Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Các Lực Lượng Giáo Dục Trong Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Thực Hiện Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mẫu Giáo Lớn

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Trẻ mẫu giáo lớn có những yếu tố cá nhân cần được phát huy trong hoạt động GD. Đó là: Khả năng tự chủ, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và vui chơi nói chung, hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng. Muốn tăng cường vai trò chủ thể của trẻ trong hoạt động GD, GV cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Tổ chức các hoạt động GD phù hợp đặc điểm tâm lý tuổi mầm non.

Tạo được hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động, các nội dung, tình huống học tập giáo dục kỹ năng giao tiếp.

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp phong phú, đa dạng, hấp dẫn tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn. Chú trọng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động chơi và trải nghiệm.

GV chú ý đến việc định hướng các giá trị đạo đức và giá trị KNS cho trẻ.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức các hoạt động GD phù hợp đặc điểm lứa tuổi mầm non: Trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu hình thành những phẩm chất nhân cách đầu tiên vì vậy vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp trở nên rất quan trọng.

GV nên áp dụng phương pháp dạy học là kết hợp chơi mà học, học mà chơi. Khi thiết kế các hoạt động dạy học nội dung giáo dục giao tiếp, thì GV cần phải thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, không dập khuôn cứng nhắc hay áp đặt. Trẻ làm quen, tiếp cận và tiếp thu kiến thức trong một không gian thoải mái thì kết quả đạt được sẽ tốt. Trong học tập và vui chơi, GV khơi dậy tiềm năng của trẻ, thu hút đông đảo trẻ mẫu giáo lớn tham gia và tạo cho trẻ sự yêu thích, hứng thú hoạt động của giờ học.

Để tạo được hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động, các nội dung, tình huống học tập giáo dục kỹ năng giao tiếp, GV nghiên cứu xây dựng nội dung hoạt động GD phù hợp với đặc điểm của trẻ mẫu giáo lớn. Để xây dựng tốt nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp, GV cập nhật thông tin, kiến thức phong phú, trong đó bao gồm cả kiến thức về chuẩn mực đạo đức, kiến thức xã hội gần gũi với cuộc sống của các em trong mối quan hệ ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội... cũng như những tri thức cơ bản về giao tiếp cho trẻ. Những kiến thức đó phải chứa đựng yếu tố tự nhiên, không gian thoải mái để các em luôn có cái nhìn mới về bài học và ham mê khám phá.

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp phong phú, đa dạng, hấp dẫn, ví dụ sinh động kết hợp với các tình huống giao tiếp sẽ phát huy cao vai trò chủ động của trẻ khi các em tham gia vào các hoạt động, bài giảng.

Tạo điều kiện để trẻ mẫu giáo lớn phát huy năng lực: Sau khi chuẩn bị nội dung phong phú, hình thức phù hợp, trong quá trình tổ chức, GV chú ý khơi dậy tiềm năng của từng trẻ, phát huy năng lực sẵn có của các em, giúp các em phát triển năng lực cá nhân. Thực hiện việc cá biệt hoá, động viên, khích lệ những trẻ yếu kém, mắc nhiều khuyết điểm, tạo ra sự hòa đồng, làm cho các em không mặc cảm để tự tin trong giao tiếp.

GV chú ý đến việc định hướng các giá trị đạo đức và giá trị KNS cho trẻ mẫu giáo lớn, từ đó HS tự nguyện, tự giác tập luyện, rèn luyện có hiệu quả. Quá trình này, nhiều khi đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên của GV.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Hoạt động phải tạo ra hứng thú để thu hút trẻ tham gia thông qua các hoạt động giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp.

Giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng, có nghệ thuật tổ chức và điều khiển lớp học một cách hiệu quả.

3.2.6. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Tổ chức các lực lượng hỗ trợ tương tác với nhau trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm hướng tới xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp rộng, thống nhất, có sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội. Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn và nâng cao được hiệu quả của hoạt động GD.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục khác nhau nhưng đều có chung một mục đích hướng tới GD hoàn thiện nhân cách cho con người. Để tổ chức các lực lượng hỗ trợ, tương tác với nhau trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp, các lực lượng này phải có sự thống nhất về nội dung và phương pháp GD.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Về phía nhà trường: Quan tâm tới vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn. GV thiết kế nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua các tình huống (cho trẻ sắm vai, trải nghiệm tình huống, tìm giải pháp ứng xử, giao tiếp). Giao tiếp không phải là cái gì đó rất xa xôi, khó thực hiện khi dạy trẻ. Nó bắt đầu từ những điều thực tế, những tình huống cụ thể trong cuộc sống.

GV cần xây dựng qui tắc, qui định giao tiếp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ mẫu giáo lớn tránh áp lực cho trẻ.

Cô giáo là những người làm gương trong giao tiếp của trẻ luôn gần gũi, cởi mở, trò chuyện, động viên trẻ tạo môi trường thân thiết, môi trường giao tiếp tự nhiên và hiệu quả.

Tổ chức các hoạt động thực tế dã ngoại, vui chơi giải trí, sinh hoạt tập thể… Qua đó, trẻ tiếp cận và tiếp thu kiến thức, hình thức kỹ năng giao tiếp từ chính các hoạt động thực tế đó.

Chủ động phối hợp trong hệ thống chính trị, tuyên truyền, vận động các lực lượng trong XH tham gia vào quy trình GD bằng cả tinh thần, vật chất. Tạo ra cơ chế phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả trong toàn XH.

Về phía gia đình: Gia đình là một bộ phận mật thiết của GD, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành nhân cách và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn. Sinh hoạt, nếp sống của mỗi thành viên trong gia đình có ảnh hưởng nhất định tới định hướng phát triển của trẻ. Chính vì vậy, giữa nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất nội dung, yêu cầu, biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặc biệt, tạo các điều kiện GD cần thiết liên quan đến nội dung GD với nhà trường. Đó là: - Dành thời gian để đôn đốc - kiểm tra - theo dõi sự biến đổi trong giao tiếp, cách cư xử, hành vi, thái độ,...của trẻ.

Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo lớn, cha mẹ cần định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức của các em. Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình luôn làm gương cho con em trong các hoạt động, trong cuộc sống. Thực hiện những chuẩn mực đạo đức và cách ứng xử có văn hóa.

Khuyến khích những thái độ, hành vi tốt trong giao tiếp của trẻ. Thiết lập cách giao tiếp trong gia đình phù hợp chuẩn mực đạo đức.

Thường xuyên có sự phản ánh, liên hệ với nhà trường và giáo viên để tham gia vào quá trình GD trẻ.

Về phía các tổ chức và lực lượng xã hội: Cơ chế hoạt động trong hệ thống chính trị là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, tổ chức đoàn thể phối hợp và nhân dân làm chủ. Từ cơ chế này, sự tham gia vào quá trình GD nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng ở mỗi địa phương sẽ ở những góc độ khác nhau. Nhưng trước hết, trong hệ thống chính trị và các lực lượng XH cần có sự thống nhất cao về nhận thức, quán triệt sâu sắc GD là nhiệm vụ của toàn XH; chúng ta đang tiến tới việc XH hóa GD và xây dựng XH học tập. Có tạo ra sự nhận thức thống nhất ấy, mới tạo ra được sự thống nhất trong hành động, trong thể hiện trách nhiệm với GD.

Tạo các điều kiện phát triển các cơ sở GD, phát triển GD ở địa bàn trong đó có giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Đặc biệt thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhà trường, coi trách nhiệm GD nói chung và giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng không phải chỉ của nhà trường mà của ngay chính tổ chức mình.

Hội cha mẹ phụ huynh, hội khuyến học và các tổ chức chính trị - xã hội, XH, nghề nghiệp... cần có sự quan tâm sát sao tới GD nói chung và giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng; quan tâm tới các hành vi của trẻ, kịp thời thông báo cho gia đình, với nhà trường những hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức. Phối hợp để tạo ra nhiều sân chơi, văn hóa lành mạnh cho trẻ được học tập, vui chơi, thông qua đó các trẻ biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống. Các tổ chức xã hội cần có chương trình hành động cụ thể, phối hợp với nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em.

Trong hoạt động GD nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng, các lực lượng lao động trong XH cần có sự ủng hộ tích cực về cơ sở vật chất, tài chính cho sự phát triển GD, tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức khác.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần nhận thức đúng về vai trò, vị trí của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng cơ chế và các biện pháp phối hợp đúng đắn trong việc chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

Trong quá trình phối hợp, nhà trường huy động sự tham gia, phối hợp tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức phối hợp tất cả các lực lượng GD, thường xuyên giữ mối liên hệ với các gia đình.

3.2.7. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng tới kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

3.2.7.1.. Mục tiêu của biện pháp

Thiết kế được kế hoạch giáo dục mà nội dung hướng tới kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

Thiết kế được kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn theo các bước:

- Nghiên cứu xác định mục tiêu chung kỹ năng cần hình thành ở trẻ mẫu giáo lớn.

Đây là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng giúp giáo viên định hướng toàn bộ hoạt động giáo dục, xác định rõ công việc cần làm và mức độ thực hiện.

- Thiết kế kịch bản

Hình thành những biểu tượng sơ đẳng về kỹ năng giao tiếp cần giáo dục cho trẻ trên cơ sở lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp với kỹ năng cần giáo dục cho trẻ.

Ở bước này giáo viên thiết kế bài giảng điện tử sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử mang hình ảnh động trên những câu chuyện, bài thơ về kỹ năng cần giáo dục cho trẻ để trẻ mẫu giáo có thể quan sát dưới dạng phim hoạt hình sẽ gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc, trẻ sẽ nhớ mãi góp phần hình thành những biểu tượng sơ đẳng về kỹ năng ở trẻ.

Thiết kế các câu hỏi đàm thoại, trò truyện với trẻ, hướng dẫn trẻ trong suốt quá trình giáo dục kỹ năng cho trẻ

Đây là bước quan trọng để góp phần giáo dục hiệu quả những kỹ năng giao tiếp ở trẻ.

Hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng giao tiếp, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục trẻ.

Với mỗi nội dung giáo dục kỹ năng có các thao tác thực hiện khác nhau, giáo viên cần xác định cụ thể các bước hướng dẫn trẻ, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, sao cho phù hợp với nội dung giáo dục.

Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho quá trình tổ chức thực hiện như máy tính, máy chiếu, đồ dùng, của cô, của trẻ…

Xây dựng kế hoạch rèn luyện để hình thành các kỹ năng

Xác định thời gian rèn luyện các thao tác mà trẻ thu nhận được để chuyển từ nhận thức thành kỹ năng cho trẻ mẫu giáo lớn.

3.2.7.3. Cách tiến hành

Thiết kế kế hoạch giáo dục mà nội dung hướng tới kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn có thể theo lược đồ sau

Tên kế hoạch giáo dục kỹ năng………… Đề tài…………………

Chủ đề……………….. Ngày thực hiện

Dự kiến thời gian thực hiện

1. Mục đích yêu cầu……………….

- Kiến thức

- Kỹ năng

- Thái độ

2. Chuẩn bị

- Địa điểm

- Đồ dùng, đồ chơi

Phương pháp, hình thức tổ chức…………………..

3. Cách tiến hành


Hoạt động của cô

Yêu cầu cần đạt được ở trẻ

Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ quan sát các hành vi giao tiếp qua phương tiện mà cô thiết kế hoặc sưu tầm.

- Cô trình bày, giảng giải cho trẻ hiểu

Hoạt động 2: Đàm thoại, trò chuyện

- Trò chuyện, đàm thoại với trẻ xung quanh hoạt động mà trẻ quan sát

- Hình thành những biểu tượng sơ đẳng về kỹ năng cần giáo dục

Hoạt động 3: Nhận xét hành vi giao tiếp

- Cô và trẻ cùng phân tích xem hành vi giao tiếp đó đúng hay sai? Nếu sai phải sửa như thế nào?

Hoạt động 4: Đưa ra nội dung cần giáo dục kỹ năng giao tiếp

- Hướng dẫn trẻ thực hiện theo các bước tùy thuộc vào từng nội dung kỹ năng giao tiếp

Hoạt động 5: Củng cố, khắc sâu.

- Chơi trò chơi có nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp

- Nhận xét, nhắc nhở trẻ


- Trẻ quan sát


- Trẻ trả lời câu hỏi của cô

- Có được những biểu tượng sơ đẳng về kỹ năng giao tiếp


- Trẻ quan sát

- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn của cô.


- Trẻ thực hiện


- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 11

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

Giáo viên phải là người có chuyên môn vững, giáo viên phải là người có năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, năng lực tổ chức, điều khiển, năng lực sử dụng máy tính và các phần mềm phục vụ quá trình thiết kế bài giảng.

Chuẩn bị các phương tiện dạy học: Bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục: máy tính, máy chiếu, hình ảnh, với mỗi nội dung sẽ có các phương tiện giáo dục tương ứng, đồ dùng, đồ chơi.

*Mối quan hệ giữa các biện pháp

Giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn có mối quan hê ̣ thống nhất vớ i nhau, ràng buộc lẫn nhau, bổ sung kết quả cho nhau và

điều kiên

củ a nhau nhằm thực hiên

có hiêu

quả muc

tiêu giáo duc

kỹ năng giao

tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn. Trong đó, biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL thông qua hoạt động dạy và học trên lớp, tăng cường tổ chức các hình thức giao tiếp phong phú và đa dạng nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi giao tiếp cho trẻ MGL, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL thông qua hoạt động chơi, xây dựng kế hoạch giáo dục hướng tới kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL là những biện pháp chính, cơ bản để giáo dục hiệu quả kỹ năng giao tiếp. Những biện pháp còn lại, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, biện pháp tăng cường tính tự chủ của trẻ trong giao tiếp và phối hợp thống nhất giữa các lực lượng giáo dục là những biện pháp hỗ trợ, bổ sung. Các biện pháp trên là cơ sở tiền đề cho việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả.

3.3. Khảo nghiệm mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm xác định mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu lớn trường mầm non quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Xin ý kiến của giáo viên mầm non khối mẫu giáo lớn ở 4 trường khảo sát về mức độ phù hợp và tính khả thi của đề tài.

3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm

Đối tượng tiến hành khảo nghiệm gồm 70 CB, giáo viên khối mẫu giáo lớn trường mầm non:

+ Trường mầm non Sao Sáng 3 (319 Đà Nẵng - Ngô Quyền - Hải Phòng)

+ Trường mầm non Sao Sáng 4 (54 Nguyễn Bình - Đổng Quốc Bình - Ngô Quyền - Hải Phòng)

+ Trường Mầm non Đồng Tâm (247 Lạch Tray –Ngô Quyền – Hải Phòng)

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí