Đặc Điểm Cơ Bản Của Dh Theo Hướng Phát Triển Knhtht


Ứng dụng vào DH, Gelasser W. cho rằng sự thành công giáo dục ở nhà trường được xét không chỉ ở phương diện thành tích học thuật mà còn ở đào tạo trong môi trường ấm áp và tinh thần hợp tác xây dựng. Bởi những quan hệ này góp phần lớn vào sự thành công trong học tập của học HS. Ông cho rằng nếu HS ở trường không thoả mãn được nhu cầu có tình bạn và lòng tự tôn thì không thể vui vẻ và có hứng thú trong học tập [94].

Lý thuyết nhu cầu coi trường học là một môi trường quan trọng thoả mãn nhu cầu của HS. HS đến trường là gia nhập xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu. Bởi, chỉ có thoả mãn các nhu cầu họ mới cảm thấy hứng thú và thấy ý nghĩa trong học tập và từ đó mới thu được thành công.

DH hướng vào phát triển KNHTHT lấy quan điểm này làm cơ sở, lợi dụng việc tổ chức học tập cùng nhau, giao lưu bạn bè và chia sẻ để thoả mãn các nhu cầu tạo nên động cơ học tập. William Gelasser khi nói về học tập hợp tác đã nhấn mạnh: HS, SV có hai nhu cầu cơ bản đó là hữu nghị (hay tình bạn) và tự tôn (lòng tự trọng - muốn được người khác tôn trọng mình), đây là cơ sở cho học tập hợp tác.

* Lý thuyết phát triển

Lý thuyết phát triển là quan điểm chính của tác giả Piagie J. xuất phát từ việc nghiên cứu về thảo luận và ảnh hưởng HTHT đối với hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của tổ, nhóm. Tác giả cho thấy quá trình đạt được mục tiêu của nhóm, tổ giúp mỗi thành viên trong nhóm sẽ nâng cao được trình độ nhận thức của bản thân và các kỹ năng xã hội được phát triển [82, tr. 418].

Tiếp nối thuyết về “vùng phát triển gần nhất” của Vưgôtxki L. X. [dẫn theo 82, tr. 418-419] cũng cho thấy việc sử dụng DHHT đem lại hiệu quả cao so với các cách dạy học khác. Bởi vì trong dạy học truyền thống, GV rất khó tác động đúng vào “vùng phát triển gần nhất” của học sinh, nhất là phù hợp với từng học sinh. Trong khi đó, nếu sử dụng tổ chức DH hướng vào KNHTHT, SV được trao đổi, thảo luận, bàn bạc, chia sẻ… thì sẽ tác động trực tiếp tới “vùng phát triển gần nhất”, giúp họ cùng có cơ hội học tập và phát triển tốt hơn, tránh trường hợp một SV phát triển còn người khác không phát triển vì tác động DH của thầy quá khó hoặc quá dễ đối với họ.


Chung quan điểm này Slavin R. E. cũng nhấn mạnh “Thông qua việc hướng dẫn của người lớn và tương tác với bạn bè trong nhóm, HS được thảo luận, tư vấn, phối hợp, chia sẻ… để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung, thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển trình độ nhận thức của các em so với các hoạt động cá nhân” [108]. Đây cũng chính là cơ sở khoa học vận dụng trong DH theo hướng phát triển KNHTHT đang được quan tâm nghiên cứu.

* Lý thuyết về kết cấu dạy học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Lý thuyết này cho rằng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và tâm lý lớp học phụ thuộc vào ba yếu tố chính: kết cấu nhiệm vụ; kết cấu động viên, khen thưởng và kết cấu quyền uy.

Đại diện cho thuyết này là các tác giả Jonhson D. V. ; Elliot Aronson; Slavin

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 6

R. E. cho rằng: Kết cấu nhiệm vụ bao gồm: các phương pháp, các kỹ thuật, các nhiệm vụ DH, các phương tiện và các hình thức tổ chức DH. Kết cấu động viên, khen thưởng một mặt đề cập đến các phần thưởng động viên, khuyến khích kết quả học tập cá nhân, một mặt đề cập đến tính phụ thuộc lẫn nhau, cấu trúc phần thưởng của các bạn trong nhóm học tập. Kết cấu quyền uy chủ yếu đề cập tới cơ cấu quyền lực trong DH (mối quan hệ GV và HS; giữa HS với HS). Trong hệ thống giảng dạy truyền thống, thông thường thầy giáo lấy thưởng, phạt điểm số để kiểm soát các hành vi học tập của HS [109].

DH hướng vào phát triển KNHTHT dựa vào các kết cấu cơ bản này tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá. Kết cấu nhiệm vụ lợi dụng vào hợp tác nhóm. Đem các thành viên nhóm đặt vào thành tích chung; hoàn thành nhiệm vụ nhận thức thông qua các chủ đề, tình huống, dự án... các thành viên trong nhóm phối hợp với nhau một cách hợp lý, hình thành một tập thể đoàn kết; đồng thời lựa chọn các phương thức khác nhau tiến hành hoạt động học tập dựa trên các ý nghĩa của giao lưu song phương hoặc đa phương giữa thầy - trò và trò - trò.

Ở phương diện kết cấu động viên, khen thưởng cũng có sự thay đổi, bởi thành tích của mỗi cá nhân đồng thời cũng là thành tích chung sức của cả tập thể. Động viên, khen thưởng trong DHHT lợi dụng quan hệ phụ thuộc tích cực lẫn nhau mà kích thích, duy trì hoạt động học tập.


Trong kết cấu quyền uy tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT nhấn mạnh vai trò chủ đạo của bản thân HS. GV chỉ đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn, kích thích học sinh vận dụng động cơ nội tại “bên trong” của mình và bạn bè làm chủ hành vi học tập và phấn đấu tối đa quyền học tập để giành được thành công học tập với mức độ cao nhất.

1.4.2. Đặc điểm cơ bản của DH theo hướng phát triển KNHTHT

Kế thừa có chọn lọc trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đặc điểm DH hợp tác của các tác giả như: Slavin R. E. [110, tr.147-148)]; Davision N. [90, tr.78]; Johnson

D. W. Và Johnson R. T. [98]; Sheng Qun Li và Zheng Shu Zhen [126]; Light P. H. và Mevarech Z. R. [103, tr.155-199]; Vương Thản [135]; Lâm Sinh Phụ [127]... đại diện cho các trường phái khác nhau của các khu vực trên thế giới, theo chúng tôi, DH theo hướng phát triển KNHTHT có những đặc điểm đặc trưng như sau:

* Mục tiêu dạy học

DH theo hướng phát triển KNHTHT một mặt chú trọng mục tiêu phát triển tri thức, thái độ, KN khoa học ở người học. Một mặt phát triển người học những KNHTHT, cách thức làm, tinh thần, thái độ ứng xử trong HTHT hướng vào việc chuẩn bị cho SV sớm thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập, phát triển cộng đồng làm hành trang trong nghề nghiệp tương lai. Đây là 2 mục tiêu kép trong DH, nó làm cho mối quan hệ trong Dạy - Học được cải thiện với sự khám phá khoa học đầy sự ấm áp, thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau trong sự tương tác giữa GV - SV; giữa SV - SV từ đó giúp SV nắm tri thức dễ dàng và sâu sắc hơn.

Nhà giáo dục Trung Quốc Sheng Qun Li và Zheng Shu Zhen có nhận định “Mục tiêu của DH theo hướng phát triển KNHTHT là một cải tiến mang tính đột phá, nó phá vỡ các định hướng truyền thống trước đây, thể hiện tính toàn diện hơn, cân bằng hơn trong dạy học. Đó là không chỉ thiên về phát triển tính học thuật mà còn chú ý tới chất lượng cuộc sống của người học (nhu cầu về tinh thần, nhu cầu với môi trường hợp tác, thân thiện) và phát triển kỹ năng sống trong tương lai” [126].

* Hoạt động của giáo viên

- GV thiết kế các nhiệm vụ, các tình huống học tập hợp tác cho SV

+ Nhiệm vụ DH luôn đòi hỏi phải có nội dung DH tương ứng. Tuy nhiên thực tế các giáo trình, tài liệu DH đại học hiện nay cho thấy đã hình thành một thế


có sẵn phù hợp với kiểu dạy học truyền thống, đặc trưng là coi trọng tính học thuật (tri thức khoa học). Việc thiết lập tính tương tác nhằm phát triển kỹ năng giao lưu, hợp tác giữa SV-SV ít được quan tâm đến hoặc hầu như không có. Do đó, muốn triển khai tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP, GV trước tiên phải thiết kế, cấu trúc lại nội dung DH cho phù hợp.

+ Cụ thể, nội dung DH phải được GV thiết kế thành các nhiệm vụ HTHT, đây là công việc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của quá trình dạy học. Bởi “Học tập hợp tác” chỉ nảy sinh khi mà SV giải quyết nhiệm vụ học tập gặp phải chướng ngại, khó khăn, vất vả không giải quyết được. Họ có nhu cầu hợp tác để được hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ hay phối hợp để hoàn thành. Do vậy đòi hỏi GV phải có tri thức sâu rộng, có kỹ năng thiết kế nhiệm vụ , có nghệ thuật sư phạm trong việc “uỷ thác” các tri thức cần dạy vào nhiệm vụ học tập của SV, tạo ra môi trường hợp tác, tạo ra những thách thức tư duy, nhu cầu ham muốn giải quyết vấn đề của SV.

+ Trong quá trình thiết kế nhiệm vụ, GV phải thấu hiểu SV phải dự đoán trước được những khó khăn vướng mắc của SV trong quá trình giải quyết nhiệm vụ; dự đoán được các kỹ năng hiện có của SV để giao nhiệm vụ phù hợp và kích thích sự phát triển; xác định nhiệm vụ sẽ đồng nhất hay khác nhau giữa các nhóm; dự kiến thời gian hoàn thành nhiệm vụ và phương thức tổ chức hoạt động của SV để có thể hoàn thành nhiệm vụ.

+ Đặc biệt, chú ý khi thiết kế nhiệm vụ hợp tác phải: Một, đạt được yêu cầu có mức độ khó đối với cá nhân có năng lực, nhưng vừa sức đối với sự hợp tác của nhóm và đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tương trợ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên. Hai, tăng dần độ khó các nhiệm vụ trong quá trình DH nhằm đòi hỏi sự tương trợ, giúp đỡ, hợp tác giữa SV - SV trong quá trình DH.

+ Việc giao và biểu đạt nhiệm vụ hợp tác cũng không kém phần quan trọng. GV cần có nghệ thuật sư phạm kết hợp với khả năng khai thác các tính năng của công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác để biến nhiệm vụ hợp tác thành nhu cầu, hứng thú cần giải quyết vấn đề của SV, có như vậy mới đảm bảo sự thành công trong dạy học.


- Nghiên cứu các cách thức chia nhóm học tập hợp tác

+ Điểm đặc trưng nhất của DH theo hướng phát triển KNHTHT là tổ chức DH theo hình thức nhóm. Do đó nghiên cứu cách thức chia nhóm học tập là một mắt xích then chốt của DH, cũng tức là xem kết cấu quan hệ phụ thuộc qua lại giữa SV - SV làm trung tâm của quá trình DH.

+ GV nghiên cứu các cách thức chia nhóm để phân chia nhóm HTHT sao cho khoa học và phù hợp. Cần xác định số lượng thành viên trong nhóm là bao nhiêu; tồn tại trong thời gian dài, cố định hay tạm thời; thời gian hoàn thành nhiệm vụ của nhóm hợp tác; kế hoạch làm việc…

+ Trong lĩnh lực tổ chức học tập hợp tác, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý quy mô của nhóm càng nhỏ thì mức độ tham gia và tương tác của SV càng cao. Nhóm hợp tác nên có kích thước từ 4 - 6 người là phù hợp và trong nhóm thì nên khác nhau về “chất”, giữa các nhóm thì đồng “chất”.

+ Trong nhóm nên khác nhau về năng lực học tập; giới tính; hoàn cảnh gia đình; vùng, miền sống; chuyên ngành... Nhóm đa dạng thành phần sẽ tạo ra sự bình đẳng, thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, đồng thời mỗi thành viên có cơ hội thể hiện ưu thế của bản thân. Giữa các nhóm chất lượng đồng đều, tức tổng hợp trình độ cơ bản của mỗi nhóm nên giống nhau, để mỗi nhóm là một “lát cắt” hoặc “hình ảnh thu nhỏ” của cả lớp tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng, ngang hàng trong việc phát huy ưu thế giữa các nhóm và cũng là động lực cho các nhóm phát triển. Điều này cũng tích hợp được ưu thế tác động từ nhiều phía trong DH.

- Phân chia vai trò của các thành viên trong nhóm

+ Sau khi phân chia thành các nhóm HTHT, GV hướng dẫn SV phân chia vai trò của các thành viên trong nhóm phù hợp với năng lực, sở trường như: nhóm trưởng; thư ký; người kiểm tra; người hậu cần… Các thành viên dựa vào nhau thực hiện nhiệm vụ và tăng cường hiệu quả của HTHT.

Như vậy nét đặc trưng ở DH theo hướng phát triển KNHTHT là SV đều phải gánh vác một vai trò nhất định trong hoạt động chung của nhóm và dựa vào nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Vai trò của các thành viên trong nhóm cũng thường xuyên thay đổi không cố định. Đây cũng là một biện pháp bồi dưỡng năng lực và tinh thần hợp tác cho SV.


- Bố trí không gian lớp học

+ Bố trí không gian lớp học cũng có sức ảnh hưởng lớn đến DH, ở lớp học truyền thống việc bố trí không gian lớp học thuận lợi cho việc học sinh hướng vào một phía “bảng”, thể hiện trạng thái “tĩnh” trong DH. Nét sáng tạo trong DH theo hướng phát triển KNHTHT là GV sắp xếp, bố trí lại không gian lớp học, phá vỡ trạng thái “tĩnh” chuyển sang trạng trái “động”. SV mặt đối mặt tích cực hợp tác học tập nhằm hoàn thành nhiệm vụ.

Vậy nên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp học, GV phải khéo léo sắp xếp các nhóm học tập sao cho không ảnh hưởng tới nhau trong lúc tham gia thảo luận, giữa các nhóm có khoảng cách thuận lợi cho việc GV đi lại giám sát, kiểm tra và thuận lợi cho việc phân chia di chuyển nhóm theo chiến lược DH. Tuy nhiên hầu hết phòng học hiện nay không đủ rộng và thuận lợi cho việc học tập theo nhóm, thường GV phải vẽ sơ đồ nhóm lên bảng để SV dễ dàng thực hiện theo ý đồ của GV mà không mất thời gian tiết học.

- Sử dụng phương pháp, kỹ thuật DH

+ PPDH thể hiện cách thức hoạt động giữa GV và SV, đồng thời cũng thể hiện sự sáng tạo của người thầy trong quá trình DH. Tuy nhiên sự sáng tạo đó phải tuân theo quy tắc nhất định. PPDH phải được lựa chọn dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, đối tượng và điều kiện thực tế của DH.

Do đó khi DH theo hướng phát triển KNHTHT, GV cần phải lựa chọn đa dạng các phương pháp DH tích cực có lợi thế trong việc tạo ra sự tương tác giữa SV và SV như: dự án; hợp đồng; thảo luận; các kỹ thuật DH hợp tác như: hình thức lắp ráp Jigsaw, hình thức suy nghĩ - làm việc theo cặp - chia sẻ, hình thức phỏng vấn ba bước, hình thức công não, đánh số, khăn trải bàn, bể cá... Đây là những phương pháp, kỹ thuật DH hợp tác đã được rất nhiều các nhà lý luận DH nghiên cứu, thực nghiệm và đánh giá sự thành công trong thực tiễn DH.

- Tổ chức, điều khiển, cố vấn, giúp đỡ SV trong quá trình HTHT

+ Trong quá trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển KNHTHT, GV luôn phải thay đổi vai trò của mình, khi là người điều khiển, lúc là người hợp tác, là


người cổ vũ, người động viên, người quan sát… GV càng thâm nhập vào nhiều hoạt

động của học sinh càng đưa ra được nhiều những chỉ đạo thích đáng.

+ GV phải luôn giữ một tinh thần bình đẳng, hữu nghị và có tính xây dựng. GV không can dự quá nhiều vào quá trình học tập của SV, cũng không thể bàng quang khoanh tay đứng nhìn đối với những khó khăn và nghi vấn của học sinh. Với tư cách là người điều khiển, nhiệm vụ của GV là xây dựng một bầu không khí lớp học hài hoà, vui vẻ thoải mái, hoạt động nhịp nhàng tạo nên hứng thú, động cơ thúc đẩy ham muốn hợp tác học tập.

+ GV phải thâm nhập vào nhóm, quan sát tỷ mỉ quá trình hợp tác của các thành viên để chẩn đoán, phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hợp tác từ đó lựa chọn những biện pháp điều hành một cách chắc chắn và có xử lý kịp thời đảm bảo hoạt động hợp tác nhóm diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả.

+ GV cũng cần dự kiến và khống chế thời gian hợp tác của SV thật khoa học để quá trình hợp tác diễn ra không chậm chạp, cũng không diễn ra quá nhanh kiểu chiếu lệ, hình thức.

Điểm khác biệt rõ nét so với dạy học truyền thống là DH hướng vào phát triển KNHTHT, GV không chỉ coi trọng tác động qua lại giữa thầy và trò mà nổi bật là coi trọng mối quan hệ phụ thuộc tích cực của SV - SV.

* Hoạt động của SV

Trong dạy học theo hướng phát triển KNHTHT, SV không phải làm việc một mình mà luôn hoạt động trong một nhóm cụ thể. Vì vậy, các hoạt động của SV trong khi tham gia HTHT bao gồm:

- Chuẩn bị

Từng cá nhân chuẩn bị về mặt tri thức: tài liệu, phương tiện phục vụ cho bài học; về mặt tinh thần: chuẩn bị thái độ hợp tác học tập như tính sẵn sàng chung sức, tích cực xây dựng nhóm HTHT, tích cực tham dự, tích cực ủng hộ nhau và khích lệ các thành viên trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ.

- Tham gia HTHT

+ SV tích cực thành lập nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

+ Phân công/ tiếp nhận nhiệm vụ nhóm và cá nhân, tích cực hoàn thành nhiệm vụ mang tính cá nhân.


+ Các cá nhân chia sẻ kết quả làm việc của mình với các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong cùng một nhóm trao đổi, thảo luận, thương lượng đi đến thống nhất hình thành sản phẩm chung của nhóm học tập hợp tác.

+ Dưới sự hướng dẫn, điều khiển, cố vấn của GV, SV có thể nộp sản phẩm nhóm hoặc trình bày sản phẩm của nhóm mình trước tập thể lớp.

+ Cuối cùng là cùng nhau nhận xét đánh giá kết quả đạt được giữa các nhóm với nhau; đánh giá kết quả học tập cũng như tinh thần, hành vi hợp tác của từng cá nhân trong một nhóm; rút kinh nghiệm cho những bài học tiếp theo.

Tuy nhiên để thực hiện được các hành động học tập hợp tác trên, yêu cầu đặt ra đầu tiên cho SV là phải nắm được các nguyên tắc hoạt động trong nhóm hợp tác. SV phải biết thành lập nhóm, biết nhận và phân công nhiệm vụ một cách phù hợp với năng lực, biết lên kế hoạch hoạt động và dự kiến thời gian hoàn thành sản phẩm của cá nhân và nhóm…

Mỗi SV phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình, tích cực tìm tòi, nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ nhằm tìm ra kiến thức, tạo ra sản phẩm ban đầu mang tính cá nhân. Mặt khác phải nhận thức rõ ngoài hoàn thành nhiệm vụ mang tính cá nhân, mỗi SV có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích cũng như nhắc nhở các thành viên khác trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ để cùng hưởng thành quả chung của nhóm.

SV phải nhận thức sản phẩm của nhóm là sự tổng hợp nỗ lực của từng SV và kết quả sau khi hoạt động hợp tác là tất cả các SV trong nhóm đều phải có khả năng hiểu, nắm vững kiến thức, kỹ năng mà nhiệm vụ học tập đặt ra. Kết quả kiểm tra bất kỳ một thành viên nào trong nhóm đều có thể là kết quả làm việc của cả nhóm.

* Kiểm tra đánh giá

- Sau khi kết thúc hoạt động GV phải tổ chức cho SV tổng kết kinh nghiệm và báo cáo kết quả, đồng thời đóng vai trò là người nhận xét, đánh giá.

- Khác với dạy học truyền thống, dạy học hướng vào phát triển KNHTHT không chỉ lấy thành tích cá nhân làm căn cứ đánh giá mà còn lấy thành tích tổng thể của nhóm làm căn cứ nhận xét, đánh giá và khen thưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2023