Cha Mẹ Coi Trọng Nhóm Giá Trị Quyền Lực, Quyền Uy Và Thành Đạt


MỤC TIÊU GIÁO DỤC

GIÁ TRỊ CHO CON

r = 0.231**

r = 0.262**

r = 0.127*

r = 0.464**

r = 0.400**


R = 0.312**

r = 0.466**

r = 0.469**


r = 0.238 **

r = 0.182**


r = 0.145*

r = 0.267**

1. Cha mẹ coi trọng nhóm giá trị Quyền lực, quyền uy và thành đạt

1. Cha mẹ hướng con tới mẫu người Quyền

lực, quyền uy và thành đạt

2. Cha mẹ hướng con tới mẫu người Công

bằng, nhân ái và khoan dung

2. Cha mẹ coi trọng nhóm giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung

3. Cha mẹ hướng con tới mẫu người

Truyền thống, tuân thủ và an toàn

3. Cha mẹ coi trọng nhóm giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn

4. Cha mẹ hướng con tới mẫu người

Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới

4. Cha mẹ coi trọng nhóm giá trị Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới


ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA CHA MẸ

Biểu đồ 4.4. Mối tương quan giữa Định hướng giá trị của cha mẹ và Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình

Ghi chú: mức ý nghĩa p* < 0.05; p** < 0.01

1. Người có sự thành công và có tầm ảnh hưởng, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội hiện đại; có quyền lực xã hội, uy tín và sự giàu có; biết hưởng thụ và tận hưởng cuộc sống.

2. Người nhân ái, khoan dung, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống tình nghĩa và được mọi người tin tưởng; Đề cao sự công bằng, bình đẳng xã hội, hòa bình thế giới, sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

3. Người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; Coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội.

4. Người độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự lựa chọn mục tiêu, tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu; Hứng thú trải nghiệm những điều mới lạ và các thách thức trong cuộc sống, có một cuộc sống phong phú và sôi động.


Qua biểu đồ 4.4 cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm giá trị cha mẹ coi trọng với định hướng giáo dục giá trị cho trẻ, cụ thể là: nhóm giá trị Quyền lực, quyền uy và thành đạt mà cha mẹ coi trọng, có tương quan với việc họ xác định mục tiêu hướng con tới người quyền lực, quyền uy và thành đạt (r = 0.231; p = 0.000), và người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r = 0.262; p = 0.000).

Tiếp đến là cha mẹ coi trọng giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung, có tương quan với 3 mẫu người mà họ hướng tới giáo dục con là người công bằng, nhân ái và khoan dung (r = 0.464; p = 0.000); người truyền thống, tuân thủ và an toàn (r = 0.400; p = 0.000) và người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r = 0.0312; p = 0.000).

Bên cạnh đó, cha mẹ coi trọng giá trị Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có tương quan với việc xác định mục tiêu hướng con tới công bằng, nhân ái và khoan dung (r = 0.182; p = 0.000), truyền thống, tuân thủ và an toàn (r = 0.145; p < 0.05) và người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r = 0.267; p = 0.000).

Đặc biệt, cha mẹ coi trọng giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn,có tương quan với việc hướng con tới cả 4 mẫu người nêu trên (với hệ số tương quan r lần lượt = 0.127; 0.466; 0.469; 0.238; p < 0.05 và p < 0.01).

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những mối tương quan nhất định giữa định hướng giá trị của cha mẹ với việc ĐHGDGT cho trẻ em. Tuy nhiên, ảnh hưởng của yếu tố này đến ĐHGDGT cho trẻ ở mức độ nào, kết quả được thể hiện qua việc phân tích hồi quy đa biến dưới đây:

Bảng 4.17. Dự báo ảnh hưởng của ĐHGT của cha mẹ đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình


Định hướng giá trị của cha mẹ

Cha mẹ định hướng con tới mẫu người Quyền lực,

quyền uy và thành đạt


R2


R2Δ


F


Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn

hóa



B

SE

β

t

p

0.054

0.046

6.948

2.72

0.27


5.262

0.000

Quyền lực, quyền uy

và thành đạt


0.27

0.08

0.22

3.308

0.001

Tự chủ, mạo hiểm

và khám phá cái mới

0.03

0.07

0.03

0.482

0.630

Định hướng giá trị của cha mẹ

Cha mẹ định hướng con tới mẫu người công bằng,

nhân ái và khoan dung

0.253

0.243

27.150

1.82

0.29


6.214

0.000

Công bằng, nhân

ái và khoan dung


0.31

0.09

0.26

3.360

0.001

Truyền thống, tuân

thủ và an toàn

0.33

0.10

0.27

3.328

0.001

Tự chủ, mạo hiểm và khám phá

cái mới


0.01


0.05


0.01


0.193


0.847

Định hướng giá trị của cha mẹ

Cha mẹ định hướng con tới mẫu người truyền thống,

tuân thủ và an toàn

0.229

0.219

23.839

2.22

0.29


7.633

0.000

Công bằng, nhân

ái và khoan dung


0.15

0.09

0.13

1.676

0.095

Truyền thống, tuân

thủ và an toàn

0.45

0.09

0.38

4.602

0.000

Tự chủ, mạo hiểm và khám phá

cái mới


-0.02


0.05


-0.02


-0.411


0.681

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình - 17


Định hướng giá trị của cha mẹ

Cha mẹ định hướng con tới mẫu người tự chủ, mạo hiểm và

khám phá cái mới

0.167

0.153

12.054

1.45

0.41


3.533

0.000

Quyền lực, quyền uy

và thành đạt


0.25

0.07

0.20

3.193

0.002

Công bằng, nhân

ái và khoan dung


0.40

0.12

0.27

3.267

0.001

Truyền thống, tuân

thủ và an toàn

-0.03

0.13

-0.02

-0.247

0.806

Tự chủ, mạo hiểm và khám phá

cái mới


0.14


0.07


0.12


1.905


0.058


Bảng số liệu cho thấy, trong việc định hướng con tới mẫu người Quyền lực, quyền uy và thành đạt (Người có sự thành công và có tầm ảnh hưởng, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội hiện đại; có quyền lực xã hội, uy tín và sự giàu có; biết hưởng thụ và tận hưởng cuộc sống), nhóm hai yếu tố là các giá trị mà cha mẹ coi trọng gồm Quyền lực, quyền uy và thành đạt, Truyền thống, tuân thủ và an toàn, R2 = 0.046, F(2, 242) = 6.948, p < 0.01, có khả năng dự báo 4.6% biến thiên

bộ dữ liệu. Trong đó chỉ có yếu tố Quyền lực, quyền uy và thành đạt mà cha mẹ coi trọng, có khả năng dự báo ảnh hưởng đến việc họ định hướng cho con trở thành mẫu người có các giá trị này (β = 0.22; t = 3.308; p = 0.001).

Bên cạnh đó, mô hình gồm 3 nhóm giá trị cha mẹ coi trọng là Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ mạo hiểm và khám phá cái mới, R2 = 0.243, F(3, 241) = 27.150, p < 0.01, có khả năng dự báo 24.3% ảnh hưởng tới việc họ đặt mục tiêu hướng con trở thành người Công bằng, nhân ái và khoan dung (Người nhân ái, khoan dung, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống tình nghĩa và được mọi người tin tưởng; Đề cao sự công bằng, bình

đẳng xã hội, hòa bình thế giới, sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống). Trong đó, nhóm giá trị mà cha mẹ coi trọng là Công bằng, nhân ái và khoan dung = 0.26; t = 3.360; p = 0.001), Truyền thống, tuân thủ và an toàn = 0.27; t = 3.328; p = 0.001) là hai yếu tố có khả năng dự báo ảnh hưởng tới việc cha mẹ định hướng con trở thành mẫu người này.

Trong việc định hướng con trở thành người Truyền thống, tuân thủ và an toàn (Người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; Coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội), nhóm 3 yếu tố gồm các giá trị cha mẹ coi trọng là Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ mạo hiểm và khám phá cái mới, R2 = 0.219, F(3, 241) = 23.839, p <0.01, có khả năng dự báo 21.9% biến thiên bộ dữ

liệu. Trong đó, chỉ có yếu tố Truyền thống, tuân thủ và an toàn có khả năng dự báo ảnh hưởng đến việc cha mẹ định hướng cho con trở thành mẫu người này (β = 0.38; t = 4.602; p = 0.000).

Cuối cùng, mô hình gồm 4 nhóm giá trị cha mẹ coi trọng là Quyền lực, quyền uy và thành đạt; Công bằng, nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, R2 = 0.153, F(4, 240) = 12.054, p < 0.01, có khả năng dự báo 15.3% ảnh hưởng tới việc cha mẹ đặt mục tiêu hướng con trở thành người Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (Người độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự lựa chọn mục tiêu, tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu; Hứng thú trải nghiệm những điều mới lạ và các thách thức trong cuộc sống, có một

cuộc sống phong phú và sôi động). Trong bốn yếu tố này, Quyền lực, quyền uy và thành đạt (β = 0.20; t = 3.193; p = 0.000), Công bằng, nhân ái và khoan dung (β = 0.27; t = 3.267; p = 0.000), có khả năng dự báo ảnh hưởng đến việc cha mẹ định hướng cho con trở thành mẫu người này.

Như vậy từ kết quả phân tích trên cho thấy, yếu tố định hướng giá trị của cha mẹ có ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình, cụ thể là cha mẹ có xu hướng hướng tới các giá trị mà họ coi trọng để giáo dục cho con.

Ảnh hưởng ĐHGT của cha mẹ đến việc lựa chọn giá trị và phương pháp giáo dục cho trẻ

- Mối tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và các giá trị được lựa chọn để giáo dục trẻ

Bảng 4.18. Tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và nhóm giá trị cha mẹ lựa chọn giáo dục cho con


Định hướng giá trị của cha mẹ

Nhóm giá trị cha mẹ lựa chọn giáo dục cho con

Quyền lực, quyền uy và

thành đạt

Công bằng, nhân ái và

khoan dung

Truyền thống, tuân thủ và

an toàn

Tự chủ, mạo hiểm và khám

phá cái mới

Quyền lực, quyền uy và

thành đạt

0.576**

0.089

0.099

0.325**

Công bằng, nhân ái và

khoan dung

0.054

0.587**

0.539**

0.338**

Truyền thống, tuân thủ

và an toàn

0.020

0.527**

0.542**

0.278**

Tự chủ, mạo hiểm và

khám phá cái mới

0.231**

0.313**

0.266**

0.422**

Ghi chú: mức ý nghĩa p* < 0.05; p** < 0.01


Kết quả bảng 4.18 cho thấy, nhóm giá trị cha mẹ coi trọng là Quyền lực, quyền uy và thành đạt có mối tương quan thuận có ý nghĩa về mặt thống kê với các giá trị mà họ hướng tới giáo dục con là Quyền lực, quyền uy và thành đạt (r = 0.576; p = 0.000), và Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới(r = 0.325; p = 0.000).

Bên cạnh đó, nhóm giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung mà cha mẹ coi trọng, có tương quan thuận với các nhóm giá trị mà họ lựa chọn để giáo dục con đó là: Công bằng, nhân ái và khoan dung (r = 0.587; p = 0.000); Truyền thống, tuân thủ và an toàn (r = 0.539; p = 0.000; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r = 0.338; p = 0.000).

Tiếp đến là cha mẹ coi trọng giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn;có tương quan với Công bằng, nhân ái và khoan dung (r = 0.527; p = 0.000); Truyền thống, tuân thủ và an toàn (r = 0.542; p = 0.000);Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r = 0.278; p = 0.000).

Cuối cùng, cha mẹ coi trọng giá trị Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, có tương quan với cả 4 nhóm giá trị mà họ lựa chọn để giáo dục con (r = 0.231; 0.313; 0.266; 0.422; p = 0.000). Như vậy, kết quả này phần nào cho thấy các giá trị

tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới không đi ngược lại với các giá trị truyền thống, tuân thủ và an toàn hoặc công bằng nhân ái và khoan dung. Những cha mẹ coi trọng giá trị tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới vẫn hướng tới giáo dục con các giá trị về lòng nhân ái, tính kỷ luật, sự công bằng bình đẳng.

- Mối tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và các phương pháp được lựa chọn để giáo dục trẻ

Xét mối tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ với việc lựa chọn các phương pháp giáo dục cho trẻ, kết quả cho thấy:

Bảng 4.19. Tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và mức độ lựa chọn các PPGD giá trị cho trẻ trong gia đình


Định hướng giá trị của cha mẹ

Các phương pháp giáo dục giá trị mà cha mẹ lựa chọn

Phương pháp phân tích, giải

thích

Phương pháp làm gương

Phương pháp nêu gương

Phương pháp khen

thưởng

Phương pháp

trừng phạt

Phương pháp tổ

chức hoạt động trải nghiệm

Quyền lực, quyền uy

và thành đạt

0.055

0.024

0.008

0.022

0.175**

-0.021

Công bằng, nhân ái

và khoan dung

0.404**

0.408**

0.320**

0.400**

-0.154*

0.432**

Truyền thống, tuân

thủ và an toàn

0.348**

0.407**

0.366**

0.325**

-0.096

0.294**

Tự chủ, mạo hiểm và

khám phá cái mới

0.265**

0.312**

0.215**

0.229**

0.049

0.181**

Ghi chú: mức ý nghĩa p* < 0.05; p** < 0.01


Như vậy, có sự tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa ĐHGT của cha mẹ và các phương pháp giáo dục mà họ lựa chọn để giáo dục trẻ trong gia đình, cụ thể như sau:

Trong số các nhóm giá trị mà cha mẹ coi trọng, nhóm giá trị Quyền lực, quyền uy và thành đạt có hệ số tương quan với phương pháp trừng phạt (r = 0.175; p = 0.000), và không có mối tương quan với 5 phương pháp còn lại.

Mối tương quan thuận giữa giá trị mà cha mẹ coi trọng là Công bằng, nhân ái và khoan dung với 5 phương pháp họ lựa chọn là tổ chức hoạt động trải nghiệm (r = 0.432; p = 0.000), phương pháp làm gương (r = 0.408; p = 0.000); phương pháp phân tích giải thích (r = 0.404; p = 0.000); phương pháp khen thưởng (r = 0.400; p = 0.000); phương pháp nêu gương (r = 0.320; p = 0.000). Và có hệ số tương quan nghịch với phương pháp trừng phạt (r = - 0.154; p < 0.05). Điều này cho thấy, với những cha mẹ coi trọng giá trị công bằng, nhân ái và khoan dung thì họ không lựa chọn việc trừng phạt trách mắng, đòn roi để giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình.

Bên cạnh đó, cha mẹ coi trọng giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn hệ số tương quan thuận với phương pháp phân tích (r = 0.348; p = 0.000); phương pháp làm gương (r = 0.407; p = 0.000); phương pháp nêu gương (r = 0.366; p = 0.000); phương pháp khen thưởng (r = 0.325; p = 0.000); phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm (r = 0.294; p = 0.000). Tuy nhiên, cha mẹ coi trọng nhóm giá trị này lại không có tương quan với phương pháp trừng phạt.

Cuối cùng, cha mẹ coi trọng giá trị Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới có tương quan với phương pháp phân tích giải thích (r = 0.265; p = 0.000), phương pháp làm gương (r = 0.312; p = 0.000), phương pháp nêu gương (r = 0.215; p = 0.000), phương pháp khen thưởng (r = 0.229; p = 0.000), phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm (r = 0.181; p = 0.000), và yếu tố này không có mối tương quan với phương pháp giáo dục trừng phạt.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những mối tương quan nhất định giữa định hướng giá trị của cha mẹ với các giá trị cha mẹ lựa chọn và các phương pháp giáo dục của cha mẹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của yếu tố này đến mức độ nào, kết quả phân tích hồi quy được thể hiện qua bảng sau:

- Dự báo ảnh hưởng của ĐHGT của cha mẹ đến việc lựa chọn các giá trị và phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ

Tiến hành kiểm tra mức độ ảnh hưởng giữa ĐHGT của cha mẹ với việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con qua phép phân tích hồi quy đa biến, kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023