Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Thực trạng hiểu biết của GV về những yêu cầu cần thiết khi DH

theo hướng phát triển những KNHTHT 47

Bảng 2.2a: Đánh giá thực trạng việc xác định mục tiêu khi thiết kế bài dạy

của GV 49

Bảng 2.2b: Đánh giá mục tiêu dạy học đạt được của SV sau kết thúc môn học 50

Bảng 2.3: Đánh giá sự thuận lợi của nội dung các giáo trình, SGK, tài liệu

DH trong việc thiết kế nội dung hoạt động theo nhóm hợp tác 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Bảng 2.4: Đánh giá sự phù hợp trang thiết bị, điều kiện đối với DH theo hướng phát triển KNHTHT 52

Bảng 2.5: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp DH của GV. 53

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 2

Bảng 2.6: Thực trạng việc sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác của GV các trường ĐHSP 55

Bảng 2.7: Thực trạng việc thực hiện kiểm tra đánh giá của GV khi DH

theo hướng phát triển KNHTHT 60

Bảng 2.8: Những khó khăn của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT 61

Bảng 2.9: Thực trạng kỹ năng xác lập vị trí, vai trò của cá nhân trong

nhóm hợp tác 64

Bảng 2.10: Thực trạng nhóm KN biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập 66

Bảng 2.11: Thực trạng nhóm KN xây dựng và duy trì bầu không khí tin

tưởng và chia sẻ 67

Bảng 2.12: Thực trạng KN giải quyết quan điểm bất đồng trong học tập 69

Bảng 4.1: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 1 110

Bảng 4.2: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 2 110

Bảng 4.3: Đánh giá KNHTHT của SV 2 nhóm TN và ĐC đầu vào đợt 1 119

Bảng 4.4: So sánh kết quả rèn luyện các KNHTHT trước TN sau TN đợt 1

của nhóm TN 123

Bảng 4.5: So sánh kết quả phát triển KNHTHT của SV lớp TN và ĐC sau

TN đợt 1 125

Bảng 4.6: Đánh giá chung nhóm KNHTHT trước và sau thực nghiệm đợt 1 127

Bảng 4.7: Tổng hợp xếp loại kết quả học tập qua điểm trung bình chung

các môn đầu vào đợt 2 nhóm TN và ĐC 130

Bảng 4.8: Đánh giá KNHTHT của SV 2 nhóm TN và ĐC đầu vào đợt 2 131

Bảng 4.9: So sánh kết quả phát triển các KNHTHT trước TN và sau TN

đợt 2 của nhóm tác động TN 137

Bảng 4.10: So sánh kết quả rèn luyện các KNHTHT của SV nhóm TN và

nhóm ĐC đợt 2 139

Bảng 4.11: Đánh giá chung kết quả KNHTHT của SV 2 nhóm TN và ĐC

trước và sau TN đợt 2 141


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1. Biểu đồ kết quả học tập của nhóm TN1 và ĐC1 đầu vào đợt 1 118

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ kết quả học tập của nhóm TN2 và ĐC2 đầu vào đợt 1 118

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ kết quả trung bình chung các nhóm KN của nhóm

TN2 và ĐC2 đợt 1 119

Biểu đồ 4.4: Đường biểu diễn tần xuất điểm thi học kỳ môn GDH của nhóm

TN1 và ĐC1đợt 1 120

Biểu đồ 4.5: Đường biểu diễn tần xuất điểm thi học kỳ môn GDH của nhóm TN2 và ĐC2 120

Biểu đồ 4.6: Đường biểu diễn tần xuất kiểm tra cuối kỳ môn PPNCKHGD

của lớp TN1 và ĐC1 đợt 1 121

Biểu đồ 4.7: Đường biểu diễn tần xuất kiểm tra cuối kỳ môn PPNCKHGD

của lớp TN2 và ĐC2 đợt 1 121

Biểu đồ 4.8: So sánh giá trị trung bình của các nhóm KNHTHT trước và

sau thực nghiệm của nhóm TN đợt 1 124

Biểu đồ 4.9. So sánh điểm TB các nhóm KNHHT của SV nhóm TN và ĐC

sau TN đợt 1 126

Biểu đồ 4.10. So sánh điểm TBC của KNHTHT của SV nhóm TN và ĐC sau

TN đợt 1 127

Biểu đồ 4.11. Biểu đồ kết quả trung bình chung các nhóm KN của nhóm TN

và đầu vào ĐC đợt 2 131

Biểu đồ 4.12: Đường biểu diễn kết quả cuối kỳ môn GDH của nhóm TN3 và ĐC3 ..133 Biểu đồ 4.13: Đường biểu diễn kết quả cuối kỳ của môn GDH nhóm TN4 và ĐC4 133

Biểu đồ 4.14: Đường biểu diễn kết quả cuối kỳ môn GDH của nhóm TN5 và ĐC5 133

Biểu đồ 4.15: Đường biểu diễn kết quả % xếp loại nhận thức cuối kỳ đợt 2

môn PPNCKHGD của nhóm TN3 và ĐC3 134

Biểu đồ 4.16: Đường biểu diễn kết quả % xếp loại nhận thức cuối kỳ đợt 2

môn PPNCKHGD của nhóm TN4 và ĐC4 đợt 2 135


Biểu đồ 4.17: Đường biểu diễn kết quả % xếp loại nhận thức cuối kỳ đợt 2

môn PPNCKHGD của nhóm TN5 và ĐC5 đợt 2 135

Biểu đồ 4.18: So sánh giá trị trung bình của trước và sau thực nghiệm của nhóm TN đợt 2 137

Biểu đồ 4.19. So sánh điểm trung bình các nhóm KNHHT của SV nhóm TN

và ĐC sau TN đợt 2. 139

Biểu đồ 4.20: So sánh điểm trung bình chung nhóm KNHTHT của SV nhóm

TN và ĐC sau TN đợt 2 141


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Khái quát các KNHTHT 26

Sơ đồ 1.2: Yêu cầu khi thiết kế DH theo hướng phát triển KNHTHT 39


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội một cách bền vững. Để đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện, triệt để cả về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức giáo dục đào tạo.

Vấn đề đổi mới giáo dục đã được đưa vào nghị quyết của các Đại hội Đảng IX, X, XI và được thể chế hoá bằng Luật Giáo dục. Đặc biệt, "Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, đã ghi rõ, triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: Trang bị cách học, phát huy tính chủ động, sáng tạo và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Như vậy, mục tiêu đào tạo ở các trường đại học không chỉ là mang lại cho sinh viên kiến thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp, mà quan trọng hơn là trang bị cho họ phương pháp học tập, hình thành khả năng thích ứng xã hội, trở thành người có năng lực lao động sáng tạo và biết cách học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Kỹ năng học tập luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập trong các nhà trường, nó quyết định chất lượng học tập của mỗi sinh viên. Có rất nhiều kỹ năng học tập, một trong những kỹ năng học tập mà chúng tôi quan tâm có thể mang lại hiệu quả cao trong học tập đó là KNHTHT. Bởi, hợp tác là một phẩm chất quý báu của người lao động. Đặc biệt, càng quan quan trọng hơn trong xã hội hiện đại, nó là mục tiêu của giáo dục (học để cùng chung sống), giúp mỗi người có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, để tiến bộ, thành đạt trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai.

Đối với SVSP, KNHTHT còn tác động lâu dài tới sự phát triển nghề nghiệp của họ, ảnh hưởng trực tiếp chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông nơi họ công tác sau này. Bởi, các tác động giá trị xã hội đương đại như kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và thông tin phát triển nhanh chóng, phức tạp đang đòi hỏi một nhu


cầu cấp thiết những giáo viên phải có những KNHTHT và truyền đạt những KNHTHT. Họ phải là người chủ động, tích cực biết thiết lập các tinh thần hợp tác và các ý tưởng sáng tạo ngay trong nhà trường phổ thông để thực hiện trọng trách là người đào tạo lực lượng những chủ nhân tương lai cho đất nước, biết làm chủ những kỹ năng công nghệ cao và có khả năng thiết lập những cơ sở hợp tác xã hội như trong sản xuất, dịch vụ, tài chính, kinh doanh…

Ở các trường ĐHSP hiện nay, việc đổi mới phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ về nội dung, chương trình dành nhiều thời gian cho SV tự học và làm việc theo nhóm, SV phải chung sức với nhau hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Hơn nữa, chuẩn đầu ra mong muốn của các trường ĐHSP trong cả nước được công bố rộng rãi trên các website ngoài các mục tiêu: kiến thức; kỹ năng; ngoại ngữ; tin học… đều có “kỹ năng làm việc cùng nhau, kỹ năng chia sẻ và hợp tác”. Vậy nên, việc tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT không chỉ đáp ứng yêu cầu học tập của SV hiện thời mà còn là biện pháp thực hiện thành công chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu mong muốn của các trường ĐHSP.

DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV trong các trường ĐHSP hiện nay về mặt lý thuyết chưa được nghiên cứu đầy đủ, về mặt thực tiễn ở các trường đại học chưa được vận dụng đúng mức. Chưa có quy trình và biện pháp hữu hiệu nâng cao việc thực hiện DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV Sư phạm. Mối quan hệ thầy - trò vẫn mang nặng tính “quyền uy, thứ bậc”, SV không dám chủ động giao tiếp, trao đổi... làm giảm đi sự hài hoà, mật thiết trong môi trường giáo dục mà lẽ ra cần phải thân thiện.

Vì vậy, phát triển KNHTHT cho sinh viên ở các trường ĐHSP là một mục tiêu quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc vấn đề này chúng tôi lựa chọn “Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP; từ đó đề xuất các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV, nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH ở các trường ĐHSP và đào tạo giáo viên hiện nay.


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình DH theo hướng phát triển kỹ năng học tập cho SV Đại học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ở các trường ĐHSP.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng DH ở Đại học phụ thuộc vào kỹ năng học tập của SV. Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học như: xác lập các bước dạy học phù hợp trên lớp; sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học hợp tác; thiết kế được nhiệm vụ dạy học theo mức độ tăng dần tương tác giữa SV- SV và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển KNHTHT thì sẽ nâng cao kết quả học tập, phát triển được hệ thống KNHTHT, tác động tích cực đến cách học của SV ĐHSP hiện nay. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng KNHTHT và DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP.

5.3 Xây dựng các biện pháp dạy học DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV các trường ĐHSP.

5.4 Thực nghiệm sư phạm.

6. Giới hạn nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên các biện pháp DH phát triển KNHTHT cho SV hệ chính quy ĐHSP.

- Đề tài khảo sát ở các trường ĐHSP Thái Nguyên; ĐH Hồng Đức; ĐH Vinh;

ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức thực nghiệm trong dạy học các môn học: GDH, PPNCKHGD cho sinh viên ngành sư phạm ở trường ĐH Hồng Đức.


7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa học có liên quan nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu, sắp xếp chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

- Phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các thông tin thành những đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, cho phép thấy được bức tranh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Lập phiếu quan sát các KNHTHT của SV trong hoạt

động học tập ở các trường ĐHSP.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát thực trạng việc DH theo hướng phát triển KNHTHT và KNHTHT của SV các trường ĐHSP.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các giảng viên có chuyên môn sâu về PPDH và một số SV để định hướng nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng KNHTHT và DH theo hướng KNHTHT cho SV ở các trường ĐHSP.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm: Thông qua phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động của sinh viên như: bản thu hoạch cá nhân, kết quả thu hoạch nhóm v.v. Từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu về các KNHTHT của sinh viên.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp DH phát triển KNHTHT cho sinh viên các trường ĐHSP.

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ

Sử dụng các công thức toán học để xử lý số liệu điều tra và thực nghiệm sư phạm.

8. Đóng góp mới của luận án

- Xác định được hệ thống KNHTHT cho SV ĐHSP.

- Xác định được những đặc điểm cơ bản của DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP.

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí