Các Giá Trị Mà Cha, Mẹ Lựa Chọn Để Giáo Dục Trẻ Và Giá Trị Mà Trẻ Hướng Tới


Giữa cha mẹ là công chức, viên chức và cha mẹ kinh doanh buôn bán


Các giá trị

Cha mẹ là

công chức, viên chức

Cha mẹ là

kinh doanh buôn bán


p

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

3. Kích thích

2.67

0.67

2.90

0.60

0.033

4. Hưởng thụ

2.85

0.64

3.15

0.66

0.008

10. An toàn xã hội

3.34

0.66

3.61

0.58

0.013

13. Tuân thủ liên cá nhân

3.36

0.62

3.57

0.55

0.047

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


- Giữa cha mẹ là nông dân, công nhân với cha mẹ là công chức, viên chức

Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở 4 giá trị, cụ thể: nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân đánh giá cao hơn nhóm cha mẹ là công chức, viên chức ở các giá trị an toàn xã hội (ĐTB = 3.64 so với 3.34; p = 0.003), truyền thống (ĐTB = 3.50 so với 3.24; p = 0.011), tuân thủ liên cá nhân (ĐTB = 3.57 so với 3.36; p = 0.038). Trong khi đó, cha mẹ là công chức, viên chức đánh giá cao hơn cha mẹ là nông dân, công nhân ở giá trị tự chủ trong hành động (ĐTB = 3.32 so với 3.05; p = 0.005).

- Giữa cha mẹ là nông dân, công nhân và cha mẹ kinh doanh, buôn bán

Bảng số liệu trên cho thấy, có 15 giá trị tương đồng giữa hai nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân và kinh doanh hướng đến lựa chọn để giáo dục con. Ngoài ra, có 4 giá trị khác biệt có ý nghĩa thống kê đó là: cha mẹ kinh doanh, buôn bán đánh giá cao hơn so với cha mẹ là nông dân, công nhân ở giá trị tự chủ trong suy nghĩ (ĐTB = 3.58 so với 3.41; p = 0.041); tự chủ trong hành động (ĐTB = 3.37 so với 3.05; p = 0.000); kích thích (ĐTB = 2.90 so với 2.72; p = 0.027); hưởng thụ (ĐTB = 3.15 so với 2.93; p

= 0.024). Điều này cho thấy, cha mẹ làm nghề trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán coi trọng giáo dục con 4 giá trị này hơn so với cha mẹ là nông dân, công nhân.

- Giữa cha mẹ công chức, viên chức và cha mẹ kinh doanh, buôn bán

Trong số các giá trị lựa chọn, có 14 giá trị có điểm trung bình tương đương giữa hai nhóm cha mẹ là công chức, viên chức và cha mẹ là kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở 5 giá trị, cha mẹ làm nghề kinh doanh buôn bán đánh giá cao hơn cha mẹ là công chức, viên chức, cụ thể là các giá trị: kích thích (ĐTB = 2.90 so với 2.67; p = 0.033); hưởng thụ (ĐTB = 3.15 so với

2.85; p = 0.008); An toàn xã hội (ĐTB = 3.61 so với 3.34; p = 0.013) và tuân thủ liên cá nhân (ĐTB = 3.57 so với 3.36; p = 0.047).

Như vậy, từ kết quả trên cho phép rút ra một số kết luận về sự ưu tiên lựa chọn các giá trị giáo dục con khi phân theo nhóm nghề nghiệp của cha mẹ, đó là:

+ Nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân coi trọng giáo dục con các giá trị an toàn xã hội, truyền thống và tuân thủ liên cá nhân hơn so với nhóm cha mẹ là công chức, viên chức. Và nhóm cha mẹ này cũng đánh giá thấp hơn các giá trị tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động, kích thích, hưởng thụ khi so sánh với nhóm cha mẹ kinh doanh, buôn bán. Điều này được giải thích bởi đặc thù của nghề nông nghiệp là công việc phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tính chất công việc nhiều khi không ổn định, sản phẩm nông nghiệp làm ra còn phụ thuộc vào thị trường, thu nhập của người lao động không ổn định… nên tâm lý của người nông dân có phần bị động, vì vậy lựa chọn sự an toàn cao hơn. Bên cạnh đó những phụ huynh là nông dân, công nhân cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn của yếu tố giáo dục truyền thống nên họ coi trọng giá trị truyền thống hơn. Ngoài ra, điều kiện kinh tế và mức sống của nông dân, công nhân còn nhiều khó khăn nên họ không hướng tới lựa chọn các giá trị tự chủ, mạo hiểm và hưởng thụ. Đối chiếu với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Hương (2016) cho thấy: có tới 83.8% người nông dân lựa chọn giá trị sống là họ sẵn sàng lao động vất vả bây giờ để có cuộc sống sung túc sau này. Họ sẵn sàng chịu áp lực để phát triển sản xuất kinh doanh, sẵn sàng tiết giảm việc thỏa mãn ngay những nhu cầu hiện có để đầu tư thêm cho sản xuất, ½ số người được khảo sát coi trọng sự ổn định hơn là chấp nhận sự rủi ro để phát triển [36, tr. 6 - 7]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày trong bảng 4.7 một lần nữa khẳng định lại điều này.

+ Với nhóm cha mẹ làm nghề kinh doanh, buôn bán, họ coi trọng các giá trị tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động, kích thích, hưởng thụ và an toàn xã hội hơn so với nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân và nhóm cha mẹ công chức, viên chức. Điều này có thể được lý giải bởi kinh doanh buôn bán là lĩnh vực nghề nghiệp có sự cạnh tranh và nguy cơ rủi ro cao, để có thể phát triển và thành công thì những người làm nghề này đòi hỏi phải có tính độc lập, quyết đoán, mạo hiểm, phải chịu nhiều áp lực hơn. Cùng với đó là sự mở rộng các mối quan hệ làm ăn “buôn có bạn, bán có phường” nên họ coi trọng các mối quan hệ xã hội trong kinh doanh. Chính vì vậy mà nhóm cha mẹ làm kinh doanh, buôn bán lựa chọn các giá trị trên để giáo dục con cao hơn so với các nhóm cha mẹ khác.

+ Với cha mẹ là công chức, viên chức họ ít lựa chọn giáo dục giá trị kích thích, mạo hiểm so với hai nhóm cha mẹ còn lại. Điều này có thể được giải thích là do ảnh hưởng của nghề nghiệp, trong môi trường nhà nước, các cá nhân đều phải làm việc theo những quy định của nhà nước, nội quy của cơ quan nên những suy nghĩ và lối sống của nhóm cha mẹ này có phần khác so với 2 nhóm cha mẹ là nông dân, công nhân và kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, việc cha mẹ công chức, viên chức lựa chọn giáo dục giá trị truyền thống, tuân thủ liên cá nhân thấp hơn và giáo dục giá trị tự chủ trong hành động cao hơn các nhóm cha mẹ khác phản ánh tính độc lập trong công việc của nhóm cha mẹ này.

Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các giá trị cha, mẹ lựa chọn giáo dục và giá trị mà con hướng tới

Sự tương đồng và khác biệt giữa các giá trị mà cha, mẹ lựa chọn giáo dục và các giá trị mà con hướng tới được phân tích dựa trên một số khía cạnh đó là: thứ bậc các giá trị ưu tiên (điểm trung bình các giá trị); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong số giá trị cha mẹ lựa chọn để giáo dục con và các giá trị mà trẻ hướng tới; tương quan giữa các nhóm giá trị ở từng cặp khách thể: cha mẹ - con. Kết quả này được thể hiện qua những phân tích dưới đây:

Những điểm tương đồng

19 giá trị được lựa chọn ở 3 nhóm khách thể cha - mẹ - con được cụ thể hóa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4 2 Các giá trị mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục trẻ và giá trị 1

Biểu đồ 4.2. Các giá trị mà cha, mẹ lựa chọn để giáo dục trẻ và giá trị mà trẻ hướng tới

Ghi chú


1

:Tự chủ trong suy nghĩ

8

:Thể diện

15

:Sự tin cậy

2

:Tự chủ trong hành động

9

:An toàn cá nhân

16

:Sự quan tâm chăm sóc

3

:Kích thích

10

:An toàn xã hội

17

:Bình đẳng công bằng

4

:Hưởng thụ

11

:Truyền thống

18

:Bảo vệ thiên nhiên

5

:Thành đạt

12

:Tuân thủ quy tắc

19

:Khoan dung

6

:Quyền lực chi phối con người

13

:Tuân thủ liên cá nhân



7

:Quyền lực kiểm soát vật chất

14

:Khiêm nhường




Đường biểu thị trên biểu đồ và kết quả so sánh ANOVA điểm trung bình cho thấy những điểm tương đồng giữa cha, mẹ, và con hướng tới ở 9 giá trị (với p > 0.05) đó là: tự chủ trong hành động, thành công, quyền lực kiểm soát nguồn lực, thể diện, an toàn xã hội, tuân thủ liên cá nhân, sự tin cậy, sự quan tâm chăm sóc, công bằng bình đẳng. Đây là những giá trị mà các cha mẹ được khảo sát đã lựa chọn để giáo dục cho con và những giá trị này cũng được hình thành ở trẻ.

Những điểm khác biệt

Trong số 19 giá trị mà 3 nhóm khách thể hướng tới, có 10 giá trị khác biệt nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh ANOVA điểm trung bình, đó là:

Bảng 4.8. Những điểm khác biệt giữa giá trị cha mẹ giáo dục và giá trị con hướng tới


Các giá trị

Cha

Mẹ

Con


F


p

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1. Tự chủ trong suy nghĩ

3.48

0.67

3.51

0.67

3.27

0.78

8.31

0.000

3. Kích thích

2.79

0.73

2.81

0.72

3.10

0.85

12.63

0.000

4. Hưởng thụ

3.01

0.82

3.00

0.78

3.58

0.75

43.67

0.000

6. Quyền lực chi phối

con người

2.20

0.86

2.18

0.77

2.03

0.85

3.06

0.047

9. An toàn cá nhân

3.91

0.73

3.88

0.71

3.62

0.81

11.24

0.000

11. Truyền thống

3.47

0.79

3.41

0.80

3.02

0.83

22.31

0.000

12. Tuân thủ quy tắc

3.58

0.76

3.59

0.75

3.08

0.90

32.12

0.000

14. Khiêm nhường

3.45

0.67

3.51

0.68

3.33

0.79

4.20

0.015

18. Bảo vệ thiên nhiên

3.60

0.75

3.74

0.72

3.41

0.88

4.45

0.012

19. Khoan dung

3.27

0.70

3.36

0.68

3.15

0.78

5.17

0.006

- Các giá trị mà trẻ đánh giá cao hơn so với cha và mẹ

Với giá trị kích thích, học sinh đánh giá cao hơn so với cha và mẹ (ĐTB = 3.1 so với 2.79 ở cha và 2.81 ở mẹ; mức ý nghĩa p = 0.000). Bên cạnh đó, các em cũng đánh giá cao hơn cha mẹ ở giá trị hưởng thụ (ĐTB = 3.58 so với 3.01 ở cha và 3.00 ở mẹ, với p = 0.000). Một điều dễ nhận thấy, có một tỷ lệ tương đối lớn 56.1% học sinh cho là giống và rất giống, 30.6% khá giống với quan điểm “điều quan trọng là có được tất cả các loại trải nghiệm mới mẻ”, và 29% học sinh cho là giống và rất giống, 24.5% khá giống với ý kiến “điều quan trọng là mạo hiểm để làm cho cuộc sống hưng phấn”. Quan điểm này cũng phù hợp với tâm lý học sinh THCS: các em ưa thích trải nghiệm những cảm xúc mới lạ, có những khoảng thời gian vui vẻ, muốn tận hưởng những niềm vui của cuộc sống, thích được khám phá, tìm tòi để học hỏi. Do đó học sinh đánh giá cao hơn so với cha mẹ của mình hai giá trị nêu trên.

- Các giá trị mà trẻ đánh giá thấp hơn so với cha và mẹ

Ngược lại với hai giá trị trên, các giá trị an toàn cá nhân, truyền thống, tuân thủ quy tắc, khiêm nhường, lại được các em đánh giá thấp hơn so với cha mẹ mình. Cụ thể có sự chênh lệch rõ rệt ở điểm trung bình của các giá trị: an toàn cá nhân (ĐTB = 3.62 so với 3.91 ở cha và 3.88 ở mẹ; p = 0.000), truyền thống (ĐTB = 3.02 so với 3.47 ở cha và 3.41 ở mẹ; p = 0.000), tuân thủ quy tắc (ĐTB = 3.08 so với

3.58 ở cha và 3.59 ở mẹ; p = 0.000), khiêm nhường (ĐTB = 3.33 so với 3.45 ở cha và 3.51 ở mẹ; p = 0.015).

Tiếp đến các giá trị mà trẻ hướng tới cũng có điểm trung bình thấp hơn so với cha và mẹ các em là: tự chủ trong suy nghĩ (ĐTB = 3.27 so với 3.48 ở cha và 3.51 ở mẹ; p = 0.000), quyền lực chi phối con người (ĐTB = 2.03 so với 2.20 ở cha và 2.18 ở mẹ; p = 0.047), bảo vệ thiên nhiên (ĐTB = 3.41 so với 3.60 ở cha và 3.74 ở mẹ; p = 0.012), khoan dung (ĐTB = 3.15 so với 3.27 ở cha và 3.36 ở mẹ; p = 0.006).

Như vậy, kết quả trên nói lên sự khác biệt về nhận thức giữa cha mẹ và trẻ. Rõ ràng, khi học sinh hướng tới sự trải nghiệm, mạo hiểm, niềm vui hưởng thụ… thì các em sẽ ít coi trọng sự an toàn, tuân thủ quy định. Trong khi phụ huynh chịu ảnh hưởng của giáo dục truyền thống là coi trọng sự vâng lời, tuân thủ quy tắc… Mặt khác, khi cha mẹ phải chịu trách nhiệm nuôi dạy con cái, họ sẽ có xu hướng sử dụng quyền lực, họ quan tâm và khoan dung nhiều hơn đối với con họ. Vì vậy, phụ

huynh đánh giá cao hơn học sinh ở các giá trị trên, và họ muốn hình thành ở con các giá trị đó. Điều này cũng chỉ ra rằng, sự khác biệt về các giá trị giữa cha mẹ và con ở tuổi thiếu niên nếu thiếu vắng sự trao đổi, chia sẻ và thấu hiểu dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột thế hệ.

Đánh giá 4 nhóm giá trị theo lý thuyết của Schwatz giữa con và cha, mẹ

Kết quả phân tích 4 nhóm giá trị theo lý thuyết của Schwatz: quyền lực, quyền uy và thành đạt (gồm các giá trị: thành đạt, quyền lực kiểm soát con người, quyền lực kiểm soát vật chất, hưởng thụ); công bằng, nhân ái và khoan dung (với các giá trị: sự đáng tin cậy, sự quan tâm chăm sóc, công bằng bình đẳng, phổ quát thiên nhiên, khoan dung); truyền thống, tuân thủ và an toàn (có các giá trị truyền thống, thể diện, an toàn cá nhân, an toàn xã hội, tuân thủ quy tắc, tuân thủ liên cá nhân, khiêm nhường); tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (với các giá trị kích thích, tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động), cho thấy:

Bảng 4.9. Các nhóm giá trị mà cha, mẹ và con hướng tới



Nhóm giá trị

Con ĐTB

(ĐLC)

Cha ĐTB

(ĐLC)

Mẹ ĐTB

(ĐLC)


F


p

1. Quyền lực, quyền uy và thành đạt

2.79

(0.63)

2.68

(0.62)

2.64

(0.56)

4.15

0.01

2. Công bằng, nhân ái và khoan dung

3.50

(0.54)

3.51

(0.50)

3.55

(0.51)

0.61

0.54

3. Truyền thống, tuân thủ và an toàn

3.35

(0.54)

3.55

(0.52)

3.55

(0.54)

11.14

0.00

4. Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới

3.19

(0.66)

3.16

(0.57)

3.20

(0.56)

0.27

0.76


Có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê khi so sánh bằng ANOVA giữa ba nhóm khách thể ở nhóm giá trị quyền lực, quyền uy và thành đạt. Học sinh hướng tới các giá trị này cao hơn so với cha mẹ lựa chọn giáo dục cho các em (ĐTB = 2.79 so với ĐTB = 2.68 ở cha và 2.64 ở mẹ; p = 0.01). Ngược lại, học sinh lại đánh giá thấp hơn cha mẹ ở nhóm giá trị truyền thống, tuân thủ và an toàn (ĐTB = 3.35 so với ĐTB = 3.55 ở cha và 3.55 ở mẹ; p = 0.00). Như vậy, cha mẹ có xu hướng hướng tới các giá trị truyền thống (vâng lời ông bà cha mẹ, tôn trọng truyền thống,

tuân thủ theo những quy định, coi trọng sự an toàn…). Trong khi đó, trẻ em lại có xu hướng hướng tới sự thành công, có quyền lực, có của cải vật chất và được hưởng thụ cao hơn so với cha mẹ (mặc dù điểm trung bình học sinh đánh giá là thấp nhất trong 4 nhóm giá trị nêu trên). Kết quả cho thấy sự khác biệt trong quan điểm giữa hai thế hệ cha mẹ và con trong gia đình. Đặc biệt, kết quả đánh giá ở cha mẹ cũng phù hợp với nghiên cứu của Shwartz đã chỉ ra: người Đông Á được phát hiện là có chỉ số cao về trật tự/thứ bậc và bảo thủ/thận trọng, trong khi lại có chỉ số thấp về tự trị và bình đẳng [dẫn theo 26; tr. 408].

Bên cạnh việc so sánh sự phù hợp và khác nhau giữa các nhóm giá trị của cha mẹ và trẻ, chúng tôi cũng tìm hiểu mối tương quan trong việc lựa chọn giá trị của cha (cha - con trai; cha - con gái) và mẹ (mẹ - con trai; mẹ - con gái) đối với những giá trị mà trẻ lựa chọn. Vậy khi cha và mẹ lựa chọn giáo dục cho con các nhóm giá trị trên thì trẻ được hình thành các giá trị đó như thế nào? Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.10. Mối tương quan của các nhóm giá trị giữa các cặp cha - mẹ - con

Các nhóm giá trị

Cha - mẹ

Cha -

con trai

Cha -

con gái

Mẹ -

con trai

Mẹ -

con gái

1. Quyền lực, quyền uy

và thành đạt

0.435**

0.267**

0.271**

0.235**

0.280**

2. Công bằng, nhân ái

và khoan dung

0.484**

0.206*

0.236**

0.059

0.241**

3. Truyền thống,

tuân thủ và an toàn

0.462**

0.161

0.266**

0.109

0.295**

4. Tự chủ, mạo hiểm

và khám phá cái mới

0.369**

0.190*

0.357**

0.115

0.245**

Ghi chú: * p < 0.05 và ** p < 0.01

Một điều dễ nhận thấy là, tương quan giữa cặp cha - mẹ chặt chẽ hơn tương quan giữa các cặp cha - con, mẹ - con. Kết quả này đã chỉ ra sự thống nhất giữa các cặp cha mẹ trong việc lựa chọn các giá trị để giáo dục con. Xem xét các nhóm giá trị của các cặp cha - con và mẹ - con cho thấy, các nhóm giá trị mà cha và mẹ lựa

chọn đều có tương quan với giá trị của con gái. Riêng nhóm giá trị tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới, cặp cha - con gái có tương quan cao hơn so với mẹ và con gái (r = 0.357** so với r = 0.245**); trong khi đó, các nhóm giá trị giữa cha - con trai và mẹ - con trai thì có hệ số tương quan thấp hơn. Không có sự tương quan giữa việc người cha giáo dục các giá trị truyền thống, tuân thủ và an toàn đối với con trai, và cũng không có sự tương quan giữa việc người mẹ giáo dục cho con trai ở các nhóm giá trị công bằng, nhân ái và khoan dung; truyền thống, tuân thủ và an toàn; tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới. Điều này có thể giải thích bởi ở lứa tuổi THCS, học sinh nữ dậy thì sớm hơn so với học sinh nam, các em phát triển hơn về ngôn ngữ, nhận thức và cảm xúc so với các em nam, con gái dễ tiếp nhận các giá trị mà cha mẹ định hướng so với con trai. Vì vậy, có sự phù hợp giữa các giá trị mà cha mẹ lựa chọn giáo dục cho con gái và giá trị mà các em gái hướng tới. Trong khi đó, các em trai dậy thì muộn hơn và có nhiều biến đổi về tâm - sinh lý, các em có thể hướng tới một số giá trị khác so với các giá trị mà cha và mẹ lựa chọn giáo dục.

4.2.2. Định hướng giáo dục cho trẻ em trong gia đình thể hiện qua việc lựa chọn phương giáo dục giá trị cho trẻ

Giáo dục gia đình là công việc diễn ra thường xuyên và gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày, thông qua giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Như đã phân tích ở nội dung trên, các phương pháp GDGT cho trẻ trong gia đình cũng rất linh hoạt và đa dạng. Để giáo dục trẻ phát triển đúng hướng, hình thành ở các em những giá trị như cha mẹ đã đề ra mục tiêu, các bậc phụ huynh phải có hiểu biết nhất định về các phương pháp mà họ lựa chọn để giáo dục con. Tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về phương pháp GDGT cho trẻ em, kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023