Yêu Cầu Khi Thiết Kế Dh Theo Hướng Phát Triển Knhtht


- Tuy nhiên, tính đa dạng của các thành viên trong nhóm cũng đặt ra yêu cầu đa dạng trong kiểm tra đánh giá. GV phải lựa chọn nhiều phương thức đánh giá để khắc phục được tình trạng chỉ quan tâm đến nhóm mà không chú ý cá nhân. Chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà không quan tâm đến quá trình tiến bộ của từng SV.

- Kiểm tra, đánh giá đưa ra phải nhằm động viên khuyến khích kịp thời những sinh viên tích cực, đồng thời lưu ý đến những sinh viên có năng lực yếu để họ có thêm lòng tự tin, phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ.

Tóm lại: DH theo hướng phát triển KNHTHT lấy Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học làm cơ sở. Sử dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa người với người trong dạy học làm trung tâm. Lấy mục tiêu phát triển tri thức, KN, thái độ và KNHTHT làm chỉ đường. Lấy hoạt động hợp tác giữa SV - SV làm động lực DH. Lấy hoạt động nhóm hợp tác làm hình thức dạy học cơ bản và lấy thành tích nhóm hợp tác làm tiêu chuẩn đánh giá chính.

1.4.3. Các yêu cầu của DH theo hướng phát triển KNHTHT

Bàn về những yêu cầu DH theo hướng phát triển KNHTHT có rất nhiều quan điểm khác nhau: Slavin R. E. cho rằng DH phải đạt được 3 yêu cầu cơ bản: (1) Mục tiêu học tập chung của nhóm;(2) trách nhiệm cá nhân cao; (3) cơ hội bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm (không kể năng lực hoặc vai trò vị trí của họ trong nhóm thế nào mọi cố găng của các thành viên đều được chấp nhận như nhau) [110]. Nhà nghiên cứu người Canada Coel. Ho. E. lại đưa ra 4 yêu cầu cần thiết để HTHT thành công: (1) Hình thành và quản lý nhóm; (2)Thiết kế nhiệm vụ hoạt động nhóm hợp tác;

(3) Phát triển kỹ năng xã hội và KNHTHT; (4) Trò chuyện có tính thăm dò [dẫn theo 134, tr.19]... Tuy nhiên, tổng kết những nghiên cứu về DHHT trên thế giới cho thấy 5 yêu cầu cơ bản của Johnson D.W. và Johnson R.T. [98] đưa ra là được thừa nhận nhiều nhất. Cùng chung tiếp cận quan điểm này, theo chúng tôi, DH theo hướng phát triển KN HTHT phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:

+ Dạy học phải tạo dựng được sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực.

Trong DH phải tạo dựng được sự liên kết giữa SV với nhau trong nhóm, theo cách mà chỉ có thực sự liên kết cùng nhau họ mới có thể thành công (hoặc ngựơc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

lại). Nghĩa là các thành viên trong nhóm học tập sẽ "cùng chìm hoặc cùng nổi". Mỗi SV trong nhóm có 2 trách nhiệm cơ bản: 1) Thực hiện nhiệm vụ được giao; 2) Giúp các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Dạy học phải đảm bảo sự tương tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong nhóm.

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 7

DH phải tổ chức cho SV học tập dưới hình thức nhóm hợp tác. Mỗi SV là một mắt xích trong dây truyền hoạt động của nhóm hợp tác học tập. Họ không thể làm việc độc lập như mô hình học tập độc lập mang tính tranh đua mà phải hợp tác với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc, trao đổi thông tin, trao đổi những quan điểm cá nhân dưới sự giám sát, hướng dẫn, cố vấn, tham gia của GV.

Trong xã hội hiện đại, được hỗ trợ của công nghệ thông tin, tương tác trong học tập hợp tác có nhiều thay đổi. Có thể "trực tiếp" hoặc "gián tiếp" qua mạng internet làm tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, phát triển những kỹ năng giao tiếp… để hoàn thành công việc được giao.

+ Dạy học phải đảm bảo SV có trách nhiệm cá nhân cao.

DH hướng vào phát triển KNHTHT phải tổ chức sao cho mỗi SV đều phải có đóng góp nhất định vào hoạt động chung của nhóm. Các SV trong nhóm hợp tác phụ thuộc lẫn nhau, nhưng mỗi người đều chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ riêng, họ hiểu rằng không thể dựa vào người khác và sau khi tham gia buổi học người học có thể tự mình thực hiện thành công một hoạt động tương tự. Điều này cũng đặt ra yêu cầu DH phải nhận xét, đánh giá được tính hiệu quả, tinh thần hợp tác của từng thành viên trong mỗi nhóm hợp tác để họ nhìn thấy rõ trách nhiệm của mình, tránh trường hợp ỉ lại, thoái thác cho người khác.

+ Dạy học đảm bảo sự phát triển các kỹ năng học tập hợp tác.

Trong DH hướng vào phát triển KNHTHT, yêu cầu tất cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật, phương tiện DH phải cùng phát huy cộng hưởng phát triển được các KNHTHT như xác lập vị trí cá nhân trong nhóm; kỹ năng giao tiếp, chia sẻ; giải quyết các quan điểm bất đồng trong học tập... để tất cả SV có thể gắn kết, tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau nhằm tiến hành nhiệm vụ học tập có hiệu quả.


+ Đảm bảo có phản hồi và điều chỉnh trong dạy học.

Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên nhằm phản hồi những thông tin cho cả người học và người dạy. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dựa trên nội dung tri thức mà cả thái độ, kỹ năng hợp tác. Nhóm hợp tác phải được đánh giá trong những hoạt động mà họ đã thực hiện thì hoạt động nào có hiệu quả, hoạt động nào chưa đạt, chưa phù hợp, hoạt động nào cần duy trì, hoạt động nào cần thay đổi. Quá trình này giúp duy trì và củng cố, hoàn thiện các quan hệ giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt hiệu quả cao nhất đồng thời điều chỉnh các hoạt động không hiệu quả trong hoạt động học tập hợp tác.

Mục tiêu học tập dựa vào nhau

Tác động lẫn nhau mang tính tích cực

Thông tin học tập dựa vào nhau


Tăng cường hiệu quả học tập cá nhân, nhóm và KN HTHT

Quan điểm của Johnson D.W. và Johnson R. T. trong việc thiết kế hoạt động DH theo hướng phát triển KNHTHT [100, tr.5-8] còn được thể hiện cụ thể hoá bằng sơ đồ:


(1) Dựa vào mối quan hệ xã hội


(2) Dựa vào phát triển nhận thức


(3) Dựa vào các hành vi học tập

Nhiệm vụ và khen thưởng dựa vào nhau

Động cơ thúc đẩy

Sơ đồ 1.2: Yêu cầu khi thiết kế DH theo hướng phát triển KNHTHT


1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học theo hướng phát triển KNHHT cho SV ĐHSP

1.4.4.1. Các yếu tố chủ quan

* Về phía GV

- Nhận thức của GV về sự cần thiết phải phát triển KNHHT cho SV là điều kiện đầu tiên và có tác động rất lớn đến kết quả DH theo hướng phát triển


KNHTHT cho SV ĐHSP. Bởi vì nhận thức của GV quyết định việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật... và tổ chức DH do đó ngay từ ban đầu GV đã phải có ý thức, trách nhiệm trong việc thiết kế hoạt động DH nhằm phát triển KNHTHT cho SV sau này.

- Khả năng áp dụng các phương pháp, kỹ thuật tăng cường tính tương tác trong DH: Phương pháp, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng bởi nó chính là yếu tố sáng tạo của người thầy trong việc thiết lập mối quan hệ đa dạng giữa SV - SV; SV

- tài liệu học tập và GV - SV... để có thể biến tri thức khoa học thành tri thức, hành vi, thái độ hiện thực của SV. Vì thế DH theo hướng phát triển KNHTHT cần phải được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp DH tích cực và các kỹ thuật DHHT, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ học tập nhất định. Có thể kể đến các phương pháp như: DH dự án, Thảo luận nhóm, DH đồng đẳng... Các kỹ thuật như: công não, lắp ráp Jigsaw, khăn phủ bàn, bể cá, đánh số,... Do đó việc hướng dẫn bồi dưỡng các năng lực, kỹ năng sử dụng các PPDH và kỹ thuật DHHT cần phải được chú ý.

- Khả năng tổ chức, thiết lập các mối quan hệ tương tác giữa SV - SV trong hoạt động DH: Thiết lập được các mối quan hệ tương thuộc giữa các SV trong nhóm và giữa các nhóm HTHT với nhau cũng đòi hỏi óc tổ chức sáng tạo của người giáo viên. GV phải biết cách thức chia nhóm, hướng dẫn phân vai, hướng dẫn phân chia nhiệm vụ, sắp xếp chỗ ngồi... điều chỉnh, điều khiển quá trình HTHT sao cho giữa các thành viên trong nhóm có sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau và các nhóm thì cạnh tranh nhau lành mạnh. Tạo được môi trường hợp tác tích cực cũng đòi hỏi cũng phải có các kỹ thuật nhất định phù hợp với nội dung, PPDH. Vậy nên, việc bồi dưỡng các KN tổ chức cũng như sự chia sẻ kinh nghiệm thành công hay bài học thất bại trong DHHT của các GV cần được quan tâm.

* Về phía SV

- Yếu tố nhận thức: Cũng như GV, nhận thức của SV cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KNHTHT của SV ĐHSP. Việc phát triển một KN bất kỳ nào đó đều liên quan đến nhận thức về tính cần thiết và vai trò của KN đó


đối với cá nhân. Từ đó, mới nảy sinh nhu cầu mong muốn được phát triển KN. Để hình thành, phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP thì điều quan trọng đầu tiên SV phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, cách thức thực hiện và có ý thức rèn luyện KNHTHT.

- Cách thức tập luyện của bản thân SV: KNHTHT là một loại kỹ năng mang tính xã hội phức tạp đòi hỏi SV phải có ý thức, nghị lực, kiên trì và cách thức luyện tập đúng đắn mà nếu không có phương pháp, kế hoạch hay biện pháp phù hợp sẽ khó có thể phát triển được đúng đắn.

1.4.4.2. Các yếu tố khách quan

Cùng với các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò không nhỏ tới quá trình phát triển KNHTHT của SV ĐHSP.

- Không gian DH: Để hoạt động DH diễn ra thuận lợi thì không gian DH là một trong những điều kiện cần được quan tâm. DH cần một không gian rộng rãi, thoải mái, linh hoạt. Sự rộng rãi tạo thuận lợi cho các nhóm hợp tác. Có không gian tương đối độc lập, SV và GV dễ dàng di chuyển bàn ghế, đồ dùng dạy học, có thể sắp xếp một cách cơ động... Ngoài ra, sự thay đổi không gian DH thường xuyên cũng tạo ra những cảm xúc tích cực cho SV trong quá trình rèn luyện KN.

- Các phương tiện, điều kiện vật chất phục vụ Dạy - Học: DH theo hướng phát triển KNHTHT phải thường xuyên sử dụng các PPDH, các kỹ thuật DH tích cực, điều này đòi hỏi phải có các điều kiện phương tiện dạy học hiện đại đi kèm. Do dó, ngoài không gian học tập rộng rãi, các phương tiện, điều kiện vật chất trong phòng học hay phòng thí nghiệm cần phải đầy đủ cho DH như: máy chiếu, bảng phụ, mạng wifi; bàn ghế thuận lợi cho di chuyển, quạt mát... Phương tiện, điều kiện DH càng hiện đại thuận lợi bao nhiêu thì việc tổ chức DH càng có khả năng thiết kế đa dạng bấy nhiêu. Điều đó chính là tạo môi trường học tập linh hoạt cho SV trải nghiệm.

- Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo: Không có cách thức Dạy cũng như Học nào mà không cần có tài liệu và giáo trình. Hệ thống này càng phong phú đa dạng bao nhiêu càng tạo điều kiện thuận lợi và tạo sự hấp dẫn hay hứng thú Dạy - Học bấy nhiêu. Đặc biệt DH theo hướng phát triển KNHTHT đòi hỏi GV phải thiết kế các nhiệm vụ học tập có độ khó đối với một cá nhân có năng lực và vừa sức với


sự hợp tác tích cực của tất cả SV trong nhóm HTHT. Do đó, cả về phía GV và về phía SV càng cần nhiều hơn những hệ thống giáo trình tài liệu đa dạng, phong phú.

- Số lượng và thành phần SV trong các lớp học: Phát triển KNHHT cần một số lượng SV không nên quá đông nhưng cũng không nên quá ít. Các chuyên gia về DHHT cho rằng thường một lớp số nhóm khoảng từ 4 - 6 nhóm và nên là những số chẵn để thuận lợi cho việc sử dụng các kỹ thuật ghép nhóm hay thi đua giữa các nhóm với nhau. Mỗi nhóm cũng chỉ nên từ 4 - 6 SV là phù hợp. Số lượng quá đông sẽ rất khó cho GV trong việc tổ chức, quản lý, hướng dẫn và quan sát hoạt động của SV. Số lượng quá ít lớp học sẽ buồn tẻ, thiếu không khí thi đua học tập, rèn luyện giữa các nhóm, đồng thời hiệu quả kinh tế cũng hạn chế.

Mặt khác, thành phần SV đa dạng về giới tính, kinh nghiệm, trình độ, vùng miền, ngành học... lại tạo ra yếu tố thuận lợi cho việc HTHT. Hiện nay, trong các trường ĐHSP việc thay đổi phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, SV tự sắp xếp thời gian biểu và đăng ký môn học cho riêng mình. Do đó trong các môn học chung, lớp học thường đa dạng thành phần các SV các khóa học và các ngành học khác nhau trong giờ học lý thuyết; giờ thảo luận, thực hành lại chia nhỏ thành các nhóm từ 30-35 SV/1 nhóm, đặc điểm này khá phù hợp và có tính khả thi trong việc DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


1. Tư tưởng dạy học theo hướng phát triển KNHTHT đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX việc triển khai ứng dụng rộng rãi trên thế giới mới đem lại nhiều thành công đáng ghi nhận. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng đã có nhiều nghiên cứu vấn đề này, các tác giả tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau và dưới nhiều tên gọi khác nhau như học tập nhóm nhỏ, học tập theo quan điểm tương tác người học - người học, học tập hợp tác, giáo dục hợp tác... nhưng tựu chung lại đều khẳng định DH theo hướng phát triển KNHTHT là một cách thức DH phát huy được tính tích cực chủ động của người học, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ học tập và KNHTHT, là yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định chất lượng học của người học, phù hợp với xu thế DH hiện đại.

2. Điểm khác biệt giữa DH hướng vào phát triển KNHTHT với dạy học truyền thống là chú trọng mối quan hệ phụ thuộc tích cực của SV với SV, đồng thời chú ý đồng bộ các thành tố trong cấu trúc của quá trình DH cùng hướng theo một mục tiêu đã lựa chọn.

3. DH theo hướng phát triển KNHTHT có cơ sở khoa học là tâm lý học, xã hội học; giáo dục học. DH theo hướng phát triển KNHTHT lấy mối quan hệ phụ thuộc giữa SV với SV làm trung tâm, lấy mục tiêu phát triển tri thức và KNHTHT làm tiêu chí chỉ đường, lấy hoạt động hợp tác giữa SV- SV làm động lực, lấy hoạt động nhóm làm hình thức DH cơ bản và lấy thành tích của nhóm làm tiêu chuẩn chính để đánh giá chính kết quả học tập của SV.

4. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu về đặc thù hoạt động sư phạm và đặc điểm hoạt động học tập của SV ĐHSP, chúng tôi chọn hệ thống KNHHT với 23 tiểu KN được phân chia thành 4 nhóm: KN xác lập vị trí, vai trò cá nhân trong hoạt động nhóm, KN trình bày và tiếp nhận thông tin học tập, KN xây dựng và duy trì sự tin tưởng và chia sẻ, KN giải quyết bất đồng trong học tập. Các nhóm KN này không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau cùng vận động và phát triển.


Chương 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KNHTHT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu về nhận thức của GV về DH theo hướng phát triển KNHTHT ở ĐHSP.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT ở ĐHSP.

- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới DH theo hướng phát triển KNHTHT

ở ĐHSP.

- Tìm hiểu thực trạng KNHTHT của SV ĐHSP.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát, chúng tôi chọn GV và SV ĐHSP tại các trường ĐHSP Thái Nguyên, ĐH Hồng Đức, ĐH Vinh, ĐHSP TP HCM làm khách thể nghiên cứu đại diện cho 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.

* Tổng số GV được điều tra là 188, trong đó trình độ Tiến sĩ có 46 người (chiếm 27,66%); Thạc sĩ có 112 người (chiếm 59,57%); Đại học có 24 người (chiếm 12,77%) (số phiếu phát ra 200, số phiếu thu về 188). Đại đa số GV được điều tra là những người có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên ở các khoa TL - GD; khoa Tự nhiên và khoa Xã hội.

* Tổng số SV được điều tra là 550 người là SV năm thứ 2 và 3, thuộc các khoa SP cơ bản: SP Toán; SP Lý; SP Văn; SP Sử; GD Tiểu học. Sau khi sàng lọc loại bỏ những phiếu không đảm bảo yêu cầu điều tra, chúng tôi đưa vào xử lý 538 phiếu.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

2.1.3.1. Khảo sát bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp này chúng tôi xây dựng bảng hỏi thành 2 nội dung hỏi:

* Tìm hiểu thực trạng DH theo hướng phát triển KNHTHT: Có 2 phiếu hỏi, một dành cho GV và một dành cho SV (Phụ lục 1 và 2).

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí