Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cha, mẹ và con ở mẫu người truyền thống tuân thủ và an toàn (người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; Coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội). Kết quả kiểm định t-test điểm trung bình của cha, mẹ, con cho thấy, trẻ đánh giá thấp hơn so với cha (ĐTB = 4.39 so với 4.51; p = 0.050) và các em cũng đánh giá thấp hơn so với mẹ (ĐTB = 4.39 so với 4.56; p = 0.009). Như vậy, cha mẹ hướng con tới mẫu người truyền thống, tuân thủ và an toàn cao hơn so với đánh giá của học sinh (và cao nhất trong số 4 mẫu người mà họ hướng tới).
Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi, ở lứa tuổi học sinh THCS, trẻ muốn khẳng định bản thân, giành được quyền tự quyết và độc lập với cha mẹ [7, tr. 562]. So sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng (2013) về định hướng giá trị của nhóm thiếu niên Việt Nam (dưới góc độ so sánh văn hóa với thiếu niên Nga, từ 11 - 14 tuổi) cho thấy, trong số 18 giá trị mục đích theo thang giá trị của Rokeach, thiếu niên Việt Nam hướng tới 3 giá trị cao nhất là: (1) Có nhiều bạn tốt, (2) Phát huy được hết năng lực của bản thân, (3) Được bạn bè, thầy cô và cha mẹ tôn trọng. Trong đó, hai giá trị thể hiện hướng tới sự thành đạt là phát huy được hết năng lực của bản thân và được bạn bè, thầy cô và cha mẹ tôn trọng đều phản ánh tâm lý muốn được độc lập ở các em [27, tr. 16 - 17]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án một lần nữa khẳng định lại điều này: với tâm lý muốn trở thành người lớn nên trẻ ở lứa tuổi thiếu niên có xu hướng hướng tới các giá trị tự lập, tự chủ, trải nghiệm cuộc sống cao hơn so với việc hướng tới các giá trị truyền thống. Trong khi đó ở cha mẹ, do ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa và giáo dục nên họ đề cao các giá trị truyền thống hơn. Cùng với đó là trong vai trò, trách nhiệm làm cha mẹ nên họ thường có tâm lý lo lắng đến sự an toàn của bản thân và gia đình trong cuộc sống, vì vậy cha mẹ định hướng các giá trị truyền thống, tuân thủ và an toàn cao hơn so với con.
Tóm lại, qua việc phân tích thực trạng định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình cho thấy, cha mẹ hướng tới nhiều nhất là mục tiêu con mình trở thành người truyền thống, tuân thủ và an toàn (có các giá trị truyền thống, thể diện, an
toàn cá nhân, an toàn xã hội, tuân thủ quy tắc, tuân thủ liên cá nhân, khiêm nhường) và thứ hai là người công bằng, nhân ái và khoan dung (với các giá trị sự tin cậy, sự quan tâm chăm sóc, công bằng, bình đẳng, bảo vệ thiên nhiên, khoan dung). Cha mẹ ít định hướng con mình trở thành người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (với các giá trị kích thích, tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động) và họ ít hướng tới nhất là người quyền lực, quyền uy và thành đạt (với các giá trị thành đạt, quyền lực kiểm soát con người, quyền lực kiểm soát vật chất, hưởng thụ). Việc định hướng này phản ánh những giá trị quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa đối với cha mẹ, đồng thời nó sẽ chi phối đến việc lựa chọn các giá trị và phương pháp giáo dục trẻ để hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, tìm hiểu thực trạng định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình, biết được cha mẹ lựa chọn giáo dục giá trị nào và lựa chọn phương pháp giáo dục nào để hướng con tới mục tiêu đã đề ra là điều cần thiết và có ý nghĩa.
4.2. Thực trạng định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua nội dung và phương pháp giáo dục giá trị
4.2.1. Định hướng giáo dục cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua việc lựa chọn các giá trị giáo dục cho trẻ
Gia đình là môi trường để trẻ học hỏi các giá trị sớm nhất và cũng là môi trường để các em thực hành các giá trị tiếp thu được từ bên ngoài (trường học và các nhóm xã hội). Trên cơ sở đặt mục tiêu giáo dục giá trị, cha mẹ lựa chọn các giá trị mà họ cho là phù hợp để giáo dục con. Dựa trên bảng trắc nghiệm của Schwartz với 19 nhóm giá trị đại diện, chúng tôi tìm hiểu thực trạng cha mẹ đang giáo dục giá trị cho trẻ hiện nay. Với câu hỏi“anh/chị giáo dục con của mình giống với các bậc cha mẹ này ở mức nào?”, kết quả các giá trị lựa chọn được xếp theo thứ tự điểm trung bình từ cao xuống thấp, cụ thể như sau:
Bảng 4.5. Các giá trị cha mẹ lựa chọn để giáo dục con trong gia đình
Các giá trị | ĐTB | ĐLC | TT | Các giá trị | ĐTB | ĐLC | |
1 | An toàn cá nhân | 3.90 | 0.60 | 11 | Thể diện | 3.39 | 0.60 |
2 | Công bằng, bình đẳng | 3.74 | 0.62 | 12 | Khoan dung | 3.31 | 0.55 |
3 | Sự quan tâm chăm sóc | 3.71 | 0.62 | 13 | Sự tin cậy | 3.30 | 0.52 |
4 | Bảo vệ thiên nhiên | 3.60 | 0.64 | 14 | Tự chủ trong hành động | 3.25 | 0.63 |
5 | Tuân thủ quy tắc | 3.58 | 0.63 | 15 | Thành công | 3.22 | 0.59 |
6 | An toàn xã hội | 3.56 | 0.68 | 16 | Hưởng thụ | 3.00 | 0.66 |
7 | Tuân thủ liên cá nhân | 3.51 | 0.64 | 17 | Kích thích | 2.80 | 0.60 |
8 | Tự chủ trong suy nghĩ | 3.49 | 0.54 | 18 | Quyền lực kiểm soát vật chất | 2.22 | 0.69 |
9 | Khiêm nhường | 3.48 | 0.55 | 19 | Quyền lực chi phối con người | 2.19 | 0.69 |
10 | Truyền thống | 3.44 | 0.66 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu Là Cha, Mẹ
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Thực Trạng Chung Về Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình
- Các Giá Trị Mà Cha, Mẹ Lựa Chọn Để Giáo Dục Trẻ Và Giá Trị Mà Trẻ Hướng Tới
- Nhận Thức Của Cha Mẹ Về Các Phương Pháp Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Trong Gia Đình
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Ghi chú: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Điểm càng cao mức độ ưu tiên càng cao.
Bảng 4.5 cho thấy bức tranh tổng quan về các giá trị mà phụ huynh lựa chọn để giáo dục trẻ trong gia đình. Như đã phân tích ở trên, kết quả điểm trung bình phản ánh mức độ cha mẹ ưu tiên lựa chọn các giá trị để giáo dục cho con, điểm càng cao mức độ ưu tiên lựa chọn các giá trị càng cao. Và ngược lại, điểm càng thấp phản ánh mức độ ưu tiên lựa chọn giá trị để giáo dục con càng thấp. Nhìn chung, cha mẹ hướng tới tất cả các giá trị được nêu, tuy nhiên có sự ưu tiên lựa chọn giữa các giá trị. Trong đó, 4 giá trị có điểm trung bình cao nhất là:
An toàn cá nhân (ĐTB = 3.90): Bao gồm sự an toàn của bản thân và gia đình, tránh những nguy hiểm và bệnh tật trong cuộc sống, bảo vệ sức khỏe.
Công bằng bình đẳng (ĐTB = 3.74): Thể hiện sự coi trọng công bằng, bình đẳng, hòa bình thế giới, đề cao công lý xã hội, đối xử công bằng, đúng mực và bảo vệ những nhóm yếu thế.
Quan tâm chăm sóc (ĐTB = 3.71): Con người sống tình nghĩa, quan tâm chăm sóc giúp đỡ những người thân thiết.
Bảo vệ thiên nhiên (ĐTB = 3.60): Bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi sự phá hủy hay ô nhiễm, giữ nếp sống hòa hợp với thiên nhiên, giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên.
Như vậy, kết quả này cho thấy sự tương đồng với nghiên cứu của Schwartz (2002) đã chỉ ra: ở các nền văn hóa cộng đồng, con người đề cao các giá trị an toàn, nhân ái, truyền thống, đúng mực hơn so với các giá trị tự định hướng, hưởng thụ, thành đạt, kích thích. Đồng thời, sự ưu tiên lựa chọn giá trị giáo dục con của cha mẹ cho thấy có một số điểm tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trương Thị Khánh Hà (2016) đó là các bậc cha mẹ ở Việt Nam đề cao các giá trị an toàn, truyền thống, đúng mực, nhân ái, giá trị toàn cầu [20, tr. 174].
So sánh với nghiên cứu của tác giả Đỗ Tiến Sâm (2012) cho thấy, đặc trưng giá trị văn hóa Đông Á là hệ thống chuẩn mực về các quan hệ giữa con người và con người, xã hội loài người với tự nhiên. Xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp nên con người có lối sống trọng tĩnh, thích hài hòa với tự nhiên, coi trọng gia tộc [66, tr. 36 - 38]. Như vậy, 4 giá trị mà cha mẹ ưu tiên lựa chọn cao nhất để giáo dục con cũng phản ánh rõ các giá trị văn hóa đặc trưng này như: việc coi trọng sự an toàn, tránh những nguy hiểm (không ưa mạo hiểm, khám phá) thể hiện lối sống trọng tĩnh; cá nhân coi trọng giữ nếp sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên thể hiện quan điểm thích hài hòa với tự nhiên; sự quan tâm chăm sóc những người thân thiết cũng phần nào phản ánh việc coi trọng gia tộc; còn giá trị công bằng bình đẳng thể hiện sự hòa hợp giữa con người với con người trong xã hội.
Kết quả phỏng vấn sâu đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về sự ưu tiên lựa chọn các giá trị này để giáo dục con của cha mẹ:
“Thanh niên bây giờ phóng xe bạt mạng, nó cứ đi ra khỏi nhà là anh lo. Lúc nào con bước chân ra khỏi nhà là anh cũng nhắc nhở phải đi đứng cẩn thận, nhìn đường xe cộ” (Nam, 37 tuổi, công nhân).
“Chị thấy học sinh chúng nó dễ đánh nhau gây gổ làm chị rất lo. Ngày nào đọc báo cũng thấy đưa tin thanh niên đánh nhau, uống rượu…tuổi này chúng nó còn bồng bột nên chị luôn phải dạy con kiên nhẫn, giữ bình tĩnh, có nguy hiểm là phải tránh xa” (Nữ 35 tuổi, giáo viên).
“Bây giờ cuộc sống có nhiều rủi ro, ăn uống ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo, không khí ô nhiễm…, mà những cái đó thì mình còn tìm cách chủ động phòng tránh được, nhưng có nhiều rủi ro mà không lường trước được là an toàn giao thông. Con cái chúng nó lớn rồi, ở nhà mình cũng nhắc nhở suốt đấy nhưng mình làm sao có thể theo chúng suốt được” (Nữ, 40 tuổi, nội trợ).
Như vậy, qua những ý kiến của cha mẹ cho thấy, những giá trị mà họ ưu tiên lựa chọn “phản ánh những cách thức ứng phó của con người đối với các vấn đề xã hội, khí hậu, văn hóa cơ bản của một quốc gia” [26, tr. 407]. Xuất phát từ các vấn đề của cuộc sống đang diễn ra và có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người đó là: vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn giao thông…, từ đặc điểm tâm lý của trẻ hiện nay (như sự ưa thích mạo hiểm, suy nghĩ còn chưa chín chắn), từ mong muốn và sự lo lắng của cha mẹ (muốn con quan tâm chăm sóc người thân), vì vậy cha mẹ ưu tiên lựa chọn các giá trị trên để giáo dục con. Ý kiến trả lời của phụ huynh đã làm rõ thêm điều này:
“Chị nghĩ là phải dạy con biết quan tâm đến mọi người trong gia đình, để chúng hiểu về tình cảm gia đình, ví dụ như biết giúp đỡ bố mẹ khi bố mẹ bận, rồi khi bố mẹ bị ốm, biết hỏi thăm quan tâm đến sức khỏe ông bà. Thực ra trẻ con bây giờ ít quan tâm đến người lớn như thế hệ bọn mình ngày xưa được dạy, nhưng mình phải dạy con không chỉ bằng lời nói mà phải cả bằng hành động, quan tâm đến con để chúng hiểu” (Nữ, 35 tuổi, công nhân);
“Giờ nhà nào cũng chỉ 1 đến 2 đứa con, cha mẹ nào cũng dành hết tình cảm cho chúng, dễ dẫn đến việc bọn trẻ nó ích kỷ, nên tôi cho là nhất thiết phải dạy cho con biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ” (Nữ, 40 tuổi, nội trợ).
Trong số 19 giá trị được liệt kê, 3 giá trị có điểm trung bình thấp nhất, ít được cha mẹ lựa chọn là:
- Kích thích: Hứng thú mới lạ, mạo hiểm và thách thức trong cuộc sống (sống táo bạo, một cuộc sống phong phú và sôi động, có sự trải nghiệm nhiều bất ngờ, mới lạ).
- Quyền lực kiểm soát vật chất: Kiểm soát các nguồn vật chất như tiền bạc, của cải và tài sản vật chất sự giàu sang, sở hữu những thứ đắt tiền thể hiện sự giàu có của mình.
- Quyền lực chi phối con người: Quyền lực kiểm soát, chi phối người khác làm theo mong muốn của mình như: có quyền lực cao trong xã hội; có thể kiểm soát, sai khiến người khác phải làm theo.
Đối chiếu giữa các giá trị có điểm trung bình cao nhất và các giá trị có điểm trung bình thấp nhất cho thấy, nhu cầu an toàn là một nhu cầu thiết yếu của con
người cho dù người đó ở cộng đồng nào, thuộc nền văn hóa nào. Vì vậy, sự lựa chọn giáo dục cho con giá trị an toàn (ĐTB = 3.90) và ít lựa chọn giá trị kích thích (ĐTB = 2.80) là một điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, việc cha mẹ lựa chọn 2 giá trị Quyền lực kiểm soát vật chất và Quyền lực chi phối con người ở mức thấp nhất không có nghĩa là cha mẹ không coi trọng sự giàu sang, thành công, quyền lực và không muốn con mình đạt được các giá trị đó. Bởi, đối chiếu với nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Thêm (2015) cho thấy, trong số bảy giá trị quan trọng phổ biến trong cuộc sống của người Việt (trên tổng số 21 giá trị được khảo sát), giá trị giàu có (nhiều tiền) xếp thứ 4 (với 52.2%) và có nhà riêng (có sân/vườn) xếp thứ 5 (với 45.0%). Ngoài ra, người Việt vẫn có bệnh thành tích (với 75%), và sỹ diện, háo danh (với 55.5%) [70, tr. 166 - 173]. Điều đó phản ánh rằng, người Việt Nam vẫn coi trọng các giá trị về vật chất và quyền lực, tuy nhiên họ không ưu tiên lựa chọn để giáo dục con, điều này có thể giải thích bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, dưới góc độ văn hóa, phải chăng tâm lý của người Việt Nam còn dè chừng, nhiều người có suy nghĩ quy chụp, gán mác cho rằng giàu là xấu, là không tốt
- theo đuổi địa vị, sự giàu có sẽ đi kèm với sự toan tính phức tạp và cám dỗ. Bên cạnh đó, người Việt có tâm lý cộng đồng, hay đố kỵ với người giàu nên sợ rằng mình tỏ ra giàu có sẽ bị quy chụp, nói xấu… vì vậy cha mẹ không muốn con bị ảnh hưởng, không muốn con mình có tham vọng quyền lực, giàu sang từ khi còn nhỏ.
Thứ hai, mong muốn một cuộc sống giàu sang, có địa vị, quyền lực cũng là điều chính đáng của con người. Tuy nhiên cha mẹ cho rằng lựa chọn các giá trị về hưởng thụ, giàu sang, sở hữu những thứ đắt tiền, có quyền lực để giáo dục con là không phù hợp, dễ làm con nảy sinh tính lười biếng: “Bọn trẻ nhà mình đang ở tuổi còn ham chơi, chúng thích chơi hơn thích học, nên giờ mà dạy con hưởng thụ thì rất dễ sinh lười biếng, sau này không chịu học hành, lao động” (Nam, 37 tuổi, công nhân); “Nhà tôi làm ruộng, hết việc nọ đến việc kia từ sáng đến tối thì không thể dạy con hưởng thụ được; con nhà lính mà tính nhà quan thì không được” (Nữ, 35 tuổi, làm ruộng).
Thứ ba, trên thực tế đa số cha mẹ có tâm lý hướng con trở thành người tài giỏi, có tri thức và trình độ học vấn, sống có lòng nhân ái, chăm chỉ, chịu khó…vì
vậy theo quan điểm của họ, việc giáo dục coi trọng vật chất và quyền lực là chưa phù hợp ở lứa tuổi này: “Trước mắt chị muốn con học giỏi, chăm chỉ, sống có tình cảm, rồi sau này con lớn lên sẽ tự quyết” (Nữ, 35 tuổi, công nhân); “Tiền bạc và quyền lực không có gì là xấu, nhưng nó dễ cuốn con người ta vào những tật xấu nếu không biết kiểm soát bản thân. Anh cũng muốn con mình giàu có, thành công, nếu mình nghèo thì cuộc sống rất khổ, nhưng dạy cho con lúc này thì không phù hợp. Với lại anh cũng không muốn con bận tâm đến tiền bạc mà con cần tập trung vào học hành cho tốt” (Nam, 43 tuổi, kinh doanh). Như vậy, ý kiến trả lời của phụ huynh đã giải thích rõ hơn những lý do cho việc họ ít lựa chọn các giá trị vật chất và quyền lực để giáo dục trẻ trong gia đình.
So sánh giữa các nhóm cha mẹ
So sánh theo địa bàn sinh sống
Nhìn chung có sự tương đồng ở phần lớn giá trị lựa chọn giữa cha mẹ ở thành thị và cha mẹ ở nông thôn. Kết quả kiểm định t-test và điểm trung bình cho thấy có 15 giá trị mà 2 nhóm cha mẹ này cùng lựa chọn để giáo dục con, có sự khác biệt rõ rệt ở 4 giá trị sau:
Bảng 4.6. So sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo địa bàn sinh sống của cha mẹ
Thành Thị | Nông thôn | p | |||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
1. Tự chủ trong suy nghĩ | 3.56 | 0.53 | 3.43 | 0.55 | 0.050 |
2. Tự chủ trong hành động | 3.45 | 0.59 | 3.05 | 0.60 | 0.000 |
3. Kích thích | 2.94 | 0.57 | 2.66 | 0.59 | 0.000 |
4. Hưởng thụ | 3.10 | 0.59 | 2.91 | 0.71 | 0.023 |
Qua bảng 4.6 cho thấy, giữa hai nhóm cha mẹ ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở 4 giá trị lựa chọn, đó là: tự chủ trong suy nghĩ (ĐTB = 3.56 so với 3.43; p = 0.050); tự chủ trong hành động (ĐTB=3.45 so với 3.05; p = 0.000); kích thích (ĐTB = 2.94 so với 2.66; p = 0.000); và hưởng thụ (ĐTB = 3.10 so với 2.91; p = 0.023). Như vậy cha mẹ sống ở thành thị coi trọng giáo dục cho con 4 giá trị này hơn so với cha mẹ ở nông thôn. Điều này có thể được lý giải bởi, cuộc sống ở thành thị mang tính cạnh tranh cao hơn so với nông thôn.
Môi trường công việc ở thành thị đòi hỏi các cá nhân phải phát huy tính tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm với bản thân. Trong khi đó ở nông thôn, cá nhân giải quyết vấn đề theo tính cộng đồng, quyền quyết định thuộc về người đứng đầu trong nhóm, tổ chức (cụ thể là ông bà, cha mẹ). Bên cạnh đó, ở thành thị cá nhân có nhiều cơ hội công việc kiếm ra tiền và cũng có nhiều loại hình dịch vụ giải trí, do vậy họ coi trọng giá trị kích thích (ưa các trải nghiệm mới mẻ, lý thú) và giá trị hưởng thụ cao hơn so với ở những người sống ở nông thôn.
So sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ
Kết quả kiểm định t-test và điểm trung bình so sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo nghề nghiệp của cha mẹ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7. So sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo nghề nghiệp của cha mẹ
Các giá trị | Cha mẹ là nông dân, công nhân | Cha mẹ là công chức viên chức | p | ||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
2. Tự chủ trong hành động | 3.05 | 0.56 | 3.32 | 0.69 | 0.005 |
10. An toàn xã hội | 3.64 | 0.60 | 3.34 | 0.66 | 0.003 |
11. Truyền thống | 3.50 | 0.64 | 3.24 | 0.64 | 0.011 |
13. Tuân thủ liên cá nhân | 3.57 | 0.61 | 3.36 | 0.62 | 0.038 |
Giữa cha mẹ là nông dân, công nhân và cha mẹ kinh doanh buôn bán | |||||
Các giá trị | Cha mẹ là nông dân, công nhân | Cha mẹ là kinh doanh buôn bán | p | ||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
1. Tự chủ trong suy nghĩ | 3.41 | 0.53 | 3.58 | 0.56 | 0.041 |
2. Tự chủ trong hành động | 3.05 | 0.56 | 3.37 | 0.59 | 0.000 |
3. Kích thích | 2.72 | 0.53 | 2.90 | 0.60 | 0.027 |
4. Hưởng thụ | 2.93 | 0.65 | 3.15 | 0.66 | 0.024 |