệm với bản thân xuất hiện rõ nhất trong nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe (tr41) và nội dung phát triển tình cảm kỹ năng xã hội (tr 50). Về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe có các nội dung: Thực phẩm và lợi ích của chúng đối với sức khỏe; sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật; tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; cách giữ gìn sức khỏe và an toàn như giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường; lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết; nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh; nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. Về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, có các nội dung: Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học; Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...); chủ động và độc lập trong một số hoạt động; mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.

Nội dung giáo dục trách nhiệm với người khác có trong nội dung giáo dục hành vi và quy tắc ứng xử (tr 51): Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự; Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình; Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn.

Nội dung giáo dục trách nhiệm với môi trường có trong nội dung phát triển nhận thức về động vật-thực vật (tr44), một số hiện tượng thiên nhiên (tr44); phát triển kĩ năng xã hội (tr51): Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường); Tiết kiệm điện, nước; Giữ gìn vệ sinh môi trường; Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối; Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương đất nước.

Có thể thấy, nội dung giáo dục TTN được lồng ghép trong các nội dung khác nhau của chương trình GDMN, trong đó nội dung giáo dục trách nhiệm với bản thân được thể hiện nhiều hơn so với nội dung giáo dục trách nhiệm với người khác và với môi trường. Điều này là phù hợp với khả năng của trẻ mầm non.

2.1.3. Phương pháp, biện pháp giáo dục TTN và hình thức đánh giá

Chương trình GDMN 2021 cũng xác định yêu cầu về phương pháp giáo dục: “Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.” Yêu cầu này là cơ sở định hướng quá trình giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là phải quan tâm tới xây dựng môi trường hoạt động, tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Về hình thức đánh giá, Chương trình GDMN 2021 quy định “Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp để đánh giá trẻ: Quan sát, Trò chuyện, phân tích sản phẩm hoạt động, Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm, trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ. Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ.” Quy định này định hướng cho việc lựa chọn hình thức đánh giá TTN của trẻ 5-6 tuổi cần kết hợp giữa quan sát, sử dụng bài tập khảo sát, trao đổi với cha mẹ để thu được kết quả khách quan, giúp cho giáo viên có thể điều chỉnh kế hoạch giáo dục.

Phân tích chương trình GDMN cho thấy, chương trình đặc biệt quan tâm đến hình thành phẩm chất nhân cách cho trẻ em, và chú trọng đến những đức tính tốt đẹp: đối với mọi người xung quanh (ông bà cha mẹ, thầy cô, bạn bè, anh chị em) biết yêu thương, kính trọng, yêu quý; đối với bản thân mình phải thật thà, tự tin, ham hiểu biết, thích đi học; đối với môi trường biết yêu thích cái đẹp; chăm sóc bảo vệ động thực vật. Phương pháp giáo dục chú trọng tổ chức các hoạt động thực tiễn “học mà chơi” và gắn với cuộc sống thực của trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của chính trẻ em. Đây là những yếu tố liên quan và là cơ sở giáo dục TTN cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non.

2.2. Thực trạng giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên Quyền trẻ em ở trường mầm non hiện nay

2.2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

2.2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức và việc thực hiện giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên ở trường mầm non.

- Khảo sát nhận thức và việc thực hiện giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi của cha mẹ/người giám hộ.

- Đánh giá mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi.

2.2.1.3. Đối tượng khảo sát

- 120 GVMN đã có kinh nghiệm dạy lớp MGL ít nhất 2 năm.

- 135 trẻ 5-6 tuổi: trong đó có 75 trẻ thành phố (37 trẻ nam, 38 trẻ nữ), 60 trẻ nông thôn (35 trẻ nam, 25 trẻ nữ). tổng số trẻ nam là 72, tổng số trẻ nữ là 63.

Bảng 2.1. Thống kê nhân khẩu học khách thể tham gia khảo sát


STT

Địa bàn

Trường

Lớp

Tổng số

trẻ

Nam

Nữ

1


Thành phố

MN01

Mon4

23

11

12

2

Mon5

27

13

14

3

MN02

Bambi

25

13

12


Tổng

75

37

38

4


Nông thôn

MN05

A2

30

19

11

5

A5

30

16

14


Tổng

60

35

25

Tổng số trẻ hai địa bàn khảo sát

135

72

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 8


- 135 phụ huynh (là cha/mẹ/người nuôi dưỡng của các trẻ này).

2.2.1.4. Tiến hành khảo sát

a) Khảo sát giáo viên

- Khảo sát bằng phiếu điều tra (phiếu online và phiếu giấy): Phiếu hỏi được thiết kế gồm 13 câu hỏi dành cho GVMN về TTN, biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và những thuận lợi, khó khăn của GVMN trong quá trình giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi.

- Quan sát hoạt động của GVMN: Người nghiên cứu tiến hành quan sát 42 hoạt động GVMN tổ chức cho trẻ tham gia ở trường mầm non, để từ đó phân tích

các biện pháp giáo dục TTN dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi mà GVMN đã thực hiện.

b) Khảo sát phụ huynh

Sử dụng phiếu điều tra nhằm thăm dò ý kiến phụ huynh về giáo dục TTN cho trẻ 5-6 tuổi và đánh giá của họ về TTN của trẻ trong gia đình, với 5 câu hỏi về biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi; nội dung, biện pháp giáo dục TTN cho trẻ của cha mẹ và nội dung, cách thức phối hợp với nhà trường. Việc lấy ý kiến đánh giá của phụ huynh được thực hiện trước khi phỏng vấn trẻ.

c) Khảo sát trẻ 5-6 tuổi

Để đánh giá mức độ trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi chúng tôi sử dụng bốn phương pháp chính:

- Phỏng vấn trẻ: Sử dụng hệ thống câu hỏi kết hợp hình ảnh nhằm đánh giá hiểu biết của trẻ về trách nhiệm với bản thân, với người khác và với môi trường, tìm hiểu số lượng các việc trẻ tự làm được, mục đích trẻ làm công việc đó, suy nghĩ của trẻ về trách nhiệm và chịu trách nhiệm.

- Sử dụng bài tập khảo sát: Việc khảo sát bằng bài tập được tiến hành dựa trên 3 hoạt động mà người nghiên cứu đưa ra, liên quan đến học tập, vui chơi và lao động nhằm đánh giá biểu hiện trách nhiệm của trẻ về nhận thức, hành động và thái độ, đối với bản thân, người khác và môi trường.

- Quan sát: Việc quan sát được thực hiện trên 3 hoạt động bất kì (học tập, vui chơi, lao động, ăn trưa, ngủ trưa,…). Người quan sát ghi chép lại các sự kiện và các biểu hiện hành vi, thái độ của trẻ khi thực hiện các trách nhiệm của mình trong các hoạt động ở trường mầm non theo 18 biểu hiện về hành động và thái độ trách nhiệm. Thông tin quan sát được sử dụng để phân tích định tính.

- Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu trường hợp được tiến hành bằng quan sát trong ba ngày trên ba trẻ (một trẻ nam và hai trẻ nữ) nhằm phân tích biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi. Ba trẻ này là: MN01- BNA, MN02-VGH, MN05-TBT. Tiêu chí để lựa chọn ba trẻ này như sau: ba trẻ hoàn toàn bình thường về sự phát triển tâm sinh lý; ba trẻ có điểm TBC tính trách nhiệm ở ba mức độ Cao, trung bình, thấp; điểm TBC tính trách nhiệm của ba trẻ này ở ngưỡng điểm thấp ở mỗi mức độ; trong ba trẻ có trẻ nam và trẻ nữ; ít nhất một trong ba trẻ có đặc điểm cá nhân hoặc gia đình khó tác động (Ví dụ: trẻ có cá tính đặc biệt, trẻ có anh chị em sinh đôi, quan niệm giáo dục của gia đình trẻ mang tính áp đặt).

2.2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá

A.Tiêu chí đánh giá

Để đánh giá mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi, luận án sử dụng ba tiêu chí đánh giá đã trình bày ở chương 1, bao gồm:

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí