Chất Lượng Sữa Chu Kỳ Đầu Đàn Con Gái Của Từng Bò Đực Giống Holstein Friesian‌

3,61%. Như

vậy, kết quả

nghiên cứu về tỷ lệ

mỡ sữa

của chúng tôi

tương đương và phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.

Theo Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2005), bò HF thuần nuôi tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh cho TLMS 3,93%, Phạm Văn Giới và cs. (2006) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa đàn bò HF ở Việt Nam dao động từ 3,74 % đến 3,80%. Tỷ lệ mỡ sữa trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ mỡ sữa của các tác giả trên, có thể do Mộc châu và Lâm đồng bò HF có sản lượng sữa cao hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác mà mỡ sữa lại có tỷ lệ nghịch với sản lượng sữa do vậy, tỷ lệ mỡ sữa trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Bảng 3.19. Chất lượng sữa chu kỳ đầu đàn con gái của từng bò đực giống Holstein Friesian‌

TLMS và TLPS ở chu kỳ đầu (%)


Mean

SE

Mean

SE

292 45

3,60ab

0,02

3,31a

0,02

293 42

3,58abc

0,02

3,27abc

0,02

295 40

3,63a

0,02

3,29ab

0,02

296 43

3,57abc

0,02

3,28abc

0,01

297 42

3,55bc

0,02

3,25bc

0,02

298 44

3,53c

0,02

3,23c

0,01

Trung bình 256

3,58

0,01

3,27

0,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 17

SH đực giống nghiên cứu n

TLMS TLPS


Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo Lê Bá Quế

(2013), hệ số

tương quan di truyền giữa sản

lượng sữa chu kỳ 305 ngày với tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa có giá

trị

âm, rất chặt chẽ, rGSLS­TLMS = ­0,89 và rGSLS­TLPS = ­0,91; Hệ số

tương

quan di truyền giữa tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa mang giá trị dương và rất chặt chẽ, rGTLMS­TLPS = 0,93. Như vậy, nếu sản lượng sữa tăng thì tỷ lệ protein sữa và tỷ lệ mỡ sữa giảm và ngược lại.

Qua bảng 3.19 cho thấy, tỷ lệ protein sữa của đàn bò con gái đạt

trung bình 3,27 ± 0,01%; cao nhất là đàn con gái của bò đực giống số

hiệu 292 đạt 3,31 ± 0,02% và thấp nhất là đàn con gái của bò đực giống số hiệu 298 đạt 3,23 ± 0,01%. Sự sai khác về giá trị trung bình của tỷ lệ protein sữa giữa các đàn con gái của các bò đực giống có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) công bố, tỷ lệ protein sữa của bò HF tại Lâm Đồng là 3,27%; Đặng Đình Trung và cs. (2013) cho biết, tỷ lệ protein sữa của bò HF Tuyên Quang là 3,15%; Lê Bá Quế

và cs. (2013), tỷ lệ protein sữa chu kỳ đầu đàn bò HF tại Mộc Châu và

Lâm Đồng là 3,29%; Lê Văn Thông và cs. (2014), nghiên cứu trên đàn bò chị em gái của từng bò đực giống HF sinh ra tại Việt Nam cho biết tỷ lệ

Protein là 3,17%. Như

vậy, kết quả

nghiên cứu của chúng tôi cao hơn

của Đặng Đình Trung và cs. (2013), Lê Văn Thông và cs (2014), nhưng bằng và tương đương kết quả của Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007); Lê Bá Quế và cs. (2013).

Theo công bố của ICAR (2013), tỷ lệ protein sữa của bò HF của Hoa Kỳ đạt 3,08%, Canada là 3,19%; Hàn Quốc là 3,18%; Tây Ban Nha 3,2%; Australia là 3,27%; Newzealand là 3,53%; Kết quả nghiên cứu của

chúng tôi về tỷ

lệ protein sữa thấp hơn so với bò HF ở

Newzeland,

nhưng cao hơn bò HF ở Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và

bằng bò HF ở Australia. Nguyên nhân tỷ lệ protein sữa của bò HF trong

nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ protein sữa bò HF của Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Tây Ban Nha vì đây là những nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển, sản lượng sữa rất cao, cao hơn nhiều so với sản lượng sữa của Việt Nam. Khi sản lượng sữa cao thì tỷ lệ protein sữa thấp do sản lượng sữa và tỷ lệ protein sữa thường tỷ lệ nghịch với nhau. Tỷ lệ protein sữa trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của Newzealand vì Newzealand là nước phát triển chăn nuôi bò sữa, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi nên không thiên về chọn lọc theo năng suất cao mà phát triển cả

năng suất và chất lượng sữa. Vì vậy, tỷ lệ

protein sữa cao nhưng

sản

lượng sữa không cao so với những nước khác như Hoa Kỳ, Canada; Hàn Quốc, Tây Ban Nha. Theo công bố của ICAR (2013), sản lượng sữa bò HF của Newzealand đạt 5.932,08 kg/chu kỳ, trong khi đó sản lượng sữa bò HF của Hoa Kỳ là 10.967 kg/chu kỳ; Tây ban Nha là 9.546 kg/chu kỳ.

3.4.3. Giá trị

giống

ước tính về

tiềm năng sữa của bò đực giống


Holstein Friesian thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái

Chọn lọc bò đực giống qua đời sau là phương pháp kiểm tra đánh giá bò đực giống chuyên sữa HF hiệu quả và chính xác nhất. Kiểm tra bò đực giống chuyên sữa qua đời sau sẽ chọn được những cá thể đực giống tốt nhất đưa vào đàn hạt nhân để khai thác và sử dụng tối đa nguồn tinh, phục vụ cho công tác nhân giống, tạo quần thể đàn bò sữa hạt nhân chất

lượng tốt một cách nhanh chóng, đồng thời

phổ

biến

nguồn tinh đó ra

sản xuất nhằm góp phần tạo ra đàn bò sữa có chất lượng tốt hơn nhằm góp phần đưa ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam phát triển ngày một nhanh hơn, bền vững hơn, chất lượng ngày một cao hơn và hiệu quả kinh tế ngày một lớn hơn (Lê Văn Thông và cs., 2014).

Để có được đàn bò sữa sản lượng sữa cao, thì việc đánh giá, kiểm

tra và chọn lọc những bò đực giống có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao, để truyền lại tiềm năng di truyền đó cho thế hệ sau là một giải pháp cần thiết đã và đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay.

Nghiên cứu xác định giá trị giống về tiềm năng sữa của từng bò đực giống thông qua sản lượng sữa đàn con gái là phương pháp khoa học, chính xác mang tính quyết định giúp chọn lọc được chuẩn xác

được những cá thể

bò đực giống có tiềm năng di truyền cao về

sản

lượng sữa cho đời sau. Kết quả xác định giá trị giống về tiềm năng sữa của 6 bò đực giống HF được tuyển chọn thông qua sản lượng sữa của đàn con gái được trình bày ở bảng 3.20.

Kết quả

trình bày tại bảng 3.20 cho thấy,

giá trị

giống

ước tính

của 6 bò đực giống thông qua sản lượng sữa của đàn con gái đều có giá trị dương khá cao, giao động từ +285,29 kg sữa/chu kỳ đến +851,54 kg

sữa/chu kỳ, trong đó cao nhất là bò đực giống mang số hiệu 298 đạt

+851,54 kg sữa/chu kỳ, thấp nhất là bò đực giống mang số hiệu 293

cũng đạt +285,29 kg sữa/chu kỳ. Kết quả này khẳng định việc đánh giá chọn lọc 6 bò đực giống HF đưa vào bước kiểm tra chọn lọc thông qua con gái từ 10 bò đực giống HF đã được chọn lọc thông qua kiểm tra chị em gái là chính xác.

Bảng 3.20. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian thông qua sản lượng sữa con gái‌

SH đực giống

Số bò CG

(con)

SLS/chu kỳ đầu của đàn

CG (kg)

GTG ước tính vTNS GTG (kg Độ tin cậy Xếp

sữa/chu kỳ) (%) thứ

298 44 5.635,46 +851,54 93,94 1

297 42 5.589,59 +766,29 93,68 2


292

45

5.524,74

+657,83

94,06

3

296

43

5.414,67

+460,59

93,81

4

295

40

5.353,84

+350,36

93,39

5

293

42

5.315,54

+285,29

93,68

6


Với kết quả này cho thấy ở những nước chưa có đủ điều kiện để kiểm tra chọn lọc bò đực giống hướng sữa HF qua đời sau thì chọn lọc bằng giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của chị em gái cũng đạt được kết quả tương đối tốt (Lê Văn Thông và cs., 2014). Kết quả này khẳng định lại kết luận của nhóm tác giả Lê Văn Thông và cs. (2014) “Trong điều kiện chưa thể thực hiện kiểm tra qua qua đời sau đầy đủ 4 bước thì chọn lọc bò đực giống HF căn cứ vào hệ phả, bản thân và giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái cũng thu được kết quả tương đối chính xác và chọn được những bò đực giống tương đối tốt”.

Vì vậy, với kết quả nghiên cứu này cho thấy sử dụng những bò đực giống này để sản xuất tinh đông lạnh phối giống cho đàn bò cái sữa chắc chắn sẽ nâng cao sản lượng sữa đời con vì chúng có giá trị giống dương cao.

Nghiên cứu của Võ văn Sự và cs. (1996) cho biết, giá trị giống về TNS ước tính của các bò đực giống HF trên hai cơ sở Mộc Châu và Lâm Đồng dao động từ ­127,21 kg sữa/chu kỳ đến +278,07 kg sữa/chu kỳ.

Phạm Văn Giới (2008) cho biết, giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của toàn bộ nhóm bố HF sử dụng phối giống cho đàn bò cái HF ở Miền Bắc nước ta là ­0,02 kg sữa/chu kỳ.

Sở dĩ, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Võ văn Sự và cs. (1996) và Phạm Văn Giới (2008) có thể do bò đực giống trong nghiên cứu của chúng tôi là những bò được tuyển chọn

kỹ thông qua đời trước, bản thân và chị em gái nên đã chọn được những cá thể bò có năng suất, tiềm năng di truyền cao hơn.

Độ tin cậy của giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của đàn bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái rất cao,

biến động trong phạm vi từ

93,39% đến 94,06%. Với kết quả

này,

những cá thể

đực giống được chọn lọc dựa vào giá trị

giống về

tiềm

năng sữa của từng cá thể bò đực giống thông qua sản lượng sữa của đàn con gái chắc chắn sẽ nâng cao được sản lượng sữa đàn bò sữa sau này. Độ tin cậy của giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của đàn bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái này cao hơn kết quả tính toán của Powell và cs. (2004) cho biết, độ tin cậy về tính toán giá trị giống do Interbull trung bình về SLS ở Mỹ là 91%.

Phạm Văn Giới (2008), ước tính giá trị giống của các bò đực giống HF thông qua nguồn tinh nhập khẩu phối giống cho đàn bò cái HF tại

Mộc Châu, Tuyên Quang và Lâm Đồng cho biết

giá trị

giống

ước tính

cao nhất là +1.465,9 kg sữa/chu kỳ và thấp nhất là +378,6 kg sữa/chu kỳ với độ tin cậy dao động từ 67% đến 79%.

Lê Văn Thông và cs. (2013), nghiên cứu tiềm năng sản xuất sữa của 12 bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa tại Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết giá trị giống về tiềm năng sữa dao động từ +53,15 kg sữa/chu kỳ đến +1.232,84 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy dao động từ 74% đến 91%. Lê Bá Quế (2013) cho biết giá trị giống

ước tính về

tiềm năng sữa dao động từ

+36,62 kg sữa/chu kỳ

đến

+1.064,58 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy là 84%.

Kết quả nghiên cứu

giá trị

giống

ước tính về tiềm năng sữa

của

chúng tôi càng khẳng định các kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Văn

Giới (2008); Lê Văn Thông và cs. (2013) và Lê Bá Quế (2013) là những bò

đực giống HF được sử

dụng để

cải tạo đàn bò sữa Việt nam trong

những năm gần đây có tiềm năng sữa cao vì chúng được nhập về Việt Nam hoặc sinh tại Việt Nam nhưng đều có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, được

tuyển chọn kỹ lưỡng theo phương pháp thích hợp nên đã chọn được

những cá thể có tiềm năng di truyền về sữa cao vì vậy cho sản lượng sữa đời sau cao.

Powell và cs. (2005), công bố giá trị giống ước tính trung bình theo quốc gia của 100 con cao nhất của 10 nước: cao nhất ở Canada (+1.785 kg sữa/chu kỳ) và thấp nhất ở Australia (+745 kg sữa/chu kỳ). Gonzalez­ Recio và cs. (2005) cho biết, giá trị giống ước tính trung bình của các bò đực với đánh giá di truyền quốc tế về sản lượng sữa là +335 kg sữa/chu kỳ. Mashhadi và cs. (2008), nghiên cứu chọn lọc bò đực HF tại Iran cho

biết

giá trị

giống

ước tính về

tiềm năng sữa biến động từ

­265 kg

sữa/chu kỳ đến + 1287 kg sữa/chu kỳ.

So sánh giá trị giống ước tính của đàn bò đực giống trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của các tác giả ngoài nước cho thấy

giá trị

giống

ước tính của những bò đực giống trong nghiên cứu của

chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Gonzalez­Recio và cs. (2005); Mashhadi và cs. (2008), nhưng thấp hơn của Powell và cs. (2005) vì Canada và Australia là 2 nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển trên thế giới, họ đã chú trọng đầu tư nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong chăn nuôi, đồng thời 2 nước có điều kiện khí hậu phù hợp với chăn nuôi bò HF nên đã tạo, chọn được những bò đực giống có giá trị giống cao.

Đánh giá về

mức độ

tin cậy của giá trị

giống

ước tính về

tiềm

năng sữa của bò sữa HF, Nguyễn Văn Đức và cs. (2006) cho biết mức độ tin cậy của giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa là: Rất thấp (0­40%), thấp (41­60%), trung bình (61­75%), cao (76­95%) và rất cao (>95%).

Như vậy, kết quả xác định giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn con gái trong nghiên cứu này của chúng tôi có độ tin cậy dao động từ 93,68% đến 94,06% là đạt mức độ cao. Kết

quả

này cho thấy những bò đực giống HF được chọn lọc bằng

giá trị

giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn con gái này sẽ cải thiện nâng sản lượng sữa đàn bò sữa con gái một cách đáng tin cậy.

Như vậy, độ tin cậy của giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của đàn bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái này cao hơn kết quả của Powell và cs. (2004) công bố ở Mỹ là 91%;

Phạm Văn Giới (2008), nghiên cứa trên đàn HF ở Mộc Châu, Tuyên

Quang và Lâm Đồng công bố từ 67% đến 79%; Lê Văn Thông và cs.

(2013), nghiên cứa trên đàn HF ở Mộc Châu và Đức Trọng công bố từ

74% đến 91%; công bố là 84%.

Lê Bá Quế

(2013), nghiên cứa trên đàn HF

ở Moncada

Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đời con gái của 6 bò đực giống đang kiểm tra là khác nhau, mặc dù có những đực giống có nguồn gốc cùng cha khác mẹ. Trong khi đó, khi đánh giá giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa chị em gái thì những bò đực giống có cùng bố cùng có giá trị giống ước tính bằng nhau. Kết quả này cho thấy, chọn lọc bò đực giống thông qua con gái mang lại độ chính xác cao hơn qua chị em gái và có vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất, chất lượng đời con.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022