Thực Trạng Việc Sử Dụng Các Phương Pháp Dh Của Gv


lượng bàn học nhiều; số lượng SV trong một lớp nhiều... là những yếu tố khó khăn cho việc tổ chức dạy học theo nhóm.

Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin, hầu hết các trường học có hỗ trợ máy chiếu projector và mạng wifi. Tuy nhiên, quan sát thực tế vẫn cho thấy việc lắp ráp máy vẫn dựa trên nền phòng học và trang thiết bị học tập cũ, bàn ghế không thay đổi, không gian không được mở rộng, đường truyền wifi không được tốt... Việc tổ chức nhóm học tập vẫn gặp những khó khăn. Điều này đặt ra yêu cầu GV phải có nghệ thuật, kế sách trong việc chia nhóm hợp tác và bố trí chỗ ngồi cũng như không gian phòng học sao cho giữa các nhóm ít ảnh hưởng tới nhau nhất và hoạt động có hiệu quả nhất.

Bảng 2.5. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp DH của GV



Các PPDH

Mức độ

Rất thường xuyên

Tương đối thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

1. Trực quan

38

20,21

5

67

35,64

3

83

44,15

1

0

0

5

0

0

4

2. Vấn đáp

140

74,47

1

48

25,53

4

0

0

8

0

0

5

0

0

4

3. Nêu vấn đề

44

23,40

4

107

56,91

2

37

19,68

7

0

0

5

0

0

4

4. Thuyến trình

55

29,26

2

114

60,64

1

19

10,11

6

0

0

5

0

0

4

5. Dạy học dự án

0

0

6

26

13,83

6

57

30,32

4

37

19,68

1

68

36,17

2

6. Thảo luận nhóm

45

23,94

7

107

56,91

2

36

19,15

5

0

0

5

0

0

4

7. Sắm vai

0

0

8

24

12,77

7

57

30,32

4

24

12,77

4

83

44,14

1

8. Tình huống

0

0

8

43

22,87

5

68

36,17

3

27

14,36

3

50

26,60

3

9. Hợp đồng

0

0

8

14

7,45

8

73

38,83

2

31

16,49

2

70

37, 23

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 9

PPDH là cách thức hoạt động của thầy - trò trong quá trình dạy học, là nhân tố cơ bản quyết định mối quan hệ tương tác giữa SV - SV.

+ Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 2.5 cho thấy hầu hết các GV đều sử dụng đa dạng các PPDH trong quá trình giảng dạy. Trong đó các phương pháp được


sử dụng nhiều nhất là PP vấn đáp xếp thứ 1; thuyết trình xếp thứ 2; thảo luận nhóm xếp thứ 3; nêu vấn đề xếp thứ 4… Dễ nhận thấy các PP mà GV sử dụng thường xuyên nhất vẫn là những PPDH truyền thống. Hình thức DH theo nhóm cũng được GV quan tâm sử dụng thường xuyên, song chủ yếu là PP thảo luận nhóm. Các phương pháp tích cực có thể mang lại mối quan hệ phụ thuộc tích cực giữa SV - SV như PP dự án; nghiên cứu tình huống; hợp đồng; sắm vai thì ít được GV sử dụng. PP dự án có tới 19,68% GV hiếm khi sử dụng và 36,17% GV chưa bao giờ sử dụng; PP sắm vai có tới 12,77 % GV hiếm khi sử dụng và 44,14% GV chưa bao giờ sử dụng; PP hợp đồng có 16,49% GV hiếm khi sử dụng và 37,23% GV chưa bao giờ sử dụng.

+ Kết quả thu được từ phiếu dự giờ quan sát 32 tiết DH nhóm của các GV ở các phân môn khác nhau cho thấy 25/32 tiết GV sử dụng PP thảo luận nhóm thuần tuý. Chỉ 7/32 tiết GV có sử dụng nghiên cứu tình huống trong DH (4 tiết Văn sử dụng tình huống trong dạy học ở lớp K14 Văn và 3 tiết GDH lớp K14 khoa Tiểu học ĐH Hồng Đức).

+ Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho biết: 15/15 GV được hỏi đều cho rằng phương pháp và kỹ thuật DH được đánh giá là quan trọng nhất quyết định đến kết quả DH. Và hầu hết các GV cho biết họ thường dùng phương pháp thảo luận nhóm, chia SV theo tổ và thảo luận theo chủ đề rồi gọi một nhóm SV lên trình bày còn các nhóm khác nhận xét.

Giáo viên L. T. L. cán bộ giảng dạy khoa Tâm lý - Giáo dục trường ĐHSP Thái Nguyên cho biết: “Trường ĐHSP Thái Nguyên hiện nay thực hiện đào tạo theo phương thức hệ thống tín chỉ, số SV trong lớp học lý thuyết rất lớn và đa dạng về chuyên ngành nên việc tổ chức dạy học theo nhóm rất khó. Vậy nên khi tổ chức DH nhóm,chúng tôi thường chia nhóm lớn theo chuyên môn như nhóm Văn; Sử; Toán … hoặc chia theo bàn, theo tổ và sử dụng thuần tuý thảo luận nhóm vì lớp đông khó thực hiện các PPDH hay các kỹ thuật DH.”

Như vậy, kết quả thu được từ phỏng vấn sâu và quan sát cũng giúp chúng tôi khẳng định kết quả thu được từ đánh giá thông qua bảng hỏi là tương đối khách quan và phù hợp thực tiễn. Đây là những hạn chế làm giảm hiệu quả của học tập hợp tác cần được quan tâm nghiên cứu.


Bảng 2.6: Thực trạng việc sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác của GV các trường ĐHSP


Các kỹ thuật DH

Mức độ

Rất thường

xuyên

Tương đối

thường xuyên

Thỉnh

thoảng

Hiếm khi

Không

bao giờ

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

1. Hình thức lắp ráp

(Jigsaw)

8

4,25

5

43

22,87

2

26

13,84

8

33

6,13

2

78

14,50

6

2. Hình thức suy nghĩ - làm việc theo

cặp - chia sẻ

0

0

7

6

3,19

7

10

5,52

9

37

6 ,88

1

135

25,09

2

3. Hình thức phỏng

vấn ba bước

0

0

7

0

0

8

0

0

10

0

0

10

188

100

1

4. Ba phút tóm tắt

0

0

7

0

0

8

0

0

10

0

0

10

188

100

1

5. Hình thức công não

38

20,21

1

49

26,06

1

34

18,09

7

14

2,60

7

53

9,85

9

6. Đánh số

15

7,98

3

37

19,98

2

41

21,81

6

23

4,28

4

72

13,38

7

7. Nhóm khám phá

9

4,79

4

19

10,11

6

45

32,93

5

15

2,79

8

91

16,91

5

8. Khăn trải bàn

15

7,98

3

32

17,02

3

61

32,45

2

27

5,02

3

53

9,85

9

9. Ổ bi

16

8,51

2

21

11,17

5

35

13,57

4

20

3,72

5

96

17,84

4

10. XYZ

9

4,79

4

19

10,11

6

48

25,51

3

12

2,23

9

100

18,59

3

11. Bể cá

7

3,72

6

27

14,36

4

77

40,96

1

18

3,35

6

59

10,97

8


X

5,62%

10,44%

18,61%

3 ,36

61,97

+ Kết quả thu được qua bảng hỏi 2.6 cho thấy: Hầu hết các GV ở trường ĐHSP rất ít sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác trong quá trình DH theo nhóm (rất thường xuyên X = 5,62%; thường xuyên X = 10,44%). Trong đó, GV sử dụng các kỹ thuật DHHT ở các mức độ không đều nhau, các kỹ thuật được đánh giá sử dụng thường xuyên nhất lần lượt là: Hình thức công não; Hình thức lắp ráp (Jigsaw); Khăn trải bàn; Đánh số.


Tuy nhiên, cũng không có kỹ thuật nào sử dụng mức độ rất thường xuyên thường xuyên được đánh giá vượt quá 50% (nhiều nhất là hình thức công não là 20,21% + 26,06% = 46,27%). Ngược lại mức độ không bao giờ sử dụng các kỹ thuật DHHT đa số đều > 50%. Có những kỹ thuật 100% GV đều trả lời chưa bao giờ sử dụng như: Hình thức phỏng vấn ba bước và ba phút tóm tắt.

+ Kết quả quan sát các tiết học cho thấy: Chỉ có 7/32 tiết dự giờ (4 tiết và 3 tiết liền nhau trong 1 buổi thảo luận) có dùng kỹ thuật DHHT là kỹ thuật đếm số mặc dù chưa hoàn toàn đúng và khoa học. Số tiết dự giờ còn lại cho thấy hầu hết các tiết học được GV chia nhóm ngẫu nhiên theo tổ hoặc theo bàn và ổn định trong các giờ học. Việc phân chia nhiệm vụ cho nhóm cũng theo ý tưởng cá nhân mà không tuân thủ theo kỹ thuật nào.

+ Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy hầu hết các GV được hỏi đều đánh giá kỹ thuật dạy học và PPDH là yếu tố quan trọng nhất trong DH theo hướng phát triển KNHTHT. Tuy nhiên, khi hỏi một số kỹ thuật dạy học hợp tác thì nhiều GV chưa biết tới hoặc có biết nhưng chưa sử dụng.

Kết quả dự giờ quan sát và phỏng vấn sâu một lần nữa khẳng định việc đánh giá của GV thông qua bảng hỏi là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Có thể kết luận mặc dù có rất nhiều các kỹ thuật DH hợp tác, song ở các trường ĐHSP, GV chưa ứng dụng thường xuyên vào trong quá trình DH, hầu hết GV vẫn sử dụng DH nhóm truyền thống mà ít áp dụng các kỹ thuật.

Điều này nói lên mặc dù thay đổi phương thức DH ở các trường ĐHSP theo hệ thống tín chỉ, số giờ thảo luận, xemina đã tăng nhưng việc cập nhật, ứng dụng các kỹ thuật DH hợp tác mang tính tích cực chưa được GV quan tâm sử dụng. Đây cũng là những gợi ý cho việc tìm kiếm các biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả DH theo hướng phát triển KNHTHT.

* Thực trạng việc lựa chọn cơ sở phân chia các nhóm HTHT trong quá trình DH (phụ lục 17)

Việc phân chia các thành viên khác nhau vào trong một nhóm để DH theo hướng phát triển KNHTHT cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp các GV có thể


triển khai các chiến lược, các kỹ thuật DH vừa tạo ra động cơ, hứng thú học tập vừa giúp GV có thể tác động trực tiếp tới từng đối tượng SV.

+ Dựa vào kết quả thu được ở bảng phụ lục 17 cho thấy GV và SV đánh giá kết quả tương đối giống nhau. Phân chia theo tổ; phân chia ngẫu nhiên; phân chia tự nguyện được đánh giá là sử dụng thường xuyên nhất theo lần lượt thứ bậc 1; 2; 3. Kết quả này đều được cả GV và SV khẳng định qua số liệu đều đánh giá trên 50% cho rằng rất thường xuyên thường xuyên chia nhóm. Cách phân chia nhóm dựa trên năng lực học tập của SV và đa dạng các thành phần vùng miền, giới tính hay phân chia theo các kỹ thuật DH đều được GV và SV đánh giá là ít sử dụng, kết quả điều tra > 50% sử dụng.

+ Kết quả quan sát thu được cho thấy: 32/32 tiết dạy đều phân chia ngẫu nhiên theo bàn, theo tổ. Thống kê nhận xét của GV cũng cho thấy không có kỹ thuật hay phương pháp gì trong việc phân chia nhóm của những giờ được quan sát.

Như vậy, dễ nhận thấy cách phân chia nhóm của GV khi tổ chức DH hợp tác nhóm là tương đối đơn giản; chủ yếu là ngẫu nhiên, theo tổ hay nói cách khác vẫn sử dụng cách phân chia truyền thống và không chú trọng các kỹ thuật hay có kế sách trong việc phân chia nhóm. Kết quả này cũng một lần nữa khẳng định kết quả thu được ở bảng 2.5 và 2.6 là GV ít sử dụng các kỹ thuật, các PPDH tích cực mang lại hiệu quả trong DH nhóm hợp tác. Thực tiễn này đưa đến gợi ý cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP.

* Thực trạng việc phân chia số lượng SV trong các nhóm HTHT (Phụ

lục 18).

Việc phân chia số lượng SV nhiều hay ít trong một nhóm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhóm.

+ Kết quả thu được ở bảng phụ lục 18 cho thấy GV và SV có sự đánh giá tương đối thống nhất. Việc phân chia nhóm có số lượng SV ≥7 SV/1 nhóm và 6 SV/1 nhóm được đánh giá sử dụng thường xuyên nhất lần lượt xếp thứ bậc 1 và 2.


Cách phân chia số lượng 3 - 4 SV/1 nhóm được cả GV và SV đánh giá là sử dụng rất ít, kết quả điều tra cho thấy đều > 50% GV và SV cho rằng hiếm khi hoặc chưa bao giờ sử dụng. Điều này cho thấy xu thế GV thường chia nhóm với số lượng SV lớn/ 1 nhóm trong giờ học nhóm hợp tác. Kết quả này cũng phù hợp với thông tin thu được từ phụ lục 18 chủ yếu là chia nhóm ngẫu nhiên theo tổ.

+ Kết quả quan sát giờ học cho thấy 25/32 tiết GV chia nhóm theo tổ và chia ngẫu nhiên với số lượng lớn > 8 SV/ 1 nhóm (thường là ghép 2 bàn liền kề ngồi quay lại với nhau thành 1 nhóm), trong các nhóm này vẫn còn có SV chưa tích cực, ỷ lại, thờ ơ với nội dung thảo luận, ngồi chờ hưởng thành quả của nhóm. Hầu hết các tiết dạy chưa phát huy được sự tích cực của tất cả các SV và việc sắp xếp chỗ ngồi được cho là chưa hợp lý.

Như vậy, có thể kết luận việc phân chia nhóm hợp tác trong các giờ dạy nhóm của GV các trường ĐHSP hiện nay là chưa thực sự hợp lý. GV không chú ý đến việc từng bước hình thành KNHTHT của SV mà chủ yếu phân chia sao cho thuận lợi và mất ít thời gian nhất. Điều này cũng là vấn đề cần quan tâm trong việc tìm kiếm biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT.

* Đánh giá vai trò của GV khi SV tham gia hoạt động hợp tác (Phụ lục 19)

+ Để tìm hiểu hoạt động hướng dẫn, cố vấn, điều khiển của GV khi SV tiến hành học tập hợp tác chúng tôi đặt câu hỏi cho SV “Bạn cho biết về công việc của GV trong khi SV tham gia hoạt động hợp tác học tập?”

Kết quả thu được ở phụ lục 19 cho thấy SV đánh giá: GV ngồi theo dõi, chờ đợi SV làm việc và tư vấn khi SV gặp khó khăn hỏi được xếp bậc thứ 1; Đi lại khuyến khích, điều chỉnh hoạt động HTHT của SV xếp bậc thứ 2; Quan sát ghi chép các hoạt động của SV xếp bậc thứ 3 và việc hướng dẫn các nguyên tắc, thao tác, hành vi HTHT cho SV xếp thứ bậc thứ 4.

Qua đánh giá của SV thì công việc thường xuyên nhất của GV trong khi SV tham gia hoạt động hợp tác học tập là ngồi theo dõi, chờ đợi SV làm việc và tư vấn khi SV gặp khó khăn thì hỏi. Như vậy, có thể nhận thấy trong lúc SV tham gia


HTHT GV ít quan tâm tới việc hướng dẫn các KNHTHT; việc đi lại khuyến khích động viên, điều chỉnh hoạt động học tập hay giám sát ghi chép các hoạt động của SV để có những đánh giá khách quan công bằng hoặc điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn cũng ít được quan tâm.

+ Kết quả thống kê và bình xét thông qua phiếu quan sát 32 tiết dạy học nhóm cũng cho kết quả: GV ít hướng dẫn, động viên khuyến khích SV trong quá trình tham gia HTHT, chỉ hỗ trợ khi SV gặp khó khăn và đặt câu hỏi.

Như vậy, thông qua bảng hỏi và phiếu quan sát cho phép chúng tôi khẳng định GV chưa thường xuyên quan tâm động viên, khuyến khích, hướng dẫn SV trong quá trình DHHT. Một trong những lý do của tình trạng trên là vì họ chưa áp dụng các PPDH và các kỹ thuật DH hợp tác nên chưa có những hoạt động tích cực đồng bộ trong quá trình DH. Thực tế này ảnh hưởng tới kết quả DHHT và việc hình thành phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP. Đây cũng là gợi mở những biện pháp bổ trợ để có thể nâng cao hiệu quả DH theo hướng phát triển KNHTHT.

+ Kết quả thu được ở bảng 2.7 (Thực trạng việc thực hiện kiểm tra đánh giá của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT) dưới đây cho thấy: Việc thực hiện đánh giá kết quả học tập cả nhóm được GV thực hiện nhiều nhất xếp thứ bậc 1 (100% GV và SV đánh giá là GV sử dụng rất thường xuyên tương đối thường xuyên); đánh giá thái độ học tập hợp tác của SV xếp thứ bậc thứ 2; đánh giá kết quả học tập của từng cá nhân trong nhóm và đánh giá hành vi, KNHTHT của SV lần lượt xếp thứ 3 và 4 (có < 50% tỷ lệ cho rằng rất thường xuyên và tương đối thường xuyên). Kết quả thu được giữa GV và SV cho thấy là tương đương nhau. Rõ ràng là việc đánh giá trong DH theo hướng phát triển KNHTHT chưa được đa dạng hóa và toàn diện các mặt. GV chú trọng đánh giá kết quả học tập chung của cả nhóm mà ít chú ý tới đánh giá sự nỗ lực và KNHTHT của từng cá nhân.


Bảng 2.7: Thực trạng việc thực hiện kiểm tra đánh giá của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT


Đối tượng


Nội dung

đánh giá

Mức độ thực hiện

Rất thường

xuyên

Tương đối

thường xuyên

Thỉnh

thoảng

Hiếm khi

Không

bao giờ

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB

SL;%

TB


GV

1. Kết quả học tập

cả nhóm

125

66,49

1

63

33,51

1

0

0

1

0

0

3

0

0

1

2. Kết quả học tập của từng cá nhân

trong nhóm

26

13,82

4

52

27,67

4

75

39,89

1

35

18,62

2

0

0

1

3. Thái độ học tập

hợp tác của SV

81

43,08

2

62

32,98

2

45

32,94

3

0

0

3

0

0

1

4. Hành vi, kỹ

năng học tập hợp tác của SV

30

15,96

3


44

23,40

3


64

34,04

2


50

26,59


1

0

0

1


SV

1. Kết quả học tập

cả nhóm

328

60,96

1

173

32,17

2

37

6,8

4

0

0

4

0

0

1

2. Kết quả học tập

của từng cá nhân trong nhóm

65

12,08

3

134

24,90

3

215

39,96

1

124

23,05

2

0

0

1

3. Thái độ học tập

hợp tác của SV

209

38,85

2

178

33,09

1

123

22,86

3

28

5,20

3

0

0

1

4. Hành vi, kỹ năng học tập hợp

tác của SV

54

10,04

4

107

19,89

4

195

36,24

2

182

33,83

1

0

0

1

+ Kết quả quan sát cũng cho thấy việc đánh giá kết quả học tập của từng cá nhân trong nhóm và đánh giá hành vi, kỹ năng học tập hợp tác của SV ít được chú ý và thực hiện 32/32 tiết quan sát đều đánh giá kết quả chung của nhóm.

+ Trong một phỏng vấn sâu, giáo viên N. T. T khoa Tâm lý - Giáo dục trường ĐH Hồng Đức cho biết: “Đôi lúc cũng nhận thấy việc lấy kết quả SV trong một nhóm đều bằng nhau là không khách quan, công bằng; nhưng việc đánh giá đúng năng lực làm việc của từng SV trong nhóm là rất khó và mất thời gian nên thôi!”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2023