Thực Trạng Chung Về Định Hướng Giáo Dục Giá Trị Cho Trẻ Em Trong Gia Đình

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày về tiến trình thực hiện luận án gồm 3 giai đoạn. Các phương pháp mà luận án đã sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp xin ý kiến chuyên gia, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình. Các thông tin lý luận và thực tiễn là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận, bộ công cụ nghiên cứu của đề tài. Ở từng phương pháp, luận án đã xác định rõ mục đích, nội dung cũng như cách thức tiến hành.

Để đảm bảo tính khoa học, chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thử, chỉnh sửa, hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu của luận án. Những dữ liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính chính xác và khoa học của kết quả nghiên cứu thực tiễn. Chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu cụ thể từ thực tiễn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH


4.1. Thực trạng chung về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là việc cha mẹ xác định mục tiêu để từ đó họ lựa chọn các giá trị và các phương pháp giáo dục phù hợp với con nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Định hướng này được thể hiện qua những mẫu người mà cha mẹ hướng con mình đạt tới. Với câu hỏi “Anh/Chị định hướng con của mình sau này trở thành người như thế nào”, các phụ huynh sẽ đánh giá dựa trên 4 mẫu người với các giá trị đặc trưng (được tổng hợp dựa trên bốn nhóm giá trị của Schwartz). Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Định hướng giáo dục giá trị cho con của cha mẹ (đơn vị: %)



Anh/Chị định hướng con

trở thành:

Hoàn toàn không hướng

tới


Không hướng tới


Hướng tới ở mức vừa phải


Hướng tới nhiều


Hướng tới rất nhiều


ĐTB


ĐLC

1. Người quyền lực, quyền uy và

thành đạt.


2.65


6.3


44.3


26.75


20


3.55


0.78

2. Người công

bằng nhân ái và khoan dung.


0.0


2.25


10.6


34.7


52.45


4.37


0.61

3. Người truyền

thống tuân thủ và an toàn.


0.0


1.6


8


24.9


65.5


4.54


0.60

4. Người tự chủ,

mạo hiểm và khám phá cái mới.


0.6


5.1


22.25


35.5


36.5


4.02


0.77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


Ghi chú: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Điểm càng cao mức độ định hướng càng cao

1. Người có sự thành công và có tầm ảnh hưởng, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội hiện đại; có quyền lực xã hội, uy tín và sự giàu có; biết hưởng thụ và tận hưởng cuộc sống

2. Người nhân ái, khoan dung, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống tình nghĩa và được mọi người tin tưởng; đề cao sự công bằng, bình đẳng xã hội, hòa bình thế giới, sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

3. Người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội.

4. Người độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự lựa chọn mục tiêu, tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu; hứng thú trải nghiệm những điều mới lạ và các thách thức trong cuộc sống, có một cuộc sống phong phú và sôi động.


Trên thực tế, việc phân chia các mẫu người này mang tính tương đối, bởi mỗi cá nhân khác nhau có thể có các giá trị nêu trên, ví dụ như người vừa thành công, có tầm ảnh hưởng, biết hưởng thụ, tận hưởng cuộc sống và cũng là người nhân ái, khoan dung, kính trọng cha mẹ… Và cha mẹ đồng thời có thể chọn các nhóm giá trị trên để định hướng cho con của họ. Do vậy việc đưa ra các mẫu người với các nhóm giá trị chỉ nhằm mục đích tìm hiểu xu hướng giá trị mà cha mẹ hướng tới, nhóm giá trị nào cha mẹ đặt mục tiêu chiếm ưu thế hơn so với các nhóm còn lại. Kết quả cho thấy, cha mẹ ít hướng tới mẫu người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, và mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt, trong khi đó đa số cha mẹ hướng tới nhiều hơn ở mẫu người truyền thống, tuân thủ và an toàn; và mẫu người công bằng, nhân ái và khoan dung. Cụ thể là:

Chiếm tỷ lệ cao nhất là 90.4% cha mẹ hướng tới nhiều và rất nhiều mẫu người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội.

Thứ hai là có tới 87.15% cha mẹ hướng tới nhiều và rất nhiều việc con mình trở thành sau này trở thành người nhân ái, khoan dung, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống tình nghĩa và được mọi người tin tưởng; đề cao sự công bằng,

bình đẳng xã hội, hòa bình thế giới, sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

Thứ ba là có 72% cha mẹ hướng tới nhiều và rất nhiều việc con trở thành người độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự lựa chọn mục tiêu, tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu; Hứng thú trải nghiệm những điều mới lạ và các thách thức trong cuộc sống, có một cuộc sống phong phú và sôi động.

Cuối cùng là người có sự thành công và có tầm ảnh hưởng, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội hiện đại, có quyền lực xã hội, uy tín và sự giàu có; biết hưởng thụ và tận hưởng cuộc sống, có 26.75% hướng tới nhiều và 20.0% hướng tới rất nhiều việc con mình trở thành mẫu người này. Có một tỷ lệ tương đối lớn (44.3%) cha mẹ hướng con tới ở mức vừa phải, và 9.9% cha mẹ không hướng tới và hoàn toàn không hướng tới mẫu người này.

Như vậy, có sự phân hóa tương đối rõ trong các mẫu người mà cha mẹ hướng trẻ tới với các giá trị nêu trên. Điều này cũng phản ánh những giá trị mà phụ huynh coi trọng, những gì được cho là có ý nghĩa với bản thân (và với con của mình) thì họ sẽ hướng đến với tỷ lệ cao, và ngược lại những giá trị ít được coi trong hơn thì được chọn với tỷ lệ thấp hơn. Kết quả này được cụ thể hóa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4 1 Thực trạng chung về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em 1

Biểu đồ 4.1. Thực trạng chung về định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Xét theo điểm trung bình cho thấy, cha mẹ hướng tới nhiều nhất là mục tiêu con mình trở thành người truyền thống, tuân thủ và an toàn có các giá trị truyền thống, thể diện, an toàn cá nhân, an toàn xã hội, tuân thủ quy tắc, tuân thủ liên cá nhân, khiêm nhường (ĐTB = 4.54); tiếp đến là người công bằng, nhân ái và khoan dung với các giá trị sự đáng tin, sự quan tâm chăm sóc, công bằng bình đẳng, bảo vệ thiên nhiên, khoan dung (ĐTB = 4.37); thứ ba là người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới với các giá trị kích thích, tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động (ĐTB = 4.02); và cuối cùng, cha mẹ đánh giá thấp nhất là người quyền lực, quyền uy và thành đạt, với các giá trị quyền lực kiểm soát con người, quyền lực kiểm soát vật chất, thành đạt, hưởng thụ (ĐTB = 3.55).

Một câu hỏi đặt ra là liệu có sự khác nhau nào giữa các nhóm cha mẹ trong việc định hướng về mục tiêu giáo dục giá trị cho con hay không? Sử dụng kiểm định T-Test, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.2. Sự khác nhau giữa nhóm tuổi của cha mẹ


Cha mẹ định hướng con

trở thành:

Nhóm tuổi

ĐTB

ĐLC

p

1. Người quyền lực, quyền

uy và thành đạt

Từ 31 - 40 tuổi

3.53

0.84

0.460

Từ 41 - 56 tuổi

3.60

0.81

2. Người công bằng, nhân ái

và khoan dung

Từ 31 - 40 tuổi

4.39

0.60

0.481

Từ 41 - 56 tuổi

4.34

0.69

3. Người truyền thống, tuân

thủ và an toàn

Từ 31 - 40 tuổi

4.53

0.56

0.877

Từ 41 - 56 tuổi

4.54

0.65

4. Người tự chủ, mạo hiểm

và khám phá cái mới

Từ 31 - 40 tuổi

3.84

0.82

0.000

Từ 41 - 56 tuổi

4.17

0.69


Qua bảng 4.2 cho thấy, không có sự khác biệt theo nhóm tuổi của cha mẹ trong việc định hướng mục tiêu giáo dục giá trị cho con ở 3 mẫu người Quyền lực, quyền uy và thành đạt; Công bằng nhân ái và khoan dung; Truyền thống, tuân thủ và an toàn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm cha mẹ trong việc hướng tới mẫu người Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (người độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự lựa chọn mục tiêu, tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu; hứng thú trải nghiệm những điều mới lạ và các thách thức trong cuộc sống, có một cuộc sống phong phú và sôi động). Cụ thể: cha mẹ ở nhóm tuổi từ 41 - 56 tuổi đánh giá mẫu

người này cao hơn cha mẹ từ 31 - 40 tuổi (ĐTB = 4.17 so với 3.84; p = 0.000). Điều này có thể được lý giải bởi nhóm cha mẹ từ 41 - 56 tuổi đã có sự ổn định về công việc, cuộc sống, nên họ đánh giá cao hơn những giá trị về độc lập tự chủ, mạo hiểm khám phá cái mới. Con của họ có thể đã lớn tuổi hơn (học lớp 8 hoặc lớp 9) so với nhóm cha mẹ 31 - 40 tuổi, nên họ hướng con tới mẫu người này cao hơn. Trong khi đó, nhóm cha mẹ từ 31 - 40 tuổi đang ở giai đoạn phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm như: trách nhiệm công việc, trách nhiệm gia đình, giáo dục con cái…, và con của các cha mẹ này có thể nhỏ tuổi hơn, nên họ hướng con tới mẫu người Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới thấp hơn với nhóm cha mẹ từ 41 - 56 tuổi.

Bên cạnh đó, khi so sánh theo tiêu chí nghề nghiệp của cha mẹ, kết quả cho thấy:

Bảng 4.3. Sự khác nhau giữa nghề nghiệp của cha mẹ


Cha mẹ định hướng con

trở thành:


Nghề nghiệp của cha mẹ


ĐTB


ĐLC


t-test, p

1. Người quyền lực, quyền uy và

thành đạt

(1) Nông dân, công nhân

3.50

0.77


(2) Công chức, viên chức

3.48

0.78

(3) Kinh doanh buôn bán

3.70

0.77

2. Người công bằng, nhân ái và

khoan dung

(1) Nông dân, công nhân

4.37

0.66


(2) Công chức, viên chức

4.39

0.59

(3) Kinh doanh buôn bán

4.42

0.52

3. Người truyền thống, tuân thủ và

an toàn

(1) Nông dân, công nhân

4.54

0.60


(2) Công chức, viên chức

4.53

0.65

(3) Kinh doanh buôn bán

4.52

0.48

4. Người tự chủ, mạo hiểm và

khám phá cái mới

(1) Nông dân, công nhân

3.86

0.83

(2) > (1), p = 0.040

(3) > (1), p = 0.013

(2) Công chức, viên chức

4.11

0.70

(3) Kinh doanh buôn bán

4.15

0.65

Nhìn chung, có sự tương đồng giữa các nhóm cha mẹ nêu trên trong việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho con. Họ cùng có định hướng cho con tới ba mẫu người: Thứ nhất là người có sự thành công và có tầm ảnh hưởng, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội hiện đại; có quyền lực xã hội, uy tín và sự giàu có; biết hưởng thụ và tận hưởng cuộc sống. Tiếp đến là người nhân ái, khoan dung, quan tâm đến mọi người xung quanh, sống tình nghĩa và được mọi người tin tưởng;

đề cao sự công bằng, bình đẳng xã hội, hòa bình thế giới, sống hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống. Thứ ba là người kính trọng cha mẹ và người cao tuổi, tôn trọng truyền thống và các nghi lễ tôn giáo; sống khiêm nhường, tuân thủ các quy định xã hội; coi trọng sức khỏe, sự an toàn của bản thân và gia đình, an ninh đất nước, trật tự xã hội.

Khi so sánh việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ giữa nhóm cha mẹ là công chức, viên chức và cha mẹ kinh doanh buôn bán, kết quả cho thấy sự tương đồng giữa hai nhóm cha mẹ này trong việc hướng con tới cả 4 mẫu người nêu trên (với p > 0.05).

Bên cạnh đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cha mẹ thuộc 3 nhóm nghề nông dân, công nhân; công chức, viên chức; kinh doanh buôn bán với nhóm cha mẹ nội trợ và cha mẹ thuộc các nghề khác. Và kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, không có sự khác nhau theo địa bàn sinh sống của cha mẹ trong việc xác định mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ.

Tuy nhiên, kết quả kiểm định t-test cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê trong đánh giá của các nhóm cha mẹ ở mẫu người thứ tư (người độc lập trong suy nghĩ và hành động, tự lựa chọn mục tiêu, tự lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu; Hứng thú trải nghiệm những điều mới lạ và các thách thức trong cuộc sống, có một cuộc sống phong phú và sôi động). Cụ thể là: cha mẹ là công chức, viên chức định hướng con tới mẫu người này cao hơn cha mẹ là nông dân, công nhân (ĐTB = 4.11 so với 3.86; p = 0.040). Bên cạnh đó, cha mẹ là kinh doanh, buôn bán cũng định hướng cao hơn nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân (ĐTB = 4.15 so với 3.86; p = 0.013). Điều này có thể giải thích bởi do đặc thù công việc, những người kinh doanh buôn bán và những người công chức, viên chức là những người được đào tạo về chuyên môn hoặc có nhiều hiểu biết xã hội hơn… Bên cạnh đó, yêu cầu công việc của 2 nhóm cha mẹ này cần phải có sự tự chủ, tự lập, tính quyết đoán nên họ đánh giá các giá trị trên cao hơn so với nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh buôn bán, với đặc thù cạnh tranh cao và đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro, đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này phải có tầm nhìn chiến lược, quyết đoán… vì vậy họ đánh giá mẫu người này cao hơn so với cha mẹ là nông dân, công nhân.

So sánh định hướng về mục tiêu giáo dục giá trị cho con của cha, mẹ với ý kiến của trẻ

Bảng 4.4. Sự khác nhau về mục tiêu giáo dục giá trị cho con giữa cha, mẹ và đánh giá của con

Cha mẹ định hướng con trở thành:

(1) Cha

(2) Mẹ

(3) Con


t-test, p

ĐTB

(ĐLC)

ĐTB

(ĐLC)

ĐTB

(ĐLC)

1. Người quyền lực, quyền

uy và thành đạt.

3.57

(0.97)

3.52

(0.96)

3.59

(1.05)


2. Người công bằng nhân ái

và khoan dung.

4.33

(0.80)

4.41

(0.71)

4.33

(079)


3. Người truyền thống tuân

thủ và an toàn.

4.51

(0.73)

4.56

(0.68)

4.39

(0.78)

(1) > (3), p = 0.050

(2) > (3), p = 0.009

4. Người tự chủ, mạo hiểm

và khám phá cái mới.

3.99

(0.94)

4.05

(0.89)

4.02

(0.93)



Kết quả kiểm định t-test điểm trung bình cho thấy, không có sự khác biệt trong việc định hướng mục tiêu giáo dục giá trị cho con giữa cha và mẹ. Cả cha và mẹ đều có cùng quan điểm khi định hướng con tới 4 mẫu người nêu trên, cụ thể: người quyền lực, quyền uy và thành đạt (ĐTB = 3.57 ở cha và 3.52 ở mẹ), người công bằng, nhân ái và khoan dung (ĐTB = 4.33 ở cha và 4.41 ở mẹ), người truyền thống, tuân thủ và an toàn (ĐTB = 4.51 ở cha và 4.56 ở mẹ) và người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (ĐTB = 3.99 ở cha và 4.05 ở mẹ).

Đối chiếu việc định hướng mục tiêu giáo dục giá trị của cha, mẹ với ý kiến của con cho thấy, có sự tương đồng giữa cha, mẹ và con ở mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt (ĐTB lần lượt = 3.57, 3.52 và 3.59), mẫu người công bằng, nhân ái và khoan dung (ĐTB lần lượt là 4.33, 4.41 và 4.33), và mẫu người tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới(ĐTB lần lượt = 3.99; 4.05 và 4.02). Như vậy, định hướng về mục tiêu giáo dục giá trị của cha mẹ cho trẻ phù hợp với mẫu người mà trẻ hướng tới ở ba mẫu người này.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí