Dạy Học Theo Hướng Phát Triển Kỹ Năng Học Tập Hợp Tác


kể trong học tập, tạo được hứng thú, hình thành các kỹ năng xã hội và tâm lý tích cực cho HS, SV. Các công trình nghiên cứu thể hiện các quan điểm tiếp cận sau đây:

- HTHT là nhiệm vụ tổ chức của GV

Đại diện có các tác giả người Mỹ như: Slavin R. E.(1983); Sharan (1983); Sodier (1982); Jack Hassard; Winzer M. E. [113, tr.679] Vương Thản [135]; Lâm Sinh Phụ [127, tr.178]... cho rằng:

Học tập hợp tác là một chiến lược giảng dạy (Teaching strategy) trong đó người dạy sẽ tổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề v.v. Mỗi thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao [196].

Tác giả Guskey T. R. cho rằng: Từ bản chất mà nói, HTHT là một loại hình thức DH , nó yêu cầu từ 2 - 6 người trong cùng một nhóm, khác nhau về năng lực, sở thích, vùng miền... cùng nhau làm việc do GV phân công, trong nhóm các em sử dụng các KNHTHT và giúp nhau học tập [dẫn theo 132, tr 5].

- Học tập hợp tác là nhiệm vụ của học sinh

Các tác giả như Johnson D. W.; Johnson R. T.; Smith [dẫn theo 131] và Houlubec [100]; Light P. H. và Mevarech Z. R. [103, tr.199]; Davision N. [90]... cho rằng:

HTHT là mô hình trong đó người học làm việc trong nhóm nhỏ để hoàn thành một mục tiêu hoạt động chung trong điều kiện giữa họ có sự phụ thuộc chặt chẽ, song mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm cụ thể, đồng thời sự tương tác giữa các cá nhân được thúc đẩy, các kỹ năng cộng tác được sử dụng thích hợp và nhóm ngày càng được củng cố [98].

Light P. H. và Mevarech Z. R. cho rằng: HTHT là môi trường học tập trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

đó học sinh cùng nhau học tập theo các nhóm nhỏ [103, tr.155-199]

Những nghiên cứu đều cho thấy: HTHT là phương thức học tập có sự tham gia, đóng góp trực tiếp của nhiều học sinh, cùng nhau làm việc để đạt được kết quả chung. Trong quá trình hợp tác sinh viên tìm thấy lợi cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong nhóm, thúc đẩy sự ảnh hưởng tích cực lẫn nhau.

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 4


Trên cơ sở kế thừa những quan niệm về học tập hợp tác, trong luận án này chúng tôi sử dụng khái niệm: Học tập hợp tác là cách thức học tập trong đó người học được tổ chức thành các nhóm làm việc cùng nhau nhằm hoàn thành các nhiệm vụ học tập, giữa họ có sự tương tác, hỗ trợ, phụ thuộc lẫn nhau, từ đó thói quen và các kỹ năng hợp tác được hình thành và phát triển.

1.2.2. Kỹ năng học tập

* Kỹ năng

KN là một vấn đề phức tạp trong Tâm lý học, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm, có thể chia thành 2 hướng nghiên cứu chính:

- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kỹ năng như là trình độ thực hiện hành động, thiên về mặt kỹ thuật của thao tác hành động. Đại diện cho nhóm này có các tác giả như Cudin V. X.; Covaliov A. G.; Trần Trọng Thuỷ [78]; Kruchetxki V. A. [52]. Theo các tác giả trên, người có kỹ năng là người nắm được các kỹ thuật hành động, hành động đúng các yêu cầu kỹ thuật sẽ đạt được kết quả. Ở đây, mức độ phát triển kỹ năng biểu hiện ở mức độ hiểu và biết vận dụng đúng tri thức của hành động.

Theo hướng này tác giả Đặng Thành Hưng (2013) cho rằng, KN là những dạng chuyên biệt của năng lực thực hiện hành động cá nhân, là hình thức biểu hiện của khả năng hay năng lực, kỹ năng là hành vi hay hành động thành công xét theo những yêu cầu, quy tắc, tiêu chuẩn nhất định. "Kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định".[43]

- Hướng thứ hai: Các nghiên cứu nhấn mạnh mặt hiệu quả của hành động, coi kỹ năng là khả năng con người tiến hành công việc có kết quả trong những điều kiện cụ thể, với khoảng thời gian tương ứng. Đại diện có các tác giả Levitov N. D. [58]; Platonov K. K. [54]; Nguyễn Quang Uẩn; Nguyễn Ánh Tuyết; Ngô Công Hoàn; Trần Quốc Thành. Các tác giả theo hướng này coi kỹ năng không chỉ đơn thuần là kỹ thuật hành động, mà còn là kết quả hành động trong các mối quan hệ với mục đích, phương tiện, điều kiện hành động.


Các nhà Tâm lý học tiếp cận dưới góc độ sự phát triển cho rằng có kỹ năng nguyên sinh và kỹ năng thứ sinh. Đại diện các tác giả như: Kixegof X. I. (1977); Petrovxki A. V. ; Davưdov V. V. ; Nguyễn Ánh Tuyết... cho rằng "Kỹ năng là cách thức hành động trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kỹ xảo. Kỹ năng được luyện tập tạo cho con người khả năng thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay trong cả điều kiện thay đổi".

Tiếp thu có kế thừa những quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là việc thực hiện có kết quả các hành động và kỹ thuật hành động trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có một cách hợp lý, linh hoạt vào các tình huống khác nhau để đạt được các mục tiêu đã xác định.

* Kỹ năng học tập

Từ phân tích khái niệm chung về kỹ năng và khái niệm hoạt động học tập chúng tôi cho rằng: Kỹ năng học tập là việc thực hiện có hiệu quả những hành động và kỹ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt vào những tình huống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xác định

Kỹ năng học tập là yếu tố không thể thiếu được đối với việc học tập của mỗi SV, nó tạo nên chất lượng học tập của cá nhân và được hình thành thông qua luyện tập thực hành trong quá trình học tập.

Kỹ năng học tập có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Kỹ năng học tập là một tổ hợp các cách thức học tập, nó biểu hiện kỹ thuật và năng lực học tập của mỗi cá nhân.

+ Kỹ năng học tập có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập của mỗi người.

+ Kỹ năng học tập bao hàm những kỹ năng chung và những kỹ năng chuyên biệt gắn liền với các môn học cụ thể.

+ Có kỹ năng nguyên sinh, kỹ năng thứ sinh, đó là hai mức độ của sự phát triển kỹ năng, là kết quả của tập luyện hình thành.


1.2.3. Kỹ năng học tập hợp tác

Trên cơ sở phân tích các khái niệm KN, KN học tập và HTHT chúng tôi cho rằng: KNHTHT là những hành động, kỹ thuật học tập được thực hiện một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả trên cơ sở vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học tập hợp tác với GV và bạn học trong môi trường nhóm nhằm thực hiện mục tiêu học tập đề ra.

Người có KNHTHT phải có tri thức về học tập hợp tác như: mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, cách thức tiến hành, những điều kiện, phương tiện môi trường cần thiết cho học hợp tác và phải biết vận dụng trong thực tiễn học tập một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả.

Người có kỹ năng học tập hợp tác vừa là người hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân trong nhóm khi được giao vừa biết phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm hợp tác.

1.2.4. Phát triển kỹ năng học tập hợp tác

* Phát triển

- Theo từ điển Triết học: Phát triển là một phạm trù dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn [39].

- Theo từ điển Xã hội học: Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phương hướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến đổi [23].

- Theo tác giả Fran Emanuel Weinert: Phát triển là sự trải qua, tăng trưởng hay lớn lên tự nhiên, phân hoá hoặc tiến hoá tự nhiên với những thay đổi liên tục kế tiếp nhau [28].

Từ các định nghĩa trên cho ta thấy: Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động biểu hiện chiều hướng đi lên của các đối tượng trong hiện thực khách quan, là quá trình chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn.


Nguyên nhân của sự phát triển là kết quả của quá trình tích luỹ đủ về lượng tạo ra sự thay đổi về chất, là biểu hiện của quy luật phủ định của phủ định trong hiện thực khách quan.

* Phát triển kỹ năng học tập hợp tác

Kế thừa các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Phát triển kỹ năng học tập hợp tác là quá trình biến đổi, tăng tiến các KNHTHT của học sinh, sinh viên từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện làm cho việc học tập trở nên có hiệu quả.

Phát triển KNHTHT biểu hiện sự tiến bộ trong nhận thức, thái độ, hành động và kỹ thuật học tập của học sinh, sinh viên trong nhóm, làm cho việc học tập ngày càng hoàn thiện có kết quả tốt hơn.

Phát triển kỹ năng học tập hợp tác là kết quả của quá trình sinh viên thường xuyên học tập với nhau, có ý thức về nhiệm vụ của mình, của nhóm để hỗ trợ nhau, cộng tác với nhau, tương tác lẫn nhau, tạo ra tính tích cực, hứng thú học tập đưa đến kết quả học tập ngày càng cao.

Quá trình DH có mục tiêu hình thành năng lực hoạt động cho HS, SV, trong đó phát triển KNHTHT là một hướng đi tích cực, hoàn toàn phù hợp với xu thế dạy học hiện đại.

1.2.5. Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác

* Dạy học

Quán triệt quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” với đặc trưng cơ bản là: Mọi hoạt động dạy học hướng vào phát triển tối đa năng lực vốn có của người học, chú ý tới nhu cầu và hạnh phúc của người học. Trong đó GV đóng vai trò là người trọng tài, cố vấn, người hướng dẫn, người tổ chức, người kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS. HS là người tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá hoạt động học tập của mình [36]. Và theo hướng tiếp cận lý luận DH hiện đại, chúng tôi chung quan điểm với các nhà nghiên cứu Phạm Viết Vượng, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Trần Thị Tuyết Oanh, Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng… cho rằng: Dạy học là quá trình, trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển quá trình nhận thức, nhằm đạt được các mục tiêu học tập [64].


* Dạy học theo hướng phát triển KNHTHT

Dựa trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa 2 nhân tố cơ bản GV - SV thông qua DH trong quá trình DH cho thấy diễn ra 4 loại mô hình tương tác đặc trưng.

Mô hình 1: Mô hình 2:

G

G


H

H

H

H

H

H


G

H

H

H

G

Mô hình 3: Mô hình 4:


H

H

H

Xét theo các mô hình tương tác trong DH thì dạy học truyền thống đã chọn mô hình giao lưu song phương và đơn phương (mô hình 1 và 2) triển khai các hoạt động DH. Theo chúng tôi, DH theo hướng phát triển KNHTHT chọn mô hình có nhiều kênh dẫn, giao lưu, tương tác giữa các nhân tố trong DH, tức nhấn mạnh quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy - trò và trò - trò trong DH. Thầy có lúc là người cố vấn, chỉ đạo, tham dự, có lúc là thành viên trong nhóm, không phải là người mang lại nguồn tin duy nhất.

Đồng thời, trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản KN học tập, KNHTHT, DH chúng tôi cho rằng: DH theo hướng phát triển KNHTHT là quá trình dạy học, trong đó dưới sự chủ đạo của người dạy (tổ chức, cố vấn, tham gia, kiểm tra, đánh giá…), người học được chia thành những nhóm nhỏ tích cực cùng nhau tiến hành các hành động HTHT để hoàn thành nhiệm vụ học tập, qua đó vừa nắm được kiến thức, vừa hình thành các kỹ năng học tập hợp tác.

Như vậy, DH theo hướng phát triển KNHTHT là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học mang tính hợp tác rất cao, nhằm tới mục tiêu kép đó là vừa phát triển kiến thức, vừa phát triển các kỹ năng học tập hợp tác.


+ Trong DH theo hướng phát triển KNHTHT, giáo viên giữ vai trò chủ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn các hành động HTHT, đồng thời tham gia cùng với SV trong quá trình học tập nhằm giúp họ hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ SV là chủ thể của hoạt động học tập có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo chung sức, giúp đỡ, động viên, khuyến khích, ràng buộc lẫn nhau cùng nhau đạt mục đích học tập của nhóm. Ở đây, tính chất hợp tác, giao lưu của SV - SV được coi trọng, thông qua phương thức này để khai thác các nguồn lực, mà trong dạy học truyền thống bị coi nhẹ. DHHT “biến quá trình dạy của thầy thành quá trình tự học của trò” [51].

+ Cộng đồng lớp học là một môi trường xã hội, nơi diễn ra trao đổi, giao tiếp, hợp tác giữa sinh viên với nhau và với giảng viên làm cho quá trình tìm kiếm tri thức khoa học mang tính xã hội, khi có sự đóng góp tích cực của công nghệ thông tin sẽ tạo nên môi trường "xã hội" mới.

1.3. Một số vấn đề về KNHTHT cần hình thành cho SV ĐHSP

1.3.1. Một số phân loại kỹ năng học tập hợp tác

HTHT trong tiếng Anh có nhiều tên gọi khác nhau: Cooperative learning; Collaborative learning; Group learning; Small group learning; Student team learning… với mỗi tên gọi các tác giả có cách tiếp cận khác nhau.

+ Johnson D. W. , Johnson R. T. tiếp cận theo hướng hình thành kỹ năng xã hội trong môi trường học tập hợp tác, chia KNHTHT thành 18 kỹ năng với 4 nhóm: Kỹ năng giao tiếp; KN xây dựng và duy trì bầu không khí tin cậy lẫn nhau; KN lãnh đạo; KN tận dụng sự tranh luận sáng tạo [98].

+ Tác giả Schmuck và Runkel (1985) từ góc độ liên nhân cách chia KNHTHT thành 6 kỹ năng cơ bản: KN giải thích; KN hiểu rõ hành vi của người khác; KN tiếp thu; KN truyền đạt; KN biểu hiện hành vi; KN biểu đạt tình cảm [107].

+ Tác giả Fumeidi, từ góc độ quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, đã chia ra thành 4 loại kỹ năng HTHT đó là: Tích cực lắng nghe; Phê bình tiếp thu; Nhiệt tình tham dự; Vui vì giúp đỡ người khác. Những kỹ năng này có thể làm căn


cứ đánh giá các bạn cùng nhóm, cũng có thể dùng để xem xét lại sự nắm vững của bản thân và vận dụng kỹ năng HTHT [112, tr.151].

+ Theo tác giả Romiszowski (1981) người Nga cho rằng KNHTHT có thể chia làm 7 nhóm: KN biểu đạt thái độ, tình cảm; KN tìm kiếm và cung cấp thông tin; KN đề nghị; KN duy trì và mở rộng thông tin; KN dẫn dắt và ngăn cản; KN thể hiện quan điểm và KN khái quát [106].

+ Tác giả Richard Villa trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và hoạt động nhóm, đưa ra 26 kỹ năng chia thành 4 nhóm sau: Nhóm kỹ năng hình thành nhóm; Nhóm kỹ năng thực hiện các chức năng của nhóm; Nhóm kỹ năng hình thành cấu trúc công việc; Nhóm kỹ năng hoàn thiện nhóm [111].

+ Tác giả George Jacobs trong cuốn “Nguyên lý và kỹ năng học tập chung” đã phân loại KN HTHT thành 3 nhóm: Kỹ năng tập hợp nhóm; Kỹ năng hoạt động nhóm; Kỹ năng giao lưu tư tưởng [95, tr.89-90)].

+ Tác giả Ngô Thị Thu Dung trên cơ sở nghiên cứu vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đưa ra 18 kỹ năng học tập theo 3 nhóm: Nhóm KN nhận thức học tập; Nhóm KN tổ chức; Nhóm KN giao tiếp [19].

Như vậy, cho đến nay có rất nhiều cách phân chia KNHTHT, điều này cho thấy KNHTHT là một hệ thống mở, phức tạp, có nhiều tầng bậc và mang tính phát triển. Số lượng kỹ năng, trình độ phát triển, hình thức thể hiện của chúng ở mỗi cách tiếp cận, mỗi nhiệm vụ học tập ở các bậc học có những điểm khác nhau. Nhưng các tác giả đều cho rằng KNHTHT đều thể hiện sự hợp tác và các quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.

1.3.2. Các giai đoạn phát triển KNHTHT

Nghiên cứu các quan điểm về sự hình thành và phát triển kỹ năng học tập của các tác giả như: Platônov K. K. và Gôlubev G. G.; Ia Gapenrin P .; Kixegof X. I. ; Abbatt F.

B. ; Phạm Tất Dong; Nguyễn Văn Phương; Trần Quốc Thành; Bùi Xuân Mai; Mạnh Tuấn... cho thấy mỗi công trình có những cách phân chia theo các giai đoạn khác nhau.

Song chúng tôi kế thừa quan điểm của Kixegof X. I. chia quá trình hình thành và phát triển KNHTHT thành 5 giai đoạn như sau:

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí