Các Lực Lượng Tham Gia Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Thcs Thành Phố Hưng Yên,

Bảng 2.5: Các lực lượng tham gia giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên,

tỉnh Hưng Yên



STT


Nội dung khảo sát

Ý kiến

Đồng ý

Không

Đồng ý

Phân

vân

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường




1

Đoàn, Đội trong nhà trường

64

(98,5%)

0

(0%)

1

(1,5%)

2

Tổ chuyên môn

64

(98,5%)

0

(0%)

1

(1,5%)

3

Giáo viên chủ nhiệm

65

(100%)

0

(0%)

0

(0%)

Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường




4

Gia đình học sinh

62

(95,5%)

0

(0%)

3

(4,5%)

5

Chính quyền địa phương và các tổ chức

chính trị - xã hội

62

(95,5%)

0

(0%)

3

(4,5%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 9

Đối với các lực lượng giáo dục trong trường, tính đồng thuận cao với tỉ lệ các ý kiến đồng ý là 98,5% đến 100%. Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng giáo dục có 100% ý kiến đánh giá có tham gia vào các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm. Có 1 ý kiến phân vân đối với vai trò của tổ chức Đoàn, Đội và của tổ chuyên môn trong hoạt động giáo dục này.

Đối với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, ý kiến đánh giá thấp hơn nhưng thống nhất đều ở mức 95,5% đồng ý. Có 3 ý kiến chiếm 4,5% có sự phân vân khi đánh giá vai trò tham gia giáo dục của gia đình học sinh, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội khác. Để làm rõ thông tin thực trạng, chúng tôi đã phỏng vấn cô N.T.T.H - giáo viên trường THCS

Lợi với câu hỏi: Theo cô, gia đình học sinh, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội có vai trò như thế nào đối với việc giáo dục các quyền và bổn phận của học sinh trong nhà trường? Câu trả lời chúng tôi nhận được như sau: vai trò của các lực lượng giáo dục rất quan trong không chỉ với giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Đặc biệt đối với việc giáo dục các quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm thì sự tham gia của các lực lượng này có ý nghĩa quyết định sự thành công của các hoạt động giáo dục đó.

Như vậy, kết quả kháo sát thực trạng giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đã được tổ chức thực hiện tại các trường THCS thành phố Hưng Yên. Kết quả khảo sát cho thấy có những dấu hiệu tích cực như giáo viên cũng khá tường minh về ý nghĩa, nội dung và các phương thức giáo dục. Tuy nhiên vẫn có những nhận định khác nhau và thể hiện một số giáo viên còn băn khoăn, chưa hiểu rõ về việc thực hiện giáo dục các quyền và bổn phận của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

2.3. Thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lí giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để thực hiện tốt nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh cần có được kế hoạch giáo dục phù hợp. Chính vì vậy việc lập kế hoạch có vai trò quan trọng trong công tác quản lí các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục quyền và bổn phận nói riêng. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng lập kế hoạch tại các trường THCS TP Hưng Yên chúng tôi đã tiến hành khảo sát 15 CBQL với câu hỏi số 2 tại phụ lục 2. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Thực trạng lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên‌‌


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện


TBC

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

Căn cứ khi xây dựng kế hoạch









1

Phân tích thực trạng các hoạt động giáo

dục các quyền và bổn thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường


3


20.0


10


66.7


3


20.0


2.1


2

Phân tích kế hoạch chung của ngành, của trường từ đó xây dựng kế hoạch

giáo dục quyền và bổn phận.


1


6.7


11


73.3


3


20.0


1.9


3

Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa

xã hội của địa phương để biên soạn kế hoạch phải đảm bảo sự phù hợp.


2


13.3


10


66.7


3


20.0


1.9

4

Xác định các điều kiện cần thiết cho

giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.

1

6.7

12

80.0

1

6.7

1.9

Yêu cầu khi lập kế hoạch quản lí









5

Kế hoạch có khả thi về mặt thời gian, hợp lý về mặt nguồn lực thực hiện, phù hợp về điều kiện hoàn cảnh của đơn vị, đảm bảo tính vừa sức, tính

logic khoa học


5


33.3


10


66.7


0


0.0


2.3

6

Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, kế

thừa, toàn diện và trọng tâm

2

13.3

11

73.3

2

13.3

2.0


7

Kế hoạch phản ánh được mối liên hệ

giữa các thành tố cấu trúc của quá trình giáo dục


5


33.3


10


66.7


0


0.0


2.3


8

Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp của Hiệu trưởng, bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất, phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục các quyền và bổn phận của học sinh

thông qua hoạt động trải nghiệm.


3


20.0


10


66.7


2


13.3


2.1

Kết quả khảo sát thực trang cho thấy khi lập kế hoạch, HT các trường THCS đã có sự xác định các căn cứ để lập kế hoạch. Với mức điểm trung bình từ 1.9 đến 2.1, trong đó các Hiệu trưởng đã chú trọng “Phân tích thực trạng các hoạt động giáo dục các quyền và bổn thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường” để lên kế hoạch phù hợp. Các thao tác như “Phân tích kế hoạch chung của ngành, của trường từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận”, “Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương”, “Xác định các điều kiện giáo dục như: cơ sở vật chất, ngân sách, thời gian, huy động sự phối hợp các lực lượng giáo dục ở trong và ngoài nhà trường” cũng đã được chú ý với mức điểm TB là 1.9.

Khi tự đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của việc lập kế hoạch, HT các trường THCS đánh giá “Kế hoạch có khả thi về mặt thời gian, hợp lý về mặt nguồn lực thực hiện, phù hợp về điều kiện hoàn cảnh của đơn vị, đảm bảo tính vừa sức, tính logic khoa học” và “Kế hoạch phản ánh được mối liên hệ giữa các thành tố cấu trúc của quá trình giáo dục” với điểm TB là 2.3. Đối với 2 nội dung này 100% các đồng chí HT từ đánh giá mức rất tốt hoặc Tốt, không có ý kiến đánh giá ở mức chưa tốt. Đối với nội dung “Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, kế thừa, toàn diện và trọng tâm ở những thời điểm khác nhau để có thể linh hoạt trong tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch” có 02 ý kiến tự đánh giá chưa tốt, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đ/c Đ.T.N - HT trường THCS Nguyễn Quốc Ân và cô giáo

V.T.H - GV trường THCS Nguyễn Quốc Ân với câu hỏi: Thầy cô đánh giá như thế nào về việc lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh ở nhà trường? Câu trả lời thu được như sau: đ/c Đ.T.N cho rằng kế hoạch giáo dục của nhà trường là chung, hầu như chưa có lập kế hoạch giáo dục các quyền và bổn phận riêng cho học sinh nên trong thực tế triển khai sẽ có những bất cập hoặc không khả thi do có sự khác biệt giữa kế hoạch giáo dục với thực tế. Tuy nhiên chúng tôi vẫn cố gắng điều chỉnh hải hòa nhất để phát huy tối đa hiệu quả

giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm phù hợp. Bản thân cô V.T.H cũng cho rằng nhà trường chưa có kế hoạch riêng đối với nội dung này nên trong quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn do chưa có sự thống nhất. Đây cũng là vấn đề thực tế đáng quan tâm tại các trường THCS TP Hưng Yên.

2.3.2. Thực trạng tổ chức giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 3 phần phụ lục 2. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện


TBC

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

1

Phổ biến các yêu cầu và mục tiêu

của kế hoạch giáo dục

3

20.0

11

73.3

1

6.7

2.1


2

Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở

vật chất, tài chính


2


13.3


11


73.3


2


13.3


2.0

3

Thành lập ban tổ chức các hoạt động

giáo dục quyền và bổn phận trẻ em

2

13.3

10

66.7

3

20.0

1.9


4

Định rõ tiến trình, thời gian thực hiện, thời gian bắt đầu và thời hạn

kết thúc các hoạt động giáo dục


1


6.7


12


80


2


13.3


1.9

5

Bồi dưỡng năng lực giáo dục quyền

và bổn phận cho giáo viên

3

20.0

12

80.0

0

0.0

2.2


6

Huy động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trên địa bàn phối hợp giáo dục quyền và bổn phận

trẻ em


2


13.3


11


73.3


2


13.3


2.0

Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy HT trường THCS đã chú trọng việc “Bồi dưỡng năng lực giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh bằng cách cung cấp các tài liệu để giáo viên tự học hoặc mời các chuyên gia tập huấn cho giáo viên cách tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh” với điểm TB cao nhất là 2.2, trong đó có 20% ý kiến đánh giá mức rất tốt và 80% ý kiến đánh giá mức tốt, không có ý kiến đánh giá ở mức chưa tốt. 2 nội dung “Thành lập ban tổ chức các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm do Hiệu trưởng làm trưởng ban” và “Định rõ tiến trình, thời gian thực hiện, thời gian bắt đầu và thời hạn kết thúc các hoạt động để các lực lượng tham gia có sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ” có điểm TB thấp nhất ở mức 1.9. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi đã phỏng vấn đ/c Q.T.Q - HT trường THCS Hồng Châu với câu hỏi: trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm, đồng chí thấy bản thân gặp khó khăn gì? Câu trả lời chúng tôi ghi nhận được như sau: Nhìn chung việc tổ chức các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác, chúng tôi không thành lập ban chỉ đạo riêng. Chúng tôi có giới thiệu tài liệu cho giáo viên nghiên cứu để áp dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên việc tự học của mỗi giáo viên là khác nhau nên năng lực cũng không đồng đều. Đây cũng là những thông tin hữu ích về thực trạng đối với tác giả nghiên cứu đề tài.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS TP Hưng Yên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 4 phần phụ lục 2. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện


TBC

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%


1

Chỉ đạo việc thực hiện giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua các hoạt động

thực tế, tham quan, cắm trại


2


13.3


12


80.0


1


6.7


2.1


2

Chỉ đạo thực hiện giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua các trò chơi, diễn đàn,

giao lưu


4


26.7


8


53.3


3


20.0


2.1


3

Chỉ đạo thực hiện giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua các hoạt động sân khấu

hóa, trình diễn


4


26.7


9


60.0


2


13.3


2.1


4

Chỉ đạo thực hiện giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua các hoạt động tình nguyện, nhân đạo,

thực hành lao động


3


20.0


11


73.3


1


6.7


2.1


5

Chỉ đạo thực hiện giáo dục quyền

và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua dự án, hoạt động sáng tạo


2


13.3


12


80.0


1


6.7


2.1

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy điểm TBC của các nội dung chỉ đạo đều ở mức 2.1, tuy số lượng ý kiến ở các mức độ có sự khác biệt. Có 3 ý kiến cho rằng việc “Chỉ đạo thực hiện giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học

sinh thông qua các trò chơi, diễn đàn, giao lưu” thực hiện chưa tốt. Kết quả này có sự mâu thuẫn với khảo sát thực trạng hình thức tổ chức trên của GV. Đa số GV đánh giá cao việc thực hiện nội dung này của bản thân trong khi công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng thì tỉ lệ các ý kiến đánh giá chưa tốt lại ở mức cao nhất. Nội dung chỉ đạo “Chỉ đạo thực hiện giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua các hoạt động sân khấu hóa, trình diễn” có tỉ lệ ý kiến chưa tốt ở mức 2 với 2 ý kiến. Để làm phong phú thêm các thông tin về thực trạng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 đ/c CBQL là P.T.H - HT trường THCS Hiến Nam và Đ.T.A.T - HT trường THCS Liên Phương với câu hỏi như sau: Thầy cô gặp những khó khăn gì trong công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh của nhà trường? Câu trả lời ghi nhận được như sau: Thực tế triển khai các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh của nhà trường, chúng tôi không có điều kiện để tổ chức đủ các loại hình hoạt động theo hướng trải nghiệm. Một số ít nội dung chưa bao giờ thực hiện do vậy chúng tôi cũng không xác định được mình có thể làm tốt được không. Ví dụ như các hoạt động dự án, sáng tạo, hoạt động tình nguyện nhân đạo để giáo dục các quyền và bổn phận là chưa thực hiện trong thực tế.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường THCS TP Hưng Yên, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 5 phần phục lục 2. Kết quả khảo sát như sau:

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí