Nhận Thức Của Cha Mẹ Về Các Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Trong Gia Đình


Biểu đồ 4 3 Nhận thức của cha mẹ về các phương pháp giáo dục giá trị cho 1

Biểu đồ 4.3. Nhận thức của cha mẹ về các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình


Nhìn chung các phụ huynh đều đánh giá là họ biết đến các phương pháp GDGT cho trẻ trong gia đình. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về mức độ điểm trung bình giữa các phương án được lựa chọn. Điều này phản ánh mức độ hiểu biết khác nhau của cha mẹ về các phương pháp GDGT cho trẻ, cụ thể là:

Phương pháp làm gương được cha mẹ đánh giá cao nhất với ĐTB = 4.00. Trên thực tế, đây là một phương pháp giáo dục truyền thống mà nhiều phụ huynh cũng đã được các thế hệ trước (ông/bà) giáo dục bằng phương pháp này. Vì vậy, đa số cha mẹ đều cho rằng để giáo dục con có được những giá trị tốt đẹp thì cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải là tấm gương cho con noi theo. Tiếp đến là hai phương pháp giáo dục giá trị có mức độ đánh giá tương đương nhau là phương pháp khen thưởng nêu gương (với ĐTB = 3.93 và 3.91). Khen thưởng, biểu dương khi trẻ làm điều tốt để trẻ tiếp tục phát huy những giá trị tích cực đó. Đồng thời, đây cũng là một nhu cầu được ghi nhận ở trẻ. Bên cạnh đó phương pháp “nêu gương” cũng được các bậc cha mẹ đánh giá cao, cha mẹ có thể đưa ra những dẫn chứng là tấm gương tốt từ truyền thống gia đình, từ môi trường xung quanh, bên ngoài xã hội… để trẻ noi theo những hành động đẹp.

Với phương pháp phân tích, giải thích có mức độ đánh giá thấp hơn (với ĐTB = 3.73). Cha mẹ dùng lời lẽ để phân tích, giảng giải cho con hiểu về những điều tốt - xấu, đúng - sai trong cuộc sống, truyền dạy cho con các giá trị trong từng tình huống cụ thể để trẻ hiểu và làm theo. Cũng như những phương pháp trên, phương pháp phân tích, giải thích cũng có những hiệu quả tích cực nhất định, bởi vậy vẫn được duy trì trong việc giáo dục trẻ em trong xã hội hiện đại.

Ngược lại với phương pháp khen thưởng nhằm khuyến khích trẻ phát huy giá trị tốt, thì phương pháp trừng phạt lại nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi xấu ở trẻ (ĐTB = 3.66). Điều này cho thấy, phương pháp này vẫn còn phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam, bằng cách: cha mẹ sử dụng các hình phạt với mức độ khác nhau để trừng phạt trẻ.

Và ở mức độ thấp nhất là phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm (ĐTB

= 3.36). Phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong giáo dục giá trị cho trẻ, bởi trẻ được va vấp với thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm từ chính những thành công hay thất bại của mình, vì vậy trẻ sẽ thấm nhuần và nhớ lâu hơn về những giá trị mà mình đã học được. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ có thể chỉ là những tình huống đơn giản, ngẫu nhiên diễn ra hàng ngày, hoàn toàn phụ huynh có thể thực hiện được. Song nhiều phụ huynh chưa biết rõ có thể bởi lý do: họ chưa thực sự hiểu đúng về phương pháp trải nghiệm và cho rằng phương pháp này khó, phức tạp, tốn nhiều công sức, thời gian và họ khó có khả năng thực hiện:“Giờ chị chỉ muốn con học hành thật giỏi, thỉnh thoảng cho đi chơi đây đó cho biết, hoặc có chăng thì cho đi chơi cùng nhà trường có sự quản lý các cháu, chứ chị cũng không có thời gian để đưa cháu đi” (Nữ, 35 tuổi, giáo viên).

Nhìn chung có sự chênh lệch trong mức độ nhận thức của cha mẹ về các phương pháp GDGT cho trẻ em. Trong đó, các phương pháp giáo dục truyền thống được nhiều cha mẹ biết đến và nhận thức rõ như: làm gương, khen thưởng, nêu gương. Và để hiểu cụ thể mức độ nhận thức của cha mẹ về các phương pháp GDGT với mức độ áp dụng các phương pháp trên như thế nào để GDGT cho trẻ đạt hiệu quả, kết quả được thể hiện qua bảng 4.11 dưới đây:

Bảng 4.11. Các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em mà cha mẹ lựa chọn


Các phương pháp giáo dục giá trị mà

cha mẹ lựa chọn

ĐTB

ĐLC

ĐTB

chung

ĐLC

chung


1. Phương pháp phân tích, giải

thích

Phân tích, giảng giải điều hay lẽ phải

cho con

4.01

0.71


3.80


0.66

Giải thích cho con về ý nghĩa của

những hành vi và thái độ đúng đắn

3.74

0.69

Tâm sự, chia sẻ với con về những hiểu

biết và kinh nghiệm của cha mẹ

3.66

0.72


2. Phương pháp làm

gương

Làm gương cho con noi theo qua giao

tiếp ứng xử với mọi người

3.84

0.74


3.91


0.69

Làm gương cho con bằng việc thăm hỏi, chăm sóc ông/bà, cha mẹ, người

thân trong gia đình.

3.97

0.68

3. Phương pháp

nêu gương

Nêu những tấm gương từ truyền thống

gia đình cho con noi theo

3.88

0.72


3.84


0.69

Nêu những tấm gương người tốt việc

tốt trong xã hội để giáo dục con

3.80

0.76

4. Phương pháp

khen thưởng

Khen ngợi, khích lệ khi con có những

hành vi tốt

3.79

0.76


3.83


0.74

Khen thưởng khi con đạt thành tích tốt

3.88

0.75

5. Phương pháp

trừng phạt

Trách mắng và phạt con khi con có

những hành vi không tốt

3.42

0.82


2.91


0.86

Sử dụng hình phạt thân thể đòn roi khi

con có thái độ và hành vi không đúng

2.40

0.93


6. Phương pháp tổ chức

hoạt động trải nghiệm

Cho con tham gia vào các công việc gia đình phù hợp như nấu ăn, vệ sinh

nhà cửa…

3.98

0.75


3.68


0.68

Cho con tham gia vào các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ những người có

hoàn cảnh khó khăn.

3.56

0.78

Khuyến khích con tham gia các hoạt

động sinh hoạt cộng đồng, làng xóm.

3.36

0.81

Khuyến khích con tham gia vào các

hoạt động phong trào ở trường lớp.

3.82

0.73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Ghi chú: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Điểm càng cao, mức độ áp dụng càng cao

Qua bảng số liệu cho thấy, cha mẹ lựa chọn cao nhất là phương pháp làm gương (ĐTB = 3.91). Cụ thể là cha mẹ “làm gương cho con bằng việc chăm sóc ông bà cha mẹ, người thân trong gia đình” với ĐTB = 3.97, và “làm gương cho con qua giao tiếp ứng xử với mọi người, với ĐTB = 3.84. Điều này cho thấy, sự gương mẫu của cha mẹ tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử của trẻ. Việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, người thân của các thành viên trong gia đình không chỉ tạo ra bầu không khí gia đình hòa thuận, ấm áp, tin tưởng đối với trẻ, mà qua đó trẻ còn học hỏi cách ứng xử, cách quan tâm đến nhau từ cha mẹ của mình. Từ đó, các em lĩnh hội được các giá trị về sự quan tâm chăm sóc, tình cảm gia đình và mở rộng ra là lòng nhân ái yêu thương đối với mọi người xung quanh [31, 41].

Tiếp đến là hai nhóm phương pháp mà cha mẹ lựa chọn tương đương nhau là “nêu gương” (ĐTB = 3.84) và “khen thưởng” (ĐTB = 3.83). Cũng giống như làm gương, phương pháp nêu gương giúp trẻ hình thành nên các giá trị thông qua cơ chế bắt chước, noi theo tấm gương của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, phương pháp khen thưởng còn tạo động lực cho trẻ thực hiện những hành vi tích cực, phấn đấu trong học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách tốt. Chính vì vậy, cha mẹ lựa chọn việc khen thưởng khi con đạt thành tích tốt (với ĐTB = 3.88), và khen ngợi, khích lệ khi con có những hành vi tốt (với ĐTB = 3.79), họ đánh giá đây là phương pháp hiệu quả để giáo dục các giá trị tốt cho con.

Phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn với ĐTB = 3.68, mặc dù cha mẹ đánh giá ít biết đến nhất nhưng kết quả này cho thấy đây là phương pháp được nhiều cha mẹ lựa chọn. Trong môi trường gia đình, có rất nhiều các hoạt động khác nhau mà cha mẹ cần cho trẻ tham gia cùng để trải nghiệm. Qua đánh giá của cha mẹ cho thấy, nội dung mà cha mẹ thường hướng tới là cho con tham gia vào các công việc gia đình phù hợp như nấu ăn, vệ sinh nhà cửa… (ĐTB = 3.98), và khuyến khích con tham gia vào các hoạt động phong trào ở trường lớp (ĐTB = 3.82). Khi tham gia vào các công việc này, trẻ sẽ biết san sẻ giúp đỡ công việc cho cha mẹ, đồng thời sẽ hình thành kỹ năng và ý thức trách nhiệm tự chăm sóc bản thân khi trưởng thành. Các em sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi, phát triển các kĩ năng, rèn luyện sự khéo léo, tính bền bỉ và tinh thần trách nhiệm.

Trong số các nhóm phương pháp được nêu trên, trừng phạt là phương pháp giáo dục mà cha mẹ ít lựa chọn nhất (ĐTB = 2.91). Cụ thể cha mẹ sử dụng hình

phạt thân thể đòn roi khi con có thái độ và hành vi không đúng (ĐTB = 2.40)và trách mắng và phạt khi con có những hành vi không tốt (ĐTB = 3.42). Trên thực tế, việc cha mẹ trách mắng con, phạt con là để trẻ nhận lỗi với các hành vi không đúng, vì vậy có 34.9% ý kiến cha mẹ đánh giá giống và 13.65% rất giống với họ. Tuy nhiên, trên thực tế với việc sử dụng hình phạt thân thể đòn roi vẫn có 8.2% ý kiến cha mẹ đánh giá giống và 5.5% rất giống với họ khi lựa chọn hình thức này để giáo dục trẻ. Có thể nói đây là cách thức không phù hợp, đi ngược lại với các quan điểm tâm lý giáo dục đã chỉ ra vì trong nhiều trường hợp, cha mẹ không kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân khi kỷ luật trẻ; điều này tạo ra ở trẻ tâm lý tổn thương, từ đó hình thành nên giá trị tiêu cực về bản thân [19, 41, 74].

So sánh việc lựa chọn các phương pháp giáo dục giá trị cho con theo nghề nghiệp của cha mẹ

Bảng 4.12. So sánh việc lựa chọn các PPGD giá trị cho con theo nghề nghiệp của cha mẹ

Các phương pháp

Nghề nghiệp cha mẹ

ĐTB

ĐLC

t-test, p

1. Phương pháp phân tích, giải

thích

(1) Nông dân,công nhân

3.70

0.55


(1) < (2), p = 0.022

(2) Công chức, viên chức

3.90

0.50

(3) Kinh doanh buôn bán

3.83

0.53

2. Phương pháp làm gương

(1) Nông dân, công nhân

3.88

0.60


(2) Công chức, viên chức

4.00

0.46

(3) Kinh doanh buôn bán

3.85

0.49

3. Phương pháp nêu gương

(1) Nông dân, công nhân

3.80

0.57


(2) Công chức, viên chức

3.89

0.60

(3) Kinh doanh buôn bán

3.85

0.52

4. Phương pháp khen thưởng

(1) Nông dân, công nhân

3.69

0.61

(1) < (2), p = 0.000

(1) < (3), p = 0.015

(2) Công chức, viên chức

4.02

0.49

(3) Kinh doanh buôn bán

3.91

0.53

5. Phương pháp trừng phạt

(1) Nông dân, công nhân

2.86

0.69


(2) Công chức, viên chức

2.89

0.82

(3) Kinh doanh buôn bán

3.02

0.65

6. Phương pháp tổ chức

hoạt động

trải nghiệm

(1) Nông dân, công nhân

3.59

0.59


(1) < (2),p = 0.021

(2) Công chức, viên chức

3.80

0.52

(3) Kinh doanh buôn bán

3.73

0.47

Có sự tương đồng giữa các nhóm cha mẹ khi lựa chọn các phương pháp làm gương, nêu gương, trừng phạt để giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đó là, nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân lựa chọn thấp hơn so với cha mẹ là công chức, viên chức ở 3 phương pháp giáo dục: phân tích, giải thích (ĐTB = 3.70 so với 3.90; p = 0.022); khen thưởng (ĐTB = 3.69 so với 4.02; p = 0.000), tổ chức các hoạt động trải nghiệm (ĐTB = 3.59 so với 3.80; p

= 0.021). Bên cạnh đó, nhóm cha mẹ nông dân, công nhân cũng lựa chọn phương pháp khen thưởng thấp hơn so với cha mẹ là kinh doanh, buôn bán (ĐTB = 3.69 so với 3.91; p = 0.015). Điều này có thể được lý giải do trình độ học vấn của nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân còn hạn chế, thời gian và khả năng tiếp cận với các kiến thức không nhiều nên họ lựa chọn 4 phương pháp giáo dục giá trị trên thấp hơn so với cha mẹ là công chức, viên chức và cha mẹ là kinh doanh buôn bán. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của những người làm nông nghiệp, công nghiệp ở nước ta còn hạn chế, mức thu nhập còn thấp, nên họ không lựa chọn nhiều các phương pháp giáo dục nêu trên. Ý kiến của phụ huynh nam cho biết: “Công việc của anh làm theo ca, nên cũng không có nhiều thời gian dành cho con, mà áp lực kiếm tiền nuôi các cháu ăn học cũng rất lớn, trong khi cũng phải chăm lo cho ông bà đã lớn tuổi. Nói chung là anh chị đều thương con, không mắng mỏ gì, chủ yếu là mình làm gương để con noi theo, thỉnh thoảng con thích gì thì cũng mua cho cháu chứ anh chị cũng không có điều kiện như các gia đình khác” (Nam, 37 tuổi, công nhân). Như vậy, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi cha mẹ hàng ngày phải bận rộn để lo sao cho đủ ăn thì họ không có nhiều thời gian để phát triển những năng lực và vốn quý của trẻ [dẫn theo 26; 121].

Ngược lại, cha mẹ là công chức, viên chức là những người có trình độ học vấn; đồng thời, họ cũng là những người có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với kiến thức, có hiểu biết nhiều hơn, vì vậy họ lựa chọn các phương pháp phân tích, giải thích; khen thưởng, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cao hơn so với hai nhóm cha mẹ nông dân, công nhân và cha mẹ kinh doanh, buôn bán. Qua ý kiến của các phụ huynh cho thấy: “Ở cơ quan, chị cũng tranh thủ hỏi han đồng nghiệp, lắng nghe xem họ dạy con như thế nào, rồi cũng phải đọc một số sách về giáo dục con để định hướng cho con. Ở tuổi này các cháu nó cũng bướng, thích thể hiện, cái tôi của chúng nó cũng rất cao, nên không phải cứ nói nhiều là con nó nghe, lúc thì lại thủ thỉ động viên, lúc thì lại

phải phân tích cho con hiểu” (Nữ, 35 tuổi, giáo viên); “Cô thường chọn các hoạt động trải nghiệm để giáo dục con, ví dụ như để con phụ giúp nấu ăn cùng, hai mẹ con vừa nấu vừa nói chuyện, đây là cơ hội để mình hiểu được suy nghĩ của con, rồi con nấu được món ngon thì cũng khen ngợi con... như vậy gia đình vừa ấm cúng, mà con sẽ biết chia sẻ, giúp đỡ những khi bố mẹ bận. Rồi cả những lúc cùng con tham gia vào các hoạt động tình nguyện của con ở trường… Qua những trải nghiệm đó, con sẽ hiểu thế nào là hạnh phúc, là lòng nhân ái (Nữ, 50 tuổi, bác sĩ). Như vậy, các ý kiến phỏng vấn sâu một lần nữa chỉ ra sự khác biệt theo nghề nghiệp của cha mẹ trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình.

4.2.3. Đánh giá của cha mẹ về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Một phần quan trọng trong việc định hướng nói chung là cá nhân cần có sự đánh giá trong quá trình thực hiện, để việc thực hiện đi theo đúng phương hướng đã đặt ra từ đầu. Do đó để con đạt được những giá trị như mong muốn, cha mẹ cần đánh giá về quá trình ĐHGDGT này. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.13 dưới đây:

Bảng 4.13. Đánh giá của cha mẹ về việc ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình (đơn vị %)


STT


Các vấn đề đánh giá

Hoàn toàn không hài

lòng


Không hài lòng

Hài lòng một phần


Hài lòng


Rất hài lòng


ĐTB


Thứ bậc


1

Về định hướng phương

pháp giáo dục giá trị cho con


1.8


4.5


44.3


41.3


8.2


3.49


4


2

Về hiệu quả của việc

định hướng giáo dục giá trị cho con


0.2


4.3


42.6


42.9


10.2


3.58


2


3

Về những phẩm chất nhân cách mà con của

anh/chị đang có


0.2


5.3


33.0


45.9


15.5


3.71


1


4

Về kiến thức và kỹ năng của anh/chị trong việc định hướng giáo

dục giá trị cho con


0.6


5.7


42.7


40.2


10.8


3.54


3

Nhìn chung, có sự khác biệt giữa các nội dung đánh giá của cha mẹ. Khía cạnh mà họ hài lòng nhiều nhất là về những phẩm chất nhân cách mà con đang có với 45.9% ý kiến đánh giá mức hài lòng và 15.5% rất hài lòng. Tiếp đến là cha mẹ đánh giá về hiệu quả của việc định hướng giáo dục giá trị cho con với 42.9% ý kiến hài lòng và 10.2% rất hài lòng. Như vậy, đây mới chỉ là kết quả tự đánh giá của cha mẹ, còn những phẩm chất nhân cách mà con họ có ở mức độ nào, và hiệu quả của việc định hướng của cha mẹ được khảo sát ở mức độ nào thì đỏi hỏi phải nghiên cứu trên cả trẻ em.

Xét theo thứ bậc cho thấy, cha mẹ đánh giá mức độ hài lòng về phương pháp giáo dục giá trị cho con và về kiến thức và kỹ năng trong việc ĐHGDGT cho con thấp hơn so với đánh giá về phẩm chất nhân cách mà con họ đang có. Có một tỷ lệ tương đối lớn (44.3% và 42.7%) cha mẹ hài lòng một phần về hai khía cạnh này. Điều này cũng có thể được lý giải bởi sự hình thành giá trị ở trẻ em là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều con đường khác nhau. Ở độ tuổi học sinh THCS, các em đã tiếp thu được nhiều giá trị mới thông qua hoạt động và giao lưu với thầy cô, bạn bè, các nhóm xã hội. Vì vậy, những phẩm chất nhân cách mà học sinh có được là nhiều hơn so với những gì cha mẹ giáo dục. Do vậy, nội dung này được đánh giá cao hơn so với những kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục của cha mẹ.

Tuy nhiên, trên đây mới là những ý kiến đánh giá từ phía cha mẹ, để hiểu rõ hơn đều này cần phải tìm hiểu những mong muốn của học sinh đối với cha mẹ của mình. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4.14. Mong muốn của trẻ giúp cha mẹ có định hướng giáo dục giá trị cho con tốt hơn (tỷ lệ %)


STT


Các mong muốn của con

Số học sinh trả lời

N=210/245

Tổng số

ý kiến

Tỷ lệ %

1

Lắng nghe, hiểu con, tâm sự với con

86

41.0

2

Dành thời gian quan tâm con

84

40.0

3

Có hiểu biết (về kiến thức, kỹ năng, phương pháp)

để định hướng cho con

36

17.1

4

Để con tự lập, tin tưởng con

34

16.2

5

Giải thích, khuyên bảo cho con hiểu

26

12.4

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí